Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiBảo tồn, phát huy văn hóa Đông Sơn

Bảo tồn, phát huy văn hóa Đông Sơn


Ngày 9.8, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo khoa học “Văn hóa Đông Sơn – 100 năm phát hiện, bảo tồn và phát huy giá trị”, nhằm đánh giá những thành tựu, thực trạng trong công tác bảo tồn, nghiên cứu văn hóa Đông Sơn.

Kỹ thuật luyện kim văn hóa Đông Sơn phát triển đến đỉnh cao

Năm 2024 đánh dấu tròn 100 năm phát hiện văn hóa Đông Sơn, kể từ lần đầu tiên người Pháp khai quật năm 1924, tại làng Đông Sơn (P.Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa ngày nay). Sau nhiều năm nghiên cứu, giới chuyên môn khẳng định phạm vi văn hóa Đông Sơn rất rộng, phân bố trên các vùng đất chân đồi, nằm ven sông, ven suối, các ngã ba sông lớn, vùng đồng bằng hẹp giữa các chi lưu sông, suối, thành từng cụm ở các tỉnh miền núi, đồng bằng ven biển, thuộc các tỉnh biên giới phía bắc đến tận vùng Đèo Ngang của Quảng Bình.

Bảo tồn, phát huy văn hóa Đông Sơn- Ảnh 1.

Các nhà nghiên cứu thăm khu vực khai quật tại làng Đông Sơn (P.Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa)

Theo PGS-TS Bùi Văn Liêm (Viện Khảo cổ học VN), kể từ khi phát hiện văn hóa Đông Sơn đến nay, đã phát hiện được 452 di tích thuộc nền văn hóa này và hơn 300 di tích trống đồng. Mật độ phân bố các di tích không đều nhau, tập trung dày đặc ở các vùng đồng bằng, châu thổ lưu vực các sông Hồng và sông Mã, là những nơi có điều kiện thuận tiện cho cư dân Đông Sơn sinh sống, phát triển và tạo dựng nên văn minh người Việt cổ.

Cũng theo ông Liêm, từ sự phân bố của các di tích đã chứng minh cho quá trình dần chiếm lĩnh và làm chủ các vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã và sông Cả của người Việt cổ. Cuối cùng, sự phân bố của các di tích tạo thành các trung tâm kinh tế – văn hóa Đông Sơn đã góp phần gợi nên mối liên hệ với sử liệu thành văn để tìm hiểu về các bộ lạc, bộ tộc hình thành nên nhà nước sơ khai thời các vua Hùng.

Về kỹ thuật luyện kim của nền văn hóa Đông Sơn, ông Liêm cho rằng đã phát triển đến đỉnh cao. Trong đó, đồ đồng được sử dụng ở mọi lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh thần, gồm các loại công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, nhạc cụ, đồ trang sức… Tiêu biểu như thạp, thố đồng, trống đồng.

Nghiên cứu chung của PGS-TS Nguyễn Khắc Sử và PGS-TS Bùi Chí Hoàng (Hội Khảo cổ học VN) thì cho rằng cộng đồng cư dân văn hóa Đông Sơn phân bố tập trung ở lưu vực 3 sông lớn là sông Hồng, sông Mã và sông Cả, nhưng có sự thống nhất về nội dung của cộng đồng cư dân nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, biết chăn nuôi trâu, lợn, gà, phát triển thủ công như nghề mộc, sơn, làm gốm, đặc biệt là luyện kim và chế tác kim loại đồng, sắt.

Với riêng cộng đồng cư dân văn hóa Đông Sơn ở vùng sông Mã (địa phận Thanh Hóa) có những nét riêng, có mối quan hệ đa chiều. Trong đó, tiêu biểu cho hệ thống các di tích văn hóa Đông Sơn vùng sông Mã là các địa điểm Đông Sơn, Thiệu Dương và Núi Nấp ở Thanh Hóa.

Bảo tồn, phát huy văn hóa Đông Sơn- Ảnh 2.

Hội thảo nhằm đánh giá những thành tựu, thực trạng trong công tác bảo tồn, nghiên cứu văn hóa Đông Sơn

