Trang chủNewsThế giớiBật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử...

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân



Trong phiên họp đầu tiên mới đây, Duma Quốc gia Nga đã thông qua dự luật hủy bỏ việc phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện. 423 đại biểu đã bỏ phiếu nhất trí thông qua văn kiện này. Việc từ chối phê chuẩn nó có ý nghĩa gì.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Không phải có một mà là hai Hiệp ước

Hiệp ước đầu tiên được gọi là “Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong vũ trụ và dưới nước” (còn được gọi là “Hiệp ước Moscow” theo tên địa điểm ký kết). Văn bản này được ký vào ngày 5/8/1963 tại Mátxcơva.

Các bên tham gia thỏa thuận, tức là những nước khởi xướng, là Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh. Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 10/10/1963 và đến nay có 131 quốc gia thành viên.

Cần lưu ý việc ký kết Hiệp ước chỉ là một nửa sự việc; các tài liệu quan trọng nhất phải được phê chuẩn bắt buộc, tức là phải được phê duyệt ở cấp lập pháp và hành pháp cao nhất đối với quốc gia ký kết. Tức là người có thẩm quyền của Nhà nước (Tổng thống/Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao) ký văn bản. Nhưng để Hiệp ước có hiệu lực cần có sự phê chuẩn của Quốc hội với tư cách luật pháp.

Nghị viện bỏ phiếu phê chuẩn hiệp ước và qua đó xác nhận rằng nhà nước cam kết tuân thủ các quy định của Hiệp ước này. Việc phê chuẩn được chính thức hóa bằng một tài liệu đặc biệt gọi là văn kiện phê chuẩn. Trong Hiệp ước Moscow, Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh là nơi lưu giữ. Các quốc gia tham gia Hiệp ước lần lượt chuyển văn kiện phê chuẩn của mình tới Moscow, Washington hoặc London.

Có một điểm chú ý ở đây. Việc tham gia hiệp ước loại này là một quá trình gồm hai giai đoạn nên có thể có những quốc gia đã ký nhưng không phê chuẩn. Ví dụ, Hiệp ước Moscow không được Trung Quốc, Pháp, Triều Tiên, Hàn Quốc và Israel ký kết. Về mặt nguyên tắc, Hiệp ước có phần khiếm khuyết, vì thực tế là một số quốc gia có ý định sở hữu vũ khí hạt nhân nên đã không ký.

Sau đó, Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện ra đời – một hiệp ước quốc tế đa phương nhằm cấm các vụ nổ thử nghiệm vũ khí hạt nhân và bất kỳ vụ nổ hạt nhân nào khác vì mục đích dân sự hoặc quân sự ở bất cứ đâu.

Hiệp ước này không do một số quốc gia khởi xướng nữa mà được thông qua tại khóa họp thứ 50 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 10/9/1996 và ký kết vào ngày 24/9/1996. Hiệp ước này được chuẩn bị kỹ càng hơn nhiều, vì một trong các phụ lục của nó đã xác định rõ ràng danh sách 44 quốc gia có đủ khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân và năng lượng nguyên tử.

Đến năm 2023, Hiệp ước này đã được 187 quốc gia ký kết và được 178 quốc gia trong số đó phê chuẩn.

Nhưng vấn đề không phải là ai ký mà là ai không ký. Ở trên đã nêu rằng một trong những điều kiện để Hiệp ước có hiệu lực là việc mỗi nước trong số 44 quốc gia liệt kê tại Phụ lục số 2 bắt buộc phải ký kết và phê chuẩn Hiệp ước.

Danh sách này không phải tự nhiên mà có. Danh sách 44 quốc gia được Cơ quan năng lượng nguyên trử quốc tế (IAEA) tổng hợp trên cơ sở hiện diện của các quốc gia đang vận hành các lò phản ứng điện hạt nhân trên lãnh thổ của nước họ vào thời điểm Hiệp ước được ký kết.

Mọi thứ đều minh bạch: nếu có lò phản ứng hạt nhân, sẽ có khả năng thu nhận được plutonium để chế tạo vũ khí, nghĩa là về mặt lý thuyết có thể chế tạo vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, nhiều quốc gia đã làm điều đó.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Trong số 44 quốc gia có năng lượng hạt nhân vào thời điểm Hiệp ước được hình thành, chỉ có 3 quốc gia không ký kết: Ấn Độ, Pakistan và CHDCND Triều Tiên. Nghĩa là, yêu cầu đầu tiên để Hiệp ước có hiệu lực đã không được đáp ứng, chỉ có 41 trong số 44 nước ký.

Tiếp đó, số nước phê chuẩn Hiệp ước thậm chí còn ít hơn, chỉ 36 trên 44 quốc gia. Các bên không ký phê chuẩn có sự tham gia của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Israel, Iran và Ai Cập.

