Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiBảo tồn và phát huy áo dài truyền thống

Bảo tồn và phát huy áo dài truyền thống


Chưa đạt đến mức độ “cách tân” gây tiếng vang

Sau gần một thập niên, công cuộc phục hưng áo dài truyền thống (còn gọi là áo ngũ thân/áo năm thân) của cộng đồng và cả đơn vị nhà nước thực hiện đến nay đã có nhiều thay đổi, số lượng người may, mặc áo dài truyền thống tăng nhiều so với trước. Việc phục hưng áo dài truyền thống không chỉ giúp người Việt bảo tồn giá trị di sản truyền thống mà còn phát huy bản sắc văn hóa, phục hồi được giá trị thẩm mỹ cũng như các bí quyết nghề may, phục hồi lại làng nghề thủ công truyền thống. Tuy vậy, kết quả đã đạt được chưa phải khả quan, nhiều thách thức đang đặt ra khi phần lớn đây mới chỉ là phong trào của cộng đồng.

Bảo tồn và phát huy áo dài truyền thống: Vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức - Ảnh 1.

Ban chủ tọa

Theo Giám đốc truyền thông Hoa niên – Năm tháng tươi đẹp Tôn Thất Minh Khôi, trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, phong trào hồi sinh Việt phục dần phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều thương hiệu Việt phục, kéo theo các dự án sản phẩm truyền thông đại chúng ứng dụng Việt phục ngày càng nhiều. Song song với sự phát triển của các hội nhóm thì sự quan tâm đặc biệt của phía các nhà lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc tạo lập đề án “Huế – Kinh đô áo dài” cũng đã tạo nên bước biến chuyển tích cực.

Trường hợp thành công nhất tính đến thời điểm hiện tại có thể kể đến MV Không thể cùng nhau suốt kiếp của nữ ca sĩ Hòa Minzy. Sản phẩm đã tạo nên làn sóng không nhỏ du lịch đến Huế, đông đảo du khách tìm đến những địa điểm gắn liền với cuộc tình Bảo Đại Hoàng đế và Nam Phương Hoàng hậu cũng như tạo ra “cơn sốt” check-in Việt phục tại các địa điểm trong di tích Huế. Theo sau đó, nhiều sản phẩm video ca nhạc của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cũng đã sử dụng Việt phục – chủ yếu là áo dài ngũ thân trong các tạo hình như: Chim quý trong lồng (Văn Mai Hương, K-ICM); Vọng nguyệt (Hoàng Duyên); Chơi vơi (Phương Thanh)…

Có thể thấy, các sản phẩm âm nhạc của MV sử dụng Việt phục thay cho những dạng thức “cách tân phá cách” trước đó đang ngày càng nhiều. Những sản phẩm làm “đúng” đang ngày càng phủ sóng mạnh mẽ thay cho những sản phẩm làm “sai” trước kia. Khán giả đại chúng qua đó cũng có những phản ứng tích cực, mong muốn khoác lên mình những bộ Việt phục ở mọi miền Tổ quốc. Từ những bộ ảnh, những thước phim lan tỏa trên mạng xã hội cho đến các trào lưu chụp ảnh kỷ yếu, hay ngày cưới,… ngày càng nhiều các bạn trẻ chọn Việt phục trong mọi dịp. Thiết nghĩ đó là một kết quả tích cực sau nhiều năm tháng phát triển của các đơn vị, hội nhóm nghiên cứu và phục dựng Việt phục.

Bảo tồn và phát huy áo dài truyền thống: Vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức - Ảnh 2.

Quang cảnh hội thảo

“Tuy nhiên, Việt Nam chỉ đang ở mức sử dụng các dạng thức trang phục “chuẩn” đưa vào trong các MV. Chúng ta vẫn chưa đạt đến mức độ “cách tân” gây tiếng vang như Hàn Quốc đang làm với những sản phẩm âm nhạc. Chúng ta vẫn còn giữ những “mực thước” khá nhiều với những bộ Việt phục. Vậy nên, mọi chuyện cũng cần có thời gian, chúng ta đang ở những bước đầu tiên trong việc dần “chuẩn hóa” các tạo hình lấy ý tưởng từ văn hóa truyền thống sau một thời gian rất dài đứt gãy văn hóa” – ông Tôn Thất Minh Khôi cho biết thêm.

