Trang chủNewsNhân quyềnBảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng


Sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet mang lại nhiều lợi ích nhưng không kém rủi ro cho trẻ em, nhất là trong thời đại công nghệ số, kỷ nguyên số, công dân số như hiện nay.

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng - nhiệm vụ cấp bách
Việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng cần được đặc biệt quan tâm trong công tác bảo vệ trẻ em trong thời gian tới. (Nguồn: Internet)

Xâm hại trẻ em qua môi trường mạng nguy hiểm không kém gì đời thực, bởi những nội dung, hình ảnh, clip được phát tán khắp nơi, có thể hiện hữu bất cứ lúc nào, gây tổn thương dai dẳng cho trẻ. Hằng năm xảy ra khoảng 2.000 vụ việc xâm hại trẻ em, trong đó, số lượng vụ việc xâm hại trên môi trường mạng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Đáng báo động là tình trạng trẻ em bị cô lập trên mạng, gây nên những sự việc đau lòng vừa qua, đặt ra yêu cầu bảo vệ trẻ em trên không gian mạng cần được đặc biệt quan tâm trong công tác bảo vệ trẻ em trong thời gian tới.

Nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng đối với trẻ em

Theo thống kê của Global Digital Headlines, Việt Nam hiện có khoảng 77,93 triệu người dùng Internet, chiếm 79,1% tổng dân số; 70 triệu người dùng mạng xã hội tương đương với 71% tổng dân số, trong đó có nhiều trẻ em. Trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian cho việc sử dụng Internet với nhiều mục đích khác nhau như: xem phim, video; học tập; xử dụng mạng xã hội, theo dõi các nhân vật của công chúng; tìm kiếm thông tin; trò chuyện với bạn bè, người thân…

Báo cáo Ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam của ECPACT, INTERPOL và UNICEF (2022) nêu rõ, tỷ lệ trẻ em sử dụng Internet ở độ tuổi từ 12-17 tuổi là rất cao, cụ thể: 91% trẻ xem video, 88% dùng mạng xã hội, 87% nhắn tin, 72% làm bài tập, 70% xem tin tức, 63% xem livestream… ít nhất 1 lần/tuần. Cùng với đó, trẻ em sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Nếu không có định hướng, quản lý của cha mẹ, trẻ em có thể tiếp xúc, bị “đầu độc” bởi những thông tin xấu độc với những nội dung đồi trụy, bảo lực, không phù hợp với lứa tuổi; thậm chí là những video hướng dẫn cách tự làm tổn thương bản thân như cắt da, tự tử… Trẻ em trong giai đoạn dậy thì, đang phát triển là lứa tuổi dễ bị tác động và dễ bị tổn thương về tâm lý nhất. Các em luôn muốn chứng tỏ bản thân, chứng minh mình đã lớn với bố mẹ, thầy cô, bạn bè, vì vậy sẽ rất dễ có những suy nghĩ lệch lạc, dẫm đến hành động sai trái khi tiếp cận những thông tin xấu trên mạng xã hội, Internet.

Ví như cuối năm 2020, một bé trai ở Đồng Nai đã thiệt mạng khi học theo trò “thắt cổ nhưng vẫn thở” trên mạng xã hội; bé gái 9 tuổi ở Phú Thọ nuốt bấm móng tay học vì theo clip trên YouTube hay một nhóm học sinh ở Tuyên Quang học theo clip trên mạng nướng cóc ăn, phải nhập viện vì ngộ độc nặng…

Trẻ em có thể phải đối diện với nguy cơ bị bắt nạt trên không gian mạng. Bạo lực học đường đã không còn chỉ xảy ra tại trường học, ở không gian thực nữa mà đã, đang và sẽ “hoành hành” trên mạng Internet, đặc biệt là mạng xã hội; thậm chí, ảnh hưởng, hậu quả còn nặng nề, kinh khủng và nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Ở đời thực, trẻ em thường bị bạo lực về thể xác, còn bắt nạt trực tuyến sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần của nạn nhân thông qua các hành vi đăng tin đồn, lời đe dọa, đánh giá, chê bai hay sỉ nhục, kêu gọi tẩy chay… khiến trẻ có nhiều phản ứng, cảm xúc tiêu cực, sợ hãi, thất vọng, tức giận, chán nản, trốn tránh, cảm thấy bị hạ thấp lòng tự trọng thậm chí tăng ý định tự tử.

