Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBệnh truyền nhiễm nào dễ bùng phát mùa bão, lũ?

Bệnh truyền nhiễm nào dễ bùng phát mùa bão, lũ?


Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.

Đại tá TS.BS Vũ Viết Sáng, Phó Viện trưởng Viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm kiêm Chủ nhiệm Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay, trong và sau mưa bão, lũ lụt, môi trường bị ô nhiễm nặng nề bởi các chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp, xác chết động vật, thực vật thối rữa, nước từ hệ thống cống thải tràn ra không được xử lý. Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho các tác nhân vi sinh vật gây bệnh phát triển và gây bệnh cho người.





Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.

Kinh nghiệm từ trước tới nay cho thấy, dịch bệnh truyền nhiễm thường đi liền sau mưa bão lũ lụt. Trong và sau bão, lũ lụt chúng ta hay gặp các dịch bệnh sau đây:

Các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa: Tiêu chảy cấp, bệnh tả, bệnh lỵ trực khuẩn, bệnh lỵ amip, bệnh thương hàn, nhiễm khuẩn do E.coli, viêm gan virus A.

Nguyên nhân do nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước ăn uống, lương thực, thực phẩm bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus, nấm, đơn bào).

Các bệnh ngoài da hay gặp như: nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt. Ngoài ra người dân vùng lũ lụt có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua da niêm mạc như bệnh Whitmore, bệnh do xoắn khuẩn leptospira, bệnh do Vibrio vulnificus.

Nguyên nhân do nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm các vi sinh vật, vi nấm gây bệnh; do người dân vùng lũ lụt thường phải ngâm mình, chân tay trong nước bẩn lâu, do điều kiện ăn ở sinh hoạt ẩm thấp

Các bệnh về mắt đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ cũng dễ xảy ra do môi trường sống, nguồn nước sinh hoạt ăn uống bị ô nhiễm;

Các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp người dân cũng dễ mắc do nhiễm lạnh khi phải ngâm mình lâu trong nước, thiếu quần áo, chăn màn; nhà cửa không bảo đảm che chắn kín gió, thậm chí người dân phải di dời đến ở nơi tập trung đông người, không bảo đảm vệ sinh.

Các bệnh do muỗi truyền hay gặp là sốt xuất huyết bởi sau lũ lụt là điều kiện rất thuận lợi cho muỗi gây bệnh sinh sản phát triển. Điều kiện ăn ở, ngủ nghỉ, sinh hoạt tạm bợ không bảo đảm.

Các biện pháp dự phòng dịch bệnh trong và sau bão, lũ lụt như thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước; lọc nước sinh hoạt ăn uống bằng cát sạch hoặc đánh phèn để lắng sau đó khử khuẩn nước bằng Cloramin B theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Lựa chọn thực phẩm sạch và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, thực hiện “ăn chín, uống sôi”, không ăn thức ăn cũ, ôi thiu.

Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Vệ sinh cá nhân hằng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn, không mặc quần áo ẩm ướt.

Hạn chế bơi lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.

Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế

Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng

Mắc màn khi ngủ để tránh muỗi đốt, kể cả ban ngày. Luôn giữ ấm cơ thể, nhất là người già và trẻ em; ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Về sai lầm trong điều trị các bệnh truyền nhiễm mùa bão, lũ theo Đại tá Vũ Viết Sáng, người bệnh không được chủ quan, mà nên đến các cơ sở y tế để khám bệnh hoặc đến khám bệnh muộn khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Người bệnh tự chẩn đoán bệnh, tự mua thuốc điều trị bệnh hoặc nghe theo mách bảo của người thân không phải là bác sỹ khám bệnh cũng là sai lầm thường gặp hiện tại.

Việc không kiểm soát tốt các bệnh lý nền, bệnh lý mạn tính sẵn có do điều kiện giao thông đi lại trong mùa mưa bão, lũ lụt khó khăn, người bệnh không đến được các cơ sở y tế khám bệnh theo định kỳ cũng là một nguyên nhân khiến việc khám chữa bệnh không mang lại kết quả như ý.

