Trang chủEnterpriseBệnh viện đa khoa MEDLATECBệnh Wilson là gì? Cách điều trị và chế độ ăn cho...

Bệnh Wilson là gì? Cách điều trị và chế độ ăn cho người bệnh



Bệnh Wilson là một dạng bệnh lý di truyền gen lặn ở nhiễm sắc thể thường khiến cơ thể không đào thải được lượng đồng dư thừa ra ngoài. Vì đây là bệnh di truyền nên liệu có phương pháp điều trị dứt điểm hay không? Bài viết sau của MEDLATEC sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này.

1. Tổng quan về bệnh Wilson

Bệnh Wilson là một bệnh di truyền gen lặn ở nhiễm sắc thể thường khiến cho cơ thể không đào thải được đồng ra ngoài, khiến chúng bị tích tụ ở bên trong các mô cơ thể và gây hại cho sức khỏe. Thậm chí, sự tích tụ đồng quá mức có thể gây tổn thương não nghiêm trọng, suy gan và tử vong.

Wilson - một dạng bệnh lý rối loạn gen do di truyền

Wilson – một dạng bệnh lý rối loạn gen do di truyền

Thông qua chụp cắt lớp hoặc MRI, bệnh nhân Wilson thường bị giãn não thất, vỏ não bị teo và có sự thay đổi tỷ trọng cùng với nhiều triệu chứng bất thường khác đối với hạt nhân vùng đáy não. 

2. Nguyên nhân gây nên bệnh Wilson

Nguyên nhân gây bệnh Wilson thường là do di truyền, cụ thể hơn, bệnh lý di truyền gen lặn ở trên nhiễm sắc thể thường. Tức là, cơ thể của người bệnh sẽ phải nhận 2 gen ATP7B không bình thường (1 nhiễm sắc thể từ người cha và 1 nhiễm sắc thể từ người mẹ). Đây là một sự rối loạn gen di truyền khá hiếm gặp, với tỷ lệ khoảng 1/30.000 người. 

Đối với bệnh lý Wilson, một phần của gen nằm ở trên nhiễm sắc thể 13 sẽ không hoạt động. Gen này giúp kiểm soát quá trình đào thải đồng của các tế bào gan vào mật. Thế nhưng, vì gen bị lỗi và không thể hoạt động nên lượng đồng này sẽ tích tụ ở các tế bào gan. Khi số lượng đồng tích tụ quá mức cho phép, chúng sẽ đi vào trong máu và lắng lại ở nhiều cơ quan khác như não, mắt,… và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. 

3. Các biểu hiện của bệnh lý

Bệnh Wilson có thể nhận biết với một số triệu chứng bao gồm:

  • Dấu hiệu về thần kinh: Bị rối loạn trương lực cơ tăng lan tỏa kiểu ngoại tháp ở các vùng như cơ mặt, cơ phát âm hay cơ ở vùng cổ và khu vực thắt lưng. Ngoài ra, còn những triệu chứng khác như khó khăn trong việc đi đứng, bị động kinh, đột quỵ, khó nói,…

Người mắc bệnh Wilson có các triệu chứng về thần kinh

Người mắc bệnh Wilson có các triệu chứng về thần kinh

  • Các dấu hiệu về tâm thần: Bệnh nhân có thể bị rối loạn về cảm xúc và cả khí sắc. Có nhiều trường hợp có thể bị suy yếu trí tuệ và có thể dẫn đến tình trạng tâm thần sa sút hoặc bị loạn thần. 
  • Bị rối loạn sắc tố: Mắt của người bệnh có thể xuất hiện vòng Kayser – Fleischer xanh nâu, ở xung quanh giác mạc, phía sau của màng Descemet. Đồng có thể được tích tụ lại ở cùng mạc và thể thủy tinh gây nên tình trạng đục nhân có hình dạng của hoa hướng dương. Bệnh nhân bị rối loạn sắc tố thường có da màu nâu hoặc xám nhạt. 
  • Bị rối loạn hệ tiêu hóa: Người bệnh Wilson có thể đi ngoài ra phân lỏng đi kèm với các triệu chứng khác như nôn, sốt, chán ăn,… 
  • Sự biến đổi về hệ xương khớp, bị nhuyễn xương, bị rỗ xương, dễ gãy. Đối với vùng khớp, tình trạng đóng vôi ở dây chằng và cà đầu sụn có xu hướng bị bào mòn sẽ xuất hiện. 
  • Bị rối loạn nội tiết: Các hoạt động sinh dục của bệnh nhân sẽ bị rối loạn. Đi kèm với đó, người bệnh có thể bị rối loạn thực vật ở vùng gian não với các biểu hiện như ngủ nhiều hơn, hạ hoặc tăng thân nhiệt, đái tháo đường,… Một vài trường hợp có thể bị thiếu máu huyết tán hoặc có thể bị tổn thương thận gây nên tình trạng protein niệu. 

