1. Ngọn núi cao nhất miền Nam nằm ở tỉnh nào?

  • Tây Ninh
    0%
  • Bình Phước
    0%
  • An Giang
    0%
  • Đồng Nai
    0%

    Chính xác

    Núi Bà Đen có địa chỉ tại xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh và cách trung tâm TPHCM 110km về phía Tây Bắc. Núi Bà Đen có độ cao 986m, cao nhất Đông Nam Bộ, được mệnh danh là “Đệ nhất thiên sơn”, “Nóc nhà Nam Bộ”. Quần thể danh thắng núi Bà Đen có diện tích lên tới khoảng 24km2 gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. 

    2. Ngọn núi cao thứ hai ở miền Nam có tên là gì?

    • Núi Giồng
      0%
    • Núi Cấm
      0%
    • Núi Chứa Chan
      0%

      Chính xác

      Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào nằm ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Núi Chứa Chan được mệnh danh là Đệ nhị thiên sơn, là ngọn núi cao thứ hai ở Nam Bộ, sau núi Bà Đen – Đệ nhất thiên sơn. Độ cao của núi Chứa Chan là 837m so với mực nước biển.

      3. TPHCM có núi không?

      • 0%
      • Không
        0%

        Chính xác

        TPHCM có nùi Chùa, hay Giồng Chùa là ngọn núi nhỏ nằm tại ấp Thiềng Liềng, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TPHCM. Núi cách trung tâm Thành phố khoảng 70km về hướng đông nam. Đây được coi là ngọn núi duy nhất và cao nhất TPHCM và là một điểm đến trong hoạt động khai thác du lịch đường thủy của Thành phố đến Bến Khu di tích Giồng Chùa.

        Núi Giồng Chùa thật ra chỉ là một giồng đá cao hơn 10m nhưng được coi là ngọn núi duy nhất và cao nhất TPHCM; vị trí giữa rừng ngập mặn Cần Giờ, xung quanh là rừng đước, mắm, bần… và các cánh đồng ruộng muối. Núi là một khối đá andezit, một loại macma nguồn gốc núi lửa. Diện tích khoảng 3ha. Gần núi có miếu Ngũ hành.

        4. Ngọn núi cao nhất ở Bình Phước có tên là gì?

        • Núi Chúa
          0%
        • Núi Dài
          0%
        • Núi Cấm
          0%
        • Núi Bà Rá
          0%

          Chính xác

          Núi Bà Rá thuộc địa phận 2 phường Sơn Giang và Thác Mơ, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách TPHCM 180km (đi theo Quốc lộ 14). Với độ cao 732m, núi Bà Rá được xem là ngọn núi cao thứ 3 ở Nam Bộ. Đồng bào S’Tiêng gọi ngọn núi này với cái tên đầy thành kính “Bơnom Brah”, có nghĩa là “ngọn núi Thần”. 

          5. Núi Cấm nằm ở tỉnh nào?

          • An Giang
            0%
          • Kiên Giang
            0%
          • Tây Ninh
            0%
          • Long An
            0%

            Chính xác

            Núi Cấm còn được gọi là núi Ông Cấm hay Thiên Cấm sơn, Thiên Cẩm sơn, là một ngọn núi tại địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, và cách thành phố Châu Đốc khoảng 37km. Núi có độ cao 705m, chiếm chu vi 28.600m, đỉnh Bồ Hong trên núi Cấm là đỉnh núi cao nhất. Núi Cấm cũng là ngọn núi cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long.

            6. Tỉnh nào ở miền Nam không có núi, rừng và biển?

            • Bến Tre
              0%
            • Cà Mau
              0%
            • Vĩnh Long
              0%
            • An Giang
              0%

              Chính xác

              Vĩnh Long là tỉnh không có rừng, không có núi và không giáp biển. Vĩnh Long nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên 1.525,73km2. Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; Phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ.

              Vĩnh Long có địa hình tương đối bằng phẳng, ở trung tâm có dạng lòng chảo và cao dần về hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít.

          video” class=”videoBox detail-page” templategroupid=”00001O” data-vnn-utm-source=”#vnn_source=chitiet&vnn_medium=box_video” categoryid=”000053″ priority=”1″ pagesize=”5″ pageindex=”0″>