Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBệnh xương khớp tấn công dân văn phòng

Bệnh xương khớp tấn công dân văn phòng

Bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa và với những người làm công tác văn phòng, bệnh này ngày càng tăng cao.

Tin mới y tế ngày 5/11: Bệnh xương khớp tấn công “dân văn phòng”

Bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa và với những người làm công tác văn phòng, bệnh này ngày càng tăng cao.

Bệnh xương khớp tấn công dân văn phòng

Theo bác sỹ Lê Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, ngày càng có nhiều người trẻ làm việc văn phòng mắc các bệnh về xương khớp.





Bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa và với những người làm công tác văn phòng, bệnh này ngày càng tăng cao.

Mỗi tháng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có gần 8 ngàn lượt khám bệnh cơ xương khớp, 60% trong số đó là “dân văn phòng” dưới 55 tuổi như nhân viên hành chính, kinh doanh, pháp lý, kế toán, công nghệ thông tin, thiết kế, truyền thông, bảo hiểm.

Bác sỹ Tuấn dẫn nghiên cứu được tiến hành từ năm 2017 đến năm 2020 trên hơn 500 người làm việc văn phòng 20-59 tuổi cho thấy 37,9% người mắc các vấn đề về xương khớp. Trong đó, khu vực gặp bất thường nhiều nhất là cổ, vai và lưng.

Theo bác sỹ Tuấn, ngồi nhiều 6 – 8 tiếng mỗi ngày là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về xương khớp ở dân văn phòng. Thói quen này gây căng thẳng, giảm tưới máu và dồn áp lực lên các khớp xương, nhất là cột sống thắt lưng. Từ đó, tăng nguy cơ đau lưng, căng cơ cạnh cột sống, thoái hóa đốt sống, gai xương.

Những trường hợp nặng và lâu ngày có thể gây thoát vị đĩa đệm, hội chứng chùm đuôi ngựa, nguy cơ yếu liệt chân.

Ngồi lâu và sai tư thế như cong lưng, ngồi vắt chân, co 2 chân lên ghế, ngồi lệch vai, tay đánh máy không có điểm tựa sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp như hội chứng ống cổ tay, đau cổ vai gáy, thoát vị đĩa đệm.

“Ít đứng dậy đi lại trong lúc làm việc, tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh, thừa cân, lười vận động sau tan sở cũng khiến xương khớp dân văn phòng bị hư hỏng âm thầm, khởi phát quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp”, bác sỹ Tuấn nhấn mạnh.

Theo các bác sỹ, khi được phát hiện ở giai đoạn sớm, các bệnh cơ xương khớp ở dân văn phòng có thể được điều trị bảo tồn bằng thuốc hoặc tập vật lý trị liệu, thay đổi thói quen sinh hoạt… Nếu điều trị chậm trễ, người bệnh có thể phải phẫu thuật để khôi phục vận động.

TP.HCM: Bổ sung thêm 2 nhóm đối tượng tiêm chủng vắc-xin sởi

Trong tuần 44 (từ ngày 28/10 – 3/11/2024), số ca mắc sởi ghi nhận tại TP.HCM có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhóm từ 11 tuổi trở lên. Số ca mắc mới ở nhóm trẻ từ 1-5 tuổi vẫn chưa giảm. Trước diễn biến này, Thành phố đã bổ sung thêm 2 nhóm đối tượng tiêm chủng vắc-xin sởi.

Trong tuần 44, tổng số ca mắc sởi tại TP.HCM là 141 ca, tăng 18% so với trung bình 4 tuần trước, trong đó có 82 ca điều trị nội trú (giảm 7,3%) và 59 ca điều trị ngoại trú (tăng 90%).

Tích lũy từ đầu năm đến nay, số ca mắc sởi trên địa bàn Thành phố là 1.448 ca, gồm 1.124 ca điều trị nội trú và 324 ca điều trị ngoại trú, trong đó đã có 3 trường hợp tử vong.

Bên cạnh đó, số ca bệnh từ các tỉnh khác điều trị tại 4 bệnh viện trên địa bàn Thành phố cũng gia tăng với 298 ca, tăng 41% so với trung bình 4 tuần trước, trong đó có 236 ca điều trị nội trú.

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc sởi tích lũy đến từ các tỉnh khác là 2.165 ca, bao gồm 1.878 ca nội trú và đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong.

Chiến dịch tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi đã góp phần làm giảm số ca mắc bệnh trong độ tuổi này.

