Trang chủSự kiệnBầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung...

Bầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung Quốc: Khi ‘vầng hào quang’ dần phai nhạt

Từng đánh giá cao sức ảnh hưởng của nền dân chủ Mỹ, tầng lớp tri thức Trung Quốc đang mất dần niềm tin đến cuộc bầu cử ở quốc gia “kỳ phùng địch thủ”.
 
Trung Quốc muốn gì ở tổng thống Mỹ tiếp theo
Nhiều người, đặc biệt thuộc tầng lớp trí thức Trung Quốc đã có sự thay đổi đáng kể về nhận thức đối với các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và hệ thống chính trị của quốc gia “kỳ phùng địch thủ”. (Nguồn: SCMP)

 

Cuộc bầu cử Tổng thống và cuộc tranh luận giữa các ứng viên về “giấc mơ Mỹ” từ lâu đã thu hút sự chú ý của Mandy Huang, một nhân viên tài chính ngoài 40 tuổi tại Bắc Kinh.

Quan điểm tích cực của cô về hệ thống chính trị Mỹ vẫn được duy trì khi cô làm việc tại Bắc Kinh với tư cách là một chuyên gia ngân hàng đầu tư, luôn theo dõi sát sao cuộc đua chính trị đang gay cấn tại Washington và nghiên cứu những tác động tiềm tàng đối với nền kinh tế vĩ mô Trung Quốc.

“Tôi bắt đầu theo dõi các cuộc bầu cử Mỹ từ thời Tổng thống Bill Clinton. Thời điểm đó, nền dân chủ Mỹ rực rỡ như một vầng hào quang”, cô nhớ lại.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Mandy Huang đã thay đổi quan điểm khá nhiều. Cô nhìn nhận cuộc đua “song mã” năm nay khác xa rất nhiều so với thời điểm những năm 2000 khi “lý tưởng tự do và dân chủ” được thể hiện khá tích cực, ngay cả ở những cuộc bầu cử cấp liên bang.

Many Huang chia sẻ, sự quan tâm của cô đối với nền chính trị Mỹ đã phai nhạt đáng kể từ giữa năm 2019, sau khi Tổng thống lúc bấy giờ là Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và đề cao cách tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” đối với các vấn đề quốc tế.

Giống như Many Huang, một chuyên gia cố vấn ngoài 50 tuổi đang làm việc cho một công ty tư vấn hàng đầu của Mỹ tại Bắc Kinh cũng cho biết, quan điểm của ông cũng thay đổi phần nhiều. “Trước đây, mọi người ngưỡng mộ hệ giá trị Mỹ, nhưng giờ đây quan điểm đã chuyển sang trạng thái hoài nghi – thậm chí coi cuộc bầu cử như một trò đùa”.

Nhiều người, đặc biệt thuộc tầng lớp trí thức Trung Quốc, từng có thời gian theo học ở nước ngoài lâu năm đã có sự thay đổi đáng kể về nhận thức đối với các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và toàn bộ hệ thống chính trị của quốc gia “kỳ phùng địch thủ”.

Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, khá nhiều người Trung Quốc cho rằng, sự thắng thế của cựu Tổng thống Trump, chính sách thù địch của Washington đối với Bắc Kinh hay tình trạng chia rẽ chính trị nội bộ là những yếu tố chủ yếu khiến họ không còn mặn mà với tình hình bầu cử Mỹ. Không ít người có cái nhìn hoài nghi về hệ thống chính trị Mỹ.

Ông Liu Yawei, người đứng đầu Trung tâm Carter chuyên tập hợp những nghiên cứu liên quan đến quan điểm của Trung Quốc về Mỹ, mô tả quá trình bầu cử tại Washington là “một cảnh tượng hỗn loạn” chỉ riêng trong năm nay với hai nỗ lực ám sát ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump và sự thay đổi ứng cử viên vào phút chót của đảng Dân chủ từ Tổng thống Joe Biden sang Phó tướng Kamala Harris.

“Tất cả đều rất phức tạp, vì vậy tôi cho rằng cuộc bầu cử giống như ở giữa màn sương mù hay bị mắc kẹt trong tình trạng rối bời”, ông nói.

Theo ông Liu Yawei, sự tập trung của người dân Mỹ vào cuộc bầu cử chủ yếu xoay quanh việc ai được bầu, thay vì quan tâm tìm hiểu xem hệ thống chính trị sẽ trở nên minh bạch hơn hay cần cải thiện như thế nào.

“Mối quan tâm chính vẫn là quan điểm và ảnh hưởng của người được bầu đối với quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong vòng chưa đầy 20 ngày nữa”, ông nói.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the US National Academy of Sciences vào tháng 4/2024, tình trạng quản lý đại dịch yếu kém là một phần nguyên nhân dẫn đến “sự suy giảm đáng kể” về mức độ ủng hộ của người dân Trung Quốc tới cuộc bầu Mỹ từ năm 2019 đến năm 2022.

