Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBệnh truyền nhiễm 'vào mùa' sớm

Bệnh truyền nhiễm ‘vào mùa’ sớm


Từ tháng 4 nhiều bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng ở trẻ nhỏ - Ảnh: THU HIẾN

Từ tháng 4 nhiều bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng ở trẻ nhỏ – Ảnh: THU HIẾN

Các bác sĩ khuyến cáo đây là cao điểm một số dịch bệnh phụ huynh cần chú ý phòng ngừa, đảm bảo an toàn cho trẻ. Bộ Y tế cũng liên tục phát đi cảnh báo, đề nghị tăng cường phòng chống dịch.

Bệnh truyền nhiễm gia tăng

Theo thống kê của Bộ Y tế, 3 tháng đầu năm 2024, số ca mắc các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sởi, ho gà tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, số mắc tay chân miệng vượt 10.000 ca, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ 2023. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cảnh báo số mắc sẽ tăng cao từ tháng 7 – 11. Bệnh sởi đã ghi nhận hơn 130 ca mắc, tăng 1,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sở Y tế Hà Nội cảnh báo số mắc tay chân miệng bước vào đỉnh dịch lần 1, tuần cao nhất ghi nhận gần 200 ca mắc, dự báo thời gian tới sẽ còn gia tăng. Hà Nội cũng ghi nhận ca mắc sởi đầu tiên trong năm.

Tại TP.HCM, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, tính từ ngày 8 đến 14-4 có 287 ca mắc tay chân miệng, tăng 87% so với trung bình 1 tháng trước; sốt xuất huyết tăng 7% so với trung bình 4 tuần trước; 9 ca ho gà trong tháng 3-2024.

Nhiều trẻ chuyển nặng phải nhập viện

Thấy con nhỏ sốt và xuất hiện mẩn nhỏ ở hai chân và khuỷu tay, ban đầu chị Trang (25 tuổi, Hà Nội) tưởng con sốt phát ban nên cho con uống thuốc hạ sốt và theo dõi tại nhà. Khi thấy bé không hạ sốt, chị đưa đến bệnh viện. Kết quả lâm sàng bác sĩ phát hiện khu vòm họng và lợi trẻ xuất hiện nốt đỏ, xét nghiệm chẩn đoán trẻ mắc bệnh chân tay miệng độ 2.

Bệnh viện Nhi trung ương thời gian qua cũng đã tiếp nhận nhiều ca mắc tay chân miệng nhập viện. Bà Đỗ Thị Thúy Hậu – điều dưỡng trưởng Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương – khuyến cáo để phòng lây lan, khi phát hiện trẻ mắc bệnh gia đình nên cho trẻ cách ly ở nhà trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh.

Bệnh nhi N.H. (5 tuổi, Long An) nhập viện Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) trong tình trạng sốt cao, nổi các bọng nước ở mặt và ngứa. Gia đình đưa bé đến bệnh viện thăm khám và chẩn đoán mắc bệnh thủy đậu. Bé được các bác sĩ điều trị bằng kháng sinh chống bội nhiễm, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, mặc đồ thoáng mát, nằm phòng cách ly để tránh lây lan…

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố – cho biết trong gần 3 tháng đầu năm 2024, bệnh viện đã tiếp nhận khám và điều trị cho 112 ca thủy đậu, trong đó 9 ca nặng phải điều trị nội trú. Số ca thủy đậu bắt đầu nhiều từ tháng 3, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 5-6 ca, đa số ở thể nhẹ do đã tiêm ngừa.

Bà Hậu khuyến cáo bệnh tay chân miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Do đó, khi trẻ được điều trị bệnh tại nhà, ngoài việc chăm sóc và cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì cha mẹ cần theo dõi sát diễn biến bệnh của trẻ để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Ngành y tế khuyến cáo phụ huynh cần đưa con đi tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh - Ảnh: THU HIẾN

Ngành y tế khuyến cáo phụ huynh cần đưa con đi tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh – Ảnh: THU HIẾN

Đã tìm được nguồn cung ứng vắc xin

Theo bà Dương Thị Hồng – phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, năm 2023 do ảnh hưởng từ gián đoạn nguồn cung ứng vắc xin khiến tỉ lệ tiêm chủng đạt thấp. Trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, bạch hầu, viêm não Nhật Bản… cần được tiêm chủng để phòng bệnh.

Ngay từ đầu năm 2024, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã cung ứng 9 loại vắc xin (ngoại trừ vắc xin IPV) đáp ứng nhu cầu sử dụng tối thiểu hết tháng 4-2023. Viện cũng đã tìm được nguồn cung ứng vắc xin đảm bảo nhu cầu tiêm phòng cho trẻ, phân bổ kịp thời, tăng cường tiêm bù, tiêm vét bổ sung cho trẻ trong độ tuổi.

