Trang chủKinh tếNông nghiệpBế mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội...

Bế mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội năm 2024


Quảng bá thành tựu phát triển nông nghiệp, nông thôn Thủ đô

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ ba năm 2024 là sự kiện quan trọng thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, 70 năm ngày thành lập Đảng bộ khối các cơ quan TP Hà Nội (10/10/1954 – 10/10/2024), 70 năm ngày thành lập Sở NN&PTNT Hà Nội (30/11/1954 – 30/11/2024).

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại trao thưởng cho cá nhân, tập thể. Ảnh: Ánh Ngọc 
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại trao thưởng cho cá nhân, tập thể. Ảnh: Ánh Ngọc 

Festival được tổ chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cùng tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm làng nghề. Đồng thời thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn TP Hà Nội; đặc biệt thúc đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới, bảo tồn không gian cộng đồng làng quê và các sản phẩm, sản vật truyền thống; tạo động lực cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện.

Người dân tham quan, chọn mua sản phẩm tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc 
Người dân tham quan, chọn mua sản phẩm tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc 

Trong khuôn khổ Festival đã diễn ra nhiều sự kiện, hoạt động như: tổ chức lễ khai mạc, bế mạc, chương trình nghệ thuật “70 năm khát vọng dựng xây” trong lễ khai mạc Festival; Trưng bày, quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn và các hội nghị hội thảo, hội thi…

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho biết, công tác tổ chức, sản phẩm trưng bày, triển lãm tại Festival được bố trí, thiết kế nhiều khu vực tiểu cảnh đẹp và phù hợp cho khách tham quan thưởng lãm, chụp ảnh. Các sản phẩm trưng bày đều đáp ứng được tiêu chí vệ sinh an toàn và chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người dân. Công tác an ninh, trật tự vệ sinh, y tế, phòng cháy chữa cháy, chiếu sáng phục vụ Festival được đảm bảo.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội trao thưởng cho các tập thể, cá nhân. Ảnh: Ánh Ngọc 
Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội trao thưởng cho các tập thể, cá nhân. Ảnh: Ánh Ngọc 

Festival có quy mô 15.000 m2 giới thiệu các sản phẩm trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn của TP Hà Nội và một số tỉnh, thành phố và được sắp xếp theo các khu: khu trưng bày sinh vật cảnh; khu trưng bày, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề tiêu biểu, đặc trưng của các quận, huyện, thị xã; khu ngành hàng sản phẩm nông sản và làng nghề; khu trình diễn tay nghề của các nghệ nhân làng nghề; khu trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP đặc trưng tiêu biểu 4-5 sao, trưng bày các sản phẩm làng nghề đạt giải năm 2024; khu trưng bày giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng, mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn Hà Nội; khu thưởng lãm tinh hoa trà Việt;

Khu trình diễn nghệ thuật và giới thiệu ẩm thực Việt; khu trưng bày, giới thiệu, chế tác sản phẩm quà tặng, lưu niệm; Khu nông nghiệp công nghệ cao; máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và làng nghề; khu gian hàng tiêu chuẩn trưng bày sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã.

Khu thao tác và trình diễn tay nghề của các nghệ nhân làng nghề tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc 
Khu thao tác và trình diễn tay nghề của các nghệ nhân làng nghề tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc 

Ngoài ra, còn có các khu bài trí các tiểu cảnh (tiểu cảnh gốm sứ, tiểu cảnh Chùa Một Cột, tiểu cảnh tháp quả, tiểu cảnh nhà vườn, tiểu Hoa Hà Nội, tiểu cảnh làng nghề…) để làm nơi check in chụp ảnh cho khách vào tham quan, mua sắm; khu ẩm thực và trình diễn ẩm thực của các nghệ nhân; khu thao tác và trình diễn tay nghề của các nghệ nhân làng nghề Hà Nội, tại đây du khách cũng có thể trải nghiệm, tham gia thao tác tay nghề cùng với các nghệ nhân để tạo ra các sản phẩm.

