Trang chủKinh tếNông nghiệpBế mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công...

Bế mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2024


Trong thời gian 02 ngày, từ ngày 26 – 27/9, 10 đội thi với 200 thí sinh tham gia Hội thi đã trải qua 4 phần thi: Màn chào hỏi; Trắc nghiệm kiến thức; Xử lý tình huống và Tiểu phẩm tuyên truyền. Với sự chuẩn bị chu đáo, các đội thi đã mang đến nhiều tiểu phẩm hay, hấp dẫn; đưa ra được cách xử lý tình huống sáng tạo trong công tác tuyên truyền, giải thích, phân tích, phổ biến chủ trương, chính sách, vận động Nhân dân; đưa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đến với Nhân dân một cách hiệu quả nhất.

Bế mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2024   - Ảnh 1.

Ban Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2024 trao Giải nhất cho đội thi huyện Mường Ảng. Ảnh: Thu Hường

Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc là hoạt động thiết thực nhằm cụ thể hóa việc đổi mới kỹ năng, phương thức tuyên truyền, vận động và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gắn với thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Bế mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2024   - Ảnh 2.

Ban Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2024 trao Giải nhì cho đội thi huyện Điện Biên. Ảnh: Thu Hường

Phát biểu Bế mạc Hội thi, ông Giàng A Dình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi cho biết: Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc là dịp để cán bộ, công chức làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, văn hóa xã hội, thông tin truyền thông, cán bộ thôn, bản; Cấp uỷ, Trưởng thôn, bản, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Ban công tác Mặt trận, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, người dân lao động sản xuất giỏi… được rèn luyện, củng cố thêm kỹ năng tuyên truyền, vận động, kỹ năng xử lý các tình huống ở cơ sở. Đặc biệt là kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân ngay tại địa phương trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới; phát huy vai trò của Nhân dân trong bảo vệ quốc phòng, an ninh, bảo vệ biên giới quốc gia, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái; các chính sách, pháp luật khác liên quan trực tiếp đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Mỗi phần thi của mỗi đội đều có những sáng tạo riêng độc đáo, có sự đầu tư công phu, chu đáo, cẩn thận ở tất cả các phần thi các đội đều thể hiện tốt tính hấp dẫn, tính nghệ thuật quần chúng cao mà còn thể hiện sự am hiểu về kiến thức pháp luật và am hiểu về phong tục, tập quán, văn hóa ở mỗi dân tộc…

Bế mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2024   - Ảnh 3.

Ban Tổ chức trao 5 giải phụ cho 5 đội thi: Đội thi có màn chào hỏi hay nhất, Đội thi trả lời tình huống xuất sắc, Đội thi có tiểu phẩm tuyên truyền ấn tượng nhất, Đội thi có kịch bản hay, Đội thi có trang phục đậm đà bản sắc dân tộc nhất. Ảnh: Thu Hường

Thông qua Hội thi giúp các cấp, các ngành phát hiện những cách làm hay, sáng tạo, những mô hình, điển hình trong công tác tuyên truyền, vận động để tiếp tục nhân rộng.

Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức Hội thi đã lựa chọn trao 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 03 giải Ba, 05 giải Khuyến khích cho đội thi. Trong đó, giải Nhất thuộc về đội thi đến từ huyện Mường Ảng; giải Nhì thuộc về đội thi đến từ huyện Điện Biên; giải Ba thuộc các huyện: Mường Nhé, Mường Chà và Tuần Giáo. Ban Tổ chức cũng trao các giải phụ gồm: Đội thi có màn chào hỏi hay nhất cho huyện Mường Ảng, Đội thi trả lời tình huống xuất sắc nhất cho huyện Mường Chà , Đội thi có tiểu phẩm tuyên truyền ấn tượng nhất cho huyện Điện Biên, Đội thi có kịch bản hay nhất cho huyện Nậm Pồ, Đội thi có trang phục đậm đà bản sắc dân tộc nhất cho huyện Điện Biên Đông.





Nguồn: https://danviet.vn/be-mac-hoi-thi-tim-hieu-phap-luat-ve-linh-vuc-cong-tac-dan-toc-tren-dia-ban-tinh-dien-bien-nam-2024-20240927103312331.htm

Cùng chủ đề

Sôi nổi Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Thời gian qua, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được thành tựu toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh,...

