Trang chủNewsNhân quyềnBảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng

Bảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng

Với sự phát triển của công nghệ, Internet và mạng xã hội, giới trẻ, trong đó có người chưa thành niên đã trở thành công dân số từ rất sớm ở Việt Nam.

Việc tiếp cận Internet, mạng xã hội quá mức và thiếu kiểm soát sẽ làm gia tăng tỷ lệ người chưa thành niên gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý, thậm chí bị tấn công, xâm hại, dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc tham gia vào hoạt động vi phạm pháp luật. Thách thức lớn không chỉ là loại bỏ hoàn toàn nội dung độc hại khỏi môi trường số, mà còn cần tập trung vào việc bảo vệ trẻ, người chưa thành niên khỏi những “bẫy” trực tuyến.

Bảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng
Việc tiếp cận Internet, mạng xã hội quá mức và thiếu kiểm soát sẽ làm gia tăng tỷ lệ người chưa thành niên gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý…

Nguy cơ, thách thức từ không gian mạng

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 16 thế giới về tỷ lệ người sử dụng Internet, với hơn 70 triệu tài khoản mạng xã hội được đăng ký, trong đó, 1/3 là người chưa thành niên. Điều này đồng nghĩa với việc người chưa thành niên phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, đặt ra những thách thức không hề nhỏ trong công tác bảo vệ nhóm người này trên không gian mạng.

Người chưa thành niên có khả năng nhận thức, tiếp cận nhanh chóng, dễ thích nghi với những thay đổi của Internet và mạng xã hội, nhưng cũng dễ bị tổn thương bởi các mạng xã hội chưa có đủ cơ chế để bảo đảm an toàn cho đối tượng này trên không gian mạng.

Đáng chú ý, đây là lứa tuổi đang ở giai đoạn dậy thì nên không ổn định về mặt tâm lý và sinh lý, cùng với sự phát triển chưa hoàn chỉnh của nhân cách, thường có xu hướng muốn chứng minh bản thân, bộc lộ tính cách mạnh mẽ nhưng thiếu suy nghĩ, sẵn sàng mạo hiểm, thử thách.

Điều này càng trở nên phức tạp khi hiểu biết pháp luật và kiến thức về đời sống xã hội còn hạn chế, thậm chí sai lệch, khiến người chưa thành niên dễ trở thành nạn nhân của bắt nạt trực tuyến, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, thậm chí là mua bán người…

Với tính tò mò, nguy cơ bị xâm hại tình dục qua mạng ở người chưa thành niên là vô cùng lớn. Thông qua mạng xã hội, Internet, các đối tượng tiến hành quấy rối tình dục, dụ dỗ, lôi kéo, dọa nạt…, nếu không được trang bị kỹ năng tự bảo vệ, người chưa thành niên dễ tham gia vào các hoạt động mại dâm, thậm chí là bán dâm.

Có thể kể đến vụ việc của em A, 17 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh đã trở thành nạn nhân của một kẻ có hành vi biến thái trên mạng xã hội. Thông qua nhóm “mua bán truyện tranh”, tài khoản Facebook Nhi Trần đã liên hệ để mua truyện tranh của A. Tuy nhiên, A cho biết: “Người đó bảo em gọi video để kiểm tra chất lượng truyện. Hai lần đầu gọi thì do mạng yếu, đến lần thứ ba người đó quay bộ phận nhạy cảm của mình”; “Sau đó em tìm hiểu thì biết tài khoản này đã nhiều lần tấn công các bạn trong nhóm với phương thức tương tự”.

Trên mạng xã hội có vô số thông tin, hình ảnh nội dung xấu, độc tác động, làm lệch chuẩn về hành vi, nhân cách sống của thanh thiếu niên, dẫn tới các hậu quả khó lường. Đó là những thông tin mang nội dung đồi trụy, bạo lực, tuyên truyền lối sống lệch lạc, thậm chí là các hành vi phạm tội, chống đối xã hội…

Một thực tế đáng suy ngẫm, nhiều trẻ em, người chưa thành niên hiện nay đang cổ xuý cho những “giang hồ mạng”, bắt chước lối sống không chuẩn mực, lan toả những hành vi sai lệch trên mạng xã hội. Thậm chí nhiều em còn bày tỏ nguyện vọng muốn làm “đệ tử” của các giang hồ mạng.

Bảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng
Cha mẹ nên làm gì để bảo vệ con trước những hiểm nguy trên mạng xã hội?