Đặc biệt, tại Festival còn trưng bày 50 bức ảnh đẹp và đặc sắc về nông nghiệp, nông thôn Hà Nội; Trưng bày triển lãm 30 tác phẩm và bộ tác phẩm thủ công mỹ nghệ và làng nghề của Hà Nội đạt giải trong “Hội thi sản phẩm Thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024“ do Sở NN & PTNT Hà Nội tổ chức.

Theo đại diện ban tổ chức, tổng số đơn vị tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại Festival là 319 đơn vị, trong đó: có 152 đơn vị của 25 quận, huyện, thị xã của Hà Nội; 125 đơn vị của 25 tỉnh, thành phố bạn và 42 đơn vị, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Số lượng sản phẩm tham gia trưng bày gồm hơn 4.000 sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ và làng nghề; vật tư, máy móc, thiết bị nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nghệ chuyển đổi số. Các sản phẩm đều có giấy chứng nhận OCOP 3 đến 5 sao, chứng nhận hữu cơ, VietGAP và có giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Riêng khu trưng bày sinh vật cảnh đã trưng bày khoảng hơn 1.000 tác phẩm cây cảnh nghệ thuật của gần 300 nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn sinh vật cảnh tiêu biểu của 20 tỉnh, thành phố trong cả nước.

 

Trong 5 ngày diễn ra Festival đã có hơn 60.000 lượt người tới tham quan, mua sắm. 

Tổng doanh thu của các đơn vị, DN tham gia trưng bày đạt 30 tỷ đồng. Riêng hoạt động của sinh vật cảnh có doanh thu trên 25 tỷ đồng. 

Thông qua hoạt động trưng bày tại Festival đã có 13 đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất và kinh doanh đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác cung ứng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề.

Nâng tầm thương hiệu các làng nghề truyền thống

Festival cũng tạo dựng không gian văn hóa ẩm thực với quy mô 900m2, tương đương 17 gian hàng ẩm thực của các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội giới thiệu đến khách thăm quan những món ăn truyền thống đặc trưng của Hà Nội như: bánh cuốn Thanh Trì, bánh tẻ Phú Nhi, bún hến Phú Xuyên, Giò chả Ước Lễ, cốm Mễ Trì, chả vịt Vân Đình…

Đây là một trong những sự kiện của Festival nhằm tôn vinh giá trị văn hóa lịch sử nổi bật của các món ăn; quảng bá những nét độc đáo, tinh hoa văn hóa ẩm thực đặc trưng vùng miền của người xưa.

Đặc biệt, tại khu ẩm thực sẽ diễn ra trình diễn tay nghề của các nghệ nhân, chế biến các món ăn từ các sản phẩm nông sản của Hà Nội; trình diễn tay nghề của các nghệ nhân đến từ các làng nghề nổi tiếng Thủ đô (gốm sứ bát tràng, lụa tơ tằm, thêu tay, dát vàng, kéo giò hoa tay…)

Đây là một hoạt động đặc sắc có ý nghĩa trong khuôn khổ Festival, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển và nâng tầm quảng bá thương hiệu của các làng nghề truyền thống.

Khách tham quan trực tiếp chứng kiến từng công đoạn để tạo ra được các sản phẩm; được trải nghiệm tự tay làm sản phẩm. Sản phẩm trải nghiệm đạt yêu cầu được tặng quà mang về đã thu hút rất đông đảo sự tham gia của du khách.

Khách tham quan trải nghiệm làm tò he tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc 
Khách tham quan trải nghiệm làm tò he tại Festival. Ảnh: Ánh Ngọc 

Ngoài ra, còn có rất nhiều hoạt động khác diễn ra trong các buổi tối như: chương trình nghệ thuật “ Hương sắc Thủ đô”, “Sắc màu tuổi trẻ”; chương trình biểu diễn nghệ thuật kết hợp với trình diễn áo dài tái hiện các hoạt động gắn liền với đời sống sản xuất, văn hóa tinh thần của các làng quê Hà Nội;

Đến với Festival lần này, khách tham quan được chiêm ngưỡng những tác phẩm sinh vật cảnh độc đáo. Đặc biệt là có dịp tham quan, tìm hiểu đặc trưng văn hoá nông nghiệp Hà Nội thông qua các khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các quận, huyện, thị xã và được mua sắm với hàng nghìn sản phẩm nông nghiệp và làng nghề đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Từ những kết quả đạt được của Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ ba năm 2024, Sở NN&PTNT Hà Nội đề xuất UBND TP tổ chức định kỳ Festival 2 năm/lần. Festival nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp và làng nghề đến người dân Hà Nội, các tỉnh, thành phố trong cả nước và khách nước ngoài để góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là dịp vinh danh người sản xuất và các nghệ nhân, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực NN&PTNT trên địa bàn TP.

