Trang chủChính trịQuân sựBảo vệ chủ quyền trên biển: Bão gió cũng phải làm nhiệm...

Bảo vệ chủ quyền trên biển: Bão gió cũng phải làm nhiệm vụ xua đuổi


Chốt trực không đơn giản neo đậu một chỗ

Trung tá Phạm Văn Đức, nguyên cán bộ hải đội 812, vùng 2 hải quân nhớ lại: Từ năm 1991, Lữ đoàn 125 được giao nhiệm vụ tổ chức lực lượng tàu chốt trực bảo vệ DK1. Các tàu vận tải, tàu kéo ngay lập tức đã chịu đựng sóng to gió lớn, khắc phục khó khăn, quản lý khu vực được phân công. Trong đó phải kể đến tàu Trường Sa 02 trực liên tục 112 ngày đêm trong mùa mưa bão. “Chốt trực không đơn giản neo đậu một chỗ. Chúng tôi phải tuần tra, tăng cường quan sát. Phát hiện tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền, phải theo dõi chặt chẽ, báo cáo về bờ và sẵn sàng nhận lệnh ngăn cản, đẩy đuổi”, ông Đức kể.




Tàu Cảnh sát biển Việt Nam xua đuổi tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tại vùng biển Cồn Cỏ (Quảng Trị), năm 2005

Nhắc đến Lữ đoàn 125 hải quân, nhiều người chỉ nghĩ nhiệm vụ vận tải hàng hóa, chi viện Trường Sa. Ít ai biết, trước khi lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư được thành lập, các tàu vận tải của Lữ đoàn 125 đóng vai trò chủ công trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Năm 1997, tàu HQ-957 của Lữ đoàn 125 hải quân trực bảo vệ dài ngày ở vịnh Bắc Bộ. Đầu tháng 3.1997, bộ đội tàu phát hiện giàn khoan Kan Tan 03 của Trung Quốc có 3 tàu chiến đấu đi theo bảo vệ hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Tàu HQ-957 đã bám sát, cùng với các đơn vị bạn kiên quyết đấu tranh xua đuổi, buộc phương tiện thăm dò dầu khí Trung Quốc phải ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tàu HQ-957 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích bảo vệ chủ quyền vùng biển Tổ quốc.




Tàu của Lữ đoàn 125 hải quân trực bảo vệ chủ quyền tại bãi cạn Phúc Tấn


Cũng ở Lữ đoàn 125 hải quân, từ ngày 10.10 – 10.12.1997, tàu Trường Sa 02 đã chấp hành nghiêm mệnh lệnh cấp trên, nhiều ngày chống chọi với cơn bão số 5 (gió giật cấp 9 – 10), kiên cường bám trụ theo dõi tàu thăm dò Hải Dương 12, tàu Thăm dò 8 của Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam, kiên quyết xua đuổi, đấu tranh đúng đối sách, buộc tàu thăm dò và tàu bảo vệ của Trung Quốc phải ra khỏi khu vực.

Đâm va, húc ủi

Trong tài liệu “Hải quân nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ BM06, 07” do Cục Chính trị Hải quân sản xuất tháng 9.2007, nói rõ: Sau Khi hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định phân định nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc được phê chuẩn (30.6.2004), tình hình trong Vịnh Bắc Bộ có ổn định hơn, nhưng tính chất phức tạp trên vùng biển này có xu hướng đẩy ra ngoài cửa Vịnh.

Từ cuối tháng 5.2006, ở khu vực Cửa vịnh Bắc Bộ, tàu thăm dò Tân Hải 501 và 5 tàu phục vụ của Trung Quốc tiến hành thăm dò ở khu vực Đông bắc đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) từ 75 – 84 hải lý, có ngày vượt sang Tây đường xử lý tạm thời từ 1,5 – 5 hải lý.

Đáng chú ý, từ ngày 8.6.2006, Trung Quốc thuê tàu Nordic Service của Mỹ cùng 12 tàu bảo vệ, liên tục tổ chức thăm dò khảo sát ở khu vực Đông bắc đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) từ 80 – 110 hải lý, có lúc vượt sang Tây đường xử lý tạm thời của ta từ 1 – 5 hải lý.