Liên Hợp Quốc không bỏ cuộc. Ngày 6/12/2006, Đại hội đồng đã thông qua một nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng ký kết và phê chuẩn Hiệp ước. 172 quốc gia đã bỏ phiếu tán thành nghị quyết và 2 quốc gia phản đối: CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ.

Như vậy, Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện không có hiệu lực, điều đó có nghĩa là nó thực tế vẫn là chỉ một điều mong muốn. Nhưng không hoàn toàn như vậy, nhiều nước vẫn tuân thủ các điều khoản của Hiệp ước và đã không tiến hành thử nghiệm. Không có vụ thử nào được Hoa Kỳ thực hiện kể từ năm 1992. Nga cũng đã làm điều tương tự như vậy. Không quan trọng đó là thỏa thuận theo dạng quân tử, hay là thực sự có tâm, điều quan trọng là các bên đã tuân thủ các điều khoản của Hiệp ước.

Các vụ thử hạt nhân của Nga

Việc thu hồi chữ ký là không thể, còn việc có thể tiến hành là thu hồi văn bản phê chuẩn. Nga sẽ vẫn là một bên ký kết Hiệp ước, nhưng về bản chất, là một bên tham gia một hiệp ước không có hiệu lực.

Từ năm 1949 đến 1990, Liên Xô đã tiến hành 715 vụ thử hạt nhân, sử dụng 969 thiết bị hạt nhân. Trong số này có 124 cuộc thử nghiệm được thực hiện vì mục đích hòa bình.

Hầu hết các cuộc thử nghiệm ở Liên Xô đều diễn ra tại địa điểm thử nghiệm hạt nhân Semipalatinsk và quần đảo Vùng đất mới (Novaya Zemlya).

Ngày 30/10/1961, quả bom hydro mạnh nhất trong lịch sử – bom Sa hoàng, có công suất 58 megaton, đã phát nổ tại trung tâm thử nghiệm Novaya Zemlya.

Sóng địa chấn do vụ nổ tạo ra, đi qua ba lần trái đất và sóng âm vang đến nơi cách vụ thử 800 km.

Còn tại bãi thử Semipalatinsk, ngày 11/10/1961, lần đầu tiên một vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất đã được thực hiện.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Trong Hiệp ước Matxcơva “Cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong vũ trụ, và dưới nước” có hiệu lực cuối năm 1963 chưa đề cập đến các vụ thử dưới lòng đất. Tuy nhiên, một trong những yêu cầu của Hiệp ước là: bụi phóng xạ sau vụ nổ hạt nhân trong lòng trái đất không được phép vượt ra ngoài quốc gia thực hiện các cuộc thử.

Tại bãi thử Semipalatinsk còn diễn ra nhiều vụ thử khác. Từ năm 1949 đến năm 1989, 468 vụ thử hạt nhân đã được thực hiện ở đó, trong đó có 616 thiết bị hạt nhân và nhiệt hạch được kích nổ, bao gồm: 125 khí quyển (26 mặt đất, 91 trên không, 8 có độ cao lớn) và 343 dưới lòng đất.

Bãi thử Semipalatinsk bị đóng cửa vào ngày 29 tháng 8 năm 1991. Nga chỉ còn lại một địa điểm thử nghiệm ở Novaya Zemlya.

Còn tại Novaya Zemlya, từ năm 1955 đến năm 1990, có 132 vụ nổ hạt nhân đã được thực hiện gồm cả khí quyển, mặt đất, dưới nước và trong lòng đất. Ở Novaya Zemlya, có thể tiến hành các vụ thử nhiều thiết bị hạt nhân khác nhau.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Thử hạt nhân tại các nước

Về số lượng thử, Nga không phải là nước dẫn đầu, mà là Hoa Kỳ. Từ năm 1945 đến năm 1992, Hoa Kỳ đã chính thức tiến hành 1054 cuộc thử thuộc mọi loại, khí quyển, dưới lòng đất, trên mặt nước, dưới nước và trong vũ trụ.

Hầu hết các cuộc thử nghiệm được tiến hành tại Trung tâm thử Nevada (NTS), Quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Vụ nổ hạt nhân cuối cùng ở Mỹ diễn ra tại bãi thử hạt nhân ở Nevada ngày 23/9/1992. Bãi thử đã đóng cửa nhưng vẫn có thể hoạt động trở lại.

Trung Quốc đã thực hiện 45 vụ thử vũ khí hạt nhân (23 trên khí quyển và 22 dưới lòng đất) từ năm 1964 đến 1996. Việc thử nghiệm dừng lại vào năm 1996, khi Trung Quốc ký Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện. Kể từ năm 2007, theo sắc lệnh của chính phủ Trung Quốc, bãi thử hạt nhân Lop Nur đã đóng cửa hoàn toàn và trở thành điểm du lịch.