Tiếp tục nghiên cứu vì thế hệ sau

Từ những kết quả nghiên cứu, các chuyên gia đánh giá văn hóa Đông Sơn đã có những đóng góp rất lớn, cơ bản vào lịch sử bình minh của dân tộc VN, là nền tảng cho sự hình thành nhà nước đầu tiên của người Việt cổ. Và sự ra đời, phát triển của nhà nước thời Hùng Vương là đóng góp lớn nhất của văn hóa Đông Sơn. Cũng từ tư liệu khảo cổ học và truyền thuyết đã cho thấy vào thời kỳ văn hóa Đông Sơn, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, xã hội có nhiều chuyển biến sâu sắc và toàn diện.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng để bảo tồn và phát huy tốt các giá trị của văn hóa Đông Sơn, cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ nhiều vấn đề, như: nghiên cứu sâu hơn về thời kỳ tiền Đông Sơn ở loại hình sông Cả; thời điểm ra đời, kiểu/dạng/mô hình nhà nước sớm thời Đông Sơn như thế nào; vì sao trống đồng Đông Sơn ở miền Trung, đặc biệt là Tây nguyên, lại được phát hiện với số lượng lớn, thậm chí nhiều hơn cả vùng địa bàn gốc của trống đồng Đông Sơn; vì sao các di tích mộ thuyền được phát hiện rất nhiều ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nhưng mối liên hệ giữa khu vực cư trú và khu mộ táng đến nay vẫn chưa thực sự rõ ràng…

Tại hội thảo, ông Đầu Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết văn hóa Đông Sơn là niềm tự hào của VN nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Do đó, việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích văn hóa Đông Sơn ở Thanh Hóa có tính cấp thiết.

Theo ông Tùng, việc tổ chức hội thảo có ý nghĩa thực tiễn trong việc bổ sung luận cứ khoa học xác đáng, nhằm khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa lịch sử quan trọng của nền văn hóa Đông Sơn trong diễn trình lịch sử dân tộc nói chung và với quê hương Thanh Hóa nói riêng suốt 100 năm qua. Từ đó, giúp cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ ở Thanh Hóa thêm hiểu biết sâu sắc và tự hào về truyền thống, lịch sử – văn hóa của quê hương, đất nước.

Cuộc khai quật đầu tiên được thực hiện vào năm 1924 tại tỉnh Thanh Hóa, do một người Pháp thực hiện. Đến năm 1929 được công bố trong báo cáo của V.Goloubew trong tập san Viễn Đông Bác Cổ, tập 19 (Thời đại đồ đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ), và phải tới 5 năm sau, khái niệm văn hóa Đông Sơn mới được đặt ra.

Niên đại chung cho văn hóa Đông Sơn bắt đầu khoảng thế kỷ 8 trước Công nguyên và kết thúc vào thế kỷ 2 sau Công nguyên. Trong đó, niên đại Đông Sơn sớm từ thế kỷ 8-6 trước Công nguyên, niên đại Đông Sơn điển hình từ thế kỷ 5-3 trước Công nguyên, và niên đại Đông Sơn muộn từ thế kỷ 2 trước Công nguyên – thế kỷ 2 sau Công nguyên. Đông Sơn là một làng nằm cạnh bờ sông Mã (nay thuộc P.Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa, Thanh Hóa). Địa danh Đông Sơn được dùng để đặt tên cho nền văn hóa khảo cổ thời đại đồ sắt sơ kỳ nổi tiếng ở VN – nền văn hóa Đông Sơn.




Nguồn: https://thanhnien.vn/bao-ton-phat-huy-van-hoa-dong-son-185240809181439343.htm

Cùng chủ đề

Hơn 8.000 ha lúa ở Bạc Liêu bị đổ ngã do ảnh hưởng bão số 3

VOV.VN - Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) gây mưa lớn kéo dài kèm theo dông lốc đã làm hàng ngàn ha lúa Hè thu của nông dân tỉnh Bạc Liêu đang trong giai đoạn thu hoạch bị đổ ngã, ngập nước. Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, có hơn 8.000 ha lúa Hè thu bị đổ ngã, ngập nước. Trong đó, diện tích lúa đổ ngã chưa ảnh hưởng...

Cấm toàn bộ phương tiện qua cầu Đuống

Căn cứ đề xuất của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và tình...

Bảo đảm an sinh xã hội cho người dân ở 25 địa phương bị ảnh hưởng của bão số 3

NDO - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân 25 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp của bão và hoàn lưu của bão số 3 ở miền bắc thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn. Hiện trường vụ sập nhịp cầu Phong Châu, Phú Thọ ngày 9/9/2024. (Ảnh: THÀNH ĐẠT) Ngày 10/9, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có công văn số 4206/BLĐTBXH-CBTXH về...

Chàng trai 8x lên phố núi Đà Lạt liên kết với các nông hộ trồng 100ha cà phê hữu cơ

Chiều ngày 10/9, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trò chuyện với chàng “kỹ sư” nông nghiệp Bùi Xuân Thắng (36 tuổi, trú tại xã Xuân Trường, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), để tìm hiểu về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch hàng chục hecta cà phê hữu cỡ. Chàng "kỹ sư" nông nghiệp Bùi...

Nga nổi giận vì “bão” UAV, Ukraine có chơi chiêu hạt nhân để ép đồng minh? Thảm kịch do Israel tấn công “vùng an...