Tiến sĩ Tạ Thị Thảo, Phó Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên cho biết: “Một số đối tượng có ảnh hưởng trên mạng xã hội như Phú Lê, Huấn Hoa Hồng, Khá Bảnh, đây là một hiện tượng thần tượng mạng lệch lạc. Khi những đối tượng này có những video chứa những hình ảnh phản cảm, bạo lực, lời nói tục tĩu nhưng đối tượng xem chủ yếu là giới trẻ, gây ra những nhận thức sai lệch về tâm lý, hành vi lệch chuẩn của giới trẻ trong cuộc sống hàng ngày”.

Bạo lực là nguy cơ không hề nhỏ đối với người chưa thành niên; là thách thức lớn đối với cơ quan chức năng, gia đình và nhà trường trong việc bảo vệ nhóm người này trên không gian mạng. Nguy hại hơn, bạo lực mạng, nhất là bạo lực ngôn từ và trào lưu tẩy chay có thể giết chết một con người về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ở lứa tuổi này, người chưa thành niên chưa có nhận thức, quan điểm rõ ràng về các vấn đề của xã hội, dễ bị ảnh hưởng bởi các cảm xúc tiêu cực, lời lêu gọi và trở thành “đồng phạm” của trào lưu tẩy chay trên mạng.

Hiện tượng này không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển lành mạnh của giới trẻ, mà còn làm tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe tinh thần như lo âu, trầm cảm và thậm chí là suy nghĩ tự tử. Nghiên cứu năm 2020 của Tổ chức Plan International cho thấy tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trên mạng tăng từ 12% vào năm 2016 lên 18% vào năm 2020; hơn 50% trẻ em vị thành niên tại Việt Nam bị bắt nạt trực tuyến.

Người chưa thành niên thích chia sẻ những thông tin “lạ”, “độc”. Tuy nhiên, nhận thức chính trị chưa đủ chín các em dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin tiêu cực, xấu độc; thậm chí, phát ngôn thù địch, bịa đặt, kỳ thị dân tộc, tôn giáo, giới tính; hình thành quan điểm tiêu cực, chống đối xã hội, pháp luật… Lợi dụng đặc điểm tâm lý này, các đối tượng thù địch, phản động ra sức tuyên truyền làm tha hoá, băng hoại lực lượng dự bị hùng hậu của Đảng.

Theo thống kê của Bộ Công an, số tội phạm ở độ tuổi chưa thành niên đang có dấu hiệu gia tăng; trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng 13.000 trường hợp người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Tội phạm là người dưới 18 tuổi ngày càng trẻ hóa. Nguy hiểm hơn những hành vi vi phạm pháp luật này còn được các đối tượng đăng tải trên các trang mạng xã hội, coi đó như những chiến tích để khoe khoang, thách thức pháp luật.

Trong môi trường số, tội phạm mạng ngày càng sử dụng những chiến thuật tinh vi để lừa đảo, bắt nạt và lạm dụng người chưa thành niên. Một trong những phương thức phổ biến là thông qua các trang web email và tin nhắn giả mạo, mạng xã hội như Zalo, Facebook… lan truyền thông tin độc hại, thu thập thông tin; lừa trẻ tải phần mềm độc hại về máy, giả mạo danh tính trên mạng xã hội để tiếp cận, lừa đảo. Đồng thời, việc thiếu kiến thức về an toàn số và cách bảo vệ bản thân, từ việc giữ bí mật thông tin cá nhân đến nhận biết các hành vi lừa đảo trực tuyến, càng khiến người chưa thành niên dễ trở thành nạn nhân.

Với việc dành phần lớn thời gian hàng ngày để học tập và giải trí qua mạng, các em đang ngày càng bị cuốn vào thế giới số, làm giảm dần sự tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và tương tác trực tiếp với xã hội xung quanh. Điều này không chỉ hạn chế khả năng phát triển các kỹ năng xã hội và thể chất của trẻ, mà còn tạo điều kiện cho sự tiếp xúc với những nội dung tiêu cực trên Internet, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của tâm hồn và nhận thức.

Theo khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong 3 tháng đầu năm 2023 có 89% trẻ em truy cập và sử dụng Internet, 87% trong số đó sử dụng Internet hàng ngày. Ngoài thời gian dành cho việc học, trung bình trẻ em sử dụng từ 5 – 7 tiếng/ngày vào mạng xã hội. Trong khi đó, theo khuyến cáo của các tổ chức y tế thì trẻ em chỉ nên truy cập mạng từ 2-3 tiếng/ngày.

Bảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng

Để bảo vệ người chưa thành niên trước những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội, cần quan tâm thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất, giáo dục và nâng cao nhận thức toàn diện. Phát triển và triển khai các chương trình giáo dục về an toàn mạng trong trường học và cộng đồng, cung cấp kiến thức cập nhật về các nguy cơ trực tuyến như bạo lực mạng, lừa đảo trực tuyến, và cách bảo vệ thông tin cá nhân.

Đồng thời, tổ chức các chiến dịch truyền thông rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng Internet an toàn và có trách nhiệm cho người chưa thành niên. Bằng cách học cách nhận diện thông tin đúng và sai trên mạng, cùng với biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân, các em sẽ tự tin và an toàn hơn khi online.

Thứ hai, việc gia tăng sự giám sát của phụ huynh đối với hoạt động trực tuyến của con cái là hết sức quan trọng. Áp dụng công cụ kiểm soát và xây dựng một bộ quy tắc sử dụng Internet cụ thể cho gia đình có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ trực tuyến. Ngoài ra, việc dành thời gian trò chuyện và lắng nghe trẻ chia sẻ về những gì chúng trải qua trên mạng không chỉ thắt chặt mối quan hệ gia đình mà còn là cơ hội để hướng dẫn trẻ cách tiếp cận thông tin một cách an toàn.

Thứ ba, tăng cường hợp tác và quy định pháp luật. Các cơ quan quản lý cần làm việc chặt chẽ với nền tảng mạng xã hội để tăng cường các biện pháp bảo vệ người dùng, đặc biệt là người chưa thành niên, thông qua việc thiết lập quy định rõ ràng về nội dung và quyền riêng tư đối với các nền tảng mạng xã hội.

Bảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng
Trong môi trường số, tội phạm mạng ngày càng sử dụng những chiến thuật tinh vi để lừa đảo, bắt nạt và lạm dụng người chưa thành niên.

Thứ tư, ứng dụng công nghệ bảo vệ. Khuyến khích và hướng dẫn người chưa thành niên sử dụng các công cụ công nghệ như phần mềm chống virus, tường lửa, và ứng dụng quản lý thời gian sử dụng thiết bị để bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa trực tuyến và quản lý thời gian sử dụng internet một cách hiệu quả.

Các công cụ này có khả năng chặn hoặc hạn chế người chưa thành niên tiếp xúc với nội dung độc hại, không phù hợp. Bằng cách thiết lập các bộ lọc nội dung cẩn thận, phụ huynh có thể kiểm soát được nội dung mà con cái họ tiếp xúc, đồng thời giúp trẻ học cách sử dụng Internet một cách an toàn và có trách nhiệm.

Các tổ chức giáo dục và chính phủ cần tích cực trong việc cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật cho phụ huynh sử dụng hiệu quả các công cụ này. Mục tiêu chung là tạo ra một mạng lưới an toàn, trong đó người chưa thành niên có thể khám phá và học hỏi trên Internet mà không phải đối mặt với những rủi ro không đáng có.

Nghiên cứu năm 2020 của Tổ chức Plan International cho thấy tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trên mạng tăng từ 12% vào năm 2016 lên 18% vào năm 2020; hơn 50% trẻ em vị thành niên tại Việt Nam bị bắt nạt trực tuyến.

Thứ năm, phát triển kỹ năng sống và giao tiếp. Tổ chức các khóa học và hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển kỹ năng sống, bao gồm thể thao, nghệ thuật, và các dự án xã hội, kỹ năng giao tiếp trực tiếp và quản lý cảm xúc cho người chưa thành niên. Mục tiêu là giúp họ xây dựng mối quan hệ lành mạnh trong đời sống thực và giảm sự phụ thuộc vào mạng xã hội.

Thứ sáu, xây dựng cộng đồng hỗ trợ. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm lý và tư vấn cho người chưa thành niên giúp họ xử lý các vấn đề về áp lực, bạo lực hoặc lạm dụng trên mạng. Tổ chức các chiến dịch truyền thông và sự kiện cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm về việc tạo dựng một môi trường mạng lành mạnh, qua đó khuyến khích mọi người, từ cá nhân, gia đình đến cộng đồng, đều đóng góp vào việc bảo vệ người chưa thành niên.

Thứ bảy, đẩy mạnh hợp tác đa ngành trong bảo vệ người chưa thành niên trên không gian mạng, trong đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, các cơ sở giáo dục, cơ quan nhà nước và tổ chức phi lợi nhuận là vô cùng cần thiết; không chỉ nâng cao nhận thức về an toàn mạng trong cộng đồng mà còn góp phần tạo nên khung pháp lý và môi trường kỹ thuật số mà ở đó trẻ vị thành niên có thể khám phá, học hỏi và phát triển một cách an toàn.