Nghiên cứu – do các nhà nghiên cứu từ Princeton, Đại học Bắc Kinh, Đại học British Columbia ở Canada và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cùng thực hiện – chỉ ra rằng điểm số ủng hộ của người dân Trung Quốc đối với Mỹ đã giảm nhanh chóng từ 1,2 xuống 0,9 trên thang điểm từ 0 đến 3 từ tháng 12/2019 đến tháng 7/2020 và giảm xuống còn 0,6 vào tháng 10/2022. Trong nghiên cứu, số 0 biểu thị “rất không thuận lợi” trong khi số 3 biểu thị “rất thuận lợi”.

Trung Quốc muốn gì ở tổng thống Mỹ tiếp theo
Lượng người đọc Weibo về cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 đã đạt số lượng đỉnh điểm vào ngày 11/9, ngay sau cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Donald Trump và Kamala Harris. (Nguồn: AFP)

 

Zhao Jia, 42 tuổi, Giám đốc điều hành một công ty công nghệ tại Bắc Kinh cho biết, bà đã theo dõi các cuộc đua chính trị của Mỹ kể từ thời Tổng thống Clinton-Bush và từng ngưỡng mộ các khía cạnh của cuộc bầu cử dân chủ Mỹ. Nhưng lần này, bà cảm thấy bối rối vì “các vấn đề đang được thảo luận đã trở nên chính trị hóa hơn, như chính sách nhập cư hay tình trạng phá thai”.

Trong khi đó, ở một khía cạnh khác, đối với một số người, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lại đang có lợi ích gián tiếp đối với người Trung Quốc, góp phần thay đổi góc nhìn của người dân ở quốc gia Đông Bắc Á về nền chính trị phương Tây.

Theo ông Liu Yawei, từ thời điểm năm 2008, ông quan sát thấy người dân Trung Quốc đã quan tâm nhiều hơn và dần công nhận hệ thống chính trị Mỹ, đặc biệt là thời điểm khi ông Barack Obama đắc cử, trở thành tổng thống da mầu đầu tiên ở một quốc gia vốn có lịch sử lâu dài về phân biệt chủng tộc – một khoảnh khắc mà ông Liu Yawei nhận định là “khá thú vị đối với nhiều người”.

“Việc công nhận Mỹ là một quốc gia dân chủ đã được củng cố ở Trung Quốc. Nếu nền dân chủ của Mỹ là giả tạo, làm sao ông Obama có thể được bầu?” ông nói.

Vào thời điểm đó, mối quan hệ của đôi bên cũng được đánh giá là khá ổn định khi Tổng thống Bill Clinton ký Đạo luật quan hệ Mỹ-Trung Quốc năm 2000 hay việc Washington mở đường cho Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và số lượng sinh viên Trung Quốc du học tại Mỹ tăng theo cấp số nhân.

“Điều thực sự ấn tượng không phải là hệ thống bầu cử của Mỹ, mà thực tế là họ đã duy trì được hệ thống này trong nhiều năm, trở thành nền dân chủ lâu đời nhất thế giới có hiến pháp thành văn”, một nhà khoa học chính trị của Trung Quốc bình luận.

Chuyên gia này cũng cho rằng, việc các ứng cử viên từ các đảng khác nhau – chẳng hạn như Tổng thống George W. Bush hay Bill Clinton – có thể đặt hiến pháp lên trên lợi ích của đảng là một “đặc điểm rất hiếm có và giá trị”.

Dù vậy, cuộc bầu cử năm 2016 đã trở thành bước ngoặt khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống. Sự suy giảm trong nhận thức về Mỹ tỷ lệ thuận với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa hai siêu cường trong những năm gần đây.

Trong khi các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc phần lớn hạn chế đưa tin về chiến dịch tranh cử của Mỹ thì tin tức về cuộc bầu cử vẫn dày đặc trên các nền tảng truyền thông xã hội của Trung Quốc. Lượng tin tức về ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump – một nhân vật được đánh giá là “vừa liều lĩnh, vừa thú vị”- đã vượt xa về độ phủ sóng so với ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris trên mạng xã hội Trung Quốc.

Ngày 16/10, một chủ đề liên quan đến ông Donald Trump đã nhận được hơn 931.000 cuộc thảo luận và 2,87 tỷ lượt xem trên mạng xã hội Weibo. Ngược lại, chủ đề liên quan đến bà Kamala Harris chỉ nhận được 27.000 cuộc thảo luận và 54 triệu lượt xem.

