Trang chủNewsThế giớiBế tắc "giấc mơ EU" của Thổ Nhĩ Kỳ

Bế tắc “giấc mơ EU” của Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ chờ đợi 37 năm chờ xét duyệt lá đơn gia nhập Liên minh châu Âu (EU), làm dấy lên hoài nghi về những thách thức lớn ngăn cản tiến trình này.

Bế tắc 'giấc mơ EU' của Thổ Nhĩ Kỳ
Âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ tháng 7/2016 khiến Nghị viện châu Âu nhất trí ủng hộ việc “tạm thời đóng băng” tiến trình đàm phán gia nhập, đưa giấc mơ của Ankara vào bế tắc. (Nguồn: AP)

Trong hơn sáu thập kỷ, quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU trải qua nhiều thăng trầm, gặt hái nhiều thành tựu, nhưng cũng không ít thất bại. Một trong những điểm nghẽn trong hợp tác đôi bên là lá đơn xin gia nhập khối của Thổ Nhĩ Kỳ, biến Ankara thành nước giữ kỷ lục về thời gian xin gia nhập dài nhất.

Muốn làm thành viên chính thức, Croatia đã phải chờ đợi 10 năm, Bắc Macedonia là 17 năm, Montenegro khoảng 12 năm, Serbia là 11 năm, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đã chờ đợi 37 năm.

Chặng đường dài

Mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với EU bắt đầu vào năm 1959, khi nước này nộp đơn xin làm thành viên liên kết của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), tiền thân của EU và được chấp thuận 4 năm sau đó. Năm 1987, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức nộp đơn xin gia nhập EEC, khi đó có 14 thành viên, bao gồm Hy Lạp và Vương quốc Anh.

Mãi đến tháng 12/1999, các nhà lãnh đạo EU, trong một cuộc họp của Hội đồng châu Âu ở Helsinki (Phần Lan), mới nhất trí tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia ứng cử viên – một bước giúp Ankara đến gần hơn giấc mơ EU.

Năm 2005, EU cuối cùng đã thông qua khuôn khổ cho các cuộc đàm phán gia nhập liên minh đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Song âm mưu đảo chính ở Ankara hồi tháng 7/2016 khiến Nghị viện châu Âu nhất trí “tạm thời đóng băng” tiến trình đàm phán gia nhập, đưa giấc mơ của Thổ Nhĩ Kỳ vào bế tắc.

Hành trình chông gai này làm dấy lên hoài nghi – tại sao Thổ Nhĩ Kỳ chưa thể gia nhập EU, trong khi nước này đã là thành viên NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) từ năm 1952 và là thành viên OSCE (Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu) nhiều năm qua. Vậy đâu là các rào cản lớn ngăn Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập “mái nhà chung” EU?

Lực lượng quân đội Morocco tăng cường kiểm soát hoạt động di cư bất hợp pháp qua đường biển. (Nguồn: Getty)
Làn sóng di cư là một trong những lực cản chính ngăn EU phê duyệt đơn xin gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Getty)

Bốn thách thức lớn

Khó khăn lớn đầu tiên xuất hiện năm 1974. Đáp trả cuộc đảo chính do người Cyprus gốc Hy Lạp thực hiện, Ankara đưa quân chiếm nửa phía Bắc hòn đảo và thành lập Cộng hòa Bắc Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ.

Cho đến nay, cộng đồng quốc tế chỉ thừa nhận nhà nước Cộng hòa Cyprus do người gốc Hy Lạp quản lý ở phần phía Nam hòn đảo, còn Cộng hòa Bắc Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ thì không. Việc Cộng hòa Cyprus gia nhập EU năm 2004 đã trực tiếp gây mâu thuẫn lợi ích giữa Ankara và thành viên khối.

Thách thức thứ hai là tiêu chí Copenhagen. Kể từ khi nộp đơn xin gia nhập, Ankara phải thực hiện các cải cách bổ sung để đáp ứng tiêu chí trên, yêu cầu ứng cử viên phải có sự ổn định về thể chế, dân chủ, nhân quyền và nền kinh tế thị trường. Bất chấp nhiều cải cách, EU vẫn giữ hoài nghi về khả năng đáp ứng yêu cầu của Ankara, đặc biệt là về nhân quyền, dân chủ và độc lập tư pháp.

Một rào cản khác là sự phản đối từ các nước chủ chốt trong khối, như Pháp, Đức và Áo. Các bên viện dẫn sự khác biệt về ý thức hệ chính trị-xã hội. Chẳng hạn, Paris thường phản đối vấn đề nhân quyền và tự do báo chí ở Thổ Nhĩ Kỳ. Berlin quan ngại về sự khác biệt về bản sắc văn hóa và tôn giáo, do phần lớn dân số Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi, vốn không tương thích với các giá trị thế tục và tự do mà châu Âu đề cao.

