Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBắt đầu từ đội ngũ giáo viên

Bắt đầu từ đội ngũ giáo viên


Linh hoạt các hình thức dạy học

Trong chương trình GDPT 2018, Tiếng Anh là một môn học tự chọn ở lớp 1, 2 và là môn bắt buộc ở khối lớp 3, 4, 5 cấp tiểu học, cấp THCS và THPT. Thống kê trong năm học 2023 – 2024, tổng số học sinh lớp 1 và lớp 2 học tiếng Anh trong cả nước đạt trên 80%. Số học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 học tiếng Anh đạt 100%. Một số địa phương đã triển khai trên 90% như: Hà Nội (98,5%); TPHCM (98%); Hải Phòng (trên 96%); Bình Dương (100%); Hưng Yên (100%); Ninh Bình (95,2%)… bằng việc sử dụng hình thức xã hội hóa để tổ chức học tự chọn tiếng Anh.

Với sự linh hoạt trong việc giảng dạy ngoại ngữ, nhiều hình thức học tập đa dạng thể hiện sự đồng hành vượt khó, chia sẻ giữa các vùng miền hay giữa các địa phương với nhau đã xuất hiện. Đơn cử, 40 giáo viên của Nam Định hàng tuần vẫn dạy tiếng Anh cho các em ở huyện miền núi Mù Cang Chải và Trạm Tấu (Yên Bái), gần 60 giáo viên ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) hàng tuần vẫn dạy cho học sinh các trường vùng khó khăn ở Hà Giang… Các địa phương đã rất nỗ lực trong mọi điều kiện đều dành sự quan tâm để học sinh được học môn Tiếng Anh.

Dẫu vậy, từ hiện thực học và thi môn Tiếng Anh vẫn còn những thách thức. Bà Nguyễn Thị Mai Hoa – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội chỉ ra, qua quan sát phổ điểm thi tốt nghiệp THPT hàng năm, phần ngoại ngữ chúng ta thấy có 2 đỉnh rõ ràng. Đỉnh thứ nhất rất cao là đỉnh số lượng học sinh đạt điểm thi ngoại ngữ thấp, tầm 4 – 5 điểm; còn đỉnh thấp hơn bên cạnh là số lượng các học sinh đạt điểm cao, khoảng 9 – 10 điểm. “Khoảng cách giữa 2 đỉnh này rất xa, cho thấy hành trình chúng ta đẩy nhanh tiến độ để đưa ngoại ngữ trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là hành trình gian nan” – bà Hoa nêu vấn đề.

Giải bài toán nguồn tuyển, đội ngũ

Theo nhiều chuyên gia, hiện nay khó khăn nhất đó là đảm bảo đủ đội ngũ giáo viên. PGS.TS Hà Lê Kim Anh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết cần phải giải quyết bài toán thiếu giáo viên tiếng Anh, đặc biệt là vùng miền núi. Ngoài ra còn vấn đề khó khăn về nhận thức, vẫn còn các bậc phụ huynh nghĩ tiếng Anh là môn học tự chọn và chỉ cần qua môn. Điều này rất khó tạo được sức bật, nâng cao chất lượng sử dụng tiếng Anh trong phát triển nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhấn mạnh đến việc đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, cải cách, đổi mới thi cử… GS.TS Trần Văn Nhung – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) lưu ý, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học thì toàn bộ cái khó sẽ nằm ở vùng khó. Tất cả chiến lược này thành hay bại phụ thuộc vào việc thực hiện ở các vùng đang khó khăn thế nào.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, GS.TS Trần Văn Nhung đề xuất phương châm “mũi tên, hòn đạn”, tức là phải có người đi trước. Người giỏi phải đi trước, họ sẽ tìm ra cách để phát triển và sau đó có thể quay về giúp cho cộng đồng, kéo cả “đoàn tàu” đi lên. Dù ở các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM hay khu vực vùng sâu, vùng xa đều cần người đi trước. Cần thí điểm để nhân rộng việc dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh, sau đó là các môn khoa học xã hội.