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh lý

Những phương pháp xét nghiệm được sử dụng nhằm mục đích chẩn đoán bệnh Wilson bao gồm:

Các phương pháp xét nghiệm được áp dụng để chẩn đoán bệnh lý

Các phương pháp xét nghiệm được áp dụng để chẩn đoán bệnh lý

  • Xét nghiệm máu để xác định hàm lượng ceruloplasmin nhằm mục đích sàng lọc. 
  • Xét nghiệm nước tiểu để xác định hàm lượng đồng: Lượng đồng có ở trong nước tiểu của bệnh nhân mắc Wilson thường > 100μg/d. Thế nhưng, sự bất thường ở các chỉ số này cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác. Vì vậy, bệnh nhân cần phải kết hợp thêm các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán khác. 
  • Xét nghiệm phân tử: Nhằm phân tích và tìm kiếm sự đột biến ở trên gen ATP7B. 
  • Kiểm tra mắt: Bệnh nhân có những triệu chứng về rối loạn thần kinh hay tâm thần thường có các vòng nâu ở xung quanh giác mạc.
  • Sinh thiết gan: Nhằm xác định được hàm lượng đồng lắng đọng trong cơ quan này. Đối với người khỏe mạnh, hàm lượng đồng sẽ dao động trong khoảng 15 – 55μg/g. Trong khi đó, bệnh nhân bị Wilson thường sẽ có lượng đồng >250μg/g. Phương pháp xét nghiệm này sẽ được áp dụng với các bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chức năng gan.
  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Hầu hết các trường hợp bị Wilson với các triệu chứng rối loạn thần kinh đều ghi nhận sự bất thường trong ảnh chụp MRI với đặc điểm chính là sự giãn não thất và bị teo phần vỏ não. 

5. Cách điều trị bệnh Wilson

Bệnh nhân Wilson thường được chỉ định dùng các loại thuốc có các tác nhân tạo phức càng cua để liên kết với đồng và kích thích các cơ quan khác đào thải đồng qua nước tiểu. Quá trình điều trị thường sẽ tập trung chủ yếu vào việc ngăn chặn sự tích tụ của đồng ở các cơ quan khác, cụ thể:

Bệnh nhân Wilson sẽ phải sử dụng thuốc suốt đời

Bệnh nhân Wilson sẽ phải sử dụng thuốc suốt đời

  • Sử dụng thuốc suốt đời: Đơn thuốc thường sẽ có Penicillamine, Trientine và Kẽm acetat. Một vài loại thuốc khác có thể được kết hợp thêm để làm nhẹ các triệu chứng của bệnh lý. 
  • Phẫu thuật: Được chỉ định cho những trường hợp có gan bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh có khả năng phải ghép gan. 
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Cần hạn chế việc tiêu thụ đồng từ các loại thực phẩm và kiểm tra kỹ nguồn nước vì chúng có thể chứa các ion đồng. 

6. Chế độ ăn của người bị Wilson

Người mắc bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn đa dạng dưỡng chất, nhưng phải hạn chế hàm lượng đồng trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể cân nhắc kết hợp nhóm thực phẩm không chứa đồng hoặc có ít đồng để tạo nên một khẩu phần ăn cân bằng và khoa học nhất. 