(Tu Mơ Rông) Kon Tum: Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Hội thi nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về lĩnh vực công tác dân tộc, tinh thần trách nhiệm của hệ thống chính trị và cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn; tuyên truyền thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I:...

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Đồng quan điểm với ông Danh Út, Hoà thượng Danh Lung, Phó ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer, Phó Trưởng ban Giáo dục Phật giáo T.Ư, trụ trì chùa Candaransi, nêu rõ: Thống nhất với tên gọi Luật Dân tộc, đối tượng áp dụng là DTTS. Hòa thượng cũng cho rằng, việc xây dựng những nội dung, điều...

Bình Phước: Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho đội thi xã Thuận Lợi; trao giải Nhì cho đội thị xã Tân Hưng và giải ba được trao cho đội thi xã Đồng Tiến. Krông Nô (Đắk Nông): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc Nguồn: https://baodantoc.vn/binh-phuoc-to-chuc-hoi-thi-tim-hieu-phap-luat-ve-cong-tac-dan-toc-1726819286877.htm

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vườn lan rừng hoa tuôn như suối của một nông dân Bắc Kạn, nuôi cả một loài động vật hoang dã

Gia đình ông Lê Tuấn Bảo (sinh 1957) ở tổ 10, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) có thu nhập mỗi năm hơn 600 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp gồm trồng lan rừng, nuôi lợn rừng lai, nuôi...

Gần 9 ha “đất vàng” dự án Da Nang New City ở quận trung tâm TP. Đà Nẵng bị bỏ hoang

Theo Ban Tiếp công dân (Văn phòng UBND quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), từ ngày 31/5/2024, UBND quận Liên Chiểu nhận được nhiều đơn khiếu nại của các hộ dân là đối tác của Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh nhà Phú Gia Thịnh (Công ty Phú Gia Thịnh) tại Dự án Khu phức hợp...

Tôi đã làm gì anh chưa?

Cô giáo mầm non Hà Nội dùng thìa đánh liên tiếp trẻ 2 tuổiNgày 26/9, fanpage chính thức của Nhóm trẻ tư thục M.P (nằm trên địa bàn Hà Nội) xuất hiện trong phần bình luận clip về một giáo viên dạy lớp nhà trẻ đã...

Hoa hậu đa văn hóa thế giới chấp thuận trao vương miện cho mẹ đơn thân

Hoa hậu đa văn hóa thế giới 2025 nhằm tôn vinh sự đa dạng văn hóa và thúc đẩy sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia và các nền văn hóa trên thế giới. Đặc biệt, cuộc thi hướng tới tìm kiếm...

Từ việc xả thải “lòi ra” hàng loạt sai phạm đất đai của trại lợn tại Đông Hưng, Thái Bình (Kỳ 2)

Chưa dừng lại đó, người dân còn phát hiện, trại lợn của Công ty CP TMDV Đông Á còn ngang nhiên lấn chiếm hàng nghìn mét vuông đất công, đặc biệt là hành lang an toàn đê từ...

Bài đọc nhiều

Yên Sơn (Tuyên Quang): Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

Ông Lê Quang Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn, cho biết, thời gian qua, huyện Yên Sơn đã tập trung chỉ đạo thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; giảm nghèo bền vững. Theo đó, hạ tầng phục vụ đời sống của nhân dân được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của...

Thả khỉ vàng, rùa sa nhân, chim ưng Ấn Độ và loạt động vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ về tự nhiên

15 cá thể động vật hoang dã được thả về môi trường tự nhiên, gồm: 8 cá thể khỉ vàng, 2 rùa sa nhân, 1 chim ưng Ấn Độ, 1 trăn đất, 1 gà rừng, 1 nhím bờm và 1 rắn ráo.Các cá thể nói trên...

Giúp startup tháo gỡ các điểm nghẽn

Chiều 25/9, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo thông tin về việc tổ chức diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024.Tại đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trần Trí Quang cho biết, diễn đàn khởi nghiệp ĐBSCL...