Pháp đã tiến hành 210 vụ thử hạt nhân từ năm 1960 đến năm 1996 nhưng không phải trên lãnh thổ của mình: 17 cuộc thử nghiệm đã được thực hiện ở sa mạc Sahara, trên lãnh thổ Algeria (thuộc Pháp trước đây), 46 cuộc thử nghiệm trên khí quyển và 147 cuộc thử nghiệm trên mặt đất và dưới lòng đất trên các đảo san hô Fangataufa và Mururoa ở Polynesia thuộc Pháp.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Anh tiến hành vụ thử đầu tiên vào ngày 3/10/1952, cho nổ một thiết bị hạt nhân trên một con tàu đang neo đậu ở Quần đảo Monte Bello (mũi phía tây Australia). Tổng cộng, Anh đã tiến hành 88 vụ thử hạt nhân từ năm 1952 đến năm 1991.

Triều Tiên đã tiến hành sáu vụ thử hạt nhân tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri.

Ấn Độ tiến hành cuộc thử đầu tiên vào năm 1974. Cho đến năm 1998, 5 vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất đã được thực hiện tại bãi thử trên sa mạc Rajasthan, gần thành phố Pokhran. Kể từ đó, Ấn Độ chính thức được tuyên bố là cường quốc hạt nhân, nhưng hai ngày sau đó Delhi tuyên bố từ chối các vụ thử tiếp theo.

Pakistan không hề tụt hậu so với đối thủ của mình. Vào ngày 28/5/1998, nước này đã cho nổ 5 quả bom dưới lòng đất và một quả nữa ngày 30/5.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Việc rút lại phê chuẩn Hiệp ước có ích gì cho Nga?

Vũ khí hạt nhân có đặc tính rất khác so với vũ khí thông thường. Một viên đạn thông thường có thể lặng lẽ nằm trong kho khô ráo vài thập kỷ mà không mất đi đặc tính chết người.

Nhưng trong thiết bị hạt nhân, các quá trình phân rã phóng xạ phức tạp liên tục xảy ra. Nghĩa là, theo thời gian, thành phần đồng vị của điện tích thay đổi và nó có thể bị suy giảm ở một mức độ nào đó.

Ngày nay, nhiều phương tiện truyền thông ở các quốc gia không thân thiện thường nói rằng Nga là một gã khổng lồ với đôi chân bằng đất sét, và đội quân khiến mọi người phải sợ hãi trong 30 năm qua, thực chất còn lâu mới hoàn hảo.

Theo đó, tiềm lực hạt nhân của Nga cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự như quân đội Nga nói chung. Tên lửa được chế tạo từ thời Liên Xô, đầu đạn cũng được chế tạo cùng thời, vì vậy có lý do để nghi ngờ rằng khả năng hạt nhân của Nga cũng chỉ là tiềm năng mà thôi, kiểu “Thanh kiếm rỉ sét thời Xô Viết”. Plutonium đã cũ và không thể tạo ra loại đạn mới từ nó nữa vì nó đã thay đổi tính chất đồng vị.

Bật mí lý do Nga muốn rút khỏi Hiệp ước cấm thử hạt nhân

Một ý kiến ​​như vậy có thể làm suy yếu quyền lực vốn đã thấp của Nga. Trước kia phương Tây sợ Nga, còn bây giờ Nga trở nên ít đáng sợ hơn nhiều. Tất nhiên, điện tích hạt nhân không phải là nguyên nhân có lỗi ở đây mà là ở điều khác. Nhưng lá chắn hạt nhân phải là thứ đe dọa đối thủ của Nga.

Việc đơn phương thoát khỏi lệnh cấm là một lựa chọn khả thi. Thực tế Hiệp ước vẫn chưa có hiệu lực, bởi nhiều nước không phê chuẩn, nên giá trị pháp lý của nó thấp, cho dù tất cả các nước thời gian qua đã không tiến hành các vụ thử nghiệm.

Việc Nga rút khỏi Hiệp ước, mặc dù là đơn phương, để kiểm tra kho vũ khí hạt nhân là một bước đi cần thiết mà không cần quan tâm đến Hoa Kỳ và Châu Âu. Liệu Hoa Kỳ có bắt đầu thử nghiệm để đáp trả hay không cũng trở nên không quá quan trọng. Và việc thử nghiệm một vài tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tại bãi thử Novaya Zemlya cũng sẽ hoàn toàn không gây hại gì.

Dù thế nào thì những hành động như vậy tất nhiên sẽ gây ra một làn sóng phẫn nộ và lên án khác từ cộng đồng thế giới, mà từ khóa ở đây chỉ là vụ thử “tiếp theo”. Nhưng nó sẽ cho phép đưa ra kết luận về tình trạng lá chắn hạt nhân của Nga.





Nguồn

Cùng chủ đề

Lầu Năm Góc nói gì về quân đội Trung Quốc trong báo cáo thường niên?

