Bảo vật quốc gia


Theo Luật Di sản, BVQG là những hiện vật nguyên bản, độc bản, có hình thức độc đáo, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học. Như vậy, BVQG không nhất thiết phải là cổ vật (có niên đại trên 100 năm) mà có thể bao gồm cả các tác phẩm nghệ thuật. Các tiêu chí để một hiện vật được công nhận làm BVQG phải là: Hiện vật nguyên gốc, độc bản; hình thức độc đáo; có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học. Đó là tiêu chí khó, được công nhận BVQG do thế là “ước mơ” đối với các cổ vật.

Hàng trăm năm là thủ phủ xứ Đàng Trong và kinh đô của nước Việt Nam thống nhất, việc sở hữu nhiều cổ vật được công nhận là BVQG cũng là chuyện bình thường đối với Thừa Thiên Huế. Đáng nói ở đây là sự xuất hiện những BVQG tiêu biểu như bệ thờ Vân Trạch Hòa đã mở ra một cách nhìn mới về cổ vật xứ Huế. Vân Trạch Hòa là tên gọi chung của một quần thể phế tích kiến trúc Chăm nằm ở xóm Cồn Chùa, thôn Vân Trạch Hòa, xã Phong Thu, huyện Phong Điền. Quần thể di tích kiến trúc này đã bị đổ nát từ lâu. Các điều tra báo cáo đầu tiên về phế tích Vân Trạch Hòa được H.Parmenier đưa vào danh mục “Thống kê và miêu tả các di tích Chàm ở Trung Kỳ “xuất bản năm 1919.

Tháng 8/ 1991, Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Tổng hợp tỉnh chính thức khai quật và năm 1991, bệ thờ Vân Trạch Hòa được tìm thấy. Bệ được làm bằng đá, có hai tầng chồng khít lên nhau bằng mộng khớp giá lắp. Bốn mặt của hai tầng bệ thờ đều có chạm khắc các họa tiết trong đạo Hindu (Ấn Độ giáo). Căn cứ vào các họa tiết, các chuyên gia về cổ vật xác định bệ thờ Vân Trạch Hòa có niên đại từ thế kỷ thứ IX đến X. Đây là bệ thờ cổ độc đáo của người Chăm được tìm thấy ở Thừa Thiên Huế. Hy vọng rồi đây, bên cạnh những BVQG có giá trị tiêu biểu gắn liền với giai đoạn hoàng kim của vùng đất dưới thời Chúa Nguyễn và Vua Nguyễn, Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục có thêm những BVQG khác có giá trị không chỉ về lịch sử mà còn cả trên lĩnh vực văn hóa, khoa học.

Một trong những vấn đề đặt ra, cùng với niềm vui được công nhận BVQG là nỗi lo về việc bảo tồn, phát huy giá trị của các bảo vật ấy. Giá trị lịch sử của các bảo vật là vô giá, việc bảo quản, lưu giữ các bảo vật này vậy nên phải là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Trong ý nghĩa đó, việc xây dựng ý thức bảo vệ hiện vật đối với người dân cũng là một cách thức bảo quản tốt. Chính sách, chế độ bảo vệ đặc biệt cho các BVQG là điều cần có. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng việc quảng bá giá trị của bảo vật tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước, tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân có ý thức cao trong việc bảo vệ, gìn giữ các BVQG.



Nguồn

Tin cùng chuyên mục

Nghề dệt thổ cẩm độc đáo của người Tà Ôi

Người Tà Ôi có những nét văn hóa, đời sống từ trang phục cho đến những phong tục tập quán rất bản địa, trong đó dệt thổ cẩm là nghề thủ công có từ lâu đời được gọi là...

Họp báo Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào 2023” tại Thừa Thiên Huế

Năm 2023 đánh dấu 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào. Mối quan hệ Việt - Lào đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt. Quan hệ chính trị giữa...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ...

Niềm vui lao động

Mệ tôi năm nay 85 tuổi. Một buổi sáng thức dậy, mệ chợt thấy trong người uể oải, hai chân đau nhức, không thể bước ra khỏi giường nổi. Bác sĩ đến nhà khám và chẩn đoán mệ...

Nhiều nguồn lực giúp đỡ người nghèo

Những chuyển biến Sau gần một năm thoát nghèo, hiện kinh tế gia đình của hộ ông Võ Tín, thôn Lương Mai xã Phong Chương, huyện Phong Điền đang ngày càng ổn định. Mô hình sinh kế nuôi bò...

Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung lần thứ 28

Tham dự triển lãm có bà Mai Thị Ngọc Oanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam; ông  Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; ông Hoàng Khánh Hùng, Trưởng ban Tuyên...

Muôn vẻ sắc màu cuộc sống

Đến với triển lãm Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung, công chúng bị thu hút bởi sự bình dị, thân thuộc khi nhiều tác phẩm được triển lãm lấy cảm hứng từ cuộc sống mưu sinh, sinh...

Chuyện về ngôi nhà nổi trên sông Hương

Thật may mắn tôi được làm rể của xứ Huế mộng mơ. Bố vợ tôi là ông Phan Thanh Dư, lúc đó là Giám đốc Công ty Du lịch Huế. Tôi nhắc đến ông cũng chỉ là cái...

Vợ chồng đồng lòng làm từ thiện

Năm 2002, anh Đức cùng vợ đứng ra thành lập Hội từ thiện mang tên “Lá lành đùm lá rách" (LLĐLR). Lúc đầu, chỉ có vợ chồng anh thực hiện tất cả các khâu: từ việc đi tìm...

Sân chơi bổ ích cho các bạn trẻ yêu mèo

Đây là lần thứ ba chương trình được diễn ra, buổi họp mặt đầu tiên là vào ngày 8/1/2023 và cứ khoảng ba tháng một lần, cộng đồng các “sen” Huế lại tề tựu, cùng nhau trao đổi...

Tin mới nhất