Trang chủDi sảnBảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hoá phi...

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hoá phi vật thể “Thực hành Then”

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hoá phi vật thể "Thực hành Then"

“Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Những năm qua, các cấp chính quyền và người dân tỉnh Lạng Sơn đã chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản Then trở thành tài sản chung của nhân loại.

Loại hình nghệ thuật đặc sắc

Năm 2019, “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” chính thức được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Theo Tiến sĩ Hoàng Văn Páo, Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá tỉnh Lạng Sơn cho biết, Then của người Tày, Nùng Lạng Sơn là nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa với các hệ thống nghi lễ, là dịp để con cháu báo công với tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho một mùa làm ăn suôn sẻ, tốt đẹp. Chính vì vậy, Then có nghĩa là Thiên (trời), hát Then là “những câu hát của trời”.

Giống như nhiều địa phương khác trên cả nước, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay, “Thực hành Then” đang tồn tại ở 2 dạng chính: Then nghi lễ – Then cổ (phục vụ việc hành nghề tín ngưỡng) và Then mới (cải biên, sáng tác dựa trên âm hưởng Then cổ đã được sân khấu hóa).

Trong đó, Then nghi lễ ở Lạng Sơn bao gồm một số loại hình như lẩu Then; Then cầu mong; Then chúc tụng; Then cầu mùa… Then được phân bố ở hầu khắp các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, dần hình thành và khẳng định các vùng Then tiêu biểu như Bắc Sơn – Bình Gia; Văn Quan – Chi Lăng; Tràng Định – Văn Lãng; Cao Lộc – thành phố Lạng Sơn…

Mỗi vùng có đặc điểm riêng của làn điệu âm nhạc và mang đậm bản sắc, sự độc đáo của vùng đó trong các cuộc Then. Then Lạng Sơn hiện nay vẫn còn lưu giữ tương đối đầy đủ các làn điệu như tò mạy, khảm hải (vượt biển), sluôi lừa (chèo thuyền), pây tàng (đi đường), múa chầu… Đây chính là yếu tố làm nên sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn của Then Lạng Sơn so với Then ở các địa phương khác trong khu vực.

Đến hết năm 2023, tỉnh Lạng Sơn có 510 nghệ nhân “Thực hành then”, trong đó có 62 nghệ nhân then nam và 448 nghệ nhân then nữ. Đặc biệt, tỉnh đã có 3 nghệ nhân nắm giữ di sản “Thực hành Then” được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân. Cùng với đó, Lạng Sơn đã xây dựng được hơn 60 câu lạc bộ hát then, đàn tính với khoảng 1.500 thành viên tham gia.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể “Thực hành Then”- Ảnh 1.

Nhiều năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã có những động thái tích cực để bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể “Thực hành Then”.

Phát huy giá trị di sản “Thực hành Then”

Để bảo tồn di sản Then, trong những năm qua, các cấp, ngành của tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều giải pháp góp phần bảo tồn, phát huy, lan tỏa giá trị của Then trong cộng đồng.

Theo ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, ngay sau khi thực hành Then được UNESCO vinh danh, Sở đã xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại này, đảm bảo đồng bộ theo các quy định của Công ước UNESCO.

Cụ thể, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản tới cộng đồng. Đồng thời, tổ chức các hoạt động vinh danh khen thưởng các nghệ nhân, thành lập các câu lạc bộ (CLB), mở lớp truyền dạy hát dân ca, trong đó có hát Then…

Sở đã tham mưu UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2030”.

Theo đó, từ năm 2019 đến nay, trung bình mỗi năm, Sở tổ chức từ 1 đến 3 lớp truyền dạy hát Then, đàn tính cho người dân thuộc nhiều lứa tuổi tại cơ sở. Đồng thời, hỗ trợ nhạc cụ và một số trang phục biểu diễn cho người dân.

Ngoài ra, ngành Văn hóa tỉnh Lạng Sơn cũng phối hợp cùng Hội Bảo tồn dân ca tỉnh vận động, khuyến khích các cơ sở có đông đồng bào dân tộc Tày, Nùng sinh sống, thành lập các CLB hát Then – đàn tính gắn với truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Tại các huyện, thành phố, ngành Văn hóa cũng rất chú trọng công tác bồi dưỡng Then cho thế hệ trẻ. Hằng năm, ngành Văn hóa đều phối hợp với các trường học mời các nghệ nhân, trong đó có nghệ nhân trẻ đến giới thiệu giá trị của di sản Then tại các hoạt động ngoại khóa.

Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể “Thực hành Then” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

Mục đích của kế hoạch nhằm huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị Then theo các nội dung đã cam kết với UNESCO, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, công ước quốc tế đối với di sản văn hóa phi vật thể trong các danh sách của UNESCO và danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Bên cạnh đó, chương trình cũng nhằm mục đích gìn giữ, lưu truyền cho các thế hệ mai sau những giá trị độc đáo, mang đậm tính nhân văn nhằm từng bước nhân rộng, lan tỏa, phát triển không gian văn hóa Then trong đời sống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phổ cập văn hóa Then trong nhà trường; nâng cao nhận thức và lòng tự hào, ý thức tự giác của cộng đồng, cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ về ý nghĩa, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Then trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ở hiện tại và tương lai.

Kế hoạch cũng nhằm đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị “Thực hành Then” ở quy mô sâu rộng hơn, hoàn chỉnh hơn, mang tính bền vững và trở thành nội lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, dịch vụ của tỉnh.

Kế hoạch của chương trình sẽ gồm 6 nhóm nội dung chủ yếu, trong đó đặc biệt là việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, quảng bá, giới thiệu Then; Tập huấn, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh hoạt động truyền dạy Then trong cộng đồng, nhà trường và xây dựng mô hình, điểm không gian trải nghiệm, trưng bày, triển lãm, quảng bá, giới thiệu, trình diễn Then gắn với phát triển du lịch.

Để thực hiện kế hoạch, trung bình mỗi năm tỉnh Lạng Sơn sẽ đầu tư, hỗ trợ mới các trang thiết bị cần thiết như: đàn tính, trang phục, đạo cụ và cơ sở vật chất liên quan khác cho từ 3 – 5 CLB hoặc mô hình sinh hoạt Then truyền thống trên địa bàn toàn tỉnh; các huyện, thành phố đầu tư, hỗ trợ mới các trang thiết bị cần thiết như: đàn tính, trang phục, đạo cụ và cơ sở vật chất liên quan khác cho từ 1 – 2 CLB hoặc mô hình sinh hoạt Then truyền thống trên địa bàn quản lý…

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/bao-ve-va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-phi-vat-the-thuc-hanh-then-20241221111325131.htm

Cùng chủ đề

Ứng xử với di sản trong kỷ nguyên mới: Bảo tồn dựa trên nền tảng văn hóa

Quá trình bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong giai đoạn mới đang đặt ra yêu cầu phải gìn giữ bản sắc văn hóa để góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Mặc dù đã tốn khá nhiều tiền của và công sức cho khai quật, nghiên cứu khảo cổ học nhưng rồi “tư duy nhiệm kỳ,” “ý chí đương đại” đã che lấp hoặc...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và tiềm năng du lịch đặc trưng

(CLO) Ngoài công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và tiềm năng du lịch đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên, chuỗi hoạt động tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Kon Tum năm 2024 chính là cầu nối để thắt chặt tình đoàn kết...

Nguy cơ ngừng hoạt động vì nợ tiền thuê đất hàng trăm tỉ đồng, Thảo cầm viên Sài Gòn nói gì?

Với việc đứng trước nguy cơ bị truy thu gần 800 tỉ đồng tiền nợ thuê đất, Thảo cầm viên Sài Gòn có nguy cơ phải ngừng hoạt động vì không đủ kinh phí. Lý giải rõ hơn về việc nợ thuế, bà Giang...

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn

Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024). Phó Chủ tịch Quốc hội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cơ hội giải ngân của nhà đầu tư

Chứng khoán Việt Nam đi vào vùng tích luỹ; Yeah1 được săn đón sau thành công concert; Dệt may lãi lớn; Lịch trả cổ tức. ...

Hộp bánh chưng 3 miền

Nhân dịp kỷ niệm 8 năm thành lập, thương hiệu Nương Bắc ra mắt nhà xưởng sản xuất đạt chuẩn ISO 22000 và giới thiệu bộ sản phẩm Hộp Quốc Thực: Hộp bánh chưng 3 miền, đánh dấu...

Hỗ trợ sinh viên phát triển dự án khởi nghiệp tạo tác động xã hội

Dự án tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội diễn ra vào ngày 21 và 22/12 nhằm hỗ trợ sinh viên phát triển dự án sau ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh...

Giúp đỡ người khác là cảm giác tuyệt vời

Mở ra một con đường mới là một thử thách đầy gian nan nhưng cũng vô cùng xứng đáng, nhất là khi con đường ấy có thể truyền cảm hứng cho người khác. Eileen Collins, 68 tuổi, nữ...

Nâng cao quyền năng kinh tế, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số Sơn La giảm nghèo

Dự án "Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch" mở ra cơ hội phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Ngày 6/11, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai cho biết, từ ngày 5/11, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN nổi tiếng của Mỹ với hàng tỷ người xem trên toàn thế giới và là nhà cung cấp tin tức cho hàng trăm đài phát thanh và truyền hình trên toàn...

