Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBất cập tuyển sinh sớm

Bất cập tuyển sinh sớm


anhbaiduoi(1).jpg
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2024. Ảnh: Vi Cầm.

Mặt trái của tự chủ

Nhìn nhận về công tác tuyển sinh, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là 1.071.395 thí sinh, trong đó có hơn 733.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, chiếm khoảng 68,48% số thí sinh dự thi.

Nhìn lại công tác tuyển sinh năm 2024, Bà Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT) thừa nhận, công tác tuyển sinh năm nay mặc dù đã có nhiều đổi mới, nhưng việc cho phép các cơ sở đào tạo thực hiện tuyển sinh theo nhiều phương thức cũng gây khó khăn cho thí sinh trong quá trình lựa chọn. Mặt khác, phương thức xét tuyển sớm chưa thực sự bảo đảm độ tin cậy, khách quan, công bằng cho các thí sinh và giữa các cơ sở đào tạo. Nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được lượng thí sinh ảo.

Trước đó, ở mùa tuyển sinh năm 2023, đại diện Vụ Giáo dục ĐH cũng đã cho biết, hiện có trên 20 phương thức xét tuyển ĐH được các trường áp dụng. Tuy nhiên, trên 85% thí sinh vẫn nhập học theo 2 phương thức xét tuyển chính là dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ. Theo Vụ Giáo dục ĐH, nhiều phương thức xét tuyển không hiệu quả gây nhiễu loạn thông tin cho hệ thống và xã hội. Do đó, các trường cần xem xét lại, phân tích chất lượng đầu vào theo các phương thức xét tuyển để loại bớt phương thức không hiệu quả.

Như vậy, việc tồn tại cùng lúc nhiều phương thức xét tuyển ĐH không phải câu chuyện mới ở mùa tuyển sinh 2024. Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng phía trước vẫn còn nhiều việc phải làm. Ông Sơn lưu ý tuyển sinh không nên quá nhiều phương án xét tuyển, càng đơn giản càng tốt, thuận lợi cho học sinh, cho xã hội. Các cơ sở giáo dục ĐH tự chủ cao trong tuyển sinh nhưng trong khuôn khổ các quy định. Bộ GDĐT có thể gia tăng một số khung, chế tài để điều tiết tuyển sinh năm sau. Tự chủ nhưng phải đề cao trách nhiệm xã hội.

Đề xuất bỏ phương thức xét tuyển sớm

Đáng lưu ý, PGS.TS Trần Thiên Phúc – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TPHCM đề xuất bỏ phương thức tuyển sinh sớm khi học sinh chưa hoàn thành chương trình giáo dục THPT. Theo ông Phúc, trong một số chương trình tư vấn tuyển sinh vừa qua, một số tư vấn viên đề nghị thí sinh để nguyện vọng tuyển sinh sớm lên đầu, đây là điều không đúng nhưng vẫn tư vấn, dẫn đến thiếu công bằng, làm mất cơ hội tuyển sinh của các em.

Ông Phúc cho hay, từ năm 2022, Trường ĐH Bách khoa TPHCM đưa ra các tiêu chí chung cho việc tuyển sinh chỉ bằng 1 phương thức, đó là kết hợp hết tất cả các yếu tố: Điểm học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, các chứng chỉ… Như vậy mới đảm bảo công bằng cho các em. Nhà trường ủng hộ việc tuyển sinh 1 lần duy nhất cho 1 nguyện vọng qua mạng, điều này giúp thí sinh có sự công bằng hoàn toàn.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Lê Thành Bắc – Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng nêu thực trạng đa phần học sinh khi đã trúng tuyển sớm gần như không tập trung hết khả năng để thi tốt nghiệp THPT. Hầu hết, các em chỉ cần đỗ tốt nghiệp. Trong những năm vừa qua, tỷ lệ ảo xét tuyển sớm vẫn ở ngưỡng 200 – 300%. Khi xét tuyển sớm, dữ liệu về khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên chưa có nên khi hậu kiểm phát hiện có nhiều sai sót. Từ đó, ông Bắc đề xuất từ năm 2025, Bộ nên có quy định chỉ được công bố trúng tuyển sau khi các em hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Liên quan đến nội dung này, ông Hoàng Minh Sơn – Thứ trưởng Bộ GDĐT nhận định, tuyển sinh sớm có mặt tích cực nhưng cũng khiến các em phân tán tư tưởng. Thời gian qua, nhiều Sở GDĐT, các trường phổ thông phản ánh và lo lắng về điều này, bởi nhiều em khi biết mình đã trúng tuyển sớm nên sao nhãng học tập. Xét tuyển sớm nếu dành cho tuyển thẳng, thí sinh rất tài năng, năng khiếu hay trường có thể nhận thoải mái mà không lo chỉ tiêu thì rất tốt. Nhưng nếu không kiểm soát được chỉ tiêu, sẽ dẫn đến mất công bằng.