Bộ Quốc phòng Mỹ đề cập vấn đề tham nhũng trong quân đội Trung Quốc và nhận định rằng kho vũ khí hạt nhân của nước này đang phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. ...

Nga: Việc kiểm soát các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ là chuyện của quá khứ

Đây là khẳng định của Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov trước báo giới hôm 18/2."Nhìn chung, chủ đề kiểm soát vũ khí đã là chuyện của quá khứ vì việc quay trở lại mức độ tin cậy tối thiểu là điều không thể do các tiêu chuẩn kép của phương Tây. Và nếu không có lòng tin, thì không thể tạo ra một cơ chế hiệu quả để kiểm soát lẫn nhau", ông Valery Gerasimov nói.Tổng...

Mỹ bác bỏ ý tưởng trao trả vũ khí hạt nhân cho Ukraine

(CLO) Nhà Trắng đã khẳng định không xem xét khả năng trả lại cho Ukraine các vũ khí hạt nhân mà nước này đã từ bỏ sau khi Liên Xô tan rã, theo cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết vào Chủ nhật. ...

Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Vũ khí vốn xuất hiện từ sớm trong lịch sử loài người. Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.

Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi...

Hãng tin Reuters dẫn 3 nguồn tin cho biết, Mỹ sắp đạt được thỏa thuận cung cấp cho Kiev tên lửa hành trình JASSM có tầm bắn 300 km và quyết định sẽ được công bố trong tháng 11 này.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thế giới lao dốc; trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 20/12, thế giới tiếp tục lao dốc, trong nước giá xăng đồng loạt tăng.

Chặn thêm vào nhóm Zalo cực đơn giản không phải ai cũng biết

Biết cách chặn thêm vào nhóm Zalo sẽ giúp bạn bảo vệ quyền riêng tư và hạn chế bị làm phiền bởi các nhóm không liên quan. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chặn thêm vào nhóm Zalo một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Quần đảo Solomon siết chặt an ninh nhờ viện trợ “khủng” từ Australia

Thủ tướng Anthony Albanese cho biết Australia sẽ hỗ trợ 190 triệu AUD (118,4 triệu USD) cho quần đảo Solomon để giúp mở rộng lực lượng cảnh sát, dần giảm bớt phụ thuộc vào đối tác bên ngoài.

USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc “ì ạch”

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Bài đọc nhiều

Tổng thống Ukraine công bố viện trợ nhân đạo cho Syria

Trong bài phát biểu ngày 15/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Cùng chuyên mục

Quần đảo Solomon siết chặt an ninh nhờ viện trợ “khủng” từ Australia

Thủ tướng Anthony Albanese cho biết Australia sẽ hỗ trợ 190 triệu AUD (118,4 triệu USD) cho quần đảo Solomon để giúp mở rộng lực lượng cảnh sát, dần giảm bớt phụ thuộc vào đối tác bên ngoài.

Tổng thống Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trước lễ nhậm chức của ông Trump

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trong chuyến đi Ý vào đầu năm sau, và nhiều khả năng là chuyến công du nước ngoài cuối cùng của nhà lãnh đạo trong nhiệm kỳ. ...

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Nga kết án 21 năm tù với 2 người bị tố làm việc cho Ukraine

Hãng AFP ngày 20.12 đưa tin tòa án binh Nga vừa kết án 21 năm tù với 2 người bị cho là âm mưu thực hiện vụ tấn công theo yêu cầu từ Ukraine. ...

Rạn nứt ở Tây Phi

Hội nghị thượng đỉnh ECOWAS diễn ra trong bối cảnh khu vực chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là sau các cuộc đảo chính đưa chính quyền quân sự lên nắm quyền...

Mới nhất

Ca mắc sởi ở Hà Nội tăng, nhiều trẻ phải thở oxy

Thời gian gần đây số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng tăng. Nhiều trẻ mắc sởi chuyển nặng, phải thở oxy hoặc thở máy. ...

Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20-12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND)...

Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trường ngoài công lập

Tiến tới sự bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) công lập và ngoài công lập, các chuyên gia đề xuất Nhà nước có thể đầu tư cho các trường ngoài công lập nếu trường đó có nhóm nghiên cứu mạnh, tham gia đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu sứ...

Người cao tuổi nêu gương sáng trong xây dựng văn hóa gia đình

Trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, NCT luôn có vai trò quan trọng gìn giữ nền nếp, gia phong của gia đình. Cả cuộc đời hấp thụ những tinh hoa của gia đình, truyền thống, NCT luôn đi đầu trong việc bảo vệ chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực trong mối quan hệ giữa các thành...

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sáng 20/12 tại Lào Cai, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản Quốc gia, đảm bảo sản xuất xanh. Hội nghị triển khai thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 -...

Mới nhất