 

Tại lễ bế mạc Festival, Ban tổ chức đã trao giải cho 16 đơn vị quận, huyện tham gia hội thi Trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp và làng nghề địa phương. Trong đó, khu trưng bày huyện Hoài Đức giành giải Đặc biệt. 
Sở NN& PTNT Hà Nội tặng giấy khen cho 25 tập thể và 33 cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia Festival.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/be-mac-festival-san-pham-nong-nghiep-va-lang-nghe-ha-noi-nam-2024.html

Cùng chủ đề

Tìm đầu ra cho trái cây chủ lực của huyện Phúc Thọ

Hàng trăm tấn trái cây chờ tiêu thụ Theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ, trên địa bàn huyện hiện có 756ha bưởi, tập trung tại các xã: Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Trạch Mỹ Lộc… Những năm qua, diện tích canh tác bưởi cho năng suất, chất lượng ổn định. Bước vào những tháng cuối năm, trái cây chín rộ. Hiện, tại 3 xã có diện tích trồng bưởi lớn nhất...

Quỹ Khuyến nông Hà Nội Tiếp sức cho nông nghiệp Thủ đô phát triển

Nông dân thiếu vốn sản xuất Hộ ông Lê Đình Bình, ở xã Đông Yên (huyện Quốc Oai) hiện đang phát triển mô hình chăn nuôi gà đồi với quy mô trang trại hơn 1.000 con. Gia đình ông rất muốn ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nhưng chưa thực hiện được vì thiếu vốn. Để xây dựng chuồng trại quy mô khép kín, có hệ thống làm mát, máng ăn tự động... cần nguồn vốn khoảng...

Quỹ khuyến nông thúc đẩy cơ giới hoá tại huyện Thạch Thất

Với sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất (nay là Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch Thất), năm 2020, anh Khuất Văn Thơi, ở xã Lại Thượng đã được vay 500 triệu đồng vốn Quỹ khuyến nông để mua máy gặt đập liên hợp Kubota DC. Từ khi có máy gặt, anh Thơi đưa máy đi thu hoạch lúa khắp nơi, không chỉ trên địa bàn Hà Nội mà còn ở các huyện, tỉnh...

Hà Nội duy trì “đường dây nóng” tiếp nhận thông tin dịch bệnh động vật

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 339/KH-UBND về việc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025. Kế hoạch nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản với phương châm phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời; kết hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp quản...

mỗi năm nuôi 3 lứa ếch, nông dân thu lãi 600 triệu đồng

Gần 20 năm trước, ông Nguyễn Bá Phi đã thuê thầu diện tích canh tác nông nghiệp ở xứ đồng thôn An Thượng (xã Thượng Vực) để nuôi trồng thuỷ sản. Ít lâu sau, nhận thấy tiềm năng lớn từ con ếch, ông chuyển sang nuôi với quy mô lớn. Vạn sự khởi đầu nan, những ngày đầu bắt tay vào nuôi ếch, ông Phi gặp phải không ít khó khăn. Nguồn vốn đầu tư ban đầu cho nuôi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội phát động phong trào thi đua “Sáng – Xanh

Kinhtedothi - Chương trình thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của TP Hà Nội, trong cam kết tạo ra bước đột phá về công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, phát triển bền vững. Sáng nay (17/12), UBND và Ủy ban MTTQ TP Hà Nội đã tổ chức lễ phát động phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn địa bàn Thủ...