Thứ trưởng Bộ GDĐT nhấn mạnh tới vấn đề thiếu công bằng khi các trường đưa chỉ tiêu xét tuyển sớm, sẽ có độ ảo nhất định, rất khó có căn cứ để xác minh; hoặc dẫn tới có trường số lượng tuyển thực tế vượt chỉ tiêu rất nhiều. Do đó, trong năm học tới, Vụ Giáo dục ĐH cần khẩn trương phối hợp để thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, đơn giản hóa, đảm bảo chất lượng tuyển sinh, cũng như công bằng cho thí sinh.



Nguồn: https://daidoanket.vn/bat-cap-tuyen-sinh-som-10287697.html

Cùng chủ đề

Toàn cảnh lũ sông Hồng tại cầu Long Biên và Chương Dương

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, nước sông Hồng tại Hà Nội lên nhanh, đạt mức báo động 1 trong 12 giờ tới; sau đó có thể đạt mức báo động 2 trong 24 giờ tới. Video và chùm ảnh phóng viên ghi nhận mực nước sông Hồng (đoạn qua TP Hà Nội) đang dâng cao vào chiều ngày 10/9/2024: Trung Nguyên/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/toan-canh-lu-song-hong-tai-cau-long-bien-va-chuong-duong-20240910142154402.htm

(Trực tiếp) Lũ sông Thao vượt mức lịch sử, nước sông Hồng dâng cao ảnh hưởng một số vùng ở Hà Nội

NDO - Nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang bị ngập lụt nghiêm trọng, Yên Bái công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai. Sáng nay, nước sông Hồng dâng cao đã gây ảnh hưởng tới một số vùng trũng thấp ven bờ tại quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ (Hà Nội), cơ quan chức năng đã cấm một số phương tiện qua cầu Chương Dương.    Yên Bái đã công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai. 30 phút trước Phó Thủ tướng...

Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ Singapore

Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ SingaporeCông ty Future Enterprises (Singapore) vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện Dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Ông Amrish Rungta, Phó chủ tịch Tập đoàn Food Empire Holdings (bìa phải) trao...

Cách nhà đầu tư Nhật Bản định hình sản phẩm bất động sản tại Việt Nam

Cách nhà đầu tư Nhật Bản định hình sản phẩm bất động sản tại Việt NamSự có mặt ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại thị trường bất động sản Việt Nam dù qua thu mua, góp vốn hay trực tiếp làm dự án cũng mở ra bức tranh mới cho việc định hình loại sản phẩm, dịch vụ cung ứng. Hiện đại, tối ưu không...

EVNNPC sẵn sàng các phương án phòng chống bão Yagi

Toàn bộ các đơn vị trong EVNNPC đang theo dõi, nắm bắt thời tiết trên các phương tiện thông tin về đường đi và sức ảnh hưởng của bão số 3 để chủ động các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Trong chiều ngày 5/9/2024, các đoàn công tác do Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Hiện nay một số dịch vụ y tế thuộc phạm vi khám chữa bệnh chưa được quy định trong phạm vi hưởng BHYT như: quản lý sức khỏe, khám, chẩn đoán đánh giá nguy cơ, tình trạng sức...

Đây là những sản phẩm mới nhất vừa được Apple “trình làng”

Tại sự kiện “It’s Glowtime” vừa diễn ra vào rạng sáng ngày 10/9 theo giờ Việt Nam, ngoài thế hệ iPhone 16 Series mới ra mắt, Apple cũng "trình làng" hàng loạt thế hệ tiếp theo của Apple...

Lùi thời gian tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Theo kế hoạch ban đầu, phần hội chọi trâu trong khuôn khổ Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 11/9 (tức ngày 9/8 âm lịch).Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko

Theo thông tin từ Văn phòng Quốc hội hội, sau lễ đón chính thức, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga V.I Matvienko đã tiến hành...

Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của cộng đồng các dân tộc thiểu số

Dự Đại hội có ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm...

Bài đọc nhiều

Hải Phòng tiếp tục cho học sinh nghỉ học để khắc phục hậu quả sau bão số 3

TPO - Học sinh toàn thành phố Hải Phòng tiếp tục được nghỉ học ngày 9/9 cho đến khi có thông báo mới để các trường khắc phục thiệt hại, sự cố sau bão số 3.  Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố về việc tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3, Sở yêu cầu thủ trưởng các đơn vị giáo dục thông...

Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh trống khai giảng năm học mới

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều nỗ lực đổi mới, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng, hiệu quả công tác. Tính đến hết năm 2024, quận có 44/49 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 90%, trong đó có 21 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 chiếm tỷ lệ 43%. Chất lượng giáo dục học sinh đại trà, giáo dục...

Thử thách 10 giây tìm ra chữ số trong dấu hỏi chấm

Câu đố về toán học này chắc chắn sẽ đánh gục đa số người chơi, kể cả những người giỏi toán nhất. Câu đố này cho trước các chữ số gồm: 1, 14, 21, 8, 16, 32, 9,17, 13, 6, 40 và yêu cầu bạn tìm ra chữ số được ẩn trong dấu hỏi chấm.Để tìm được câu trả lời không hề đơn giản mà yêu cầu người chơi phải tìm ra được sự logic trong các con...

Gần 208 nghìn học sinh, sinh viên vui mừng đón chào

Do bị ảnh hưởng bão số 3, một số xã ở vùng cao, biên giới trong tỉnh Điện Biên có mưa lúc đầu giờ sáng, nhưng nhờ sự chuẩn bị chu đáo của các thầy, cô và chính quyền địa phương, lễ khai giảng chào mừng năm học mới tại các trường trong tỉnh Điện Biên vẫn được tổ chức trang trọng, ấm áp. Đồng chí Nguyễn Văn Đoạt, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo...

1.001 câu hỏi ‘khó đỡ’ của phụ huynh người Việt với giáo viên bản ngữ dạy tiếng Anh

Những năm gần đây, việc giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy ở Việt Nam đã mang lại những hiệu ứng tích cực trong việc dạy và học tiếng Anh. Nhưng do khác biệt văn hóa Đông - Tây nên một số giáo viên bản ngữ dạy tiếng Anh ở Việt Nam gặp không ít rắc rối.Đó là gì?Dưới đây là...

Cùng chuyên mục

117 trường học ở Hà Nội cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn

Sáng sớm 10/9, Trường THCS Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội đã thông báo đến phụ huynh về việc cho học sinh toàn trường nghỉ học để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. Lý do là do lượng mưa lớn, thành phố bị ngập nhiều tuyến đường khiến rất nhiều giáo viên và học sinh...

Ngắm trường Liên cấp 1-2 “đỉnh” nhất Quảng Ngãi trị giá 145 tỷ đồng

Dự án trường Tiểu học và THCS thị trấn La Hà, có tổng mức đầu tư 145 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp và thiết bị gần 98 tỷ đồng, còn lại là chi phí khác,...

Chiều nay, nhiều trường ở Hà Nội cho nghỉ học sớm trước cảnh báo mưa to, ngập lụt

Mới đây, Trường Tiểu học Nguyễn Siêu (Hà Nội) phát thông báo, cho học sinh toàn trường nghỉ học từ 13h30 chiều 10/9. Quyết định này nhà trường đưa ra căn cứ vào thông báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia về cảnh báo ngập lụt khu vực nội thành Hà Nội và nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình di chuyển từ trường về nhà trong chiều nay.  Theo đó,...

Hơn 920.000 học sinh Nghệ An rộn ràng khai giảng năm học mới

Lễ khai giảng năm học 2024-2025 được tổ chức ngắn gọn, trang trọng, ý nghĩa và tuyệt đối an toàn với đầy đủ các các nghi thức truyền thống. Với chủ đề: “Sáng tạo-Kết nối-Chia sẻ-Phát triển bền vững”, trong năm học này ngành giáo dục Nghệ An đã đưa ra ba nhiệm vụ và giải pháp đột phá phát triển. Đó là bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển giáo dục vùng...

Mới nhất

Bé gái nhiễm ‘vi khuẩn ăn thịt người’ ở Đồng Nai đã xuất viện

Ngày 10-9, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho hay em T.T.D.M. (14 tuổi, ngụ huyện Xuân Lộc) - bệnh nhi mắc bệnh Whitmore (còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người") đã xuất viện."Bé được điều trị theo phác đồ và...

117 trường học ở Hà Nội cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn

Sáng sớm 10/9, Trường THCS Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội đã thông báo đến phụ huynh về việc cho học sinh toàn trường nghỉ học để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. Lý do...

Hà Nội: Khẩn trương di dời người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

Từ đêm 9/9 đến sáng 10/9, nhiều hộ dân sinh sống quanh khu vực ven sông Hồng ở phường Chương Dương (Hoàn Kiếm) đã phải di chuyển đồ đạc, tài sản đến nơi an toàn.   Sáng 10/9, nước sông Hồng dâng cao, làm ngập úng nhiều nơi, khiến cuộc sống của nhiều hộ dân tại các quận Ba Đình, Hoàn...

Mới nhất