Các giải pháp này cần được triển khai một cách đồng bộ và liên tục, với sự tham gia của mọi tầng lớp trong xã hội, để có thể tạo ra một môi trường mạng an toàn và tích cực cho người chưa thành niên.

—————————

(*) Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

(**) Học viện An ninh Nhân dân





Nguồn: https://baoquocte.vn/bao-ve-nguoi-chua-thanh-nien-tren-khong-gian-mang-273009.html

Cùng chủ đề

Quyền con người trong kỷ nguyên mới

Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước.

Số vụ tấn công mạng nghiêm trọng tại Anh tăng gấp ba trong năm 2024

Trong năm qua, Trung tâm An ninh mạng quốc gia Anh nhận gần 1.960 báo cáo về các cuộc tấn công mạng, với 89 vụ việc mang tầm quốc gia và 12 sự cố ở mức cao nhất của thang đo mức độ nghiêm trọng. Ngày 3/12, Trung tâm An ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) công bố đánh giá thường niên cho thấy các cuộc tấn công mạng nghiêm trọng nhằm vào...

Không xử tử hình, tù chung thân với người chưa thành niên phạm tội

(Dân trí) - Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định không xử tù chung thân hoặc tử hình với người chưa thành niên phạm tội; chỉ áp dụng phạt tù khi xét thấy các hình phạt và biện pháp khác không có tác dụng. Sáng 30/11, Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên với 461/463 đại biểu tán thành (chiếm 96,24% tổng số đại biểu Quốc hội). Luật gồm 5 phần với 10 chương...

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Với địa lý vị trí và khí hậu đặc thù, Việt Nam thường xuyên bị tác động, ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt, sạt lở… Do đó, công tác bảo đảm quyền của người dân khi những sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra luôn được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ tốt nhất tính mạng, tài sản của người dân, khắc phục tối đa hậu quả do thiên tai gây ra.

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Tại tọa đàm “Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số”, diễn giả đã nêu thách thức, giải pháp để hàng Việt “cất cánh” trên môi trường số. Sáng nay 22/11, Báo Công Thương đã tổ chức Tọa đàm “Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số”. Tọa đàm có sự tham dự của các ông: Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Thay đổi chính sách về Ukraine, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đẩy Kiev cho châu Âu?

Trong cuộc họp báo đầu tiên tại dinh thự Mar-a-Lago, Florida, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 5/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có những phát biểu đáng chú ý về cuộc xung đột Ukraine.

NASA giải mã bí ẩn về vệ tinh Io của sao Mộc

Theo nghiên cứu mới, các nhà khoa học NASA đã phát hiện những núi lửa tại vệ tinh Io của sao Mộc là những núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời. Bề mặt vệ tinh Io của sao Mộc với rất nhiều núi lửa đang hoạt động. (Nguồn: NASA) Theo NASA, vệ tinh Io chỉ lớn hơn...

Đánh số trang trong Google Docs cực đơn giản không phải ai cũng biết

Đánh số trang trong Google Docs giúp tài liệu của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đánh số trang trong Google Docs siêu đơn giản, ai cũng có thể làm được. Đánh số trang trong Google Docs giúp người đọc tài liệu dễ dàng hình dung được số...

Bị Houthi tấn công tên lửa, Israel tuyên bố “hết kiên nhẫn”, Mỹ tiến hành không kích

Hôm 16/12, lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công vào khu vực Tel Aviv của Israel. Phiến quân Houthi tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Israel cũng như các tàu thương mại ở Biển Đỏ. (Nguồn: Reuters) Hãng thông tấn AFP dẫn tuyên bố của Houthi cho hay, "chiến dịch đã đạt được các mục...

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Cùng chuyên mục

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đăng ký và thống kê hộ tịch bảo đảm quyền công dân để không ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024.

Mới nhất

TP.HCM kiến nghị để địa phương chủ động tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10

TP.HCM kiến nghị trao quyền chủ động cho các sở giáo dục và đào tạo trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10. ...

Xây dựng y tế xanh là một nhiệm vụ rất quan trọng

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trí Thức nhấn mạnh xây dựng y tế xanh là nhiệm vụ rất quan trọng với ngành y đến năm 2030. ...

Hội nghị tổng kết Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2024

Ngày 17/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2024. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi chủ trì hội...

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm vinh quang của Đảng

(MPI) - Gần 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) và 40 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; với ý chí độc lập, tự chủ, tự cường, khát vọng xây dựng và phát triển đất...

Mới nhất

Năm 2025, tỉnh Bà Rịa