Tuy nhiên, hệ thống giám sát ghi nhận số ca bệnh mới đang tăng ở nhóm tuổi dưới 9 tháng tuổi. Đây là nhóm tuổi nhỏ, chưa đủ tuổi để tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng (quy định tại Thông tư 10/2024/TT-BYT), trong khi kháng thể từ mẹ truyền sang có thể đã sụt giảm dưới mức bảo vệ.

Từ đầu mùa dịch đến nay, số bệnh nhân dưới 9 tháng tuổi được ghi nhận là 349 trẻ, chiếm tỷ lệ 24% tổng số ca mắc, đặc biệt là ở nhóm từ 6 tháng – 9 tháng tuổi. Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố cũng ghi nhận sự gia tăng số ca bệnh sởi mới ở nhóm trẻ lớn từ 11 tuổi trở lên (282 trẻ chiếm 20% tổng số ca mắc). Bên cạnh đó, số ca mắc ở nhóm trẻ từ 1-5 tuổi cũng chưa ghi nhận có xu hướng giảm.

Trước diễn biến gia tăng số ca mắc sởi mới, UBND Thành phố đã ban hành văn bản số 6639/UBND-VX ngày 30/10/2024 về việc mở rộng đối tượng tiêm vắc-xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn Thành phố. Theo đó, Thành phố sẽ bổ sung 02 nhóm đối tượng tiêm chủng vắc-xin sởi bao gồm: Người trong lớp học có ca mắc sởi tại trường trung học cơ sở, trung học phổ thông;

Người chăm sóc người suy giảm miễn dịch bao gồm trẻ em và người lớn tại các cơ sở trợ giúp xã hội hoặc các trại cai nghiện thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố. Loại vắc-xin sử dụng là vắc-xin chứa thành phần sởi do ngân sách Thành phố mua hoặc do Bộ Y tế cấp.

Riêng đối với trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản kiến nghị với Bộ Y tế về việc tiêm vắc-xin sởi cho trẻ em trong độ tuổi này. Thành phố sẽ triển khai tiêm ngay khi Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vắc-xin sởi đơn giá có thể tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tháng tuổi trong các vụ dịch như là một biện pháp chống dịch tăng cường. Mũi vắc-xin này được xem như là mũi “Sởi 0” và sau đó trẻ vẫn tiếp tục được tiêm chủng 02 mũi vắc-xin sởi theo lịch của chương trình Tiêm chủng mở rộng vào lúc 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi.

Song song đó, Thành phố vẫn tiếp tục thực hiện chiến dịch tiêm vắc-xin sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi. Ngành y tế khuyến cáo phụ huynh và người thân trong gia đình cần chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi để bảo vệ cho trẻ.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện

Sở Y tế Hà Nội có công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.

Công văn nêu rõ, hiện nay, tình hình bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn thành phố. Theo số liệu giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, trong 10 tháng năm 2024, Hà Nội đã ghi nhận 36 trường hợp sởi xác định. Số mắc gia tăng nhanh trong 2 tháng gần đây: 13 trường hợp mắc tháng 9 và 20 trường hợp mắc tháng 10. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh đều chưa được tiêm phòng vắc-xin sởi, trong đó có một số trường hợp mắc bệnh do lây nhiễm trong bệnh viện.

Để chủ động phòng, chống bệnh sởi lây lan trong các bệnh viện, đặc biệt là tại các bệnh viện đang tiếp nhận khám và điều trị các trường hợp mắc, nghi mắc sởi, Sở Y tế đề nghị các đơn vị nghiêm túc thực hiện triển khai việc khám sàng lọc, phân luồng cách ly các trường hợp nghi ngờ nhiễm sởi ngay tại khoa khám bệnh; bố trí bàn khám riêng đối với các trường hợp này nhằm hạn chế lây nhiễm chéo.

Đồng thời thực hiện báo cáo trường hợp bệnh trong vòng 24 giờ sau khi có chẩn đoán theo đúng quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; báo cáo ngay khi có trường hợp bệnh nặng hoặc khi số mắc bệnh tăng cao.

Bố trí khu vực cách ly điều trị người bệnh nghi hoặc nhiễm sởi tại các khoa truyền nhiễm. Trường hợp người bệnh mắc sởi bắt buộc điều trị tại khoa lâm sàng khác, phải bố trí khu vực cách ly điều trị trong khoa.

Nghiêm túc thực hiện quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo, phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa bổ sung theo đường lây truyền, bảo đảm việc cung ứng và sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân cho mọi nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân và khách đến thăm.