Bất kể ban ngày hay ban đêm, thời tiết xấu, phía Trung Quốc tăng cường từ 3 – 5 tàu vây hãm tàu Việt Nam làm nhiệm vụ. Thời kỳ cao điểm, phía Trung Quốc huy động 17 tàu có vũ trang hỗ trợ tàu thăm dò và ngăn cản quyết liệt các tàu Việt Nam làm nhiệm vụ tuyên truyền, xua đuổi…




Tàu nghiên cứu Hải Dương 22 của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, năm 2010

Trung tá Nguyễn Văn Hùng, nguyên cán bộ vùng 2 hải quân kể lại: “Khi chúng ta đấu tranh bằng loa tuyên truyền, khẳng định chủ quyền Việt Nam thì tàu hải cảnh, ngư chính Trung Quốc mở bạt pháo 14,5 mm và cho người lên boong chĩa súng AK sang tàu ta đe dọa. Đặc biệt trong các ngày từ 27 – 30.7.2006, phía Trung Quốc đã tăng cường tàu kéo và 6 tàu vận tải loại lớn từ 2.000 – 3.000 tấn ra ngăn cản để gây áp lực. Các tàu của Trung Quốc đã cắt mũi, cắt lái tàu ta rồi đâm thẳng vào các tàu vận tải của Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên vùng biển của mình, khiến các tàu này bị hư hỏng nặng”.
Ông Hùng cũng cho tôi hình chụp bộ phận thăm dò địa chấn của tàu nước ngoài, cùng các thông số trên màn ra đa, máy định vị… chứng minh sự xâm phạm trắng trợn của tàu nước ngoài đối với chủ quyền vùng biển Việt Nam.  




Tàu Cảnh sát biển 4032 làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên vùng biển miền Trung, 2013


Năm 2007, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thăm dò, xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam. Họ không chỉ dùng tàu vũ trang mà còn cho máy bay các loại ngang nhiên xâm phạm vùng trời vùng biển, nhằm uy hiếp, đe dọa tàu của ta hoạt động trên vùng biển Việt Nam.

Trước hành động Trung Quốc khiêu khích và xâm phạm vùng biển nước ta một cách trắng trợn, được sự chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng (trực tiếp là Đảng ủy và Bộ tư lệnh Hải quân), các biên đội tàu hải quân Việt Nam đã kiên trì triển khai nhiều phương án nhằm cản phá, xua đuổi có hiệu quả các tàu, máy bay của Trung Quốc xâm phạm vùng biển của ta, vừa đảm bảo giữ vững môi trường hòa bình vừa giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc…, Cục Chính trị Hải quân khẳng định.

Tàu bé chọi với tàu to

Đại tá Nguyễn Văn Kính, nguyên Phó chính ủy vùng Cảnh sát biển 2 vốn là sĩ quan vùng 5 hải quân. Giữa năm 1998, ông nhận yêu cầu chuyển sang công tác tại Cảnh sát biển làm nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc và duy trì nghiêm túc việc thực thi pháp luật trên biển.




Tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thực hiện thăm dò khảo sát dưới sự bảo vệ của các tàu hải quân, năm 2016


Ngày 31.8.1988, Cục Cảnh sát biển Việt Nam được thành lập, trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân (đóng ở TP.Hải Phòng). Tiếp sau đó, 2 vùng Cảnh sát biển (1 và 5), 2 hải đội (201, 501) được thành lập với 7 tàu phóng lôi cũ K-206 được cải hoán và tất cả vẫn chịu sự chỉ huy về mọi mặt của hải quân.

Năm 2002, khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 677/2002/QĐ-TTg phê duyệt dự án xây dựng Cảnh sát biển giai đoạn 2001 – 2010 và Cục Cảnh sát biển về Bộ Quốc phòng, các vùng Cảnh sát biển từ các vùng hải quân được điều chuyển về Cục Cảnh sát biển… lực lượng này mới thực sự phát huy được sức mạnh. Từ tháng 9.2008 đến 8.2013, Cảnh sát biển đã tổ chức hàng nghìn lượt tàu, thuyền làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho các hoạt động kinh tế của ta trên biển, phát hiện và tiến hành cản phá, xua đuổi hơn 4.500 lượt tàu, thuyền nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam. Bắt và xử lý 130 tàu thuyền vi phạm chủ quyền, xử lý theo pháp luật.




