Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiBảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng Dá Hai ở tỉnh...

Bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng Dá Hai ở tỉnh Cao Bằng

(Tổ Quốc) – Tỉnh Cao Bằng có kho tàng dân ca khá đồ sộ với hàng trăm làn điệu của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao… Trong các làn điệu dân ca thì Dá hai là một trong những làn điệu hay, có sức cuốn hút lạ thường.

Dân ca đặc sắc của người Nùng Cao Bằng

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì: “Dá Hai là nghệ thuật sân khấu có sự tích, có kịch bản, kể về các tích, các sự tích, thế nhưng đồng thời cùng với đó là nghệ thuật tuồng, từ nghệ thuật trang trí, nghệ thuật diễn xướng cộng với nghệ thuật âm nhạc, khi biểu diễn thì nó trở thành tinh hoa”.

Bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng Dá Hai ở tỉnh Cao Bằng - Ảnh 1.

Hát Dá Hai là loại hình dân ca nổi tiếng, đặc sắc của dân tộc Nùng miền Đông tỉnh Cao Bằng với nhiều làn điệu diễn đạt trạng thái tâm lý vui, buồn, yêu, ghét…

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, cùng với phong trào ca hát quần chúng nở rộ như hoa mùa xuân, đã xuất hiện nhiều đội tuồng Dá hai của nhân dân, như: Đội tuồng Dá Hai Giảng Gà, xã Đình Phong, Đội tuồng Dá hai Phja Hồng, xã Khâm Thành, Đội tuồng Dá hai Thông Huề của huyện Trùng Khánh; Đội tuồng Dá Hai thị trấn và Háng Thoong của huyện Quảng Uyên. Các đội này đi lưu diễn nhiều nơi ở địa phương và trong tỉnh.

Hát Dá Hai là loại hình dân ca nổi tiếng, đặc sắc của dân tộc Nùng miền Đông tỉnh Cao Bằng với nhiều làn điệu diễn đạt trạng thái tâm lý vui, buồn, yêu, ghét… Qua nghiên cứu, hiện nay đã sưu tầm được 10 làn điệu, đó là: (1) “Phình tiảo” (Phìn tiảo): là điệu bình, du dương, được sử dụng làm khúc mở đầu; (2) “Sai vá”: điệu hái hoa, phản ánh tâm trạng con người vui tươi, nhí nhảnh, phấn khởi, có phần hào sảng, thăng hoa; (3) “Chén cáo tiảo” (Phìn chén cáo tiảo): phản ánh tâm trạng bâng khuâng, nhẹ nhàng, cảm giác lâng lâng, phấn chấn của con người: (4) “Thán tiảo” (than thở): tự sự, tâm tình, tự tình, tự mình giãi bày…; (5) “Hỷ tiảo”: điệu hát vui, hân hoan, phản ánh tâm trạng con người phấn khởi, tự hào; (6) “Cồ pán”: thể hiện sự tự tình lặng lẽ, sâu lắng tâm hồn; (7) “Khù tiảo”: biểu hiện sự khóc lóc, than thân, trách phận, buồn bực, rầu rĩ, xót xa; (8) “Slí tiảo”: là điệu ngâm thơ phản ánh tâm trạng thăng hoa, ý nhị của con người; (9) “Cao tiảo”: thể hiện tâm trạng thư thái, đủng đỉnh, tiêu dao, sảng khoái; (10) “Sấu pán”: là làn điệu thường dùng để kết thúc.

Trải qua các giai đoạn lịch sử, cho đến nay Tuồng Dá Hai chỉ còn lưu giữ được một phần “ca tuồng” chứ không còn lưu giữ được nguyên bản như thời kỳ hưng thịnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loại hình Tuồng Dá Hai hiện nay bị hạn chế, có nguy cơ bị mai một và thất truyền.