Còn theo ông Đặng Bá Minh Công (Thành viên Câu lạc bộ Đình Làng Việt) cho biết: “Sự nở rộ, cạnh tranh giữa các thương hiệu đã góp phần định hình thị trường Việt phục, đưa áo dài truyền thống của Việt Nam ngày càng đến gần hơn với công chúng. Áo dài ngũ thân, áo tấc đã xuất hiện rộng khắp trong những bộ ảnh cưới, kỷ yếu niên khóa của học sinh… Tuy nhiên, dù đã được lan tỏa, nhưng vẫn còn một bất cập, hạn chế như: nhiều đơn vị sản xuất may mặc sai, cẩu thả, ít nhiều ảnh hưởng đến thị hiếu của người mặc; Chất liệu may áo dài ngũ thân đang được ưa chuộng (ước chừng 60-70%) chủ yếu là vải ngoại nhập (lụa, gấm, sa Trung Quốc, Hàn Quốc…), trong khi đó, chất liệu tơ lụa Việt Nam chưa thật sự chiếm ưu thế ở kiểu dáng trang phục này dù chất lượng tốt đến đâu. Phải chăng do giá thành còn cao, mẫu mã chưa phong phú?”.

Các nhà thiết kế cần có sự liên kết với nhau

Trước thực trạng đó, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Thanh Hải cho biết: Áo dài là một di sản đặc biệt của dân tộc Việt Nam, và hiện nay áo dài thực sự là một ngành nghề thủ công đặc biệt để tạo nên những sản phẩm ấn tượng, góp phần vào phát triển công nghiệp văn hóa và thúc đẩy kinh tế – xã hội của địa phương.

Bảo tồn và phát huy áo dài truyền thống: Vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức - Ảnh 3.

Áo dài là một di sản đặc biệt của dân tộc Việt Nam (ảnh minh họa)

Vậy nên, để bảo tồn và phát triển áo dài truyền thống Việt Nam một cách hiệu quả nhất, ông Phan Thanh Hải cho rằng, cần phải có các đề án, dự án liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị áo dài. Trong đó, cần đặt ra những mục đích phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như khai thác được các tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững, nhìn rộng hơn là phù hợp với mục tiêu phát triển văn hóa của quốc gia, dân tộc.

Đặc biệt, cần có sự liên kết, xây dựng mạng lưới giữa những nghệ nhân, nhà thiết kế áo dài trong cả nước. Bên cạnh đó, cũng cần phải đào tạo những người thợ may, nhà thiết kế, người may áo dài chuyên nghiệp, hiểu rõ giá trị của chiếc áo dài và gắn kết, am hiểu về công việc thiết kế – cắt may. Khi có được sự phối hợp tư tưởng, nghệ thuật của nhà thiết kế với sự điêu luyện kỹ năng cắt may của người thợ giỏi sẽ tạo lập các giá trị thẩm mỹ mới, góp phần nâng giá trị của áo dài lên một tầm cao hơn.

Cùng với đó, cần nghiên cứu soạn thảo, ban hành các chính sách đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng và đề nghị phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản áo dài. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân lão thành truyền dạy những kỹ năng, bí quyết về nghề may áo dài trong các gia đình, dòng họ, nhà trường, câu lạc bộ… nhằm bảo vệ, gìn giữ giá trị di sản cho muôn đời sau.

Bảo tồn và phát huy áo dài truyền thống: Vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức - Ảnh 4.

