Trang chủNewsKinh tếBệ đỡ cho phụ nữ nghèo tỉnh Bến Tre phát triển kinh...

Bệ đỡ cho phụ nữ nghèo tỉnh Bến Tre phát triển kinh tế


Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, với mục tiêu thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Bến Tre luôn nỗ lực, bền bỉ, thực hiện tốt sứ mệnh “Ngân hàng vì người nghèo” đưa tín dụng chính sách đến gần hơn với người dân, góp phần quan trọng phát triển kinh tế – xã hội, đẩy lùi đói – nghèo.

Tạo mọi điều kiện để người nghèo tiếp cận nguồn vốn

Nghĩ về quãng thời gian đã qua với nhiều khó khăn, thiếu thốn, chị Lâm Hồng Phượng ở ấp Tây Kinh, xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, càng trân quý cơ ngơi mà gia đình đã dày công gây dựng. Chị Phượng chia sẻ: Trước đây chồng bị bệnh tim, gia đình lại không có đất sản xuất, nên đời sống gặp nhiều khó khăn, cái mác nghèo đeo bám dai dẳng. May nhờ NHCSXH huyện xét cho vay 25 triệu đồng để chăn nuôi bò, kinh tế gia đình dần cải thiện.

Nhờ “mát tay” và chịu khó tìm hiểu kỹ thuật nên sau vài năm chăn nuôi, từ một vài con bò ban đầu, chị Phượng dần dần mở rộng chuồng trại, chăn nuôi thêm dê. Từ tiền bán bò, dê chị Phượng đã trả đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng. Năm 2022, chị đã trả được sổ hộ nghèo. Gia đình tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi chương trình hộ mới thoát nghèo của NHCSXH huyện để tránh nguy cơ tái nghèo. Cuối tháng 5/2024, chị xuất chuồng được 2 con bò và 20 con dê thịt, thu về hơn 60 triệu đồng; hiện trong chuồng còn 10 con dê sinh sản.

Đến thăm cơ sở may gia công Mộng Tuyền của chị Lê Thị Mộng Tuyền ở ấp Hưng Hòa Đông, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, chúng tôi cảm nhận được không khí lao động hăng say của gần chục chị em lao động tại địa phương. Chị Tuyền chia sẻ: Sau khi đổ vỡ hôn nhân, chị trở về quê hương cùng hai con, thu nhập khó khăn khiến chị luôn trăn trở, suy nghĩ phải tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình.

Có tay nghề may với thâm niên hơn 10 năm, năm 2022, chị Tuyền tìm hiểu và mạnh dạn tiếp cận được 70 triệu đồng nguồn vốn vay giải quyết việc làm của NHCSXH để mở cơ sở may gia công tại nhà. Nhờ vốn vay ưu đãi, chị Tuyền đầu tư đồng bộ các dàn máy may chuyên dụng để gia công các mặt hàng thời trang cho các công ty may mặc ở TP Hồ Chí Minh, thu hút nhiều lao động nữ nhàn rỗi tại địa phương đến làm việc, với mức lương từ 3 – 3,5 triệu đồng/người/tháng.

NHCSXH huyện Giồng Trôm đã và đang triển khai 14 chương trình tín dụng ưu đãi, tổng dư nợ đạt gần 483,5 tỷ đồng, với 15.881 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Thông qua mạng lưới 349 Tổ tiết kiệm và vay vốn, 21 Điểm giao dịch tại cấp xã, các cán bộ tín dụng NHCSXH huyện đã đưa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như: cho vay, thu nợ, thu lãi, huy động vốn, tiết kiệm, chi trả an sinh xã hội, ứng dụng VBSP SmartBanking… về tại cấp xã để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tiếp cận.

Bệ đỡ cho phụ nữ nghèo tỉnh Bến Tre phát triển kinh tế- Ảnh 1.

Chị Lê Thị Mộng Tuyền (giữa) ở ấp Hưng Hòa Đông, xã Hưng Nhượng chia sẻ về mô hình vay vốn của gia đình. Ảnh: TTXVN

Tạo thói quen tiết kiệm

Đã thành thường lệ, hơn một năm nay kể từ ngày được NHCSXH huyện Giồng Trôm giải ngân nguồn vốn thoát nghèo 60 triệu đồng để chăn nuôi bò, đều đặn vào ngày mùng 4 dương lịch hằng tháng, ngoài nộp tiền lãi vay ngân hàng cho Tổ tiết kiệm và vay vốn, chị Nguyễn Thị Nhượng ở ấp Hưng An Đông, xã Hưng Nhượng cũng dành dụm tiền để gửi tiết kiệm.