Thủ đô của Nga bị hàng trăm UAV nhắm mục tiêu tấn công, Israel không kích Gaza khiến hàng chục người tử vong, Nga-Trung Quốc tập trận, tình hình bán đảo Triều Tiên... là một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hơn 11 đội lân nổi tiếng tranh tài và biểu diễn Mai hoa thung tại Hoiana

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, vào chiều ngày 13/9 tới đây, hơn 11 đoàn lân đến từ Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ quy tụ và tranh tài biểu diễn nghệ thuật tại khu nghỉ dưỡng Hoiana Resort & Golf. Sự kiện hứa...

Trải nghiệm Tết Trung thu truyền thống Huế

Tối 8/9, tại Bia Quốc học - thành phố Huế đã diễn ra chương trình “Trải nghiệm Tết trung thu truyền thống Huế”. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện diễn ra trong bốn mùa của Festival Huế 2024, nhằm hưởng ứng lễ hội mùa thu - “Huế...

Tọa đàm: ‘Việt Nam – Điểm đến mới của điện ảnh thế giới’

Sự kiện này không chỉ mở ra cơ hội cho ngành du lịch và điện ảnh Việt Nam mà còn đặt nền móng cho chiến lược thu hút du khách quốc tế, đặc biệt từ Hoa Kỳ, thông qua các tác phẩm điện ảnh đình đám. Điện...

Ngày hội tri ân mẹ cha sẽ sớm trở thành hoạt động thường niên của Festival Huế

Đặc biệt, chương trình Trung Thu năm nay lần đầu tiên tổ chức hoạt động tri ân cha mẹ dựa theo nét truyền thống “Bách thiện Hiếu vi tiên” (Trăm việc thiện việc hiếu đứng đầu) của người Việt Nam. Từ xưa, cha ông ta luôn coi trọng chữ hiếu, gìn giữ văn hóa hiếu thảo với mẹ cha. Hoạt động này có sự tham gia của hơn 300 gia đình. Ngay tại...

iPhone 16 ra mắt có ‘cứu’ được Apple ở thị trường Trung Quốc?

Apple dần mất chỗ đứng ở Trung Quốc Theo hãng nghiên cứu Counterpoint, 6 tuần đầu tiên của năm 2024, doanh số iPhone tại Trung Quốc giảm sốc 24% và xu hướng tiếp diễn trong những tháng tiếp theo. Trong quý I, thị phần doanh số iPhone tại đây giảm 19,1% và quý II giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2023. Đó là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với Apple, vốn đã dự báo về tâm lý...

Cùng chuyên mục

Điểm nhấn Festival Mùa thu Huế 2024

Ngày 10/9, tin từ Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, Festival Mùa thu Huế 2024 sẽ diễn ra với điểm nhấn vào dịp Tết Trung thu từ ngày 16/9 đến ngày 19/9/2024 qua chuỗi các hoạt động đặc sắc, hấp dẫn. Đây là các...

Bạn diễn của Hyun Bin, Lee Jun Ho bị tố bạo lực học đường

Nguồn: https://laodong.vn/giai-tri/ban-dien-cua-hyun-bin-lee-jun-ho-bi-to-bao-luc-hoc-duong-1392363.ldo

Tìm giải pháp liên kết phát triển du lịch và điện ảnh

Ngày 10/9, Báo Nhân Dân phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Văn hóa tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới".

Cà phê Hà Nội dưới góc nhìn của du khách nước ngoài

Cùng theo chân nhà văn tự do người Canada Claire Sibonney (*) khám phá văn hoá cà phê rất đỗi đời thường mà cũng đầy cuốn hút của Hà Nội.

Mới nhất

Lần đầu sau 10 năm, cổ đông Eximbank sắp nhận cổ tức bằng tiền

Lần đầu sau 10 năm, cổ đông Eximbank sắp nhận cổ tức bằng tiềnEximbank sẽ trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 3% (300 đồng/cổ phiếu), tương đương với số tiền xấp xỉ 522 tỷ đồng cho đợt cổ tức này. Cùng đó, Eximbank trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 7%. ...

Quảng Trị xúc tiến 2 dự án do Italia tài trợ

Đó là Dự án Nâng cao năng lực thu gom, xử lý chất thải rắn bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Trị với tổng mức đầu tư 45 tỷ đồng và Dự án Cấp nước sạch và quản lý tài nguyên nước tại 3 xã ở huyện...

Phân bổ bước đầu 380 tỷ đồng hỗ trợ 20 địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Căn cứ tình hình thiệt hại và điều kiện thực tế của các địa phương, Ban Vận động...

Nhiều giải pháp công nghệ mới được giới thiệu tại Tech4life 2024

Ngày 10/9, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) cho biết, trong hai ngày 12-13/9, VINASA và Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Triển lãm và Hội nghị Tech4life 2024 với chủ đề “Công nghệ nâng tầm cuộc sống” tại Thành...

Mới nhất