Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến và có nguy cơ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe. Trang bị những thông tin về bệnh giang mai cũng chính là cách để phòng ngừa hiệu quả bệnh lý nguy hiểm này.
1. Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh được cho là bắt nguồn từ vi khuẩn mang tên Treponema pallidum. Các con đường lây truyền chính của bệnh cụ thể như sau:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Bệnh giang mai chủ yếu lây qua đường tình dục. Vi khuẩn Treponema pallidum có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các mô mềm của âm đạo, hậu môn hoặc miệng khi tiếp xúc trực tiếp với các vết thương, lở loét hoặc mô niêm mạc của người bị nhiễm.
- Lây từ mẹ sang con: Quá trình thai nghén hoặc sinh nở có thể khiến thai phụ nhiễm virus lây truyền sang cho thai phi.
- Lây qua máu: Trong các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm bệnh qua các vết thương hở cũng gây ra khả năng lây truyền virus.
Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến
Bất cứ người nào cũng có nguy cơ mắc bệnh giang mai, tuy nhiên, những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao bao gồm:
- Không sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục;
- Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình;
- Quan hệ tình dục đồng tính nam;
- Người nhiễm HIV.
2. Nhận biết bệnh giang mai qua dấu hiệu ở từng giai đoạn
Như chúng ta đã biết, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh đóng vai trò tiên quyết trong điều trị tất cả bệnh lý. Tương tự, bệnh giang mai cũng vậy.
Phát hiện sớm nguy cơ mắc giang mai không chỉ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, hạn chế các biến chứng không đáng có mà còn tránh được nguy cơ lây lan virus cho người thân và bạn đời. Từng giai đoạn của bệnh giang mai có những dấu hiệu và triệu chứng hoàn toàn khác biệt.
Mỗi giai đoạn bệnh giang mai biểu hiện những triệu chứng khác nhau
Dưới đây là một số những dấu hiệu điển hình giúp người dân dễ dàng nhận biết bệnh giang mai theo từng giai đoạn của bệnh:
Giai đoạn 1 (giai đoạn nguyên phát):
Đây được coi là giai đoạn “vàng” nhằm phát hiện và điều trị sớm giang mai. Đồng thời cũng là thời điểm bệnh có khả năng lây lan cao nhất. Giai đoạn này bệnh mới biểu hiện bằng một vài vết loét trên da, thường tại bộ phận sinh dục như dương vật, quy đầu (nam giới), môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung (nữ giới). Sau khoảng thời gian từ 3 đến 6 tuần, các vết loét tự lành.
Giai đoạn 2 (giai đoạn thứ phát):
Đối với giai đoạn này, các phát ban tại một hoạt nhiều vùng có thể xuất hiện trên cơ thể. Nốt ban với đặc điểm đối xứng, màu hồng (thường được gọi là đào ban giang mai), không nổi cao trên da, không bong vảy, không tự biến mất. Đồng thời, một số triệu chứng kèm theo bao gồm: sốt, sưng tuyến hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân, đau cơ, mệt mỏi…
Giai đoạn 3 (giai đoạn âm ỉ):
Ở hai giai đoạn đầu, các biểu hiện có thể biến mất hoàn toàn khiến cho người bệnh lầm tưởng đã khỏi bệnh. Tuy vậy, ở giai đoạn 3, xoắn khuẩn giang mai tồn tại âm ỉ bên trong cơ thể, thậm chí trong vòng nhiều năm.
Giai đoạn 4 (giai đoạn tam phát):
Đây là giai đoạn cuối của bệnh giang mai, xuất hiện sau 3 – 15 năm tính từ thời điểm giai đoạn nguyên phát. Lúc này, cơ thể xuất hiện các vết sần, sẹo từ các tổn thương cũ trên da. Đặc biệt, bệnh diễn biến ăn sâu vào các tổ chức da thịt và phủ tạng như não, gan, cơ bắp, tim mạch… gây nên các bệnh khác nhau tùy từng cơ quan bộ phận.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến các triệu chứng trên, bạn nên đến các cơ sỏ y tế uy tín để được thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng bệnh giang mai gây ra.
3. Phòng ngừa bệnh giang mai hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh giang mai, có những biện pháp cơ bản sau đây người dân nên áp dụng:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Bao cao su là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác;
- Hạn chế số lượng bạn tình: Thực hiện lối sống tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng;
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Các đồ dùng cá nhân như khăn tắm, bàn chải, dao cạo, cắt móng… cần được sử dụng riêng biệt, đề phòng trường hợp dịch nhầy, máu, mủ mang virus của người bệnh lây cho người lành;
- Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt cân bằng, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng;
- Quản lý sức khỏe thai kỳ: Thai phụ cần quản lý chặt chẽ sức khỏe trong suốt quá trình trước, trong khi mang thai, tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế khả năng lây truyền bệnh cho con;
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm để phát hiện kịp thời bệnh giang mai nói riêng và các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác nói chung.
Thăm khám định kỳ và thực hiện xét nghiệm để phát hiện chính xác, kịp thời nguy cơ mắc bệnh giang mai
Những biện pháp phòng ngừa này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai mà còn giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện trong lâu dài. Nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc bệnh giang mai, người dân cần chủ động đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín, đáp ứng đầy đủ các kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị bệnh giang mai một cách hiệu quả. Mọi thắc mắc cần được tư vấn và hỗ trợ bởi đội ngũ cán bộ y tế, người dân vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56, phục vụ 24/7.
Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/benh-giang-mai-va-nhung-thong-tin-tong-quan-can-biet