Lượng người đọc Weibo về cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 đã đạt số lượng đỉnh điểm vào ngày 11/9, ngay sau cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Donald Trump và Kamala Harris. Rõ ràng, các chủ đề liên quan đến cuộc chạy đua vào Nhà Trắng trên các phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc đang cung cấp cho người dân nước này những góc nhìn đa chiều hơn về nền chính trị, dân chủ theo phong cách Mỹ.

“Nhiều kênh đa dạng trên các nền tảng truyền thông xã hội đã góp phần giúp người Trung Quốc có cái nhìn thực tế hơn về cuộc đua song mã ở quốc gia bên kia bờ Đại Tây Dương”, Zhao Jia, Giám đốc điều hành một công ty công nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh nhận định.

Baoquocte.vn

Nguồn: https://baoquocte.vn/bau-cu-my-duoi-goc-nhin-cua-tang-lop-tri-thuc-trung-quoc-khi-vang-hao-quang-dan-phai-nhat-290552.html

Cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris vượt ông Donald Trump trong cuộc đua tài chính

Chỉ riêng trong tháng 9, chiến dịch của bà Kamala Harris, Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ và các quan chức đảng cấp bang đã huy động được hơn 359 triệu USD.   Chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Kamala Harris và các ủy ban hành động chính trị liên kết của đảng Dân chủ đã thu về khoảng 633 triệu USD trong quý 2 năm nay, nâng tổng số tiền huy động được lên hơn 1...

Giá Bitcoin “nín thở” ngóng kết quả bầu cử Mỹ 2024

Các chuyên gia tài chính nhận định kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến triển vọng giá của đồng tiền điện tử Bitcoin. Bitcoin đạt mức cao nhất trong 3 tháng Bitcoin, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường, đã ghi nhận mức giá cao nhất trong ba tháng qua, lên gần 68.000 USD vào giữa tháng 10/2024. Một trong những động lực chính dẫn đến đà...

Cuộc đua gay cấn giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ

Trong bối cảnh chỉ còn 2 tuần nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, kết quả một cuộc khảo sát vừa công bố ngày 21/10 cho thấy, Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump vẫn đang trong cuộc đua quyết liệt trên khắp 7 bang chiến địa. Vnews.gov.vn Nguồn: https://vnews.gov.vn/video/cuoc-dua-gay-can-giua-hai-ung-cu-vientong-thong-my-139244.htm

Vì sao kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024 hiện rất khó đoán?

Chỉ còn gần 2 tuần là đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2024, nhưng giới quan sát chưa thể đưa ra dự đoán về kết quả vì một số lí do. Nhà phân tích Harry Enten chỉ ra rằng, các cuộc thăm dò dư luận hiện cho thấy hai ứng viên tổng thống Mỹ đang bám đuổi nhau rất sát về tỉ lệ ủng hộ và mỗi khi có một tín hiệu tốt cho Phó tổng thống Kamala Harris, đối...

Bầu cử Mỹ 2024: Nền kinh tế có thực sự ‘quan tâm’ ai trở thành Tổng thống?

15 năm qua, Mỹ đã đạt được thành tựu kinh tế đáng kinh ngạc so với các quốc gia khác. Trải qua những thăng trầm, Mỹ vẫn giữ vững danh hiệu là nền kinh tế lớn nhất thế giới, bất kể ai là Tổng thống.   Cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris bắt tay nhau trước khi tranh luận ở Philadelphia, ngày 10/9. (Nguồn: Getty Images)   Rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc được đầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đồng loạt đi xuống; cách nuôi lợn độc lạ tại Trung Quốc

Nhìn chung, thị trường heo hơi hôm nay tiếp tục duy trì đà giảm trên diện rộng. Theo khảo sát, giá heo hơi cả nước hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về thám tử lừng danh Conan tại Hà Nội

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ra đời bộ truyện Thám tử lừng danh Conan, độc giả tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc sẽ được trải nghiệm trọn vẹn những khoảnh khắc đáng nhớ trong triển lãm "30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan".

Lo ngại Israel trả đũa Iran, giá dầu leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay 22/10, giá dầu WTI giảm nhẹ chưa đến 10 cent, giá dầu Brent “neo” ở mức 74,29 USD/thùng.

Xả súng kinh hoàng tại Mỹ, 5 người thiệt mạng

Theo thông tin từ cơ quan chức năng, ngày 21/10 (giờ địa phương), một vụ xả súng đẫm máu đã xảy ra tại bang Washington, Mỹ, khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có 3 trẻ em.

Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục công du Trung Đông, ‘định hướng con đường mới để người dân Palestine tái thiết cuộc sống’

Đây là chuyến thăm thứ 11 của Ngoại trưởng Antony Blinken đến khu vực này kể từ khi cuộc xung đột ở Gaza nổ ra vào tháng 10/2023, trong bối cảnh Israel gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào Hezbollah ở Lebanon.