Do những biến cố lịch sử và một số nghệ nhân đã cao tuổi (đã mất) không duy trì và truyền lại cho con cháu, một số đã di cư đi các tỉnh miền nam do đó nghệ thuật Tuồng Dá Hai dần bị mai một và nhiều điệu hát Dá Hai “Tam sao thất bản” và bị quên lãng. Mặt khác vào những thập niên 80, 90 (thế kỷ XX) tình hình kinh tế xã hội cũng có nhiều biến động, nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp không còn phù hợp với xu thế, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, nhà nước không còn đủ sức bao cấp, duy trì các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ hoạt động rời rạc, cầm chừng. Không có đủ tiền để trang trải cho hoạt động văn nghệ (kể cả các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp), đứng trên bờ vực giải tán… trong khi đó thị trường âm nhạc cũng đã có nhiều thay đổi, sự du nhập của các loại hình âm nhạc phương Tây (Pop; Rock) vào Việt Nam … làm cho giới trẻ chạy theo xu hướng âm nhạc mới, không mặn mà với loại hình âm nhạc truyền thống nói chung, trong đó có Tuồng Dá Hai, đánh dấu bước thăng trầm của loại hình nghệ thuật này.

Bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng Dá Hai ở tỉnh Cao Bằng - Ảnh 2.

Cao Bằng hướng tới phục hồi đội Tuồng Dá Hai thành đội Văn nghệ Dá Hai phù hợp với tình hình hiện nay gắn với du lịch cộng đồng.

Bảo tồn nghệ thuật hát Dá Hai

Đứng trước nguy cơ bị mai một và thất truyền của loại hình nghệ thuật Dá Hai khu vực miền Đông và tâm điểm là xã Thông Huề (nay là Đoài Dương) huyện Trùng Khánh, ngành văn hóa cũng đã có phương án để bảo tồn và giữ gìn các nghệ thuật truyền thống độc đáo này. Khoảng năm 1999 – 2000 ngành văn hóa đã phối hợp cùng viện âm nhạc thực hiện đề án “Bảo tồn nghệ thuật hát Dá Hai ở Thông Huề, Trùng Khánh Cao Bằng”. Đề án đã sưu tầm và khôi phục lại một số trích đoạn Tuồng Dá Hai truyền thống, hỗ trợ kinh phí đầu tư trang phục và tổ chức tập luyện. Đây cũng là lần đầu tiên ngành văn hóa tổ chức một đề tài nghiên cứu khá công phu về nghệ thuật hát Dá Hai. Tuy nhiên do thời gian triển khai gấp, nguồn kinh phí hạn hẹp và thành viên nhóm nghiên cứu chủ yếu ở Hà Nội, điều kiện đi lại khó khăn nên việc điền dã, thực tế còn nhiều hạn chế, chưa đi sâu vào khai thác giá trị nghệ thuật và tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ một cách sâu sắc, chủ yếu vẫn là phục dựng lại các trích đoạn tuồng đã được biểu diễn, chủ yếu về ghi chép âm nhạc.

Nhận thấy, Dá Hai là loại hình dân ca dân tộc Nùng “có một không hai” trong cả nước; là di sản vô giá của ông, cha chúng ta để lại, được phân bố tại một số huyện miền Đông của tỉnh Cao Bằng, sau bao thăng trầm thời gian Dá Hai đang bị mai một, cần được lưu giữ bảo tồn. Năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Quyết định số 305/QĐ-UBND, về việc phê duyệt đề tài “Phục hồi, bảo tồn di sản văn hóa Dá Hai Thông Huề, xã Đoài Dương, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”.

Mục tiêu trọng tâm của đề tài là nghiên cứu, sưu tầm có hệ thống về dân ca Dá Hai tại nơi được coi là trung tâm “phát sáng” Dá Hai trong toàn tỉnh; kiểm kê đầy đủ, nhận biết chính xác từng làn điệu và nghệ thuật trình diễn đặc sắc của Dá Hai để bảo tồn và phát huy. Phục hồi đội Tuồng Dá Hai thành đội Văn nghệ Dá Hai phù hợp với tình hình hiện nay gắn với du lịch cộng đồng.

Công tác điều tra khảo sát được nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài bắt đầu thực hiện từ ngày 7/5/2020 và kết thúc vào tháng 10 năm 2020. Các thành viên nhóm nghiên cứu mở rộng đối tượng khảo sát là các anh chị thanh niên, các cụ già, quan tâm khai thác ở các bà con sinh sống trên địa bàn xã Đoài Dương, một số xã trên địa bàn huyện Trùng Khánh và một số cụ còn biết hát Dá Hai ở một số vùng lân cận như: Quảng Hòa, Hòa An, Trà Lĩnh… Trên cơ sở tổng hợp, thống kê, phân tích kết quả của phiếu điều tra cho thấy: Nhiều thông tin được cung cấp chưa chuẩn xác, thông tin cung cấp vẫn còn nhiều “sạn”; “sỏi”, ngay như tên của các làn điệu Dá Hai người điền phiếu cũng nhớ không rõ và ghi không chính xác. Qua đó, càng minh chứng rằng Dá Hai đang đứng trước nguy cơ bị mai một và ngày càng xa dần với nhận thức của nhân dân địa phương.