Thực hiện đúng các quy định về quản lý chất thải, đồ vải, xử lý dụng cụ và thiết bị y tế, thông khí buồng bệnh và quy trình một chiều trong kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Tăng cường công tác truyền thông tại bệnh viện nhằm phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để cách ly và điều trị kịp thời, đặc biệt quan tâm đến các trường hợp mắc bệnh mạn tính, trẻ em mắc bệnh bẩm sinh chưa được tiêm vắc-xin sởi đang nằm điều trị, nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ cần xét nghiệm và chẩn đoán, cách ly và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị thực hiện rà soát nhân viên y tế có nguy cơ (tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân sởi) chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin có thành phần sởi phải được tiêm bổ sung vắc-xin sởi ngay.

Tổ chức tập huấn cho tất cả nhân viên y tế trong đơn vị về hướng dẫn phòng ngừa chuẩn và phòng lây nhiễm qua đường không khí khi tiếp xúc với người bệnh; yêu cầu nhân viên y tế tuân thủ nghiêm ngặt và có biện pháp giám sát sự tuân thủ; hướng dẫn cho người bệnh, người nhà bệnh nhân cùng thực hiện





Nguồn: https://baodautu.vn/tin-moi-y-te-ngay-511-benh-xuong-khop-tan-cong-dan-van-phong-d229171.html

Cùng chủ đề

TP.HCM được tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi

Bộ Y tế chính thức phê duyệt việc triển khai vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP.HCM, nhằm tăng cường biện pháp phòng dịch trong giai đoạn cao điểm hiện tại. Bộ Y tế cũng chỉ đạo...

Dịch sởi đang tăng cao

Sáng 28/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, bệnh nhân mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Sáng 28/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, bệnh nhân mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong...

Cần Thơ tổ chức tiêm vắc xin sởi bổ sung lần 2

Ngày 31-10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cho biết sẽ tiếp tục tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi bổ sung lần 2 cho trẻ em từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi. ...

Hà Nội tăng tốc tiêm vắc-xin sởi

Tính từ ngày 14/10 đến nay, đã có gần 23.000 trẻ từ 1-5 tuổi trên địa bàn TP.Hà Nội được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi. Dịch sởi đang tăng Thời gian gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng. Riêng trong tuần qua (từ ngày 11/10 đến 18/10), thành phố có thêm 6 ca mắc, trong đó có 5...

TP.HCM: Tránh bỏ sót trẻ chưa được tiêm vắc xin sởi

Trong ngày 19-10, thành phố ghi nhận 7 ca sốt phát ban nghi sởi được báo cáo (1 ca sởi xác định phòng xét nghiệm, 6 ca sởi nghi ngờ lâm sàng), có 4/22 quận, huyện, TP có số ca sốt phát ban nghi sởi bao gồm quận 10 (1 ca), quận Bình Tân (1 ca), quận Gò Vấp (2 ca), huyện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng nặng cơn đau thoái hoá khớp do thừa cân, béo phì

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, cân nặng và thoái hoá khớp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Những người thừa cân, béo phì có khả năng bị thoái hóa khớp gấp 3 lần người có cân nặng bình thường, thậm chí làm tăng nặng các triệu chứng bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, cân nặng và thoái hoá khớp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Những người thừa cân, béo phì có khả năng bị thoái...

Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi ro

Khi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất yếu, song để người dân mua được thuốc chất lượng thì cần quản lý minh bạch. Cho phép kinh doanh thuốc online: Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi roKhi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất...

Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định

Dự án PPP đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tình Nam Định và Thái Bình sẽ đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư ngay trong quý IV/2024. Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định - Thái Bình 4 làn xeDự án PPP đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tình Nam Định và Thái Bình sẽ đầu thầu...

Chưa có cơ sở khẳng định người dân Việt thừa i-ốt

Theo một số cơ quan chuyên môn y tế, ý kiến cho rằng, bổ sung i- ốt vào thực phẩm sẽ khiến dư thừa và người dân đối diện với nguy cơ sức khỏe là chưa chính xác. Theo một số cơ quan chuyên môn y tế, ý kiến cho rằng, bổ sung i- ốt vào thực phẩm sẽ khiến dư thừa và người dân đối diện với nguy cơ sức khỏe là chưa chính xác. ...

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranh

Nhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranhNhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Ưu...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bệnh gout nên ăn cá gì?