Áo dài thực sự là một ngành nghề thủ công đặc biệt để tạo nên những sản phẩm ấn tượng (ảnh minh họa)

Đồng quan điểm trên, Phó trưởng Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội Trần Thị Thúy Lan cũng nhấn mạnh đến việc cần phải tạo động lực và cơ hội kết nối, liên kết giữa các tổ chức và cá nhân, các nghệ nhân, thợ thủ công, các nhà nghiên cứu, các nhà thiết kế, đặc biệt là các nhà thiết kế trẻ trong quá trình sáng tạo và phát triển áo dài truyền thống. Cùng với đó, cần phải tiếp tục tăng cường công tác truyền thông về giá trị của áo dài truyền thống thông qua các hoạt động văn hóa đa dạng như: hội thảo, tọa đàm, trưng bày, triển lãm…

“Tôi mong rằng áo dài sẽ ngày càng được nâng niu gìn giữ trong đời sống văn hóa, xã hội, đồng thời tạo dấu ấn riêng với bạn bè quốc tế, trở thành nguồn tài nguyên của ngành du lịch, dịch vụ; trở thành một phần nguồn lực tinh thần, vật chất, tài sản… của cộng đồng, quốc gia, dân tộc” – bà Trần Thị Thúy Lan bày tỏ./.



Nguồn: https://toquoc.vn/bao-ton-va-phat-huy-ao-dai-truyen-thong-van-con-nhieu-kho-khan-thach-thuc-20240830224254028.htm

Cùng chủ đề

Khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch

Theo chuyên gia, khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên cần chú trọng việc bảo tồn gắn với phát triển du lịch. Các di sản văn hóa là giá trị cốt lõi để phát triển du lịch đặc trưng ở các vùng miền, các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Nhiều sản phẩm du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa cũng được các địa phương khai thác thành công. Gia Lai là tỉnh miền...

Áo dài cách tân, góc nhìn mới về người phụ nữ hiện đại, thành đạt

Điều gì làm nên một chiếc áo dài cách tân đẹp mắt, tôn dáng mà vẫn bám sát...

Áo dài nhung, nét cổ điển lãng mạn vương đầy nhung nhớ

Áo dài nhung mùa Tết Ất Tỵ 2025 có sự đa dạng về màu sắc và phom dáng....

Tôn vinh nghề thêu Hà Nội qua bộ sưu tập áo dài ‘Đường thêu của mẹ’

Bộ sưu tập áo dài (BST) Đường thêu của mẹ ra mắt vào thời điểm chào đón năm...

Bộ sưu tập “Đường thêu của mẹ” gửi gắm tinh hoa nghề thêu

(Dân trí) - Bộ sưu tập "Đường thêu của mẹ" gồm các mẫu áo dài tôn vinh nghề thêu do nhà thiết kế Xuân Thu cùng con gái Phạm Nguyên Khanh thực hiện, với hàm ý về sự trao truyền, gìn giữ văn hóa dân tộc. Nhà thiết kế Xuân Thu được biết đến với các thiết kế mang giá trị văn hóa sâu sắc. Chị từng đạt giải ba tại cuộc thi Thiết kế thời trang Việt Nam với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 19/12/2024

(Tổ Quốc) - Khai mạc triển lãm tương tác "Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh"; Hòa chủ nhà Philippines với tỉ số 1-1 trong trận đấu diễn ra vào tối 18/12, đội tuyển Việt Nam chính thức giành vé vào bán kết ASEAN Cup 2024; Quảng Nam...

Những người làm nên vẻ đẹp ở “Miền thương”

(Tổ Quốc) - Triển lãm có tên Miền thương, với ý tưởng tình yêu/ tình thương là một miền ấp áp, là miền rất gần gũi với mọi tầng lớp xã hội trong cuộc đời này. ...

Saudi Arabia đánh dấu bước tiến mới trong ngành công nghiệp phim

(Tổ Quốc) - Liên hoan phim quốc tế Biển Đỏ cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ của ngành công nghiệp điện ảnh của Saudi Arabia trong thời gian gần đây. ...

Phát huy giá trị Âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch

(Tổ Quốc) - Đó là chủ đề của Hội thảo Khoa học Quốc gia vừa được Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Du lịch, Sở VHTT, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Học viện Âm nhạc Huế và các đơn vị...

