Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBắt đầu từ hôm nay để 'cứu' nhà khoa học trẻ

Bắt đầu từ hôm nay để ‘cứu’ nhà khoa học trẻ


Như Thanh Niên đã phản ánh, trong hội thảo khoa học gần đây do Bộ KH-CN phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức, lãnh đạo hai bộ này đã nhận thấy đến lúc các cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc để giải quyết các vấn đề nổi cộm trong liêm chính khoa học (LCKH) hiện nay. Tuy nhiên, vào cuộc ra sao, giải quyết thế nào, vẫn đang là những câu hỏi được bỏ ngỏ.

Liêm chính nghiên cứu khoa học: Bắt đầu từ hôm nay để 'cứu' nhà khoa học trẻ- Ảnh 1.

Các nhà khoa học trong một hội thảo về liêm chính khoa học do Bộ KH-CN và Bộ GD-ĐT tổ chức

“YẾU TỐ LỊCH SỬ” CỦA KHÁI NIỆM LIÊM CHÍNH KHOA HỌC

Theo các nhà khoa học, hiện nay trong cộng đồng khoa học đang có nhiều quan điểm xung đột nhau khi xác định nội hàm khái niệm LCKH. Đây là một khái niệm có tính văn hóa, tính lịch sử. Có những hành vi mà ở giai đoạn này có thể bị xem là phi liêm chính, nhưng giai đoạn trước thì có thể là… bình thường (hoặc giới khoa học thấy có thể chấp nhận được).

Tại hội thảo nói trên, GS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV – ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết cách đây hơn 30 năm, khi ông bước vào nghề nghiên cứu (giai đoạn 1995 – 1999), nhiều giáo sư (ngay trong môi trường học thuật của các nước phát triển) còn quan niệm đơn giản về việc công bố công trình khoa học.

“Cho nên giờ chúng ta nhìn lại một số thứ, dùng bối cảnh của hiện nay mà nhìn thì thấy nhiều cái lệch pha, vì lệch pha nên nhiều cái thành ra bi kịch. (…) Nói như vậy để thấy nó có những vấn đề có lẽ cần sự chia sẻ, cần sự nhìn nhận và đặt trong bối cảnh lịch sử thì sẽ tốt hơn. Quan trọng là chúng ta hướng tới những gì mà chúng ta muốn xây dựng”, GS Hoàng Anh Tuấn cho biết.

Còn theo GS Nguyễn Xuân Hùng, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (Hutech), các nhà khoa học trẻ ở VN gặp rất nhiều khó khăn trên hành trình theo đuổi nghiên cứu khoa học. Trường ĐH Hutech cũng đã ban hành quy chế về LCKH vào tháng 4.2023, nhưng việc thực hiện các quy chế đấy thực ra vô cùng khó khăn, vì một cán bộ giảng viên phải làm rất nhiều công việc khác nhau, bây giờ phải đi học cả quy trình, mọi thứ rất mất nhiều thời gian. Cho nên cần có sự chia sẻ, yêu thương, để cùng phát triển.

Ông Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ KH-CN, cũng đồng tình với quan điểm cần có ứng xử văn hóa, văn minh trong công cuộc xây dựng LCKH. Đối tượng liên quan là đội ngũ trí thức, đội ngũ nhà giáo, khi chưa có điều tra, minh chứng thì chưa được nêu tên, làm ảnh hưởng đến từng nhà khoa học, tập thể khoa học.

PHẢI XÂY DỰNG VĂN HÓA LIÊM CHÍNH KHOA HỌC

GS Phùng Hồ Hải, Viện Toán học, Viện Hàn lâm KH-CN VN, thì cho rằng thực tế công cuộc đấu tranh vì LCKH thời gian qua cho thấy có những đau xót đành phải chấp nhận. “Trong cộng đồng toán có những người bán bài kinh khủng, thu hàng đống tiền, họ phớt lờ, bất chấp những người còn lại. Vấn đề bây giờ là đừng để những người khác theo những người đó. Đừng để những người trẻ đi theo con đường đó. Văn hóa khoa học nằm ở chỗ trò sẽ học thầy, thầy mà xấu thì kiểu gì trò cũng xấu. Nên phải xây dựng được cái văn hóa LCKH”, GS Hải nói.

