Powered by Techcity

‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?

Còn đó những nỗi lo…

Mới đây, Trung Quốc và Mỹ đã mở cửa thị trường, đồng ý nhập khẩu chính ngạch trái dừa Việt Nam. Đây là tin vui cho các địa phương đang là “thủ phủ” trái dừa Việt Nam nói riêng và ngành rau quả xuất khẩu Việt Nam nói chung.

Nguyên nhân là bởi, khi được xuất khẩu chính ngạch, tức là sản phẩm đã trải qua quá trình xem xét kỹ lưỡng, và việc sản xuất đã đạt được các tiêu chuẩn của nước sở tại. Đồng thời, vùng trồng cũng được cấp mã số, chứng minh đạt đủ tiêu chuẩn. Đây là bước đầu tiên đảm bảo sản phẩm thành phẩm sau khi sản xuất được “chính danh” bước vào thị trường sở tại.

Trái dừa gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD: ‘Cao tốc’ đã mở, làm gì để tránh ‘barie’?
Xuất khẩu trái dừa có thể đạt tỷ USD trong năm nay (Ảnh: VGP)

Hiện nay, Việt Nam là một nước xuất khẩu nông sản lớn, Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Song con số sản phẩm được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Việc trái dừa được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc và Mỹ là cơ hội để gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cũng là cơ hội để xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa và liên quan dừa như bánh kẹo, mỹ phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ… của nước ta đạt hơn 900 triệu USD (đứng thứ 4 thế giới). Với việc trái dừa được cấp phép nhập khẩu chính ngạch vào hai “cường quốc” là Mỹ và Trung Quốc, dự kiến kim ngạch xuất khẩu dừa tươi có thể tăng thêm 200 – 300 triệu USD trong năm 2024 và còn tăng trưởng mạnh trong các năm tiếp theo. Như vậy, nếu không có gì thay đổi, dừa sẽ gia nhập mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam.

Câu chuyện của trái dừa là tin vui cho xuất khẩu nông sản. Song con đường chinh phục mục tiêu tỷ USD của trái dừa cũng gặp không ít lo ngại.

Nhìn lại câu chuyện trái sầu riêng, có thể thấy, ngay sau khi được Trung Quốc đồng ý nhập khẩu chính ngạch vào cuối năm 2022, xuất khẩu sầu riêng đã tăng rất mạnh. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sầu riêng ước đạt 1,82 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của sầu riêng Việt Nam và Việt Nam đang là thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Hiện, khoảng 90% lượng sầu riêng xuất khẩu là sang thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc cũng liên tục bị cảnh báo vì vi phạm mã số vùng trồng. Bên cạnh đó, tháng 6 vừa qua, phía bạn cũng phát đi cảnh báo vì có đến 77 lô sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang quốc gia này bị phát hiện có chứa cadmium (một kim loại nặng) vượt mức cho phép.

Nguyên nhân của tình trạng này là tại nhiều thời điểm, nhu cầu sầu riêng từ thị trường tỷ dân tăng nhanh đã khiến các cơ sở đóng gói và vùng trồng sầu riêng không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, khiến nhiều hộ dân, doanh nghiệp “mượn” mã số vùng trồng, gian lận để xuất khẩu. Suốt trong thời gian qua, cùng với việc kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tăng cao, các cơ quan chức năng liên tục ra các thông báo về việc mạo danh mã số vùng trồng sầu riêng nhằm trục lợi từ các cơ sở chưa đủ điều kiện xuất khẩu.

Sự việc “mượn” mã số vùng trồng ngành sầu riêng đã từng có giai đoạn “nóng” đến mức, các doanh nghiệp đề xuất “tách sầu riêng thành ngành hàng độc lập để có cơ chế quản lý riêng” nhằm bảo vệ, giúp phát triển bền vững. Việc cần thiết phải có cơ chế pháp lý của ngành sầu riêng một cách bài bản là do khi so sánh với Thái Lan – một đối thủ cạnh tranh của Việt Nam, có thể thấy, sự thành công, tạo được uy tín trên thị trường của quốc gia này cũng nhờ sự nghiêm minh trong chế tài, tức các thành phần tham gia vào chuỗi liên kết rất sợ sai phạm.