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Tập trung giải quyết những điểm nghẽn để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Kinhtedothi - Liên quan đến nhân tố quyết định sự thành công của kiến tạo kỷ nguyên mới, GS.TS Phùng Hữu Phú - nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư cho rằng, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thành công... Tại Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn TP Hà Nội triển khai đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt, tuyên...

phục hồi nhẹ trên sàn giao dịch

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.940 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.940 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

Giá kim loại đồng ngày 17/12: quay đầu giảm nhẹ

Đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) CMCU3 giảm nhẹ 0,1% xuống còn 9.040,5 USD/tấn. Hợp đồng đồng tháng 1 được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch tương lai Thượng Hải SCFcv1 đã giảm 0,4% xuống còn 74.400 Nhân dân tệ (10.218,80 USD)/tấn. Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng nhẹ vào tháng 11, trong khi doanh số bán lẻ gây thất vọng, gây áp lực buộc Trung Quốc phải tăng cường kích...

Bài đọc nhiều

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Liều nuôi cá đặc sản là chạch lấu, cá heo đuôi đỏ tại bể lót bạt ở Hậu Giang, bán 400.000 đồng/kg

Nuôi cá chạch kết hợp cá heo trong bể lót bạt cao su đang là mô hình triển vọng được UBND thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) quan tâm, bởi đây là mô hình nuôi cá đặc sản mới, có tiềm năng kinh tế cao. ...

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Nấm sò trắng, nấm bào ngư trồng thành công, treo la liệt, một nông dân Hà Tĩnh giàu hẳn lên

Gia đình bà Bùi Thị Anh, thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã thành công với mô hình trồng nấm sò trắng, nấm sò xám thu nhập mỗi năm gần nửa tỷ đồng. ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Cùng chuyên mục

Các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đưa sản phẩm nông sản và chế biến đặc sắc đến An Giang quảng bá, kết nối

30 doanh nghiệp đến từ TP.Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long đã đưa hơn 100 sản phẩm nông sản và các sản phẩm chế biến đặc sắc nhất đến Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 tại An Giang để quảng...

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Năm 1955, 5 hộ dân vào vùng đất dưới chân núi Mấu của Hải Dương khai hoang, nay đã thành xóm làng giàu có

Từ vùng đất khô cằn, hoang hóa, với sự cần cù, chịu khó của những người dân ngụ cư, khu Trại Trống (phường Hoàng Tiến, Chí Linh, Hải Dương) đã trở thành vùng đất màu mỡ. Qua hàng chục năm xây dựng, phát triển, diện mạo vùng đất này đã đổi...

Núi Sập ở An Giang cao 85m la liệt hòn đá hình thù kỳ dị, dân leo lên ví như vô chốn bồng lai

Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng... ...

Giúp người dân thoát nghèo là nhiệm vụ trọng tâm tại xã Yang Tao

Xã Yang Tao có 2.533 hộ với 10.158 khẩu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 95,4%. Đến nay, theo kết quả rà soát của UBND xã Yang Tao, số hộ nghèo còn  580 hộ với 2,767 khẩu chiếm, 22,89 % tổng số hộ dân (giảm 4,41 % so với đầu năm 2024); đạt 100%  so với chỉ tiêu Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã giao đầu năm và đạt 100% so với chỉ tiêu Ủy...

Mới nhất

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù...

Bình Dương tăng cường đấu tranh với tội phạm ‘tín dụng đen’

Tỉnh Bình Dương đã phát hiện triệt xóa 74 vụ với 148 đối tượng về các hành vi liên quan đến "tín dụng đen", trong đó đã khởi tố 50 vụ với 91 bị can về hành vi cho vay nặng lãi. Ngày 11/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg...

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Omega-3 là nhóm các axit béo. Trong đó, DHA và EPA tham gia hình thành cấu trúc và chức năng não bộ. Còn ALA là chất béo Omega-3 có giá trị không kém DHA và EPA. Khi vào cơ thể ALA sẽ chuyển hóa thành DHA và EPA...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Tay chân tê cóng ngày lạnh, đeo găng tay vẫn lạnh: Đừng chủ quan

Loại trừ nguyên nhân do cơ thể tiếp xúc lâu trong môi trường lạnh khiến tay chân lạnh cóng, còn nếu đã đi tất, đeo găng tay… mà tay chân vẫn lạnh, cần phải nghĩ tới các bệnh lý nguy hiểm và tìm cách khắc phục. ...

Mới nhất

Khó khăn thì thích nghi!

Sản phẩm OCOP Hà Nội