Do đó, theo khuyến cáo của bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, mọi người cần áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như đã nêu ở trên; đến khám bệnh tại các cơ sở y tế, hoặc tư vấn khám bệnh từ xa (qua điện thoại, mạng xã hội và các nền tảng khác) sớm ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường về sức khỏe.

Đồng thời, quản lý điều trị tốt bệnh nền, bệnh mạn tính. Trong trường hợp đến kỳ tái khám mà không đến khám tại cơ sở y tế được, cần xin tư vấn của bác sĩ thường xuyên quản lý, theo dõi, điều trị bệnh cho mình.





Nguồn: https://baodautu.vn/benh-truyen-nhiem-nao-de-bung-phat-mua-bao-lu-d225165.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người của Keppel ngồi ghế Tổng giám đốc công ty con của Khang Điền

Người của Keppel ngồi ghế Tổng giám đốc công ty con của Khang ĐiềnÔng Lee Leong Seng là Tổng giám đốc Công ty TNHH Bất động sản Bình Trưng Mới - công ty con của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) và là chủ đầu tư dự án khu nhà ở phường Bình Trưng Đông (BTĐ1). Công ty Bình Trưng Mới...

Ngỡ mắc viêm xoang hóa ra là ung thư vòm họng

Ông B., 61 tuổi, đau đầu, đau mặt 3 tháng, đi khám viêm xoang, bất ngờ phát hiện ung thư vòm họng. Hơn 3 tháng nay, ông B. (ở Bình Định) ù tai, đau mặt, đau đầu. Ông từng có bệnh sử viêm xoang. Đi khám ở địa phương, ông được kê thuốc điều trị viêm xoang nhưng hơn 1 tháng, bệnh vẫn không...

Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần

Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phầnTrong số 11 dự án thành phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM sẽ có 6 dự án thành phần bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng đường gom dân sinh và 5 dự án thành phần xây dựng đường cao tốc. ...

Nhà đầu tư bất động sản chọn shophouse như thế nào để xuống tiền?

Nhà đầu tư bất động sản chọn shophouse như thế nào để xuống tiền?Sở hữu vị trí đắc địa trong lòng khu đô thị cao cấp đa tiện ích, hạ tầng đồng bộ, có cư dân và du khách đông đúc chính là bảo chứng cho thành công của loại hình shophouse. Tọa lạc tại nơi tâm mạch của Vinhomes Ocean Park 3 thuộc Đô thị ở...

Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh nông nghiệp

Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh nông nghiệpCác doanh nghiệp được hỗ trợ thông tin, phát triển thương hiệu, kết nối và mở rộng thị trường; hỗ trợ tư vấn xây dựng, áp dụng, hệ thống quản lý chất lượng và cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 22000. Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực...

Bài đọc nhiều

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng chi viện cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; các bệnh viện thuộc trường Đại học Y Dược; Y tế các Bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Bộ Y tế cho biết,...

Nhiều phụ nữ mắc bệnh khó nói

Bà P.P.N. (79 tuổi, tỉnh Kiên Giang) phải mang tã khoảng 8 năm nay do són tiểu. Chỉ cần bà có cảm giác muốn đi tiểu, nước tiểu tự động rỉ ra ngay, không thể nhịn. Bà đã đến khám tại nhiều bệnh viện nhưng chưa tìm ra phương pháp điều trị cảm thấy an tâm.Tại Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM, bà P.P.N tiếp tục được...

Chuyên gia Nhật Bản chuyển giao kỹ thuật nội soi siêu âm phế quản tại Bệnh viện 19-8

TS.BS Masao Hashimoto, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Trung tâm Quốc gia về sức khỏe và Y khoa toàn cầu (Nhật Bản) vừa có buổi chuyển giao kỹ thuật nội soi siêu âm phế quản chọc hút bằng kim nhỏ xuyên thành phế quản (EBUS-TBNA) và nội soi siêu âm phế quản kèm sinh thiết phổi xuyên thành phế quản...