Theo TS Dương Tú, ĐH Purdue, Mỹ, trong một môi trường xã hội mà có rất nhiều vấn đề về liêm chính như ở nước ta thì các nhà khoa học nên đóng vai trò làm gương về sự trung thực và liêm chính như một nghĩa vụ học thuật để vực dậy niềm tin của công chúng vào khoa học và truyền cảm hứng cho xã hội. Nếu nhà khoa học từ bỏ trách nhiệm này, từ bỏ cơ hội này thì mình có lỗi với những người tài trợ cho mình nghiên cứu khoa học.

Liêm chính nghiên cứu khoa học: Bắt đầu từ hôm nay để 'cứu' nhà khoa học trẻ- Ảnh 2.

GS Phùng Hồ Hải, Viện Toán học, Viện Hàn lâm KH-CN VN

CẦN CÓ MỘT KHUNG PHÁP LÝ

Theo PGS Nguyễn Tài Đông, Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXH VN, chúng ta có rất nhiều quy định trong luật, các nghị định, quy định của Bộ KH-CN, Bộ GD-ĐT, của nhiều trường, nhiều tạp chí… Chỉ có điều chúng ta chưa có cái tổng thể.

Vẫn theo PGS Đông, cần nghiên cứu xác định xây dựng các nguyên tắc lớn, quy định phổ quát và bộ chỉ số hoặc tiêu chí chung về LCKH. Điều này là bắt buộc. Nếu có một mũ chung như vậy thì các đơn vị, cơ sở nghiên cứu, trường ĐH, các tạp chí mới xây dựng cái riêng của bản thân mình. PGS Nguyễn Tài Đông cũng đề xuất cần xây dựng một số đơn vị tiên phong, đầu ngành để dẫn dắt, tương tự như Hội đồng giám sát nhà nước và Quỹ NAFOSTED.

PGS Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước, cho biết tuy Bộ GD-ĐT đã có Nghị định 109 trong đó giao cho các trường ĐH chủ động ban hành quy định và tự chịu trách nhiệm về liêm chính học thuật, nhưng vẫn rất cần cấp bộ hoặc trên bộ ban hành được một quy định chung về quy tắc ứng xử hay LCKH. Trên cơ sở đó các trường, viện mới có căn cứ để chi tiết hóa trong quy định của mình, đặc biệt là về chế tài xử lý.

Nhiều câu hỏi cần được sớm trả lời

Theo Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Hồng Thái, hiện nay Bộ KH-CN và Bộ GD-ĐT cần cộng đồng khoa học VN giúp cho việc nêu lên hiện tượng nào có thể nói là vi phạm LCKH, từng bước cần hình thành khái niệm LCKH. Luật KH-CN, luật Giáo dục, luật Giáo dục ĐH đều có quy định về liêm chính. Nhưng liêm chính không chỉ thuộc phạm vi pháp luật mà văn hóa, đạo đức. “Vậy vấn đề nào là pháp luật, vấn đề nào là văn hóa? Đã cần thay đổi quy định pháp luật về LCKH chưa? Thay đổi cái gì? Đó là những câu hỏi cần được sớm trả lời. Hiện Bộ KH-CN đang tham mưu cho Chính phủ việc chuẩn bị đề án để xây dựng luật sửa đổi luật KH-CN. Đây là lúc cần tiếp thu ý kiến để có thể đưa vấn đề LCKH sâu vào luật”, ông Thái nói.

