Trang chủChính trịChủ quyềnBảo vệ nguồn sinh thủy phải trở thành chính sách quốc gia

Bảo vệ nguồn sinh thủy phải trở thành chính sách quốc gia


Bởi thế, trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này đã bổ sung các quy định về trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy góp phần làm căn cứ cho việc lập các chiến lược quy hoạch về tài nguyên nước cũng như tăng cường bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hệ thống hồ đập…

Bảo vệ nguồn sinh thủy trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước

Rừng là nguồn sinh thủy, giữ đất, phòng chống sạt lở, điều tiết nguồn nước. Tuy nhiên, rừng đầu nguồn đang bị suy giảm, tình trạng phá rừng ở Việt Nam đã ở mức báo động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sinh thủy trên các lưu vực sông.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 3 năm 2016 – 2018, diện tích rừng bị mất trung bình 2.430ha/năm. Mất rừng làm mất khả năng làm chậm dòng chảy, tăng xói mòn lớp đất bề mặt, tăng bồi lắng, giảm dung tích hữu ích các hồ chứa, tăng nguy cơ lũ lụt, đồng thời làm giảm lượng trữ.

Mặc dù Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã quy định trách nhiệm của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy tại Điều 29, việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy tập chung chủ yếu vào bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn và các loại rừng khác, tuy nhiên Luật không quy định nội dung cụ thể về phát triển nguồn nước và cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong bảo vệ phát triển nguồn sinh thủy.

11.jpg
Bảo vệ nguồn sinh thủy có vai trò quan trọng để giữ gìn và phục hồi nguồn nước

Bên cạnh đó, do Luật chưa có quy định, định nghĩa cụ thể về những hoạt động phát triển tài nguyên nước và kết nối các hoạt động để tạo sức mạnh tổng hợp trong quản lý phát triển tài nguyên nước; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch tài nguyên nước với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch quốc phòng, an ninh nên đã dẫn đến gây lúng túng trong việc thực hiện các biện pháp quản lý, làm ảnh hưởng xấu đến bảo vệ phát triển rừng, hành lang bảo vệ nguồn nước và phần diện tích đất là miền cấp của các tầng chứa nước dưới đất,…

Tài nguyên nước bao gồm các thành phần chính là nước mặt, nước mưa, nước dưới đất và nước biển ven bờ, mặc dù các thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên để có những giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ nguồn sinh thủy, cần tiếp cận theo từng đối tượng cần bảo vệ. Ngoài ra, rất cần có những giải pháp để tối ưu hóa việc vận hành các kho nước hiện có, tăng khả năng trữ nước của các hồ chứa nước và tăng hiệu quả khai thác sử dụng nước của các ngành, giảm thiểu thất thoát, lãng phí trong quá trình truyền dẫn của các hệ thống cấp nước.

Vì vậy, trong Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này, Bộ TN&MT đã đề nghị bổ sung, sửa đổi quy định về bảo vệ và phát triển vùng sinh thủy theo hướng bổ sung các quy định cụ thể đối với hoạt động bảo vệ nguồn sinh thủy và phát triển nguồn nước, trong đó có cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong bảo vệ phát triển nguồn sinh thủy; đề xuất các giải pháp phi công trình và công trình “kho chứa nước” để tích trữ nước nhằm điều hòa nguồn nước giữa các mùa; bảo vệ và phục hồi thảm thực vật, đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển nhằm tăng khả năng tích trữ nước, giảm thiểu lũ lụt về mùa mưa, tăng nguồn sinh thủy về mùa khô.

Tại Điều 30 Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) về bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy quy định: Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hồ chứa, các dự án khai thác, chế biến khoáng sản và các hoạt động khác có sử dụng hoặc ảnh hưởng đến diện tích rừng phải trồng bù diện tích rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa phải đóng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để bảo vệ vùng sinh thủy thuộc phạm vi lưu vực của hồ chứa theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Nhà nước có cơ chế điều phối, phân bổ nguồn thu từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để đầu tư cho hoạt động bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, bảo vệ nguồn sinh thủy trên lưu vực; có chính sách phân bổ nguồn thu từ khai thác sử dụng nước ở các địa phương hạ nguồn để chi trả cho các địa phương thượng nguồn, đảm bảo công bằng, hợp lý.