Hiện nay số người cao tuổi thành thục về Tuồng Dá Hai chiếm một tỷ lệ vô cùng khiêm tốn. Ngay ở Thông Huề – nơi được coi là “cái nôi” Dá Hai cũng chỉ còn lại vài ba người. Toàn xã Đoài Dương và một số xã trên địa bàn huyện Trùng Khánh, huyện Quảng Hòa… hiện có 26 nghệ nhân, trong đó có: 07 nam, 19 nữ. Nghệ nhân dân ca đa số là người dân tộc Tày, Nùng. Còn những diễn viên lớp trẻ đã được truyền dạy cũng chiếm một tỷ lệ vô cùng khiêm tốn, và đa số những diễn viên nữ lớn lên đều theo chồng làm ăn nơi khác, do vậy việc khôi phục lại đội Tuồng Dá Hai là cấp thiết./.



Nguồn: https://toquoc.vn/bao-ton-va-phat-trien-nghe-thuat-tuong-da-hai-o-tinh-cao-bang-2024120317043091.htm

Cùng chủ đề

Gìn giữ nghệ thuật làm đàn Tính

(Tổ Quốc) - Cây đàn Tính (còn gọi là Tính tẩu) là loại nhạc cụ tiêu biểu của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái nói chung. Đàn được dùng trong đời sống tâm linh, trong lễ hội, hát xướng, giao duyên, kết bạn. Cây đàn Tính trong âm nhạc của...

Về Xứ Thanh xem di sản “độc nhất vô nhị” trò Xuân Phả

(Tổ Quốc) - Tháng 9/2016, trò Xuân Phả (múa Xuân Phả) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Di sản này không chỉ là báu vật văn hóa độc nhất vô nhị của xứ Thanh, mà đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng...

Khoảng 21.000 người cao tuổi được nâng cao chất lượng sống từ dự án do Nhật Bản tài trợ

Ngày 28/11, tại Đà Nẵng, Hội Người cao tuổi của 6 tỉnh, thành phố phối hợp với Tổ chức HelpAge International (HAI) họp tổng kết Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi tại Việt Nam" do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Tại buổi họp tổng kết dự án, các đại biểu cũng đã giới thiệu/chia sẻ về mô hình câu lạc bộ...

Làng Nghề Thêu Xã La Khê: Gắn Kết Nghệ Thuật Truyền Thống Và Đương Đại

Trên dải đất Hà Đông, La Khê từ lâu đã nổi danh là một làng nghề truyền thống với những sản phẩm thêu tinh xảo và sắc nét, ghi dấu một nét đẹp văn hóa trong dòng chảy lịch sử. Những người nghệ nhân nơi đây không chỉ bảo tồn tinh hoa của nghề mà còn từng bước gắn kết giá trị truyền thống với sự sáng tạo đương đại, đem lại sức sống mới cho làng nghề này. La...

Chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh tại Hoàng thành Thăng Long

(Tổ Quốc) - Chiều 28/11, tại Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã chủ trì buổi làm việc để nghe báo cáo về Kế hoạch triển khai nhiệm vụ "Chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh tại Hoàng thành Thăng Long" thuộc nhiệm vụ "Xúc tiến, quảng bá du...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy, tạo đột phá cho du lịch Hòa Bình “cất cánh”

(Tổ Quốc) - Với mục tiêu xây dựng tỉnh Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, những năm gần đây, du lịch tỉnh Hòa Bình đã tạo...

Khánh Hòa đầu tư hơn 32 tỷ đồng tu bổ 7 di tích xuống cấp

(Tổ Quốc) - 7 di tích tại các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh và TP. Nha Trang được đầu tư hơn 31 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh để tu bổ, theo nghị quyết HĐND tỉnh Khánh Hòa ngày 2/12. ...

Khai trương Bảo tàng thổ sản Hội An

(Tổ Quốc) - Việc thiết lập Bảo tàng thổ sản Hội An là một hướng đi sáng tạo nhằm trưng bày, giới thiệu, quảng bá, xây dựng các mặt hàng hương liệu, thổ sản Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, tạo thêm một điểm tham quan mới đặc sắc,...

