Theo Space.com, vào một đêm bình thường dưới bầu trời trong xanh và điều kiện lý tưởng, bạn có thể đếm được 3 hoặc 4 sao băng mỗi giờ. Con số đó có thể tăng lên 15, 25, 50 mỗi giờ hoặc hơn vào đêm cực điểm của những trận mưa sao băng. Tuy nhiên với những cơn "bão sao băng" thì khác.
Những trận "bão sao băng" nào được ghi nhận trong lịch sử?
ẢNH: HAS
"Sao băng sẽ xuất hiện với tốc độ 1.000 vệt hoặc hơn mỗi giờ và trong một số trường hợp hiếm hoi, số lượng đó có thể cao hơn gấp 10 hoặc thậm chí gấp trăm lần!", chuyên gia cho biết. Những trận "bão sao băng" nào đã thắp sáng bầu trời trong lịch sử nhân loại? Dưới đây là một số trận "bão sao băng" lớn nhất có niên đại từ cuối thế kỷ 18.
1. Ngày 12.11.1799: Thiên thạch sáng chói
Vào lúc 2 giờ 30 phút rạng sáng ngày 12.11, Alexander von Humboldt, một nhà khoa học vương quốc Phổ (nay là Đức) bước ra ngoài để tận hưởng không khí trong lành. Khi đó, ông nhận thấy những thiên thạch sáng chói, kỳ lạ nhất mọc lên từ bầu trời phía đông và đông bắc.
Các thiên thạch để lại những vệt sáng thường kéo dài từ 7 đến 8 giây. Màn trình diễn dần dần chấm dứt sau 4 giờ, mặc dù một số ngôi sao băng vẫn có thể được phát hiện trong 15 phút sau khi mặt trời mọc.
2. Ngày 20.4.1803: Mưa sao băng Lyrids đáng chú ý nhất
Trận mưa sao băng Lyrids đáng chú ý nhất xảy ra vào năm 1803, khi người dân thị trấn ở Richmond, Virginia bị đánh thức khỏi giường bởi tiếng chuông báo cháy và có thể chứng kiến một màn trình diễn rực rỡ sao băng từ 1 đến 3 giờ. Các thiên thạch được mô tả "dường như rơi từ mọi điểm trên bầu trời".
Sao băng luôn là hiện tượng thú vị với người yêu thiên văn
ẢNH: THANH TÙNG
3. Ngày 18.11.1833: Sao rơi như tuyết
Đây được xem là một trong những trận mưa sao băng tráng lệ nhất từng được ghi nhận. Nhiều báo cáo trên khắp nước Mỹ mô tả các ngôi sao rơi "dày như tuyết rơi trong một trận bão tuyết". Người ta ước tính có tới 20 ngôi sao mỗi giây. Nhiều người quỳ xuống cầu nguyện, những người khác sợ rằng thế giới sắp kết thúc. Chuông nhà thờ được rung lên. Mọi người chen chúc trên đường phố, sợ phải ở nhà.
4. Ngày 14.11.1855: Kỳ quan châu Âu
Sao chổi gây ra mưa sao băng Leonids - Tempel-Tuttle được phát hiện vào tháng 12.1865 và quay quanh mặt trời khoảng 33 năm một lần. Người ta cho rằng 33 năm sau màn trình diễn tuyệt vời cuối cùng của chúng, một màn trình diễn Leonids ngoạn mục khác sẽ diễn ra vào năm 1866. Và quả thực, điều đó đã xảy ra nhưng không phải với nước Mỹ. Lần này, châu Âu đã chứng kiến "cơn bão" sao băng.
5. Ngày 27.11.1872: Mưa lửa
Vào năm 1872, khi trái đất đi qua gần quỹ đạo của sao chổi Biela, những tàn tích bụi bặm của nó bắt đầu va vào bầu khí quyển. Từ Moncalieri (Ý) ngay sau 20 giờ, 4 người quan sát đã mô tả các thiên thạch giống như "một trận mưa lửa thực sự", với các thiên thạch xuất hiện với tốc độ 4 thiên thạch mỗi giây. Những người khác cho biết các thiên thạch rơi với tốc độ quá nhiều đến mức không thể đếm được.
6. Ngày 9.10.1933: Bất ngờ
Một trận bão sao băng lịch sử đã xảy ra vào đêm này trên khắp châu Âu khi trái đất đi qua vệt sao chổi Giacobini-Zinner định kỳ. Màn trình diễn tuyệt vời này là điều bất ngờ và khiến hầu hết các nhà thiên văn học hoàn toàn bất ngờ.
Các thiên thạch dường như lao vút ra từ đầu chòm sao Draco the Dragon và được gọi là thiên thạch "Draconids", mặc dù những người khác gọi chúng là "Giacobinids" theo tên sao chổi mẹ của chúng. Chúng được mô tả là chậm, nhìn chung mờ nhạt và thường có màu vàng.
7. Ngày 9.10.1946: Pháo hoa vũ trụ
Không giống như năm 1933, các nhà thiên văn học đã sẵn sàng cho Draconids vào năm 1946. Mặc dù trăng tròn, những người quan sát bầu trời không hề thất vọng khi chúng được mô tả những thiên thạch sáng nhất chiếu sáng hơn sao Kim ở thời điểm đẹp nhất của nó, có màu đỏ, cam và xanh lá cây, thậm chí có thể theo dõi được khi đường đi của chúng sau những đám mây mỏng.
Cùng chờ đợi bầu trời đêm 2025 với nhiều điều thú vị. Liệu sẽ có bất ngờ với những cơn mưa sao băng?
ẢNH: HUY HYUNH
8. Ngày 18.11.1999: Sự "bùng nổ" ngoạn mục
Một loạt mưa sao băng Leonids ngoạn mục trên bầu trời đầy sao khi nhìn từ kinh độ của châu Âu và Trung Đông. Sự bùng nổ kéo dài khoảng 1 giờ đạt đỉnh ở tốc độ 1 hoặc 2 sao băng mỗi giây như bất kỳ người nào nhìn thấy.
9. Ngày 18.11.2001 và 10.11.2002: Bữa tiệc ánh sáng
Cơn bão sao băng thực sự là một bữa tiệc ánh sáng trên bầu trời những ngày này với hàng ngàn vệt sao băng mỗi giờ. Theo các ghi chép, nhiều người đã vô cùng mãn nhãn khi được quan sát thời điểm đó.
Liệu bầu trời Việt Nam trong năm 2025 với những trận mưa sao băng rực rỡ có tạo nên những trải nghiệm quan sát bất ngờ? Hãy cùng chờ đón.
Thanhnien.vn
Bình luận (0)