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV sáng 21.10, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, tạo tiền đề, chuẩn...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ mới: Quy tụ để phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Bà Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ ý kiến nhân dịp tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ lần thứ 10 (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra từ 16-18/10.   Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 10 được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang có vị thế và uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế....

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam phải là “công trình biểu tượng ở kỷ nguyên vươn mình của đất nước”

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là yêu cầu khách quan, lựa chọn mang tính chất chiến lược để phát triển hạ tầng đất nước và là công trình biểu tượng ở kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD, hướng tuyến "thẳng nhất có thể"Bộ GTVT vừa có văn bản phản hồi những nội dung...

Ông Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV ngày 21.10.   Nghị quyết về việc bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước được Quốc hội thông qua với 440/440 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Trước đó, Quốc hội đã bỏ phiếu kín để quyết định việc bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 -...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ mới: Quy tụ để phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Bà Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ ý kiến nhân dịp tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ lần thứ 10 (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra từ 16-18/10.   Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 10 được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang có vị thế và uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế....

Cùng chuyên mục

Chàng trai 26 tuổi ở Bắc Giang thôi công việc ổn định, thi lại vào sư phạm đạt 29,45 điểm

Nhận ra niềm khao khát được đứng trên bục giảng, trở thành giáo viên dạy Văn, Thành quyết định từ bỏ công việc mình đã làm 3 năm qua để thi lại đại học sư phạm. Phạm Văn Thành, sinh năm 1998, vừa trở thành tân sinh viên ngành Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Đây là lần thứ hai chàng trai quê Bắc Giang nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Năm 2016, sau khi tốt nghiệp...

Lo ngại nguy cơ độc quyền, người dân phải mua thuốc giá cao

Thảo luận các quy định liên quan tới sửa đổi Luật Dược, đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà lo ngại nguy cơ độc quyền thuốc, người dân phải mua thuốc với giá cao. Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) lo ngại về nguy cơ độc quyền thuốc trên thị trường. Ảnh: QH. Sáng nay (22.10), Quốc hội khóa XV thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số...

Hơn 80.000 tỉ đồng làm cao tốc kết nối khu vực biên giới Campuchia với các tỉnh ĐBSCL

Tuyến cao tốc Hà Tiên (Kiên Giang) - Rạch Giá (Kiên Giang) - Bạc Liêu có chiều dài hơn 175km với số vốn đầu tư 80.836 tỉ đồng dự kiến được khởi công năm 2026 và hoàn thành năm 2030.   Sơ đồ tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu (màu đỏ) - Ảnh: M.T. Ban quản lý dự án Mỹ Thuận vừa hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư...

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã cho chúng ta cách tiếp cận mới trong vấn đề xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá...

Nestle’ MILO trao tặng máy tính cho các trường tiểu học vùng cao

Thông qua nhãn hàng Nestlé MILO, Nestlé Việt Nam hợp tác cùng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức khởi động Chương trình Giáo dục dinh dưỡng và vận động cho học sinh tiểu học năm học 2024-2025. Đại diện Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái, Nestlé Việt Nam cùng các em học sinh và giáo viên tại điểm trường Khao Mang tại buổi lễ - Ảnh: VGP/PD Trong khuôn khổ Chương trình, Nestlé...

Mới nhất

Phát triển kinh tế ở xã biên giới Thượng Phùng từ chương trình mục tiêu quốc gia

Thượng Phùng là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mèo Vạc, xuất phát điểm kinh tế thấp, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Với sự hỗ trợ từ các chính sách của Đảng, Nhà nước, nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia; cái...

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã cho chúng ta cách tiếp cận mới trong vấn đề xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã...

Nestle’ MILO trao tặng máy tính cho các trường tiểu học vùng cao

Thông qua nhãn hàng Nestlé MILO, Nestlé Việt Nam hợp tác cùng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức khởi động Chương trình Giáo dục dinh dưỡng và vận động cho học sinh tiểu học năm học 2024-2025. Đại diện Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái, Nestlé Việt Nam cùng các em học...

Kiến nghị không tăng lương khu vực công, lương hưu năm 2025

Chính phủ kiến nghị năm 2025 chưa xem xét tăng lương hưu, lương khu vực công, trợ cấp ưu đãi người có công.   Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: Quochoi.vn Sáng 22-10, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có báo cáo về...

Việt Nam khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa tại hội nghị BRICS mở rộng

Đại sứ Việt Nam tại Nga khẳng định Thủ tướng dự hội nghị BRICS mở rộng là hoạt động đối ngoại cấp cao có ý nghĩa quan trọng, khẳng định chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: baochinhphu.vn Theo Bộ Ngoại giao,...

Mới nhất