6.1. Nhóm thực phẩm không chứa đồng

  • Cung cấp đạm và protein: Các loại thịt, thủy hải sản, trứng, sữa đặc có đường,…
  • Cung cấp đường bột – Glucid: Bún, phở, miến, khoai lang, đậu, ngũ cốc,…
  • Rau xanh và các loại quả chín như: Bí xanh, rau cần, bắp bao tử, các loại nấm, lá lốt,… Các loại trái cây như dâu tây, chôm chôm, cóc, thanh long,…

Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn khoa học

Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn khoa học

6.2. Nhóm thực phẩm ít đồng

  • Thịt lợn, thịt gà, phần thịt lưỡi lợn.
  • Một số loại thủy hải sản như: Lươn, cá hồi, cá chép, cá trê và cả cá ngừ.
  • Một số sản phẩm từ sữa: Sữa các loại và sữa chua.
  • Một số loại rau như: Ớt chuông, mồng tơi, đậu hũ, súp lơ xanh,…
  • Một vài loại trái cây chín như: Roi, ổi, đu đủ chín, táo, dưa hấu,… 

Ngoài ra, bệnh nhân còn cần kiêng và tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đồng và có hại cho sức khỏe. Để biết chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp. 

Trên đây là tổng hợp những thông tin về bệnh Wilson mà bạn đang tìm hiểu. Ngay khi nhận thấy mình hoặc người thân xung quanh có các biểu hiện đáng ngờ, bạn nên tìm ngay đến các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám cụ thể hơn. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn. 



Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/benh-wilson-la-gi-cach-dieu-tri-va-che-do-an-cho-nguoi-benh

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghi lễ cúng rừng của người Hà Nhì đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam hiện có hơn 21 nghìn người, với 2 nhóm ngành chính là Hà Nhì hoa, Hà Nhì đen, cư trú ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Là tộc người có lịch sử cư trú lâu đời, có môi trường cư trú tương đối khép kín, địa hình cư trú cao và phức tạp, nên người Hà Nhì ở Lào Cai vẫn còn bảo lưu được nhiều các nghi lễ...

Xôi ngũ sắc

Từ lâu, xôi ngũ sắc đã được biết đến là ẩm thực đặc sản, món ăn truyền thống trong các dịp lễ tết của đồng bào dân tộc Mường (xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ). Xôi ngũ sắc tượng trưng cho âm dương ngũ hành, cho tình đoàn kết của cộng đồng dân tộc Mường nói riêng và cộng đồng các dân tộc nói chung. Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng với bộ ảnh "Xôi ngũ sắc" sẽ...

Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Thực tế, việc bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột không hiếm gặp, nhất là những người có chế độ ăn không lành mạnh hoặc ở những người có hệ tiêu hóa yếu. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện sớm, can thiệp...

Cần xử nghiêm hành vi ném đá lên tàu

Thời gian gần đây, tàu khách Bắc - Nam liên tục bị ném đá khi di chuyển qua địa phận các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận… Thống kê từ Chi nhánh khai thác đường sắt Sài Gòn cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay trên đường sắt Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xảy ra 10 vụ ném đá lên tàu. Hành vi ném đá lên các đoàn tàu đã gây ảnh...

Lễ Cấp sắc của người Dao đỏ Lào Cai

Lễ cấp sắc của người Dao đỏ được coi là hoạt động truyền thống và quan trọng bậc nhất trong kho tàng văn hóa của dân tộc Dao, mang đậm giá trị nhân văn, có ý nghĩa giáo dục về truyền thống, giúp con người nhận thức đúng đắn về nhân cách, đạo đức, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội, được thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ,...

Bài đọc nhiều

Dịch vụ khám bệnh tại nhà Hà Nội

Khám bệnh tại nhà ngày càng minh chứng những tiện ích vượt trội mang lại trong tiến trình chăm sóc sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về dịch vụ được coi là xu hướng chăm sóc sức khỏe trong tương lai này có gì nhé! ...

Cơm có chất dinh dưỡng gì? Nên ăn cơm gạo trắng hay gạo lứt?