Cần xây dựng những chế tài đủ mạnh để ngành dừa phát triển bền vững

Câu chuyện tăng trưởng “nóng” của trái sầu riêng ngay sau khi được cấp phép xuất khẩu chính ngạch là bài học nhãn tiền. Chính vì vậy, bà Nguyễn Thị Kim Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam đã đề nghị, để ngành dừa phát triển bền vững, sớm đạt mục tiêu đề ra là xuất khẩu tỷ USD, cần có sự quy hoạch vùng nguyên liệu một cách đồng bộ, đạt chuẩn organic, chuẩn xuất khẩu theo yêu cầu các thị trường đề ra.

Lý do là bởi hiện nay, diện tích dừa organic còn khá ít, mới chỉ tập trung vào một số địa phương thuộc các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Bình Định… nhưng chủ yếu còn nhỏ lẻ chỉ vài chục đến tối đa 100 cây/hộ. Trong khi đó, để “đi đường dài” trong xuất khẩu, việc đáp ứng được yêu cầu của thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng.

Nhìn sang nước bạn Thái Lan, có thể thấy, phía bạn xây dựng thương hiệu cho trái dừa rất bài bản, từ việc quy hoạch vùng trồng, nâng cao chất lượng đến xây dựng thương hiệu. Trong khi đó, cái khó nhất của sản phẩm và doanh nghiệp dừa hiện nay là so với nhiều nước cùng xuất khẩu mặt hàng này thì Việt Nam vẫn bị thua về cách định vị thương hiệu, mã quy hoạch vùng trồng, vùng nguyên liệu chưa bài bản. Tư duy người dân còn theo tính thời vụ, không mang tính lâu dài kéo theo doanh nghiệp gặp khó.

“Đường cao tốc” cho trái dừa đã mở, song “barie” trên con đường đó cũng rất nhiều. Đó là các tiêu chuẩn về thực vật, an toàn thực phẩm cũng như xuất xứ. Chưa kể, bao bì, mẫu mã cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành dừa. Năng lực chế biến sản phẩm cũng là thách thức lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải vượt qua trên chặng đường chinh phục mục tiêu tỷ USD đang ở ngay trước mắt.

Nguồn: https://congthuong.vn/trai-dua-gia-nhap-cau-lac-bo-xuat-khau-ty-usd-cao-toc-da-mo-lam-gi-de-tranh-barie-346774.html

Cùng chủ đề

Kỳ vọng thu về tỷ USD

Phát triển nhanh chóng Theo Hiệp hội Dừa Việt Nam, xuất khẩu dừa tươi của Việt Nam mới chỉ hình thành và phát triển trong khoảng 8 năm trở lại đây, nhưng phát triển rất nhanh với kim ngạch xuất khẩu dừa tươi đã tăng gấp 10 lần. Đến nay, trái dừa tươi đã được xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia trên thế giới, đạt kim ngạch khoảng 250 triệu USD vào năm 2023, chiếm khoảng 20-25% tổng kim...

Trung Quốc sắp sang kiểm tra vùng trồng dừa tươi xuất khẩu của Việt Nam

Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi và cá sấu được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu dừa tươi của Việt Nam có thể vượt mốc 1 tỷ USD Đây là thông tin được ông Hoàng Trung – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – cho biết tại Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt...

Kim ngạch xuất khẩu dừa tươi của Việt Nam có thể vượt mốc 1 tỷ USD

Dừa tươi Việt Nam trước cơ hội xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc Đẩy nhanh mở cửa thị trường sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc Vừa qua, 3 mặt hàng gồm dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu đã nhận tin vui khi Nghị định thư mở đường cho việc xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã được kí kết. Với tiềm năng từ thị trường 1,4 tỷ dân, dự kiến kim...

Cùng tác giả

Tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Trúc Sơn vừa có chỉ đạo triển khai thực hiện Công điện số của Bộ Tài chính về đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi. Nguồn: https://baodongkhoi.vn/kinh-te/thuong-mai/tang-cuong-cac-bien-phap-quan-ly-dieu-hanh-gia-sau-bao-yagi-a135568.html

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam kiểm tra tiến độ tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024

Sáng 19-9-2024, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo tiến độ chuẩn bị tổ chức chuỗi sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024. Nguồn: https://baodongkhoi.vn/kinh-te/dau-tu/chu-tich-ubnd-tinh-tran-ngoc-tam-kiem-tra-tien-do-to-chuc-hoi-nghi-xuc-tien-dau-tu-tinh-ben-tre-nam--a135551.html

Bến Tre tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy , Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho rằng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ 11 (nhiệm kỳ 2020-2025), đã xác định nhiệm vụ đột phá là tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp yêu cầu và tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh...

Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh

Chủ trì hội thảo. GS.TS Lê Văn Lợi - Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam, PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; ThS. Dương Quốc Hoàng - Phó hiệu trưởng điều hành Trường Chính trị tỉnh chủ trì hội thảo. Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam cho biết: Hiện tỉnh có 100% cán bộ, công...

Nhận diện hàng giả và gian lận trong thương mại điện tử

Đại biểu tham dự hội thảo. Theo Phó giám đốc Sở Công Thương Bến Tre Nguyễn Thị Quỳnh Nga, trong những năm gần đây, hoạt động thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, bên cạnh đó, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng Internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người...

Cùng chuyên mục

Bến Tre tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy , Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho rằng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ 11 (nhiệm kỳ 2020-2025), đã xác định nhiệm vụ đột phá là tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp yêu cầu và tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh...

Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh

Chủ trì hội thảo. GS.TS Lê Văn Lợi - Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam, PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; ThS. Dương Quốc Hoàng - Phó hiệu trưởng điều hành Trường Chính trị tỉnh chủ trì hội thảo. Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam cho biết: Hiện tỉnh có 100% cán bộ, công...

Chủ động các phương án ứng phó với thiên tai

Cảnh báo lũ kết hợp triều cường gây ngập úng Theo dự báo của Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam, trong ngày 19/9, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, có nơi trên 150mm, tập trung vào chiều và đêm. Viện cảnh báo về diễn biến lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lũ đầu nguồn sông Cửu Long tại trạm...

Các tỉnh, thành khu vực phía Nam chủ động các phương án ứng phó với thiên tai

Theo cảnh báo về diễn biến lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lũ đầu nguồn sông Cửu Long tại trạm Tân Châu và Châu Đốc đang có xu thế tăng mạnh do lũ thượng nguồn đổ về kết hợp triều cường tăng cao.   Hiện nay, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông đã mạnh lên thành bão số 4, gây ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam...

Bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn của TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 17/9, chương trình bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long” chính thức khởi động với 126 điểm đến du lịch của 14 địa phương tham gia. Với chủ đề “Nâng tầm điểm đến – Kết nối hành trình”, chương trình bình chọn do Hội đồng liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13...

Bà nuôi cháu mất cha mẹ từ mới lọt lòng: Nó đậu đại học tui mừng quá!

Ngoài giờ học, Nữ phụ giúp nội bán hàng ở sạp gia vị tại chợ Nam Phước – Ảnh: LÊ TRUNG Mấy ngày nay, nhiều tiểu thương chợ Nam Phước, huyện Duy Xuyên chia vui với bà Võ Thị Ngọc Hạnh (70 tuổi) bên cái sạp bán gia vị ở chợ. Với cái sạp ấy, nhiều năm nay bà kiếm tiền nuôi đứa cháu mồ côi cha mẹ tội nghiệp của mình. “Nó đậu đại học tui mừng quá. Tui nuôi...

Gia Linh, đó chính là nghị lực kiên cường!

Thực hiện: ĐOÀN NHẠN – THANH NGUYÊN – NHÃ CHÂN – DIỄM HƯỜNG Vừa nhập học, Linh đã xin phục vụ quán ăn ở Đà Nẵng để kiếm tiền và được học tiếng Anh với người nước ngoài – Ảnh: ĐOÀN NHẠN Một buổi sáng mưa như trút nước, Linh thức dậy trong căn trọ nhỏ giữa thành phố Đà Nẵng. Dằn bụng 3 lát bánh mì gối khô khốc, cô lao vào màn mưa đến chỗ...

Tập đoàn Keppel và Báo Tiền Phong tặng máy tính cho 2 trường biên giới Tây Ninh

TPO – Ngày 17/9, Tập đoàn Keppel và báo Tiền Phong tổ chức lễ bàn giao máy tính thuộc chương trình Bytes for Future, diễn ra tại Trường THCS Đồng Khởi và Trường THCS Biên Giới (huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh). Tham dự chương trình có ông Joseph Low – Chủ tịch khối Bất động sản Keppel Việt Nam; nhà báo Lý Thành Tâm – Đảng uỷ viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng Cơ quan Đại diện...

Đẩy mạnh triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo  Chiều 17/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được tổ chức trực...

Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

NDO – Chiều 17/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, một số doanh nghiệp chủ chốt. Phiên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất