Trang chủKinh tếNông nghiệpBắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi...

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?

Tháng 11, nước nổi còn gọi nước lũ đang rút dần ra sông mang theo nhiều tôm cá, trong đó có cá linh đặc sản. Ngư dân tỉnh An Giang sống ở các vùng đầu nguồn như huyện An Phú, thị xã Tân Châu, thành phố Châu Đốc tập trung đánh bắt cá tôm…

Năm nay, đồng bằng sông Cửu Long có mùa nước nổi khá đẹp, dâng cao vào đồng nên người dân được mùa cá, tôm. Tuy nhiên, trong niềm vui là nỗi lo khi con nước bất thường…

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?- Ảnh 1.

Mùa cá ra sông giúp nhiều người dân vùng đầu nguồn An Giang có thu nhập ổn định với nghề đánh bắt thủy sản, trong đó bắt được nhiều là cá linh, khai thác các sản vật mùa lũ.

Tháng 11, nước nổi còn gọi nước lũ đang rút dần ra sông mang theo nhiều tôm cá. Ngư dân tỉnh An Giang sống ở các vùng đầu nguồn như huyện An Phú, thị xã Tân Châu, thành phố Châu Đốc tập trung đánh bắt cá tôm…

Mùa đánh bắt cá

Đây thời điểm sôi động nhất trong mùa nước nổi, ngư dân gọi là mùa cá ra sông. Nhiều nhất vẫn là cá linh. Từ đồng, cá bơi len lỏi ra sông lớn như sông Tiền, sông Hậu, sông Cái Vừng, sông Châu Đốc để ngược về thượng nguồn sông Mê Công.

Tỉnh An Giang nằm ở đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu nên hằng năm, cứ tháng 7 nước từ thượng nguồn sông Mê Công tràn về ngập các cánh đồng mang theo phù sa, tôm cá. Đến tháng 11, nước rút dần ra sông. Ngư dân dùng các ngư cụ bắt cá, người thì đứng ven bờ chài, người đặt dớn, người thả lưới, người thì câu cá.

Tại phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang), người dân và du khách đã quen với cảnh các thuyền máy xúc cá bằng lưới vợt trên sông Tiền gọi là “kéo dồn”. Đây là cách đánh bắt cá linh khá lạ ở vùng sông nước, chỉ xuất hiện ở Tân Châu.

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?- Ảnh 2.

Kéo dồn bắt cá linh-cá đặc sản trên dòng sông Tiền ở thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

Những thuyền máy kéo dồn chạy ngược xuôi ven bờ sông trong mùa cá ra đã trở nên quen thuộc với cư dân phố thị vùng sông nước. Nhiều người có thời gian rảnh rỗi hay ra bờ kè ngắm cảnh kéo cá.

Anh Cùm Văn Xuyên, chủ một thuyền máy kéo dồn, kể, hơn 20 năm qua anh sống bằng nghề này. Mùa kéo dồn cá linh từ tháng 10 cho đến tháng 11 thì ngưng, cá linh dính dồn là cá đã lớn thích hợp cho ủ nước mắm.

Theo anh Xuyên, kéo dồn dựa vào sức máy móc nên không mệt nhọc nhiều nhưng quan trọng phải biết thả lưới ở độ sâu thế nào mới trúng luồng cá đi.

Anh Xuyên phân tích, mành lưới có bề xuống 15m nhưng thông thường thả xuống ở độ sâu 10m, còn cạn hơn hoặc sâu hơn thì cũng dính cá nhưng rất ít, có khi không có con nào.

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?- Ảnh 3.

Một ngày, ngư dân vùng đầu nguồn An Giang kéo dồn bắt hàng trăm ký cá linh.

Chúng tôi lên thuyền máy xem anh Xuyên đánh cá. Trên thuyền có 4 người. Anh Xuyên là “máy trưởng”, anh cầm lái chạy thuyền, nhìn luồng nước để phán đoán độ sâu mà cho thả lưới. 3 người còn lại có nhiệm vụ thả lưới, kéo lưới và xúc cá dính lưới.

Thời gian thả và kéo lưới khoảng 15 phút. Ở lần thả đầu, khi từ từ kéo lưới lên, bên trong lưới cá nhảy lao xao. Nhìn bầy cá, mắt anh Xuyên sáng rỡ, vui vẻ nói: “Lưới này cá nhiều, khoảng 9kg. Vậy là khá lắm vì thường mỗi lưới kéo dính 3,4kg cá”.

Nhìn cá nhảy trong lưới mà họ biết dính nhiều hay ít. Cá nhiều nên ai cũng vui. Anh Nguyễn Văn Thắng cầm cây vợt to xúc cá. Cá bắt được, có hơn 90% là cá linh, còn lại là cá heo, cá rô biển, cá thiểu…Anh Thắng nhanh chóng trút cá vào thùng to chứa 10kg cá.

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?- Ảnh 4.

Một thùng nhựa này có thể chứa 10 kg cá linh.

Được 5 thùng cá, nhóm anh Thắng tấp vào bờ, giao thùng cá cho bạn hàng, lái cá rồi lại tiếp tục theo con nước đánh bắt cá linh. Một ngày như vậy nhóm anh Thắng đánh bắt hơn 8 giờ.

Anh Thắng nói, anh đi làm ăn công, trả công theo ngày tùy theo cá nhiều hay ít, lúc cá ít được trả công 300.000 đồng/ngày, còn lúc cá nhiều từ 500.000 đồng/ngày trở lên.

Hôm nào lưới còn ướt thì có tiền, nghề kéo dồn khác với kéo lưới, giăng lưới thông thường bởi chỉ làm được 2 tháng lúc cá lớn ra sông. Một mùa kéo cá có dư vài chục triệu đồng, xài tiết kiệm, dành mua sắm Tết và mấy tháng sau, bởi xong mùa cá thì cuốn lưới, kiếm việc khác làm.

Anh Nguyễn Văn Thắng

Còn anh Xuyên ước lượng, một ngày bắt được hơn 200kg cá trở lên, tùy theo con nước cá ra sông nhiều hay ít. Cá tươi đưa lên giao bạn hàng, anh Xuyên còn ship cá linh cho các cơ sở làm mắm cá, nước mắm cá linh…

Vui, buồn con nước nổi

Cá ra sông nhiều nên dọc theo các bờ kênh, rạch nhiều người dân đứng ven bờ chài bắt cá. Anh Nguyễn Văn Vệ, ngụ phường Vĩnh Nguơn, thành phố Châu Đốc chài cá trên kênh Vĩnh Tế, nói, buổi sáng nào cũng mang chài ra bờ kênh kiếm mớ cá.

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?- Ảnh 5.

Nhiều người dân thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) tập trung chài cá ở kênh Vĩnh Tế.

Anh Vệ chỉ chài cá trong buổi sáng, cá bắt được là cá lăn, cá lóc, cá heo nước ngọt, cá linh… Số cá này gia đình anh Vệ chế biến các món kho, chiên, nấu canh, số dư còn lại đem ra chợ cá bán hoặc làm khô ăn dần.

Mùa cá ra đã giúp hàng trăm người không chuyên về nghề cá ở Châu Đốc như anh Vệ không phải tốn tiền mua cá mắm cho bữa ăn. Có cá nhiều nên bữa cơm hằng ngày cũng ngon hơn.

Đi dọc theo kênh Vĩnh Tế, cảnh đánh bắt và mua bán cá sôi động. Ngư dân Trần Văn Hải, ngụ xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, nói, lúc này anh và 4 người trong gia đình cùng đi đặt dớn, một đêm có thể dính vài trăm ký cá và nhiều nhất vẫn là cá linh. Trừ các chi phí, một đêm có thể kiếm được hơn 2 triệu đồng.

Cá bắt được, nhóm anh Hải lựa ra cá lớn có giá cao đưa ra chợ cá bán, còn lại cá linh và các loại cá nhỏ khác cân bán sa cạ cho lái, giá vài nghìn đồng đến 11 nghìn đồng/ký. Tháng này các vựa cá, lái cá thu cá vào để bỏ mối lại cho các cơ sở làm mắm, nước mắm và các vùng nuôi cá bè.

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?- Ảnh 6.

Cá linh mùa này đã lớn dùng để chế biến nước mắm hay nấu canh chua rất ngon.

Anh Hải tâm sự, 4 năm gần đây mới có một mùa nước đẹp nên tôm cá nhiều. Đối với ngư dân và người dân vùng đầu nguồn, mùa nước đẹp là nước dâng lên từ từ, ở mức cao hơn báo động 1 và lũ năm nay đạt các điều này.

Nhưng với con nước hiện nay, ngư dân như anh Hải không hiểu vì sao nước lại bất thường.

Thông thường tháng 8 là nước dâng lên rồi vào đồng từ từ. Năm nay nước về rất trễ, không vào đồng nên ai cũng lo không có mùa nước nổi, thì bất ngờ tháng 9 nước lại về, tràn ngập vào đồng.

Anh Trần Văn Hải

Các ngư dân như anh Hải so sánh, với bất thường vậy nên năm nay như có 2 mùa nước nổi. Con nước bất thường nên nguồn cá cũng bị ảnh hưởng theo.

Chỉ tay vào mớ cá linh, anh Hải nói, thông thường cá linh kích cỡ bằng nhau do xuất hiện cùng thời điểm. Nhưng năm nay nước về bất thường nên cá linh kích cỡ cũng khác theo, có con to bằng ngón tay cái, rồi có con nhỏ bằng ngón giữa, ngón út. Đây là điều rất ít thấy trong các mùa đánh bắt cá linh.

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?- Ảnh 7.

Mùa cá linh giúp nhiều người dân An Giang có thu nhập khá.

Anh Hải đoán, cá linh kích cỡ bất thường do đợt tháng 8 nước về dù mực nước thấp nhưng cá linh bị tín hiệu dẫn dụ về theo đẻ trứng. Đến tháng 9, đợt nước về nhanh và mực nước cao hơn, cá linh lại theo về tiếp.

Vì như có hai mùa nước nên cá về loạn xạ và con sinh đẻ trước, con sinh đẻ sau nên từ đó dẫn đến kích cỡ cá non cũng khác theo. Hơn mấy chục năm sống bằng nghề đánh cá trong mùa lũ, những ngư dân như anh Hải chưa thấy năm nào con nước như năm nay.

Những năm trước, mùa nước nổi dù thấp, trung bình hay cao đi nữa nhưng vào đồng theo đúng chu kỳ tháng 7. Lúc trước, kinh nghiệm người xưa truyền lại “3 năm lũ nhỏ có 1 năm lũ lớn” nhưng từ năm 2008 trở về không thể dựa vào kinh nghiệm này.

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?- Ảnh 8.

Cá linh được các cơ sở thu mua thủy sản mùa nước nổi ở An Giang để làm nước mắm hay làm mắm.

Mùa cá này, anh Hải vui vì cá nhiều nhưng kèm theo đó là nỗi lo vì lũ năm nay khá lạ so với những người hiểu biết vùng sông nước như anh. Đó là nỗi lo phải đối mặt những mùa nước nổi khó lường.

Mùa nước nổi là người bạn thân thuộc của nông dân, khi xưa, họ dựa vào thiên nhiên là dự đoán được năm nào nước lớn và năm nào nhỏ, nhưng bây giờ, không ai biết rõ, bởi con nước thất thường.

Và như thế, mỗi khi bắt đầu vào mùa nước nổi, hàng nghìn người dân sống nhờ vào con nước lại phập phồng, băn khoăn mùa cá sẽ ra sao?…





Nguồn: https://danviet.vn/bat-la-liet-ca-linh-ca-dong-tom-song-mua-nuoc-noi-an-giang-sao-van-lo-con-nuoc-bat-thuong-20241121104251784.htm

Cùng chủ đề

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam An Giang 2

(NADS) - Sáng ngày 07/12, tại hội trường Thành ủy thành phố Châu Đốc, Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam An Giang 2 đã tiến hành Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024-2029. Đến dự có NSNA Duy Bằng, Ủy viên...

Giữ rừng đầu nguồn bảo vệ dòng sông Bé

Sông Bé có chiều dài 350km, bắt nguồn từ Đắk Nông rồi chảy về các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai. Nhiều năm qua, rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt đã điều tiết nguồn nước cho các nhà máy thuỷ điện; đồng thời, tạo nguồn thuỷ sản phong phú và đánh thức nhiều tài nguyên du lịch sinh thái của địa phương.Chúng tôi về thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vào...

An Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành Kênh Vĩnh Tế

Tối 14/11, tại TP.Châu Đốc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024)- phu nhân Danh thần...

Diện mạo 9 cầu đi bộ kết nối nhà ga Metro số 1 vừa hoàn thành

(Dân trí) - Hoàn thành 9 cây cầu đi bộ kết nối nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là bước ngoặt quan trọng, tiến đến vận hành toàn tuyến vào cuối năm nay. Vừa qua, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã hoàn tất việc xây dựng 9 cây cầu đi bộ kết nối với nhà ga của tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Đây được xem là bước ngoặt quan...

Mùa nước nổi Đồng Tháp, ngoài đồng nước đỏ phù sa bắt sản vật, trên chợ quê la liệt cá đồng

Khi nước lũ tràn về, đồng ruộng ngập trắng nước nổi cũng là lúc các chợ bán cá đồng vùng biên trong tỉnh Đồng Tháp trở nên sôi động hơn bao giờ hết. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024

Tối 18/12, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng Sở NNPTNT, Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024 với...

Hiệu trưởng 7x của Trường Đại học Giao thông Vận tải vừa được bổ nhiệm là ai?

Ngày 18/12, Trường Đại học Giao thông Vận tải long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2020-2025. ...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị quan tâm hộ nghèo, đồng bào DTTS

Tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị...

Nữ ca sĩ Samantha Fox- “Biểu tượng gợi cảm” phấn khích trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Việt

Đến Việt Nam biểu diễn lần đầu tiên trong dự án âm nhạc quốc tế “Dalat Spring Concert”, nữ ca sĩ Samantha Fox bày tỏ sự phấn khích muốn được trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Việt Nam. ...

Hành trình 20 năm xây dựng ngành nông nghiệp bền vững

Trong bức tranh phát triển nông nghiệp Việt Nam suốt hai thập kỷ qua, Tập đoàn Mavin đã nổi lên như một doanh nghiệp tiên phong đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm với cộng đồng. ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024

Tối 18/12, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng Sở NNPTNT, Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024 với...

Tối ưu hóa giá trị đất nông nghiệp

Thúc đẩy phát triển bền vững Khoản 1, Điều 218 Luật Đất đai 2024 quy định, có nhiều loại đất được sử dụng kết hợp đa mục đích, trong đó đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu. Điều này giúp tối ưu hóa giá trị đất đai, tạo đà phát triển cho nông dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng đất nông nghiệp đa...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị quan tâm hộ nghèo, đồng bào DTTS

Tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị...

Rào cản đầu tư vào nông nghiệp: Những nút thắt cần tháo gỡ

Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch, khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn đang là những trở ngại lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại diễn đàn Vẫn còn khoảng trống đầu...

Huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng giao UBND Thành phố Hà Nội có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Gia Lâm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về quy hoạch và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Quyết định có hiệu lực từ ngày 16/12/2024. Huyện Gia Lâm đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới...

Mới nhất

Giá vàng nín thở chờ tin từ Fed

Giá vàng miếng SJC “bất động” suốt ba ngày qua ở mức 85,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đợi tin từ Fed. ...

Cháy lớn quán cà phê hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng, nhiều nạn nhân được đưa ra

Tối muộn 18/12, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. ...

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh...

Mới nhất