Tàu Kiểm ngư Việt Nam (trái) ngăn cản các tàu hải cảnh, hải giám và tàu cá có vũ trang của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam vào năm 2014

Trong năm 2011, Trung Quốc cho các tàu hải giám, hải cảnh, tàu cá dân binh xâm phạm chủ quyền, quấy rối các hoạt động kinh tế biển nước ta, các tàu Cảnh sát biển đã phối hợp bảo vệ an toàn hoạt động khảo sát thăm dò dầu khí của tàu Vinking II, tàu Bình Minh 02.

Đặc biệt, ngày 2.5.2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại vùng biển Tri Tôn (Hoàng Sa). Đi theo Hải Dương 981 là hàng trăm tàu bảo vệ các loại, tạo nhiều tầng, nhiều lớp bảo vệ giàn khoan, chủ động đâm va, húc ủi, dùng vòi rồng công suất lớn phun nước trực tiếp vào lực lượng thực thi pháp luật của ta; kết hợp các tàu quân sự, máy bay quần lượn trên bầu trời răn đe, uy hiếp.

Trước hành động ngang ngược, vi phạm trắng trợn luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng (nhất là Kiểm ngư) triển khai các phương án đấu tranh.

Qua 75 ngày đêm kiên trì bám thực địa, mặc dù phải đối mặt với mọi khó khăn nguy hiểm, lực lượng Cảnh sát biển đã dũng cảm, kiên trì, kiên quyết đấu tranh với các hành động ngang ngược, hung hăng từ phía Trung Quốc, đồng thời thực hiện nghiêm đối sách trên biển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ vững chủ quyền, an ninh, an toàn biển, đảo của Tổ quốc.




Tàu hải cảnh Trung Quốc phun nước làm hư hỏng tàu Việt Nam (phải) làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền khu vực biển miền Trung vào năm 2014

Đại tá Nguyễn Văn Kính kể: “Tháng 5.2014 làm nhiệm vụ đẩy đuổi Hải Dương 981, các tàu chấp pháp Việt Nam chủ yếu là tàu nhỏ, chỉ 200 – 400 tấn (tàu CSB-8001 lớn nhất cũng chỉ 2.500 tấn), nhưng phải đối đầu với hàng trăm tàu Trung Quốc. Có ngày cao điểm, phía Trung Quốc đưa ra hơn 300 tàu, trong đó có 6 loại tàu chiến đấu (khu trục tên lửa, tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu quét mìn, tàu săn ngầm, tàu đổ bộ…).




Tháng 5 và 6.2002, các tàu trực của Lữ đoàn 125 hải quân làm nhiệm vụ trực bảo vệ trên khu mỏ Thanh Long và lô 3C đã kịp thời phát hiện, xua đuổi 5 tàu nghiên cứu thăm dò của nước ngoài, bảo vệ được chủ quyền quốc gia. Đặc biệt, trong quá trình vận chuyển hàng, huấn luyện thực tế cho học viên sĩ quan, tàu Trường Sa 16 phát hiện tàu khảo sát, nghiên cứu của nước ngoài mang số hiệu 983 xâm nhập vùng biển Việt Nam. Không chỉ kịp thời báo cáo về sở chỉ huy, tàu Trường Sa 16 đã chủ động bám sát, tiến hành các biện pháp xua đuổi thành công tàu nước ngoài, được Bộ tư lệnh Hải quân khen ngợi…

(Nguồn: Lịch sử lữ đoàn 125, vùng 2 hải quân)




Nguồn: https://thanhnien.vn/bao-ve-chu-quyen-tren-bien-bao-gio-cung-phai-lam-nhiem-vu-xua-duoi-185973182.htm

Cùng chủ đề

Đại biểu TP.HCM bắt đầu hành trình mang tình yêu đến biển đảo quê hương

Sáng 9-11, tàu kiểm ngư KN-290 xuất phát từ cảng Cát Lái (TP.HCM) chở 160 đại biểu TP.HCM cùng đại biểu thuộc Quân chủng Hải quân khởi hành hướng về biển đảo phía tây nam của Tổ quốc. ...