Năm 2025, ngành VHTTDL chọn khâu đột phá, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt

(Tổ Quốc) - Chiều ngày 18/12, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025 (phiên nội bộ). Chủ trì điểm cầu tại trụ sở Bộ VHTTDL tại...

Bài đọc nhiều

Chặn hết Facebook cha mẹ, họ hàng: Khỏi bình luận qua lại, lộ hết chuyện riêng tư!

'Họ hàng bình luận ngoài lề, vô thưởng vô phạt hoặc lộ ra việc riêng gia đình. Tôi đặt giới hạn người xem để nhóm gia đình không đọc cho đỡ phiền hà'. "Những nhóm tin nhắn của gia đình, chủ yếu người lớn...

Chính thức đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024, Dương Trà Giang tỏa sáng với sự kiên trì và nỗ lực không...

Xuất sắc vượt qua 26 thí sinh trong đêm chung kết Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 vừa diễn ra vào tối ngày 15/12/2024 tại Quảng trường Biển Marina Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh, Dương Trà Giang, người đẹp đến từ Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã lộng lẫy đăng quang, trở thành tân Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 với chiếc vương miện danh giá.

Công ty Luật SALA: Tư vấn pháp lý miễn phí, đồng hành cùng người yếu thế

Trong cuộc sống, không ít người gặp phải những vướng mắc pháp lý nhưng không đủ điều kiện tài chính để thuê luật sư. Thấu hiểu khó khăn đó, Công ty Luật SALA cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại và email, giúp mọi người, đặc biệt là những người yếu thế, vượt qua rào cản pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN...

Du lịch Đà Lạt sẽ bùng nổ với đêm nhạc của huyền thoại Disco Boney M

(CLO) Âm nhạc đang dần trở thành một công cụ quan trọng để Đà Lạt thu hút du khách, mở ra triển vọng 'kích hoạt' toàn bộ thị trường biểu diễn và đem lại lợi ích kinh tế to lớn. ...

Cùng chuyên mục

Những vũ khí, xe tăng, UAV lần đầu xuất hiện ở triển lãm quốc phòng

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 có những vũ khí, xe tăng, UAV lần đầu tiên xuất hiện, có những sản phẩm là nỗi khiếp sợ của đối thủ trên chiến trường. ...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Bến Tre

(NADS) - Sáng ngày 18/12, tại Bến Tre, Đại hội Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Bến Tre nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra trọng thể. Dự và chỉ đạo Đại hội có NSNA Duy Bằng, Ủy viên BCH Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phụ trách khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. ...

Sắp diễn ra Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày ở Yên Bái

(CLO) Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn dự kiến được tổ chức tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) nhân dịp đón năm mới 2025. ...

Vướng mắc cuối được tháo gỡ, metro số 1 TPHCM sẵn sàng vận hành thương mại

TPO - Gói thầu CP1a và CP2 thuộc dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vừa được liên danh nhà thầu bàn giao cho chủ đầu tư. Như vậy, tất cả 4 gói thầu chính của dự án đều đã được tiếp nhận, sẵn sàng cho công tác vận hành chính thức vào ngày 22/12 tới đây. TPO - Gói thầu CP1a và CP2 thuộc dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối...

Mới nhất

Dòng tiền tiếp tục hấp thu cổ phiếu giá “mềm”?

(NLĐO) - Thị trường quốc tế đỏ sàn, chứng khoán Việt không thể tránh khỏi đà giảm điểm, có thể tạo cơ hội cho nhà đầu...

Người phát ngôn nói về việc Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền

(NLĐO)- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam cam kết thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng...

Quán bia Bắc Triều Tiên chính thức khai trương tại Bình Nhưỡng

(CLO) Tại một trong những quận mới ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, một quán bia hiện đại đã chính thức đi vào hoạt động, thu hút sự chú...

Một địa phương thí điểm cho học sinh học 5 ngày/tuần, nghỉ học thứ bảy

(NLĐO)- Tỉnh Phú Thọ thực hiện thí điểm đối với học sinh khối 6, 7, 8, 10, 11 ở một số trường từ học kỳ 2 năm...

Mới nhất