Cần quy định cụ thể về bảo vệ, phát triển nguồn sinh thủy và giữ nước

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá: Điều 30 của Dự thảo Luật Tài nguyên nước đã nêu khá nhiều biện pháp để bảo vệ và tăng nguồn sinh thủy. Để các quy định cụ thể, mạnh mẽ hơn, các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần quy định cụ thể về bảo vệ nguồn sinh thủy, trong đó cần coi đây là chính sách quốc gia và đưa vào Điều 4, đó là chính sách của Nhà nước để bảo vệ và gia tăng khả năng trữ nước sinh thủy trong các lưu vực sông.

Đặc biệt, không phải chỉ với các chính sách hiện nay, thời gian tới cần phải mở rộng các chính sách này. Theo đó, các đại biểu Quốc hội đề xuất mở rộng hơn nữa các đối tượng hiện nay đang khai thác, sử dụng nguồn lợi tài nguyên nước đóng góp tương xứng vào Quỹ dịch vụ môi trường rừng để lấy nguồn kinh phí bù đắp cho vấn đề bảo vệ rừng đặc dụng, bảo vệ rừng phòng hộ; hoặc trong quy hoạch các loại rừng, phải làm rõ căn cứ khoa học của việc xác định tỷ lệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng một cách hợp lý để bảo đảm khả năng sinh thủy. Các chính sách này cần có tác dụng động viên, khuyến khích để ngày càng chuyển nhiều rừng sản xuất sang rừng phòng hộ, có như vậy mới bảo vệ được môi trường, bảo vệ khả năng sinh thủy an toàn cho nguồn nước.

Cùng với đó, cần có các quy định nâng cao hoặc bảo đảm khả năng sinh thủy, giữ nước bằng thảm thực vật. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung vào Điều 10 về công tác điều tra cơ bản, lập các chiến lược quy hoạch về tài nguyên nước, trong đó, bổ sung nội dung điều tra về khả năng giữ nước sinh thủy của thảm thực vật trên từng lưu vực sông, hồ; xác lập các tiêu chuẩn, căn cứ khoa học để xác định diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tối thiểu cho từng vùng, từng khu vực, từng lưu vực cụ thể. Đồng thời, hướng tới mục tiêu lập bản đồ tổng thể quốc gia về vấn đề này để nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần làm căn cứ cho việc lập các chiến lược quy hoạch về tài nguyên nước cũng như tăng cường công tác bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hệ thống hồ đập…



Nguồn

Cùng chủ đề

Sửa Luật Đường sắt, bổ sung nhiều cơ chế đặc thù

Sáng nay (31/10), Bộ GTVT đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi). ...

Luật về quyền người chuyển giới ở Đức sắp có hiệu lực

(CLO) Vào ngày 1/11, một luật của Đức giúp đổi tên và dấu hiệu giới tính trên các tài liệu chính thức dễ dàng hơn sẽ có hiệu lực. ...

Nhiều khó khăn của thị trường bất động sản vẫn chờ ‘gỡ’ bằng luật

Hội thảo này do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức chiều 15/10, tại Hà Nội.Tiến sỹ Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) nhận xét, cả 3 luật liên quan đến thị trường bất động sản (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản) lần này đã có những quy...

Do lúng túng, 13 tỉnh chưa ban hành các văn bản thi hành Luật Đất đai

Chiều 8/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.Nhiều văn bản vẫn đang trong quá trình xây dựng, chờ ý kiếnPhát biểu...

Hơn 11.000 học sinh, giáo viên được tuyên truyền về luật, kỹ năng khi tham gia giao thông

Ngày 23-9, Công an TP Thủ Đức (TPHCM) cho biết, đơn vị tổ chức các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông và kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông cho hơn 10.500 học sinh cùng giáo viên và cán bộ công nhân viên các trường học trú đóng trên địa bàn. Theo Công an TP Thủ Đức, các buổi tuyên truyền diễn ra vào buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quốc hội “chốt” chỉ tiêu GDP năm 2025 khoảng 6,5-7,0%

Theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%... ...

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ...

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Báo Tài nguyên và Môi trường Trân trọng giới thiệu...

Cần đổi mới, tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, để báo chí phát triển, thời gian tới, cần hoàn thiện Luật Báo chí và các luật có liên quan. Đồng thời, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí. ...

Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật trên không gian mạng

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, Bộ sẽ nắm tình hình, đấu tranh, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các đối tượng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, mạng xã hội. ...

Báo chí muốn giữ vững ‘trận địa’, phải quay về những giá trị cốt lõi

(TN&MT) - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phải làm khác mạng xã hội, quay về những giá trị cốt lõi của báo chí, tin xác thực, chính xác, khách quan, có trách nhiệm giải trình, đạo đức nghề nghiệp. Trả lời chất vấn của đại biểu Tạ Thị...

Bài đọc nhiều

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Sắp diễn ra Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam 2023

Theo ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam, Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam 2023 là sự kiện mang tầm cỡ quốc tế và khu vực để các nhà hoạch định chính sách, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc...

Mang xuân đến với cán bộ, chiến sĩ hải quân và nhân dân vùng biển Tây Nam của Tổ quốc

Những món quà tết của quê hương đã được đưa lên tàu, mang theo hơi ấm và tình yêu của đất liền đến với các chiến sĩ, hải quân và người dân ở vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.

Cùng chuyên mục

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Mới nhất

Màn hình co giãn có thể "tự do biến thành bất kỳ hình dạng nào" của LG Display

Khác với những màn hình linh hoạt hiện tại chỉ có thể uốn cong hoặc gập lại, màn hình này thực sự có thể biến đổi, xoắn, và kéo giãn thành nhiều hình dạng khác nhau. Công ty sản xuất màn hình LG Display (Hàn Quốc) vừa trình làng nguyên mẫu cho...

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số không phải trang sức lấp lánh để các công ty khoác lên

"Câu chuyện phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là câu chuyện dài hạn", đó là chia sẻ của bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam; tại Hội thảo Phát triển bền vững năm 2024, do báo Đầu tư tổ chức sáng 12/11, tại Hà Nội. Theo bà Lê...

Hoa hậu Thanh Thủy đăng quang Miss International từng bị chê ‘da ngăm, não ngắn’

Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy là Hoa hậu Việt Nam 2022 năm nay 22 tuổi, cao 1,76m và sở hữu nhan sắc ngọt ngào, trong trẻo. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024: Thanh Thủy từng đạt học bổng đầu vào đại học, được tham gia trao đổi sinh viên ở Ubon Ratchathani University (Thái Lan), đoạt...

Những phần trình diễn mang vương miện về cho tân Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy

(Dân trí) - Tại chung kết Hoa hậu Quốc tế 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy thể hiện rất chuyên nghiệp, tự tin để giành vương miện cao nhất. Ở từng phần thi, người đẹp Việt Nam đều thể hiện được khí chất hoa hậu. Ở chung kết Hoa hậu Quốc tế 2024 tại Tokyo (Nhật Bản), chiều tối 12/11, Thanh...

Hấp dẫn giải bóng rổ sinh viên toàn quốc diễn ra tại Đà Nẵng

Giải bóng rổ sinh viên toàn quốc năm 2024 khu vực miền Trung đã chính thức khởi tranh tại Đà Nẵng, thu hút đông đảo sinh viên từ khắp nơi đến thi đấu và cổ vũ, tạo nên bầu không khí sôi động. ...

Mới nhất