Trung Quốc đưa tàu ngầm có người lái xuống đáy biển Bắc Cực

Viện nghiên cứu 704 thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc cho biết, tàu ngầm được thiết kế để thả qua một lỗ trên thân tàu nghiên cứu vùng cực Thám Sách-3.Nhà phát triển báo cáo loạt thử nghiệm, bao gồm việc cập bến dưới nước và hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp, nhưng chưa tiết lộ nhiều chi tiết về con tàu này.Báo cáo cho biết thêm, Trung Quốc trước đây phải...

Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới

Cùng nhân dân lập làng mới Với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh khu vực biên giới, ngày 1/4/2019, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã triển khai thực hiện đề án “Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới” giai đoạn 2019-2025 tại Bình Phước, Tây Ninh và Long An nhằm hiện thực hóa quan điểm: Mỗi người dân là cột mốc bảo vệ vững...

2 tàu từ Trung Quốc trôi dạt trên sông Hồng, lo va vào cầu

Tối 9/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết đã có báo cáo Bộ GTVT đề nghị cấp thẩm quyền có hướng xử lý đối với 2 tàu không có người, từ Trung Quốc trôi dạt trên sông Hồng.  Hai tàu có tải trọng khoảng 100 tấn, là tàu hút cát, trên tàu không có người. Đến sáng 9/9, tàu này trôi dạt đến cầu Cốc...

Hiên ngang giữa trùng khơi

Giữa thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, nhà giàn Ba Kè hay còn gọi là nhà giàn DK1 (bà Rịa - Vũng Tàu) sừng sững hiên ngang như một pháo đài thép giữa biển khơi, đủ sức đối đầu với các trận cuồng phong của đại dương, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cảnh giác phát hiện những hành động xâm phạm, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho ngư dân yên tâm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam lọt top 5 điểm đến đón Giáng sinh đáng nhớ nhất châu Á

Tạp chí World Expeditions vừa công bố danh sách 5 điểm đến đón Giáng sinh đáng nhớ nhất châu Á, trong đó Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 2. Cảnh quan ấn tượng, lịch sử và nền văn hóa phong phú là những yếu tố khiến Việt Nam trở nên đặc biệt hấp dẫn trong mắt nhiều du khách nước ngoài.  "Việt Nam là đất nước có vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt đẹp và di sản đặc biệt mà...

‘Muốn chuyển đổi số, bắt buộc phải làm chủ công nghệ’

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, muốn phát triển bền vững, muốn chuyển đổi số, bắt buộc chúng ta phải làm chủ công nghệ. Người Việt Nam giỏi công nghệ thông tin (CNTT) và hoàn toàn có thể làm chủ các ứng dụng, làm chủ công nghệ. Sáng 12/11, nêu câu hỏi chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực TT&TT, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) cho biết, thời điểm làm quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT, Bộ trưởng...

Báo chí dùng công nghệ số và nội dung khác biệt để lấy lại trận địa

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng nếu báo chí chạy theo mạng xã hội sẽ đứng phía sau, do vậy phải có sự khác biệt, đó là quay lại những giá trị cốt lõi, dùng công nghệ số lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo sẽ tăng lên. Đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) nêu vấn đề trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa báo chí truyền thống và internet, mạng...

Giá vàng tụt mạnh về sát 80 triệu/lượng, tiệm vàng mạnh tay ‘xả hàng’

Cửa hàng trên phố vàng Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng, Hà Nội) sáng 12/11 'chơi lớn' khi mỗi người được mua 5 lượng vàng. Hàng trăm khách hàng lấy số, xếp hàng chờ kín bên trong, chờ đến lượt mua. Trái với tình trạng thưa vắng người mua tại TPHCM dù giá vàng trong nước hôm nay (12/11) tiếp tục lao dốc mạnh, ghi nhận của PV. VietNamNet cho thấy, tại Hà Nội, từ 8h30' sáng các tiệm vàng trên...

Thái Nguyên phát triển bằng chuyển đổi số

“Thái Nguyên phát triển bằng chuyển đổi số” là thông điệp mà ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, phát biểu tại buổi làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông. Ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông. Là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề số 01-NQ/TU về chuyển...

Bài đọc nhiều

Việt Nam – Ấn Độ tham gia diễn tập gìn giữ hòa bình

 Tham gia Diễn tập Gìn giữ hòa bình Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 5 có 47 quân nhân...

Thắt chặt tình đoàn kết Phụ nữ Quân đội hai nước Việt

 Đại tá Nguyễn Thị Thu Hiền – Trưởng Ban Phụ nữ Quân đội tổng kết khoá tập huấn. (Ảnh:...