Theo một khảo sát của UNICEF được công bố vào tháng 4/2019, trong số các thanh thiếu niên Việt Nam tham gia khảo sát thì có 21% là nạn nhân của bắt nạt trên mạng, 75% không biết về đường dây nóng hoặc các dịch vụ có thể giúp họ nếu bị bắt nạt hoặc bị bạo lực trên mạng.

Khi không được trang bị kỹ năng phòng bị, trẻ em có thể là nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, dụ dỗ, xâm hại tình dục… Các đối tượng thông qua Internet, mạng xã hội tiếp cận trẻ; bằng những lời lẽ gạ gẫm, phỉnh nịnh, dụ dỗ bằng tiền, quà tặng để các em cung cấp thông tin, hình ảnh cá nhân hoặc cài các phần mềm độc hại từ đó thực hiện các hành vi tấn công như quay lén, ép buộc, xâm hại tình dục trẻ.

Theo Báo cáo Ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam của UNICEF (2022), tình trạng bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em Việt Nam trong lứa tuổi 12-17 qua mạng đang diễn ra khó lường, trong đó: 1% trẻ nhận được yêu cầu gửi ảnh/video về bộ phận nhạy cảm của mình khi các em không muốn; 0,2% được đề nghị cho tiền hoặc quà để đổi lấy hình ảnh nhạy cảm; 0,3% đe dọa hoặc hăm dọa trẻ tham gia hoạt động tình dục; 1% trẻ có ảnh nhạy cảm bị chia sẻ khi chưa được phép; 2% trẻ từ 15-17 tuổi đã nhận tiền hoặc quà để đổi cho hình ảnh, video nhạy cảm…

Trước những nguy cơ đó, cần sự chung tay, vào cuộc của các cấp, ngành, nhà trường và gia đình để xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ; bảo vệ trẻ khỏi các hành vi lừa đảo, dụ dỗ, xâm hại, bắt nạt và thông tin xấu độc.

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị

Thời gian qua, công tác bảo vệ tốt hơn cho trẻ em trên Internet đã được, Đảng, Nhà nước quan tâm, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã được Việt Nam quan tâm xây dựng; tạo cơ sở pháp lý quan trọng như: Luật Trẻ em, Luật An ninh mạng, Luật an toàn thông tin mạng, Luật tiếp cận thông tin; Nghị định số 56/2017/NĐ-CP; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em; Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030…

Bên cạnh đó, Việt Nam và các nước ASEAN đã thống nhất thông qua Tuyên bố về Bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng trực tuyến trong ASEAN (năm 2019) và Tuyên bố về xóa bỏ bắt nạt trẻ em trong ASEAN trong đó có bắt nạt trẻ em trên môi trường trực tuyến (năm 2021).

Một chiến dịch, hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã được xây dựng, triển khai rộng khắp với nhiều hoạt động có sức ảnh hưởng mạnh mẽ: tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng an toàn trên mạng cho trẻ em trên môi trường mạng; phối hợp liên ngàng trong phát hiệu, xử lý các vấn đề liên quan đến trẻ em trên không gian mạng; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp….

Gần đây, với sự phối hợp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thôngBộ Công an, đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc liên quan đến tán phát thông tin xấu, độc trên mạng xã hội như Facebook, Youtube… tạo môi trường lành mạnh cho trẻ; đề nghị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số, nội dung trên môi trường mạng thực thi quy định pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ trẻ em; đồng thời, tăng cường triển khai các biện pháp kỹ thuật, chặn lọc, gỡ bỏ nội dung không phù hợp với trẻ em.