Chia sẻ với Thanh Niên và trên diễn đàn LCKH, TS Dương Tú bày tỏ e ngại khi hiện nay chưa có bộ phận chuyên trách về LCKH nên sắp tới không có người tiếp tục triển khai và thực hiện những ý kiến chỉ đạo của các bộ liên quan. “Đây là một phần lý do tôi cho rằng VN nên thành lập Vietnam Office of Research Integrity (VORI, tạm dịch Cơ quan LCKH VN), tương tự ở rất nhiều nước như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Hà Lan với những chuyên gia thực thụ về LCKH: liên tục cập nhật và chia sẻ kiến thức, thông tin về liêm chính nghiên cứu tới cộng đồng khoa học; cho ý kiến chuyên môn khi phát sinh những vấn đề về liêm chính; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đảm bảo LCKH tại các đơn vị nghiên cứu, hạn chế các đơn vị bao che cho người của mình; xử lý khiếu nại, tố cáo các trường hợp vi phạm liêm chính khi cần.



Source link

Cùng chủ đề

Thành tích nổi bật của 20 nữ sinh Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2024

TPO - 20 "bóng hồng" nhận giải thưởng Nữ sinh KHCN Việt Nam năm 2024 đều có thành tích học tập xuất sắc, có các bài báo đăng trên tạp chí, hội nghị, hội thảo uy tín trong nước và quốc tế, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường có tính thực tiễn cao. Nhiều nữ sinh đạt giải cao các cuộc thi đổi mới sáng tạo, cuộc thi lập trình trong nước và...

Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

Với nỗ lực trong nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Cơ khí đã tích cực tham gia vào chuỗi hoạt động chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh. Làm chủ công nghệ, thay thế nhà thầu lớn ở nước ngoài Tiến sĩ Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) cho biết, thời gian qua, NARIME luôn gắn liền hoạt động nghiên cứu khoa...

Nữ giảng viên trẻ nghiên cứu công nghệ mới biến nước mặn thành nước ngọt

Công trình nghiên cứu đầy thiết thực của nữ giảng viên phố núi về công nghệ xử lý nước nhiễm mặn đã lọt vào vòng chung khảo Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024. ...

Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu-19 lên trạm Thiên Cung

TPO - Sáng sớm ngày 30/10, Trung Quốc đã phóng tàu Thần Châu-19 mang theo 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên cung. Dự kiến, 86 thí nghiệm nghiên cứu khoa học và công nghệ vũ trụ sẽ được thực hiện trong sứ mệnh lần này. TPO - Sáng sớm ngày 30/10, Trung Quốc đã phóng tàu Thần Châu-19 mang theo 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên cung. Dự kiến, 86 thí...

10 nhà khoa học trẻ giành Giải thưởng “Quả cầu vàng” năm 2024

NDO - Từ 69 hồ sơ đề cử của 39 đơn vị, Hội đồng Giải thưởng khoa học công nghệ "Quả cầu vàng" đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất. Đây đều là những cá nhân có thành tích tiêu biểu với nhiều bằng sáng chế, giải pháp hữu ích, có nhiều công bố quốc tế chất lượng cao, giải thưởng trong nước và quốc tế. Bước sang lần thứ 21 triển khai, Giải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Mùa đông thêm ấm áp và thời thượng với áo khoác phao

Áo khoác phao có thể nói là một "vũ khí bí mật" giúp chúng ta vượt qua mùa...

Thương hiệu Quốc gia 2024 xướng tên nhãn hàng Vương Bảo

Ngày 4.11.2024, nhãn hàng Vương Bảo của Công ty Dược phẩm Thái Minh vinh dự đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia ngay ở lần tham gia đầu tiên. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là minh chứng cho những bước đi đúng đắn, xứng tầm của một thương hiệu lớn.   Để có được danh hiệu này, Dược phẩm Thái Minh đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của chương trình Thương hiệu Quốc gia, bao...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Những hoạt động tích cực của Tổ Truyền thông cộng đồng khu phố Vinh Thanh

Tổ truyền thông khu phố Vinh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh BRVT đi vào hoạt động khi thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp...

Mới nhất

Mới nhất