Lan tỏa truyền thống Trường Sĩ quan Thông tin

 Chi bộ Đại đội 3, Đảng bộ Tiểu đoàn 14 (Trường Sĩ quan Thông tin) tổ chức lễ kết...

Tuổi trẻ Quân đội, Công an đẩy mạnh học tập, làm theo Bác

Dự chương trình có các đồng chí: Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục công tác Đảng và công tác chính trị, Bộ Công an; Thượng tá Đồng Đức Vũ, Trưởng Ban Thanh niên Công an nhân dân; Đại tá Trần Hữu Dũng, Phó Trưởng Ban Thanh niên Quân đội. Báo cáo tại hội nghị cho thấy, trong giai đoạn 2022 - 2024, tuổi trẻ hai lực lượng đã phối hợp...

Những quyền lợi khi đi nghĩa vụ quân sự, biết kẻo thiệt

Công dân nhập ngũ được hưởng những quyền lợi gì? Theo quy định tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, mọi công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Khi đang phục vụ tại ngũ, công dân sẽ được hưởng những quyền...

Cùng chuyên mục

Lan tỏa truyền thống Trường Sĩ quan Thông tin

 Chi bộ Đại đội 3, Đảng bộ Tiểu đoàn 14 (Trường Sĩ quan Thông tin) tổ chức lễ kết...

Thắt chặt tình đoàn kết Phụ nữ Quân đội hai nước Việt

 Đại tá Nguyễn Thị Thu Hiền – Trưởng Ban Phụ nữ Quân đội tổng kết khoá tập huấn. (Ảnh:...

Tuổi trẻ Quân đội, Công an đẩy mạnh học tập, làm theo Bác

Dự chương trình có các đồng chí: Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục công tác Đảng và công tác chính trị, Bộ Công an; Thượng tá Đồng Đức Vũ, Trưởng Ban Thanh niên Công an nhân dân; Đại tá Trần Hữu Dũng, Phó Trưởng Ban Thanh niên Quân đội. Báo cáo tại hội nghị cho thấy, trong giai đoạn 2022 - 2024, tuổi trẻ hai lực lượng đã phối hợp...

Việt Nam – Ấn Độ tham gia diễn tập gìn giữ hòa bình

 Tham gia Diễn tập Gìn giữ hòa bình Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 5 có 47 quân nhân...

Lữ đoàn 167 (Vùng 2 Hải quân) hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Hưởng ứng Ngày Pháp Luật Việt Nam (09/11), Đảng ủy, Chỉ huy Lữ đoàn 167 đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, đa dạng về hình thức như: Tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật; tăng cường hoạt động tủ sách pháp luật tại các cơ quan đơn vị; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật. Trong đó, đơn vị tập trung tuyên truyền phổ biến, giáo dục các luật, văn...

Mới nhất

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức

Anh Nguyễn Trí Thức là lãnh đạo gương mẫu, luôn đi đầu trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng công việc, là tấm gương sáng tại Công ty Thủy điện Quảng Trị. Anh Nguyễn Trí Thức - Quản đốc Phân xưởng Vận hành, Công ty Thủy điện Quảng Trị là một người có năng...

VinFast chiếm thị phần số 1 Việt Nam

VinFast vừa công bố đã bàn giao hơn 11.000 ô tô điện các loại cho khách hàng trong tháng 10, nâng tổng số lũy kế lên hơn 51.000 chiếc, chính thức trở thành thương hiệu ô tô bán chạy số 1 thị trường Việt Nam trong 10 tháng đầu năm. Nối tiếp đà thành công tháng 9, VinFast tiếp tục...

Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá hàng hóa nguyên liệu thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần (11/11). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm 0,92% xuống mức 2.157 điểm. Đáng chú ý, trên thị trường kim loại, toàn bộ 10 mặt hàng giá suy yếu, trong đó giá bạc...

Tiếp nhận tác phẩm hội hoạ của Vua Hàm Nghi

(CLO) Sáng 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội đã diễn ra sự kiện Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi...

Vườn quốc gia nào 2 lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/vuon-quoc-gia-nao-2-lan-duoc-cong-nhan-la-di-san-thien-nhien-the-gioi-ar906856.html

Mới nhất