HTX tiêu biểu toàn quốc 2024 ở Thái Nguyên là đơn vị từng đón cố Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng

Với những cố gắng, nỗ lực của bản thân, bà Đào Thanh Hảo đã vinh dự nhận được nhiều Bằng khen, giấy khen từ các cấp, ngành địa phương như: Được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là Nông dân Việt Nam xuất...

Giữa dòng sông Lam ở Hà Tĩnh có một “hòn đảo”, dân ở đây trồng thứ cây tốt um trông như cỏ dại

Nghề trồng cây cói trên "hòn đảo" giữa dòng sông LamThôn Hồng Lam, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh giống như một hòn đảo nhỏ nằm giữa dòng sông Lam, bốn bề bao quanh là nước, đây được ví như một "ốc đảo". ...

Cùng chuyên mục

Thấy gì từ một huyện phấn đấu nông thôn mới nâng cao tại tỉnh Hải Dương

Đến thực tế tại xã An Lâm, chúng tôi được đồng chí Trưởng phòng nông nghiệp Mạc Văn Tuấn trực tiếp dẫn đi men theo con đường thẳng tắp chạy ra cánh đồng đang bước vào vụ gặt mới cảm nhận được cuộc sống nơi đây thật bình yên. Ông Mạc Văn Tuấn cho biết, trên địa bàn huyện Nam Sách hiện có 9 xã đạt nông thôn mới nâng cao, mục tiêu đến năm 2025 sẽ có từ...

Vườn lan rừng hoa tuôn như suối của một nông dân Bắc Kạn, nuôi cả một loài động vật hoang dã

Gia đình ông Lê Tuấn Bảo (sinh 1957) ở tổ 10, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) có thu nhập mỗi năm hơn 600 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp gồm trồng lan rừng, nuôi lợn rừng lai, nuôi...

Từ việc xả thải “lòi ra” hàng loạt sai phạm đất đai của trại lợn tại Đông Hưng, Thái Bình (Kỳ 2)

Chưa dừng lại đó, người dân còn phát hiện, trại lợn của Công ty CP TMDV Đông Á còn ngang nhiên lấn chiếm hàng nghìn mét vuông đất công, đặc biệt là hành lang an toàn đê từ...

Bứt phá đưa nông thôn mới lên tầm cao mới

 Quyết liệt cho mục tiêu nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Đặc biệt, huyện Yên Dũng cũng đang lên kế hoạch xây dựng xã NTM thông minh và lộ trình phát triển các thôn NTM kiểu mẫu, trong đó có 32 thôn đã đạt tiêu chuẩn....

Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống sau bão lũ

Ngày 26/9, huyện Sóc Sơn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó cơn bão số 3, triển khai nhiệm vụ khắc phục hậu quả và hỗ trợ tái thiết sau thiên tai. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn, bão số 3 đã ảnh hưởng đến toàn địa bàn huyện. Lũ lên trên các sông Cầu, sông Cà Lồ gây ngập lụt tại 13 xã, cô lập 3 khu điểm dân cư....

Mới nhất

Chàng trai nhận đỡ đầu học sinh khó khăn và hỗ trợ người già neo đơn

Hành trình 8 năm đến với công tác xã hội không quá dài đối với Lê Chế Linh (26 tuổi, ngụ ấp 4, xã Mỹ Tân, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp), nhưng đủ để chúng ta có thể dùng từ "mê" với anh cho việc kết nối các nguồn lực duy trì lớp học tình thương, nhận đỡ đầu học...

Thái Lan – Việt Nam luôn là bạn tốt, cùng xây dựng tình hữu nghị

Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, tối 26/9, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen (Thái Lan) đã trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh. Ông Trần Thanh Trung, Phụ trách Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen, phát biểu khai mạc buổi lễ. Ảnh: Đỗ Sinh/Pv TTXVN tại Thái...

Từ nay đến cuối năm, khả năng xuất hiện khoảng 5 cơn bão/áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

NDO - Dự báo, từ tháng 10-12, hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng cao hơn trung bình nhiều năm; trong đó, số cơn đổ bộ vào đất liền có thể cao hơn tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía nam. Ngoài ra, thời kỳ này không khí lạnh...

Mới nhất