Để Quảng Ninh phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản

Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực to lớn nhưng Quảng Ninh vẫn chưa thể khai thác, phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản của tỉnh. Một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chưa được nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá...

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua. Các luật được công bố gồm: Luật Di sản văn hoá 2024; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Công đoàn; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Công chứng; Luật...

Xây dựng Đô thị di sản mang linh hồn ‘Văn hóa Tràng An’: Lan tỏa các giá trị cốt lõi

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU năm 2023 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh Ninh Bình phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành việc hợp nhất thành phố Ninh Bình với huyện Hoa Lư trở thành thành phố Hoa Lư và xây dựng đô thị loại I với đặc trưng "Đô thị di sản thiên niên kỷ". Việc xây dựng và phát triển Đô thị di sản xác...

Đồng loạt “cứu” tháp Chăm

Một số tháp Chăm trên địa bàn tỉnh với niên đại trên dưới nghìn năm đã bị xuống cấp nặng nề bởi nhiều nguyên nhân sẽ được đồng loạt tu bổ trong thời gian tới để tăng sức chống chịu và phát huy giá trị di tích. Xuống cấp nặng Quảng Nam là vùng đất in đậm dấu ấn của nền văn hóa Champa, đến nay trên địa bàn tỉnh còn hiện hữu nhiều di tích Chăm đặc sắc, nổi bật...

Cùng chuyên mục

Những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ

Giá trị của Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ không chỉ hiện hữu ở những công trình kiến trúc thành quách, cung điện. Giá trị ấy được tôn lên gấp nhiều lần bởi vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đa dạng, có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp tới tòa thành lịch sử và vương triều Hồ. Trong đó, nét độc đáo của những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ đã...

Đồng loạt “cứu” tháp Chăm

Một số tháp Chăm trên địa bàn tỉnh với niên đại trên dưới nghìn năm đã bị xuống cấp nặng nề bởi nhiều nguyên nhân sẽ được đồng loạt tu bổ trong thời gian tới để tăng sức chống chịu và phát huy giá trị di tích. Xuống cấp nặng Quảng Nam là vùng đất in đậm dấu ấn của nền văn hóa Champa, đến nay trên địa bàn tỉnh còn hiện hữu nhiều di tích Chăm đặc sắc, nổi bật...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Ngày 28/10, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức hội nghị công bố Đề án nghiên cứu về giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An. Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO...

Lễ Xên đông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ Xên đông là lễ hội đặc biệt quan trọng của cộng đồng người Thái đen để tri ân các vị thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường bình yên, đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc. Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa và tỉnh Yên Bái trao Bằng Chứng nhận, tặng hoa chúc mừng thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN) Tối 21/12, Ủy ban Nhân dân thị xã Nghĩa Lộ,...

Ủy ban Di sản thế giới đồng thuận với định hướng, tầm nhìn bảo tồn và phát triển di sản Hoàng thành Thăng Long

Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên. Đoàn Việt Nam tham dự Kỳ họp 46 Ủy ban Di sản thế giới. Vào hồi 10h30 giờ địa phương (tức 12 giờ Hà Nội), ngày 24/7, tại Trung tâm hội nghị Bharat Mandapam ở thủ đô New Delhi,...

Mới nhất

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Ngày 28/10, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức hội nghị công bố Đề án nghiên cứu về giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An. Tại hội...

Hà Nội tổ chức loạt hội chợ hàng OCOP, lễ hội mua sắm, festival nông sản

Loạt hội chợ hàng OCOP, lễ hội mua sắm, festival nông sản được Hà Nội tổ chức vào dịp cuối tuần, nhằm kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường cuối năm. Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ hàng OCOP năm 2024. Tối 20/12, tại Công viên Cầu Giấy, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du...

Metro Bến Thành-Suối Tiên: Đòn bẩy phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên kết nối các khu vực trung tâm và phía Đông TP Hồ Chí Minh, đưa du khách đến gần hơn nhiều điểm tham quan nổi bật với thời gian di chuyển nhanh và chi phí tiết kiệm. Tuyến metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu bước ngoặt quan...

Bất ngờ với thị trường Tết sớm ở TPHCM

TPO - Còn hơn một tháng mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, hàng hóa từ mọi nơi đã tấp nập ở chợ, siêu thị, tuyến đường góc phố ở TPHCM. Dù sức mua chưa như kỳ vọng nhưng giới kinh doanh đều dự đoán sẽ khả quan hơn năm ngoái. TPO -...

Băng giá xuất hiện trên đỉnh Fansipan

TPO - Sáng sớm 23/12, nhiệt độ tại đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai xuống thấp dưới 1 độ C, xuất hiện một lớp băng mỏng trên mặt đất, cây cỏ.  23/12/2024 | 08:30 ...

Mới nhất