Vấn đề cuối cùng là làn sóng tị nạn. Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có số lượng người tị nạn lớn nhất thế giới, với khoảng 3,6 triệu người tị nạn Syria. EU nỗ lực tìm kiếm kế hoạch hợp tác với Ankara để giải quyết khủng hoảng trên, nhưng hai bên chưa tìm được tiếng nói chung trong việc chia sẻ gánh nặng.

Năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ và EU ký kết thỏa thuận di cư, quy định rằng, Ankara sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận gần 4 triệu người tị nạn để đổi lấy 6 tỷ Euro hỗ trợ tài chính từ châu Âu. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã gây ra tranh cãi, một số người chỉ trích EU vì phụ thuộc quá nhiều vào Ankara để giải quyết khủng hoảng. Ngoài ra, tình hình chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ và cách nước này đối xử với người tị nạn làm dấy lên lo ngại về vi phạm nhân quyền.

Như vậy, “giấc mơ EU” của Thổ Nhĩ Kỳ nhen nhóm từ năm 1987, đến nay đã 37 năm và được dự báo sẽ còn kéo dài, do Ankara chưa tìm được tiếng nói chung với châu Âu trong bốn vấn đề lớn. Để thúc đẩy thành công tiến trình, đôi bên cần duy trì cam kết đối thoại và hợp tác bất chấp những thách thức, nhằm mở ra tương lai tươi sáng vì lợi ích chung.





Nguồn: https://baoquocte.vn/be-tac-giac-mo-eu-cu-a-tho-nhi-ky-277887.html

Cùng chủ đề

Trước làn sóng vượt biên mới, Thủ tướng Ba Lan tuyên bố chống lại tình trạng di cư bất hợp pháp một cách ‘không...

Đối mặt với làn sóng vượt biên trái phép mới từ Belarus, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cam kết sẽ đấu tranh "không thương tiếc" chống lại tình trạng di cư bất hợp pháp. Ông Tusk cũng kêu gọi đình chỉ quyền tị nạn.

Hàng trăm người ở quần đảo Canary phản đối làn sóng di cư

Ngày 6/7, hàng trăm người biểu tình đã tuần hành tại Canary để phản đối làn sóng người di cư đến quần đảo Tây Ban Nha này.

Để di cư không còn là những hành trình dài nguy hiểm

Di cư đang trở thành một trong những xu hướng nổi bật của thế kỷ 21 và các quốc gia cần nhiều hành động hơn nữa để đảm bảo các hành trình di cư an toàn, trật tự.

Cuba kêu gọi kiều bào hỗ trợ phát triển đất nước

Ngày 19/11, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định, mối liên hệ giữa người Cuba định cư nước ngoài và đảo quốc này là không thể thay đổi.

Cyprus lo ngại làn sóng tị nạn mới từ Trung Đông

SGGP 01/11/2023 06:14 THX đưa tin Bộ Nội vụ CH Cyprus thông báo nước này đang tăng gấp đôi sức chứa của trại tiếp nhận người di cư trong bối cảnh quốc đảo này chuẩn bị ứng phó với làn sóng tị nạn mới từ khu vực Trung Đông. Hãng thông tấn Cyprus cho biết, Bộ trưởng Nội vụ Constantinos Ioannou đã chỉ đạo các cơ quan và ban ngành liên quan của bộ tăng sức chứa của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Ninh nằm trong tốp đầu địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Hiện Quảng Ninh có 29 dự án cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đạt 1.651,09 triệu USD và 20 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đạt 217,41 triệu USD.

Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: [email protected] Liên hệ quảng cáo: [email protected] © Copyright 2022 "Báo Thế giới & Việt Nam", All rights reserved. ® Không...

Giá vàng chưa thoát “sắc đỏ”, Bitcoin bùng nổ, khi nào nên xuống tiền để thu lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 18/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới vẫn chưa dứt đà đi xuống. Từ mức đỉnh, giá vàng đã mất hơn 250 USD (tương đương 9%), một sự sụt giảm kéo dài. Phó chủ tịch Hiệp hội vàng Việt Nam Đinh Nho Bảng cho rằng, rất khó đoán định giá vàng sẽ diễn biến thế nào trong thời gian tới.

Thủ tướng Ấn Độ Modi “quét” 3 quốc gia trong 5 ngày, khám phá cơ hội hợp tác mới

Thủ tướng Narendra Modi đến Nigeria vào hôm nay, 17/11, bắt đầu chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu chính phủ Ấn Độ đến quốc gia Tây Phi sau 17 năm.