Du lịch tự túc Nhật Bản mùa lá vàng

(Tổ Quốc) - Để chuyến đi du lịch Nhật Bản được suôn sẻ, các chị em nhất định phải biết những tips này nhé! Nhật Bản đang bước vào mùa thu lá vàng và lá đỏ....

Hai Quán quân lan tỏa tinh thần đoàn kết và khát vọng truyền cảm hứng”

(Tổ Quốc) - Vừa qua, vòng chung kết cuộc thi HUIT’s Iconic 2024 đã diễn ra đầy cảm xúc tại Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh (HUIT). Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên, giảng viên, và khán giả với không khí sôi động...

Bài đọc nhiều

Sở LĐTB&XH Nghệ An phối hợp với huyện Tương Dương tổ chức Ngày hội việc làm trên địa bàn huyện năm 2024.

(NADS) - Sáng ngày 29/11/2024 với hơn 2.000 lao động tham gia nhằm cung cấp thông tin về thị trường việc làm trong và ngoài nước, định hướng nghề nghiệp, cho học sinh và người lao động trên địa bàn huyện. Dự ngày...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo tàng Lịch sử quân sự là địa chỉ đỏ để học tập quá trình giữ nước

Đó là phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương trong buổi thăm và làm việc tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam chiều 3-12. ...

Mẹ đơn thân giúp con từ đứa trẻ bại não trở thành thạc sĩ Đại học Harvard

GĐXH - Sẵn sàng bỏ chồng và bỏ ngoài tai lời bác sĩ, người mẹ dũng cảm đã giúp con trai vượt qua bệnh tật thi đỗ vào ngôi trường đại học Harvard danh giá. ...

Hội An có thêm Bảo tàng thổ sản

(CLO) Việc thiết lập Bảo tàng thổ sản là một hướng đi sáng tạo và có thêm một điểm tham quan mới đặc sắc, hấp dẫn trong khu phố cổ Hội An. ...

Truyền thông nâng cao kiến thức tự chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Trung tâm Y tế Hà Đông (Hà Nội) vừa phối hợp với UBND và Trạm Y tế phường Hà Cầu tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe cho gần 130 NCT trên địa bàn phường. Toàn cảnh buổi tập huấn Diễn giả, Ths.BSCKII. Lê Xuân Nam, Trưởng phòng Dân số- Truyền thông và Giáo dục sức khỏe, Trung...

Mới nhất

Loại củ mùi khó chịu ở Việt Nam nhiều người không thích, ở Nhật lại là thần dược, tốt cho người tiểu đường và...

GĐXH – Nhiều người có thể không thích hành tây vì chúng có mùi hăng, khó ăn. Tuy nhiên, loại củ này lại là nguyên liệu để chế biến nhiều món ngon và được đánh giá bổ ngang nhân...

Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài thấp, nhiều dự án tiến độ rùa

TPO - Tính đến hết tháng 11, giải ngân vốn đầu tư công (nguồn vay nước ngoài) mới đạt hơn 39%, rất khó đạt mục tiêu 95% trong năm nay, nhất là khi đại diện 10 bộ, ngành, tổ chức sử dụng nguồn vốn này báo cáo còn khá nhiều vướng mắc trong giải ngân, có đơn vị...

Từ ‘hiện tượng’ Lê Tuấn Khang đến ngành công nghiệp người có sức ảnh hưởng

Trở thành người nổi tiếng trên mạng đang là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ, để dễ dàng chạm đến giấc mơ giàu sang. Tuy nhiên, con đường này không hề đơn giản nếu xem đây là sự nghiệp nghiêm túc. ...

Bình Định: Đặt mục tiêu trồng 30.000 ha rừng gỗ lớn vào năm 2035

UBND tỉnh Bình Định đã ban hành kế hoạch triển khai đề án phát triển rừng gỗ lớn đạt chứng nhận FSC, mục tiêu đề ra tới năm 2035, tỉnh có hơn 30.000 ha rừng gỗ lớn.Thời gian qua, từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào...

Mẹ đơn thân giúp con từ đứa trẻ bại não trở thành thạc sĩ Đại học Harvard

GĐXH - Sẵn sàng bỏ chồng và bỏ ngoài tai lời bác sĩ, người mẹ dũng cảm đã giúp con trai vượt qua bệnh tật thi đỗ vào ngôi trường đại học Harvard danh giá. ...

Mới nhất