Năm 2021, mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được thành lập với sự tham gia của 24 đơn vị bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp,… nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và kết quả thực thi các nhiệm vụ phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng góp phần nâng cao nhận thức xã hội và tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021, “Phê duyệt chương trình “bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp thông tin tuyên truyền kết hợp với triển khai nhiều biện pháp có hiệu quả như: xây dựng, tích hợp kênh thông báo trực tuyến về các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111); đa dạng hóa hình thức tiếp nhận thông tin của Tổng đài 111 (qua điện thoại, website, zalo, fanpage, email); tập huấn cho trẻ em nòng cốt một số tỉnh, thành phố về kỹ năng tự bảo vệ mình và kỹ năng tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng; tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trẻ em bị xâm hại trực tuyến qua Tổng đài 111; kịp thời phát hiện, kết nối với mạng lưới ứng cứu và bảo vệ trẻ em, xác minh, xử lý các trường hợp xâm hại hoặc nghi ngờ xâm hại trẻ em theo quy định…

Nhờ vậy, các vấn đề về trẻ em trên môi trường mạng đã được tiếp nhận, phân tích, xử lý kịp thời, nhanh chóng. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong hai năm 2021 và 2022 có 877 cuộc gọi đến Tổng đài 111 với nội dung về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (trung bình có 1,2 cuộc gọi/ngày). Trong đó: có 820 cuộc gọi tư vấn (252 cuộc tư vấn về xâm hại tình dục trẻ em; 23 cuộc gọi về bóc lột tình dục; 97 cuộc về trẻ em bị bạo lực, bắt nạt; 109 cuộc trẻ em bị dụ dỗ, gạ gẫm; 301 cuộc hướng dẫn cách sử dụng Internet an toàn…) và đã can thiệp giúp 57 trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bóc lột, bạo lực, đưa hình ảnh trẻ em lên mạng và xúc phạm nhân phẩm trẻ em.

Để tăng cường công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:

Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung chi tiết các quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em, bảo vệ dữ liệu về trẻ em trên mạng, đặc biệt chú ý đến việc thiết lập cơ sở dữ liệu CSAM (Child Sexual Abuse Material), một chương trình cơ sở dữ liệu về thông tin, dữ liệu đặc tả, hình ảnh/video xâm hại trẻ em và có cơ chế để các cơ quan chức năng và các tổ chức, doanh nghiệp liên quan tham gia cập nhật, phân tích thông tin nhằm ngăn ngừa việc đăng tải, chia sẻ các hình ảnh/video xâm hại trẻ em trên môi trường mạng dựa trên ứng dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, học máy, phân tích dữ liệu lớn.

Tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng cơ chế làm việc giữa doanh nghiệp và nhà nước để khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội hóa trong việc thiết kế các ứng dụng, phần mềm, nền tảng, trò chơi trực tuyến là sân chơi bổ ích cho trẻ em, kích thích trẻ em tương tác lành mạnh sáng tạo; những công cụ để lọc tự động, báo cáo phát hiện về xâm hại trẻ em trên môi trường mạng giúp nhanh chóng phát hiện hành vi xâm hại, tăng cường khả năng phòng ngừa và triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp theo Quyết định số 830/QĐ-TTg.

Việt Nam và các nước ASEAN đã thống nhất thông qua Tuyên bố về Bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng trực tuyến trong ASEAN (năm 2019) và Tuyên bố về xóa bỏ bắt nạt trẻ em trong ASEAN trong đó có bắt nạt trẻ em trên môi trường trực tuyến (năm 2021).





Nguồn

Cùng chủ đề

Australia cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Chính quyền Australia sẽ ban hành đạo luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, đồng thời trừng phạt nghiêm khắc các nền tảng nếu không tuân thủ quy định độ tuổi tối thiểu. ...

Real Madrid trao cơ hội cho trẻ em khó khăn Việt Nam trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp

Gần 300 trẻ em từ các trại trẻ mồ côi và gia đình khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội học bóng đá chuyên nghiệp cùng các HLV đến từ Quỹ Real Madrid (RMF) trong 3 ngày.

Các cơ quan báo chí phải sẵn sàng ứng phó với các tình huống mất an toàn

(NB&CL) Cùng với sự phát triển không ngừng không gian mạng, những mối đe dọa về an toàn thông tin đối với cơ quan báo chí, truyền thông ngày càng trở nên phức tạp hơn… Bảo vệ hệ thống thông tin đối với các cơ quan báo chí truyền thông, đặc...

Bộ Công an khen các đơn vị triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy trên không gian mạng

NDO - Bộ Công an vừa có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích trong đấu tranh triệt phá đường dây hoạt động mua bán trái phép chất ma túy quy mô lớn trên không gian mạng. Theo đó, ngày 4/11, thay mặt Bộ Công an, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Công an có...

Người phụ nữ rao bán đứa con chưa chào đời với giá ‘150 USD’

(CLO) Một phụ nữ tại Texas, Mỹ đã bị bắt sau khi các nhà chức trách cho biết cô cố gắng bán đứa con chưa sinh của mình qua Facebook. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Giải Golf di sản lần thứ nhất - Ninh Bình năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/11-1/12.

NÓNG! Đánh bom ga tàu hỏa gây thương vong rất lớn

Ít nhất 13 người đã thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ nổ bom tại một ga tàu ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan, ngày 9/11, theo truyền thông địa phương.

EU ra Tuyên bố Budapest ‘hối hả’ tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 đã thông qua Tuyên bố Budapest về Thỏa thuận cạnh tranh châu Âu mới trong cuộc họp không chính thức của Hội đồng châu Âu tại Budapest (Hungary), trong đó phác thảo khuôn khổ chiến lược nhằm nâng cao vị thế của khối thông qua các cải cách và sáng kiến mục tiêu.

Trào lưu du lịch thời kỳ thấp điểm của ‘nhóm tóc bạc’ ở Trung Quốc

Những người cao tuổi ở Trung Quốc thường lựa chọn mùa Đông và các ngày làm việc trong tuần, vốn được xem là thời gian “thấp điểm”, để đi du lịch.

Liên hợp quốc cảnh báo các vụ tấn công mã độc nhằm vào bệnh viện

Ngày 8/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đại diện từ hơn 50 quốc gia đã đưa ra lời cảnh báo chung tại Liên hợp quốc về sự gia tăng của các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) nhằm vào các bệnh viện trên toàn cầu.

Bài đọc nhiều

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Sẵn sàng bứt phá với Marathon Cà Mau 2024 – Cúp Petrovietnam

Đội Vietsovpetro và tinh thần “Giữ lửa cho tương lai” Đội Vietsovpetro tham gia Giải trên tinh thần “Giữ lửa cho tương lai” và phương châm “Một đội ngũ - Một mục tiêu”. Ông Hoàng Thanh Bình – Trưởng Ban thể thao Công đoàn Vietsovpetro cho biết, Công đoàn đã chủ động triển khai công tác chuẩn bị ngay từ...

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024

(ĐCSVN) - Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 11 và từ nay đến cuối năm. Tham dự phiên họp có các đồng...

Bài 1: Làng Đại học Đà Nẵng

(ĐCSVN) - Nội dung chủ yếu của Dự án xây dựng khu đô thị Đại học Đà Nẵng là quy hoạch cơ sở này thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, liên ngành… bảo đảm sự gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp...

Quán bánh rán ‘siêu nhỏ’ ngày bán vài nghìn chiếc, khách đứng kín vỉa hè chờ mua

Quán bánh rán của anh Nguyễn Quốc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) rất nhỏ, chật hẹp nhưng luôn đông khách, bán được 4.000-6.000 chiếc/ngày. 15h30, quán bánh rán truyền thống trên phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) bắt đầu tấp nập khách. Anh Khánh (30 tuổi, chủ quán) và nhân viên thoăn thoắt nặn bánh, chiên bánh, đảo bánh,...

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo...

Mới nhất