Chị Nhượng chia sẻ: “Gia đình tôi một thời vất vả, nhờ vốn vay NHCSXH huyện giúp tôi có cuộc sống ổn định hơn. Để phòng ngừa lúc rủi ro, vừa tạo điều kiện cho nhiều gia đình được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng, mỗi tháng, gia đình chắt chiu từ 200 – 400 nghìn đồng gửi tiết kiệm. Tôi thấy đây là việc làm ý nghĩa, cứ duy trì như thế, đến thời điểm trả nợ gốc gia đình đỡ được một khoản chi đáng kể”.

Chủ tịch Hội LHPN xã Hưng Nhượng Bùi Thị Loan cho biết: Phụ nữ xã hiện có 7 Tổ tiết kiệm và vay vốn với 321 thành viên, 100% thành viên tham gia đều thực hiện gửi tiết kiệm hằng tháng. Theo bà Loan, mỗi thành viên gửi tiết kiệm từ 50 – 500 nghìn đồng/tháng; có những hộ vay duy trì gửi tiết kiệm nhiều năm, đến kỳ trả nợ gốc đã tiết kiệm được hàng chục triệu đồng.

Để có được số tiền tiết kiệm như vậy không hề dễ dàng, các thành viên trong các tổ có hoàn cảnh không giống nhau, trong đó có những gia đình rất khó khăn. Tuy nhiên, Ban quản lý các Tổ không ngừng tuyên truyền, vận động bà con tham gia “tích tiểu thành đại”, gia đình nào dư dả chút thì đóng nhiều, hộ khó khăn hơn thì mức đóng ít lại. “Điều quan trọng hơn là để các hộ vay dần hình thành ý thức tích lũy, có điều kiện tích góp để trả nợ, giảm gánh nặng khi đến thời hạn hoàn trả vốn vay”, bà Loan chia sẻ.

Với 349 Tổ tiết kiệm và vay vốn, trong tháng 4/2024, huyện Giồng Trôm có tỷ lệ hộ dân gửi tiết kiệm tại Điểm giao dịch xã đạt 82,74%. Giám đốc NHCSXH huyện Giồng Trôm Nguyễn Thanh Phong cho biết: Việc huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn mang lại lợi ích kép. Qua đó, tạo thêm nguồn vốn bổ sung, hỗ trợ đắc lực cho các đối tượng thụ hưởng chính sách để sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, gửi tiết kiệm cũng là cách giúp người nghèo, đối tượng chính sách tích góp, tạo lập nguồn vốn, thực hiện tốt kế hoạch trả nợ, thậm chí có thêm vốn để mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh và vươn lên thoát nghèo bền vững.

Do đặc thù các Tổ tiết kiệm và vay vốn được thành lập theo cụm dân cư, tổ nhân dân tự quản liền kề nên biết rõ nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng, tích cực hướng dẫn hồ sơ vay, tổ chức họp bình xét cho vay công khai, dân chủ. Đồng thời, có sự giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn của hộ vay; đôn đốc hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, chấp hành nguyên tắc có vay có trả; phối hợp với NHCSXH xử lý nợ quá hạn, lãi tồn, nợ bị rủi ro, hộ vay bỏ địa phương. Bên cạnh đó, Tổ tiết kiệm và vay vốn còn giữ vai trò nòng cốt tích cực vận động hộ vay tiết kiệm chi tiêu, hình thành thói quen gửi tiết kiệm, tạo nguồn vốn tích lũy, trả nợ cho gia đình, giảm tỷ lệ nợ bị rủi ro, nợ quá hạn…

Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre Trần Lam Thùy Dương chia sẻ: Tín dụng chính sách xã hội là chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, đã trở thành một “điểm sáng” và là một trong những trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh và an ninh xã hội của Đảng, Nhà nước trong tiến trình đổi mới. Đặc biệt, các chương trình tín dụng này là công cụ của chính quyền địa phương giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác nâng cao đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Tính đến 30/4/2024, chi nhánh đã thực hiện 14 chương trình tín dụng ưu đãi, tổng dư nợ đạt 4.228,6 tỷ đồng, với 114.857 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Trong đó, tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị – xã hội đạt trên 4.181,4 tỷ đồng. Toàn tỉnh đã xây dựng 157 Điểm giao dịch tại cấp xã, thành lập 2.887 Tổ tiết kiệm và vay vốn, có nhiệm vụ kết nối hội viên góp phần tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng thời hạn, góp phần hạn chế tín dụng đen. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã lan tỏa đến 100% ấp, khu phố, xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Nguồn: NHCSXH



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/be-do-cho-phu-nu-ngheo-tinh-ben-tre-phat-trien-kinh-te-20240608172421069.htm

Cùng chủ đề

Tạo động lực cho phụ nữ dân tộc Pà Thẻn vươn lên phát triển kinh tế

Tạo động lực cho phụ nữ dân tộc Pà Thẻn vươn lên phát triển kinh tế"Tôi tin rằng bằng cách nâng cao chất lượng búp chè, tạo ra giá trị cho chè bằng chế biến chè khô, chúng tôi có thể cải thiện mức sống của những...

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình sửa đổi Luật Phòng, chống mua bán người

Chiều 7-6, tân Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình Quốc hội dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Đây là dự án được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp này.  Qua thẩm tra, Ủy ban Tư pháp tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống mua bán người cũng như việc bổ sung khái niệm “mua bán...

Xây dựng CLB sinh hoạt văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đây là một hoạt động rất thiết thực về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cho bà con đồng bào Bru - Vân kiều và đồng bào Chứt, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn xã Dân Hóa...

Liên kết hội viên phụ nữ cùng phát triển trồng nấm

Tiên phong đưa nấm sò về trồng tại thị trấn Quang Bình (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang), chị Hoàng Thị Hiền không chỉ tập trung phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân mà còn liên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo động lực cho phụ nữ dân tộc Pà Thẻn vươn lên phát triển kinh tế

Tạo động lực cho phụ nữ dân tộc Pà Thẻn vươn lên phát triển kinh tế"Tôi tin rằng bằng cách nâng cao chất lượng búp chè, tạo ra giá trị cho chè bằng chế biến chè khô, chúng tôi có thể cải thiện mức sống của những...

Những hạt dinh dưỡng từ “tâm”

Là một người con xứ Quảng, chị Hồ Thị Ngọc Oanh (sinh năm 1989) bắt tay vào xây dựng thương hiệu ẩm thực vào năm 2023, đặt chữ “tâm” làm kim chỉ nam - uy tín, chất lượng...

Quy định về phát triển và quản lý chợ

Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 quy định về phát triển và quản lý chợ. ...

Chế biến cao nghệ đen của đồng bào dân tộc Dao ở Hòa Bình

Nhắc đến người Dao, phải nhắc tới nghề làm thuốc Nam gia truyền trong cộng đồng. Nếu việc lặn lội trong rừng tìm những loại lá thuốc đã khó khăn vất vả thì quy trình làm ra những loại cao thuốc còn khó hơn gấp bội. Tại huyện Cao Phong,...

Liên kết hội viên phụ nữ cùng phát triển trồng nấm

Tiên phong đưa nấm sò về trồng tại thị trấn Quang Bình (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang), chị Hoàng Thị Hiền không chỉ tập trung phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân mà còn liên...

Bài đọc nhiều

Tiếp đà tăng bước vào chu kỳ tăng giá mới?

Dự báo giá tiêu ngày 7/6/2024: Tăng nóng từng ngày sẽ chạm mốc 200.000 đồng/kg? Dự báo giá tiêu ngày 8/6/2024: Tăng sốc chưa thấy điểm dừng? Dự báo giá tiêu ngày 9/6/2024 tiếp tục tăng cao chưa thấy có dấu hiệu giảm, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho biết, sản lượng hồ tiêu năm nay của Việt Nam và nhiều nước sản xuất lớn được dự báo đều...

Giá cà phê đảo chiều giảm sốc?

Dự báo giá cà phê ngày 7/6/2024: Cà phê tăng cao sẽ trở lại đỉnh lịch sử? Dự báo giá cà phê ngày 8/6/2024: Cà phê trong nước quay đầu giảm? Dự báo giá cà phê ngày 9/6/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục đà giảm không trở về đà tăng trong bối cảnh giá cà phê thế giới đang chịu áp lực điều chỉnh mạnh cuối tuần. Hiện tượng El...

Tăng như ‘lên đồng’, giá vàng được dự báo còn phi mã, đạt đỉnh vào cuối 2025

Đầu giờ sáng 4/4 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới lần đầu đạt mức cao không tưởng 2.300 USD/ounce, tăng 18 USD/ounce so với kỷ lục cũ 2.282 USD/ounce vừa lập trước đó 1 ngày.Giá kim loại quý liên tục tăng thời gian gần đây và xô đổ các kỷ lục khiến nhiều người ngỡ ngàng. Mặc dù vậy, theo tờ Cbsnews, phần lớn các chuyên gia vẫn rất lạc quan về kim loại quý và đều...

Canada áp mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với dây thép từ Việt Nam

Cảnh báo nguy cơ Canada điều tra phòng vệ thương mại dây thép nhập khẩu từ Việt Nam Canada khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin, ngày 6 tháng 6 năm 2024, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã ban hành kết luận sơ bộ về vụ việc điều tra...

Cùng chuyên mục

Phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà tương xứng với tiềm năng

Một kỳ quan đặc sắc Ngày 19/08/1964 Nhà máy thủy điện Thác Bà được bắt đầu khởi công. Sau hơn 10 năm xây dựng, nhà máy đã được khởi động và hòa vào lưới điện quốc gia vào ngày 05/10/1971. Nhà máy thủy điện Thác Bà là tổ hợp công nghiệp lớn đầu tiên thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta. Việc xây dựng nhà máy thủy điện đã tạo ra hồ Thác Bà...

Sau 9 năm lao dốc, giá hồ tiêu lập đỉnh mới, dự báo nào cho thời gian tới?

Giá hồ tiêu tăng nhanh hơn giá vàng, xuất khẩu hồ tiêu kỳ vọng thu về tỷ USD Nóng: Cảnh báo tình trạng mất hàng hóa khi xuất khẩu Thị trường vận hành theo đúng quy luật Sau 9 năm đứng ở mức thấp, ngày 8/6, giá tiêu đen trong nước đã cán mốc 162.000 đồng/kg, tăng tới gần 60% kể từ giữa tháng 5 (103.000 đồng/kg). Như vậy, giá tiêu nội...

Giá vàng hôm nay 9/6/2024: SJC giảm một mạch hơn 6 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước Chốt phiên 8/6, giá vàng miếng 9999 tại SJC là 74,98 triệu đồng/lượng (mua vào) và 76,98 triệu đồng/lượng (bán ra).  Doji niêm yết ở mức 74,98 triệu đồng/lượng (mua vào) và 76,98 triệu đồng/lượng (bán ra).  Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng Rồng Vàng ở mức 73,38-74,68 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Sau một tuần các ngân hàng mở bán vàng miếng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng...

“Bệ phóng” cho ngành logistics

Phát triển hạ tầng KCN gần cảng biển nước sâu tại Hải Phòng: “Bệ phóng” cho ngành logisticsHạ tầng khu công nghiệp (KCN) gần cảng biển chính là tiền đề để Hải Phòng đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, logistics, công nghiệp phụ trợ, đặc biệt công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tô. Thành công của KCN gần cảng biển Tại Việt Nam,...

Mới nhất

Mùa cỏ bàng Long An

Mỗi ngày, từ sáng sớm, nhiều hộ dân ở xã Mỹ Hạnh Bắc (huyện Đức Hòa, Long An) - ngay cửa ngõ phía Tây Sài Gòn - ra đồng cỏ bàng thu hoạch. Từng bó cỏ bàng được cắt chất thành đống trên đồng. Dưới góc nhìn của tác giả, Nguyễn Khánh Vũ Khoa sẽ cho quý vị thấy một...

Mỹ phạm sai lầm bi thảm và tốn kém ở Ukraine; NATO vượt qua ranh giới đỏ

Một số diễn biến liên quan Mỹ phạm sai lầm bi thảm và tốn kém ở Ukraine. Tờ Nation viết, Tổng thống Mỹ Joe Biden nên tìm cách giải quyết xung đột Ukraine trong thời gian tới. “Tham gia vào cuộc chiến về việc mở rộng NATO ở sân sau của Nga là sai lầm bi thảm...

Mới nhất

Mùa cỏ bàng Long An