Người bệnh gout có thể ăn cá rô phi, cá hồng, cá chình; tránh cá ngừ, cá thu, cá mòi... vì chúng chứa nhiều purine, khiến bệnh trở nặng. Gout là dạng viêm khớp phổ biến, xảy ra khi axit uric thừa tích tụ trong cơ thể làm hình thành các tinh thể tại khớp. Biểu hiện là đau đột ngột và dữ dội ở các khớp, kèm theo sưng đỏ, khiến hạn chế vận động.Nguyên tắc dinh dưỡng...

Kiến nghị nhà thuốc bệnh viện tự quyết mua sắm thuốc, không cần qua đấu thầu

(ĐCSVN) - Đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định buộc nhà thuốc trong bệnh viện công phải đấu thầu khi mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế sẽ không giải quyết được khó khăn về thiếu thuốc, trang thiết bị y tế trong bệnh viện. Đồng thời đề xuất không áp dụng việc đấu thầu đối với nhà thuốc hoạt động trong khuôn viên bệnh viện, cơ sở y tế công lập. Chiều 6/11, tiếp tục chương trình...

Tín hiệu cảnh báo cơ thể đang có khối u, cần đi kiểm tra ngay kẻo bệnh trở nặng

Khối u ác tính có sức tàn phá cơ thể rất mạnh, không chỉ xâm lấn cơ quan ban đầu nó xuất hiện mà còn có khả năng di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, đe dọa đến tính mạng. Phát hiện sớm có khả năng điều trị khỏi sớm. ...

Cùng chuyên mục

Nhỏ nước chanh vào mắt chữa được chứng mờ mắt, đau mắt đỏ?

'Tôi thấy trên mạng xã hội truyền tin nhau là nhỏ nước chanh vào mắt sẽ chữa được chứng mờ mắt và đau mắt đỏ, điều này có đúng không? Xin bác sĩ cho biết thêm về công dụng của chanh trong đời...

Tập thể dục chân trần có tốt không?

Không thể phủ nhận vai trò của những loại giày cần thiết khi tham gia các hoạt động thể thao. Tuy nhiên, theo Women’s Health, đi chân trần khi tập thể dục có thể mang lại lợi ích. Một số chuyên gia thể hình...

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh lao, tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn. Nhân viên y tế lấy máu để xét nghiệm. (Nguồn: Getty Images) Theo...

Tăng nặng cơn đau thoái hoá khớp do thừa cân, béo phì

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, cân nặng và thoái hoá khớp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Những người thừa cân, béo phì có khả năng bị thoái hóa khớp gấp 3 lần người có cân nặng bình thường, thậm chí làm tăng nặng các triệu chứng bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, cân nặng và thoái hoá khớp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Những người thừa cân, béo phì có khả năng bị thoái...

Uống Omega-3 vào lúc nào là tốt nhất?

Omega-3 là loại axit béo không bão hòa đa gồm 3 loại DHA, ALA và EPA, nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể con người không thể tự tổng hợp mà phải bổ sung thông qua thực phẩm. Omega-3 trở thành thực phẩm tốt cho sức khỏe phổ biến nhất trong những năm gần đây.Tác dụng của Omega-3 với cơ thểBảo vệ nãoTác dụng của loại axit béo này là bảo vệ các dây thần...

Mới nhất

Ngân hàng nào đang trả lãi suất huy động bậc thang cao nhất?

Một số ngân hàng như Techcombank, ACB, Bac A Bank, VPBank,… đang niêm yết lãi suất huy động bậc thang với ưu đãi dành cho khách hàng có số dư tiền gửi cao. Techcombank là một trong những ngân hàng đang áp dụng chính sách trả lãi suất huy động bậc thang theo 3 mức tiền gửi khác nhau gồm:...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình,...

Tìm giải pháp bảo vệ an toàn thông tin trong chuyển đổi số

Ngày 8/11, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo an toàn thông tin năm 2024 với chủ đề “Hạn chế lộ lọt thông tin và phòng, chống lừa...

Nhỏ nước chanh vào mắt chữa được chứng mờ mắt, đau mắt đỏ?

'Tôi thấy trên mạng xã hội truyền tin nhau là nhỏ nước chanh vào mắt sẽ chữa được chứng mờ mắt và đau...

Học sinh giỏi toán của tỉnh phân loại ve chai thuần thục, thành tân sinh viên Đại học Kinh tế TP.HCM

Chế Hoàng Du, vừa đậu vào Trường đại học Kinh tế TP.HCM, là học sinh giỏi toán của tỉnh Tiền Giang, từ bé đã đi lượm ve chai cùng mẹ, thân thuộc với các loại rác. ...

Mới nhất