Cách hạ đường huyết bằng quả bơ

Kiều Vũ (Tổng hợp từ nutrition & Medicalnewstoday)   -   Thứ hai, 16/09/2024 19:00 (GMT+7) Hạn chế chỉ số đường huyết tăng đột biếnBơ là loại quả có cả chất xơ hòa tan, không hòa tan và axit béo không bão hòa đơn. Hàm lượng magie cao trong quả bơ cũng có thể giúp điều chỉnh sự hấp thụ insulin và glucose để giảm lượng đường trong máu.Khi kết hợp một nửa hoặc toàn bộ...

Chủ quan với mụn nhọt, nhiều người phải nhập viện điều trị

Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An tiếp nhận nhiều trường hợp mụn nhọt dẫn đến áp xe vùng hàm mặt. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh bệnh là do vi khuẩn xâm nhập vào nang lông.Các yếu tố làm tăng khả năng bệnh gồm: vệ sinh không đúng cách, viêm da, hệ miễn dịch suy yếu, người có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, gan, thận.Điển hình, nốt mụn nhọt sưng đau trong 1 tuần...

Cùng chuyên mục

Uống nước lá vối thay nước lọc được không?

TS Phùng Tuấn Giang, chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết theo y học cổ truyền, cây vối được biết đến rộng rãi trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cúm và một số bệnh về tiêu hóa. Bên cạnh đó, lá và nụ hoa vối cũng được dùng ngoài da để hỗ trợ...

Tác hại khi tiêu thụ nhiều hơn 30gr protein vào bữa sáng

Tác hạiBà Deepalakshmi Sriram - bác sĩ dinh dưỡng tại Cao đẳng Y khoa Sree Balaji (Ấn Độ) - cho biết, những người quan tâm đến sức khỏe và thể hình thường có thói quen đo lượng protein hấp thụ một cách nghiêm ngặt.Việc đáp ứng nhu cầu protein cần thiết là rất quan trọng, nhưng nếu tiêu thụ vượt quá lượng khuyến nghị, đặc biệt là trong bữa sáng có thể gây bất lợi cho sức khỏe...

Ngỡ mắc viêm xoang hóa ra là ung thư vòm họng

Ông B., 61 tuổi, đau đầu, đau mặt 3 tháng, đi khám viêm xoang, bất ngờ phát hiện ung thư vòm họng. Hơn 3 tháng nay, ông B. (ở Bình Định) ù tai, đau mặt, đau đầu. Ông từng có bệnh sử viêm xoang. Đi khám ở địa phương, ông được kê thuốc điều trị viêm xoang nhưng hơn 1 tháng, bệnh vẫn không...

Phát hiện đột quỵ não sau cơn đau đầu

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp huyết khối tĩnh mạch não. Người bệnh nữ, 38 tuổi, trú tại xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, Tỉnh Phú Thọ. Trước vào viện 4 ngày, người bệnh xuất hiện đau đầu, tự uống thuốc tại nhà nhưng không đỡ, sau đó ý thức chậm hơn, được gia đình...

Bộ Y tế khuyến cáo về đảm bảo an toàn thực phẩm khi hỗ trợ người dân vùng lũ

Tin mới y tế ngày 14/9: Bộ Y tế khuyến cáo về đảm bảo an toàn thực phẩm khi hỗ trợ người dân vùng lũCơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn, hoàn lưu bão gây lũ quét, sạt lở tạo ra những vùng cô lập, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó có thực phẩm và nước sạch. ...

Mới nhất

Triều Tiên phóng liên tiếp các tên lửa đạn đạo

Ngày 18/9, Hàn Quốc và Nhật Bản thông báo, Triều Tiên đã thực hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo mới về phía Đông nước này.

Long An: Trung thu hạnh phúc với những món quà thiết thực

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - Văn phòng đại diện phía Nam vừa phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Long An tổ chức chương trình “Trung thu yêu thương năm 2024” tại huyện Tân Trụ và huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. ...

Mới nhất

00:31:38

Nghĩa đồng bào