Liên quan đến vấn đề nguồn tuyển giáo viên dạy môn Tiếng Anh, TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GDĐT) cho biết, thời gian tới cần triển khai đồng bộ các giải pháp để gỡ khó. Với những địa phương đã tuyển giáo viên nhưng gặp khó khăn trong quá trình triển khai, tuyển dụng, không có nguồn tuyển, địa phương cần báo cáo với các cấp chính quyền để có những chính sách riêng của địa phương và hỗ trợ truyền thông rộng rãi.



Nguồn: https://daidoanket.vn/dua-tieng-anh-tro-thanh-ngon-ngu-thu-hai-bat-dau-tu-doi-ngu-giao-vien-10291389.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngày 11/11, Quốc hội bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Phiên chất vấn diễn ra từ ngày 11-12/11. Quốc hội chất vấn tập trung vào 3 nhóm vấn đề: Ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Đây là những nhóm vấn đề phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. ...

Bản tin Mặt trận sáng 11/11

Bản tin Mặt trận sáng 11/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết tại tỉnh Hà Nam; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà thăm và làm việc tại Ấn Độ; Quảng Ngãi: Sôi nổi Ngày hội Đại đoàn kết tại khu dân cư Mỹ Tân; Đà Nẵng: Chủ...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại làng Ia Nueng

Ngày 10/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai). Tiếp tục tổ...

Sẵn sàng cho Lễ trao Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI

Chiều 10/11, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Tô Thị Bích Châu đã dự buổi tổng duyệt Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023-2024. ...

Xây dựng khu dân cư Mỹ Lại phát triển văn minh, hiện đại

Ngày 10/11, ông Võ Thanh An, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư (KDC) Mỹ Lại, xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi. ...

Bài đọc nhiều

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Khám phá nền tảng giáo dục sáng tạo Studify

Studify, một nền tảng giáo dục sáng tạo, vừa ra mắt tại TP.HCM vào ngày 9.11 được kỳ vọng mang đến phương pháp học tập toàn diện cho người dạy và người học. ...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Học ngoại ngữ, tăng lợi thế cạnh tranh

Thống kê từ Trường Đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân cho thấy trong năm 2024, 70% sinh viên đỗ vào trường có IELTS từ 5.5 trở lên trong khi chuẩn đầu ra theo quy định của nhà trường hiện nay là 5.5 đối với sinh viên học chương trình chính quy bằng tiếng Việt và 6.0 - 6.5 đối với chương trình tiên tiến, chất lượng cao, chương trình học bằng tiếng Anh và khoa Ngôn ngữ Anh. ...

Cùng chuyên mục

Đừng sáng tạo quá đà!

Việc ra đề thi môn ngữ văn với yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa khiến giáo viên lúng túng, dẫn đến nhiều đề thi gây tranh cãi ...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Nguy cơ gánh nặng của trường ĐH

Luật Giáo dục ĐH năm 2012 quy định cơ sở giáo dục ĐH phải triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục ĐH, tự đánh giá chất lượng đào tạo...

Mới nhất

220 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam

(Dân trí) - Nằm trong tòa nhà cao nhất Việt Nam với các mặt đều là kính trong suốt, căn phòng tổng thống này luôn "bận rộn" đón các vị khách thượng lưu với trải nghiệm độc đáo dù giá lên đến 220 triệu đồng/đêm. Trải nghiệm "view triệu đô" từ phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt...

Anh chuẩn bị triển khai máy phát điện năng lượng thủy triều độc lạ hình xoắn ốc

Điều thú vị là máy phát điện này được tạo ra từ rác thải nhựa. ...

Bản tin Mặt trận sáng 11/11

Bản tin Mặt trận sáng 11/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết tại tỉnh Hà Nam; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà thăm và làm việc tại...

Báo Mỹ: Ông Trump gọi điện cho ông Putin

(Dân trí) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cho là đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về cuộc xung đột Ukraine và phương hướng giải quyết. Ông Trump và ông Putin gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản năm 2019 (Ảnh: Reuters). Washington Post ngày 10/11 dẫn một...

Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới, xây dựng Thành phố thông minh

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội đã, đang nỗ lực xây dựng thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xứng đáng là trái tim của cả nước. Hà Nội đang quyết tâm cao trong việc đẩy nhanh lộ trình xây dựng thành phố thông minh, chuyển đổi số để phát triển các lĩnh vực, đặc biệt là cải...

Mới nhất