Tại TP.HCM, sáng 22-4 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP cho hay đã nhận 13.000 liều vắc xin 5 trong 1 từ Chương trình tiêm chủng mở rộng và sẵn sàng triển khai tiêm cho trẻ từ tuần này. Phụ huynh cần theo dõi lịch tiêm và đưa trẻ đi tiêm đúng lịch, đủ mũi.

Sốt xuất huyết giảm

Ba tháng đầu năm cả nước ghi nhận hơn 14.500 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 41,9% so với cùng kỳ 2023. Bệnh chủ yếu ghi nhận ở miền Trung và miền Nam (chiếm 89%). Cục Y tế dự phòng cũng cảnh báo bệnh phân bố theo thời gian tăng cao từ tháng 7 – 11.

Thời điểm nào dễ bùng phát dịch tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, có tốc độ lây lan nhanh và dễ thành dịch xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng từ tháng 4-6 và tháng 10 – 12. Bệnh lây qua đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, tiếp xúc đồ chơi, quần áo… nhất là trong môi trường tập thể như mẫu giáo, trường học.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng: sốt nhẹ, mệt mỏi, loét miệng, đau họng, biếng ăn, chảy nước miếng, phát ban dạng phỏng nước (ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông…). Phụ huynh cần đưa trẻ đến khám ngay khi có dấu hiệu: trẻ giật mình, sốt trên hai ngày, da nổi vân tím, mạch nhanh…

Cảnh báo bệnh tay chân miệng bước vào đỉnh dịchCảnh báo bệnh tay chân miệng bước vào đỉnh dịch

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua Hà Nội ghi nhận 195 ca mắc tay chân miệng và 8 ổ dịch. CDC Hà Nội nhận định thành phố bắt đầu bước vào đỉnh dịch, dự kiến số ca mắc sẽ tăng trong thời gian tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh lao, tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn. Nhân viên y tế lấy máu để xét nghiệm. (Nguồn: Getty Images) Theo...

TP.HCM: Dịch sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng liên tục

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã nhận định như vậy khi cập nhật số liệu mới nhất về số ca sốt xuất huyết tại TP.HCM. Trong tuần 44, TP.HCM ghi nhận 661 ca bệnh, tăng 21% so với trung bình 4 tuần trước. ...

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng

Số ca mắc phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông 74 ca mắc; Cầu Giấy, Thanh Oai đều ghi nhận 43 ca; Nam Từ Liêm (41); Đống Đa (36); Ba Đình (33); Thanh Xuân (27); Thường Tín, Hai Bà Trưng (26); Hoàng Mai, Đan Phượng (22); Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Thanh Trì (20). Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân: Quan Hoa (Cầu Giấy)...

Gia tăng nhiễm ký sinh trùng từ thú cưng

Thông tin được bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ bên lề Hội nghị Khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, diễn ra ngày 1/11.Theo bác sĩ Cấp, sự thay đổi của môi trường sống, điều kiện kinh tế xã hội cũng tạo điều kiện cho nhiều loại ký sinh trùng có cơ hội bùng phát. Điển hình là bệnh giun đũa chó mèo lây...

Số ca mắc sởi tại TP.HCM đã giảm

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM vừa báo cáo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tuần 43, trong đó số ca mắc sởi và tay chân miệng giảm. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ ngày 21 đến 27-10,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường đặc biệt cho tân sinh viên, học sinh, giáo viên Phú Yên

Nói là đặc biệt bởi không chỉ có tân sinh viên, lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường tại Phú Yên ngày 8-11 còn có học sinh và cả các thầy cô giáo được tiếp sức. ...

Khổ với kiểm định chất lượng giáo dục

Nhiều giảng viên đại học cho biết rất sợ mỗi khi trường vào đợt kiểm định vì họ mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc này. Tốn thời gian, công sức vẫn phải kiểm địnhLý giải việc giảng viên đại học sợ...

Những điều không phải ai cũng biết khi dùng lò vi sóng

Nhiều người cho rằng nấu hoặc hâm thức ăn trong lò vi sóng có thể gây hại cho chúng ta. Thực tế thế nào? Nhiều người cũng lo ngại một số hợp chất trong các dụng cụ trữ thức ăn bằng nhựa, chẳng hạn...