Mỹ, Australia và Nhật Bản tăng cường khả năng phối hợp tác chiến

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles ngày 17/11 chủ trì cuộc họp ba bên với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin và Nhật Bản Gen Nakatani - lần đầu tiên được tổ chức tại Australia.

Bài đọc nhiều

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. ...

Món ‘trà thiêng’ giúp thổ dân tìm 4 trẻ em trong rừng Amazon

Đêm thứ 39 tại khu trại, Manuel Ranoque thực hiện nghi lễ uống trà thiêng "yagé" của người bản địa Amazon, nhằm "khai mở nhãn lực" tìm đám trẻ. Đêm 8/6, nhóm thổ dân mệt mỏi tụ hợp ở khu lán trại, xung quanh là cây cối cao vút và thảm thực vật dày đặc giữa rừng già Amazon. Họ cùng các binh sĩ Colombia đã liên tục tìm kiếm 4 em bé bị lạc trong rừng suốt 39...

Liên hợp quốc kêu gọi các bên tham chiến tại Sudan bảo đảm an toàn viện trợ nhân đạo

Chương trình Lương thực thế giới (WFP) ngày 14/11 đã kêu gọi đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển viện trợ lương thực đến các bang Bắc Darfur và Nam Kordofan của Sudan.

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Ấn Độ Modi “quét” 3 quốc gia trong 5 ngày, khám phá cơ hội hợp tác mới

Thủ tướng Narendra Modi đến Nigeria vào hôm nay, 17/11, bắt đầu chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu chính phủ Ấn Độ đến quốc gia Tây Phi sau 17 năm.

Gần 40 tỉ USD cho các thương vụ tại triển lãm hàng không ở Trung Quốc

Ban tổ chức hôm nay 17.11 đã đưa ra những con số đạt được từ Triển lãm Vũ trụ và Hàng không Quốc tế Trung Quốc lần thứ 15, diễn ra 6 ngày tại thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông. ...

Mỹ, Australia và Nhật Bản tăng cường khả năng phối hợp tác chiến

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles ngày 17/11 chủ trì cuộc họp ba bên với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin và Nhật Bản Gen Nakatani - lần đầu tiên được tổ chức tại Australia.

Ukraine tố Nga phóng hơn 200 tên lửa và UAV; Ba Lan điều động lực lượng

Giới chức Ukraine cáo buộc Nga hôm nay 17.11 tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV lớn nhất kể từ tháng 8. ...

Sở hữu tên lửa siêu vượt âm

Ngày 17/11, Ấn Độ chính thức tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm tầm xa đầu tiên.

Mới nhất

Giải nghệ 5 năm, võ sĩ huyền thoại Thái Lan vẫn đánh bại cao thủ Trung Quốc

Clip trận đấu của Kaew Fairtex và Lưu Xuân ThụyKaew Fairtex là võ sĩ nổi tiếng của Thái Lan, sở trường là Muay Thái và kickboxing. Tay đấm này đã vô địch Muay Thái Lumpinee 2 lần, 1 lần vô địch World Council Muay Thái WBC và 1 lần vô địch Muay thế giới WPMF.Bên cạnh đó, Kaew...

Ông Trump chọn ‘ông trùm’ dầu mỏ làm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ

Theo Reuters, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã chọn "ông trùm" dầu mỏ Chris Wright và người ủng hộ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch làm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ."Trên cương vị Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, ông Chris Wright sẽ là lãnh đạo chủ chốt thúc đẩy đổi mới, cắt giảm thủ tục hành...

SUNRISE RIVERSIDE HÂN HOAN CHÀO ĐÓN NHỮNG CƯ DÂN ĐẦU TIÊN CỦA THÁP H

Sunrise Riverside chính thức bàn giao những căn hộ đầu tiên đến cư dân tháp H (E2). Xin chúc mừng gia đình chị Cao Thị Trinh, gia đình chị Ngọc Anh, gia đình chị Tuyết Nhung, gia đình chị Kim Cúc, gia đình anh Linh và gia đình anh Trọng Hiếu đã trở thành thành viên mới trong cộng...

Quảng Ninh nằm trong tốp đầu địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Hiện Quảng Ninh có 29 dự án cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đạt 1.651,09 triệu USD và 20 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đạt 217,41 triệu USD.

Vinh danh thủ khoa và nâng bước tân sinh viên năm 2024

(ĐCSVN) – Đây là dịp để Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Đà Nẵng vinh danh các tân sinh viên đạt kết quả tuyển sinh thủ khoa trong kỳ tuyển sinh năm 2024 và các sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện trong thời gian qua; đồng thời trao các suất học bổng...

Mới nhất