Chắc hẳn cơm là thực phẩm không thể thiếu trong mọi bữa ăn của gia đình Việt Nam nói riêng và nhiều nước Châu Á nói chung. Đa số mọi người chỉ nghĩ rằng ăn cơm để no bụng và có sức làm việc, tuy nhiên điều này là chưa đủ, bởi vì trong...

Các phương pháp và quy trình cắt amidan hiện nay

Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật cắt amidan nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị tốt nhất. Vậy các phương pháp cắt amidan hiện nay là gì? Quy trình cắt amidan diễn ra thế nào? Sau khi cắt amidan cần lưu ý...

Tìm hiểu thông tin bệnh lý viêm dạ dày ruột do vi khuẩn để phòng ngừa

Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn gây không ít khó chịu cho người bệnh. Thậm chí nếu không phát hiện sớm, can thiệp y tế trị kịp thời, người bệnh còn có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Salmonella, tụ cầu khuẩn,... là một số loại...

Cùng chuyên mục

Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Thực tế, việc bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột không hiếm gặp, nhất là những người có chế độ ăn không lành mạnh hoặc ở những người có hệ tiêu hóa yếu. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện sớm, can thiệp...

6 loại vitamin đẹp da nên bổ sung mỗi ngày

Bên cạnh yếu tố di truyền, những loại vitamin mà cơ thể dung nạp mỗi ngày cũng ảnh hưởng đến đặc điểm của làn da. Vitamin A, vitamin C, vitamin B,... là các vitamin đẹp da cần thiết cho da. Ngoài ra, còn rất nhiều khoáng chất và dưỡng chất khác cũng rất tốt...

Tìm hiểu thông tin bệnh lý viêm dạ dày ruột do vi khuẩn để phòng ngừa

Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn gây không ít khó chịu cho người bệnh. Thậm chí nếu không phát hiện sớm, can thiệp y tế trị kịp thời, người bệnh còn có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Salmonella, tụ cầu khuẩn,... là một số loại...

Viêm ruột do ký sinh trùng có dễ nhận biết hay không?

Bất kỳ đối tượng nào cũng đều có nguy cơ bị viêm ruột do ký sinh trùng, đặc biệt là trẻ em và người suy giảm khả năng miễn dịch. Trong số những loại ký sinh trùng gây viêm ruột, Giardia lamblia là tác nhân phổ biến nhất. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng...

Mới nhất

Tiểu hành tinh ‘sát thủ’ sẽ lao qua Trái đất cuối tuần này

TPO - Ngày 28/6, tiểu hành tinh 2011 UL21 sẽ đến cách Trái đất khoảng 5 triệu dặm, khiến nó trở thành một trong những tảng đá không gian lớn nhất đến gần Trái đất trong 125 năm. Ảnh minh họa tiểu hành tinh lao về phía Trái đất ...

Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp hóa dược là ngành có khả năng tạo giá trị gia tăng cao

Sáng 27/6, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) và Cục Quản lý Dược, Cục Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) phối hợp tổ chức Hội thảo chương trình phát triển công nghiệp hóa dược thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045....

Hỗ trợ 920 hộ nghèo và cận nghèo huyện A Lưới xây dựng nhà ở

TPO - UBND huyện A Lưới (tỉnh TT-Huế) đã ban hành quyết định phê duyệt danh sách hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững cho 920 hộ, với tổng kinh phí hơn 48 tỷ đồng. Ban Chỉ đạo (BCĐ) Giảm nghèo bền vững huyện A Lưới...

Quảng Nam đầu tư dự án khoanh nuôi, bảo tồn gen giống cây dược liệu

Mục tiêu dự án là đầu tư khoanh nuôi, trồng bảo tồn chủ động nguồn gen gốc các loại cây dược liệu quý tại địa phương; cung cấp vật liệu nhân giống bảo đảm số lượng và chất lượng giống, cung ứng cho Nhân dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất trên quy mô lớn; góp...

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT động viên thí sinh, giáo viên trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Sáng 27/6, trước buổi thi môn Ngữ văn của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới kiểm tra tại điểm thi Trường THPT B Duy Tiên, điểm thi Trường THPT...

Mới nhất

Xôi ngũ sắc