Khám phá chuỗi sản xuất kinh tế tuần hoàn của TH true MILK

Trong chương trình 'Khám phá nhà máy Xanh' lần này, khán giả sẽ được tìm hiểu những sáng kiến về kinh tế xanh, chuỗi sản xuất kinh tế tuần hoàn khép kín “từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch” và phát triển bền vững tại trang trại, nhà máy TH. Trang trại TH hiện đang giữ kỷ lục thế giới "Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô...

Thủ tướng: Cần dự báo tác động kết quả bầu cử Mỹ, phản ứng chính sách kịp thời

Cần chủ động, tích cực, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống, Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành tất cả các mục tiêu của năm 2024. Sáng 9-11,...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bệnh gout nên ăn cá gì?

Người bệnh gout có thể ăn cá rô phi, cá hồng, cá chình; tránh cá ngừ, cá thu, cá mòi... vì chúng chứa nhiều purine, khiến bệnh trở nặng. Gout là dạng viêm khớp phổ biến, xảy ra khi axit uric thừa tích tụ trong cơ thể làm hình thành các tinh thể tại khớp. Biểu hiện là đau đột ngột và dữ dội ở các khớp, kèm theo sưng đỏ, khiến hạn chế vận động.Nguyên tắc dinh dưỡng...

Tín hiệu cảnh báo cơ thể đang có khối u, cần đi kiểm tra ngay kẻo bệnh trở nặng

Khối u ác tính có sức tàn phá cơ thể rất mạnh, không chỉ xâm lấn cơ quan ban đầu nó xuất hiện mà còn có khả năng di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, đe dọa đến tính mạng. Phát hiện sớm có khả năng điều trị khỏi sớm. ...

Cùng chuyên mục

Hai bài thuốc từ lá tía tô nấu với gừng ai cũng cần biết

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau...

Những điều không phải ai cũng biết khi dùng lò vi sóng

Nhiều người cho rằng nấu hoặc hâm thức ăn trong lò vi sóng có thể gây hại cho chúng ta. Thực tế thế nào? Nhiều người cũng lo ngại một số hợp chất trong các dụng cụ trữ thức ăn bằng nhựa, chẳng hạn...

Bệnh xương khớp tấn công dân văn phòng

Bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa và với những người làm công tác văn phòng, bệnh này ngày càng tăng cao. Tin mới y tế ngày 5/11: Bệnh xương khớp tấn công "dân văn phòng"Bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa và với những người làm công tác văn phòng, bệnh này ngày càng tăng cao. Bệnh xương khớp tấn công dân văn phòng Theo bác sỹ...

Ngứa cảnh báo tình trạng nguy hiểm không chỉ là bệnh ngoài da khi trời hanh khô

Ngứa là tình trạng nhiều người hay gặp trong thời tiết lạnh, hanh khô. Ngứa kèm nổi mẩn đỏ cũng có thể là tín hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn. ...

Nhỏ nước chanh vào mắt chữa được chứng mờ mắt, đau mắt đỏ?

'Tôi thấy trên mạng xã hội truyền tin nhau là nhỏ nước chanh vào mắt sẽ chữa được chứng mờ mắt và đau mắt đỏ, điều này có đúng không? Xin bác sĩ cho biết thêm về công dụng của chanh trong đời...

Mới nhất

Giá lúa tăng nhẹ; thị trường giao dịch trầm lắng

Giá lúa gạo hôm nay 9/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa và gạo. Giá lúa tăng 100 đồng/kg. Giá gạo tăng 50 đồng/kg. Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa và gạo. Giá lúa tăng 100 đồng/kg....

Thành tích của Kỳ Duyên sau hơn 1 tuần ‘chinh chiến’ tại Miss Universe 2024

Hơn một tuần nhập cuộc Miss Universe 2024, đại diện Việt Nam - Nguyễn Cao Kỳ Duyên có phong độ khá ổn định. Cô tạo được ấn tượng với khán giả bởi phong cách thời trang biến hoá mỗi ngày. Trong ngày thi thứ 10, chuyên trang sắc đẹp Sash Factor công bố bảng xếp hạng các thí sinh...

Triển khai quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ ở Tiền Giang

Ngày 8-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang tổ chức Hội nghị công bố, trao Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Tiền Giang. Ngày 8-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang tổ chức Hội nghị công bố, trao Quyết định của...

Vì sao Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa cho Ukraine?

Giới chức Ukraine tỏ ra bức xúc và cho rằng Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa là do mối quan hệ...

Gấp rút xây đường dẫn lên cầu hơn 350 tỷ rồi… bỏ không

TPO - Tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương thi công đường dẫn lên cầu Hà Bắc 2 nối tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh để sớm đưa công trình vào sử dụng. 09/11/2024 | 09:54 ...

Mới nhất