Trang chủDi sảnBảo tồn, phát huy Quần thể di tích Cố đô Huế :...

Bảo tồn, phát huy Quần thể di tích Cố đô Huế : Xác định tầm nhìn phát triển mới

Sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tham mưu cho các cấp chính quyền xây dựng Đề án Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 1996 – 2010; sau đó là Đề án điều chỉnh Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010 – 2020 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Chú thích ảnh
Thơ văn trên kiến trúc tại Đại Nội với chất liệu pháp lam (men), những bài thơ được trang trí ở các ô học trên mái của điện Thái Hòa theo lối nhất thi nhất họa. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Hiện nay, Trung tâm đang xây dựng Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định vai trò “hạt nhân” của Quần thể Di tích trong quá trình phát triển đưa tỉnh Thừa Thiên – Huế trở thành đô thị di sản đặc thù. Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế về nội dung này.

Xin ông cho biết sự cần thiết cũng như mục tiêu đặt ra đối với việc xây dựng quy hoạch lần này?

Qua 30 năm, từ khi được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, Quần thể Di tích Cố đô Huế đã trải qua rất nhiều công cuộc cứu vãn, trùng tu di tích. Quá trình đó có nhiều thuận lợi, ưu điểm đi đôi với những khó khăn, hạn chế như: việc khoanh vùng khu vực di tích; vấn đề mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, giữa hoạt động dân sinh, lợi ích của người dân sinh sống trong khu vực di tích với sự quản lý của Nhà nước về di sản; khó khăn trong việc huy động nguồn lực cho các dự án trùng tu; nhận diện những giá trị tiềm năng, lợi thế ở dưới góc nhìn đương đại để phát huy tối đa hiệu quả của di sản văn hóa… Trong bối cảnh chung đó, việc lập Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 là cần thiết, nhằm xác định tầm nhìn phát triển mới.

Công tác lập quy hoạch lần này có 4 mục tiêu chính gồm: Nhận diện, đánh giá đầy đủ những giá trị của Quần thể di tích Cố đô Huế và hoàn thiện các hồ sơ, cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công tác chuyển đổi số, tự động hóa trong quản lý di tích, tạo lập khung pháp lý chính sách nhằm thu hút các nguồn lực nói chung; lập quy hoạch nhằm bảo tồn di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, tạo lập, phục hồi không gian gắn với di sản để Quần thể di tích trở thành hạt nhân, động lực trong việc phát triển, hình thành đô thị di sản theo chiến lược định hướng của Trung ương và tỉnh; lập quy hoạch để có cơ sở pháp lý, qua đó giúp Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục thực hiện các dự án phục hồi, tôn tạo, trùng tu di sản; việc xây dựng quy hoạch lần này cũng là dịp để rà soát, đánh giá và hoàn chỉnh phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích.

Thưa ông, những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng quy hoạch lần này và việc điều chỉnh khoanh vùng các khu vực di tích để tạo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển sẽ được đề cập như thế nào?

Yêu cầu đặt ra lần này là phải lựa chọn được đơn vị tư vấn quy hoạch có năng lực, kinh nghiệm, có hiểu biết và trân trọng về giá trị di sản văn hóa. Theo đó, đơn vị này trên cơ sở đánh giá kỹ, sâu sắc tất cả các tiềm năng, lợi thế, trong đó có tính đến các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng, khu vực lân cận để đưa ra những đề xuất, giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với thực tiễn.

Việc nhận diện quy hoạch các khu vực di tích là một nhiệm vụ, nội dung lớn trong xây dựng Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự thảo Quy hoạch dự kiến sẽ được lấy ý kiến của các chuyên gia, đơn vị quản lý và cộng đồng vào khoảng cuối năm 2023 nhằm mục tiêu đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển di sản cũng như đời sống của người dân, từ đó làm tiền đề để hiện thực hóa thành các thể chế, chính sách. Có thể nói, từ năm 1991, việc khoanh vùng khu vực di tích giữ vai trò quan trọng giúp cho địa phương bảo tồn và giữ được không gian của di sản. Trải qua 30 năm, kể từ khi được UNESCO vinh danh, Quần thể Di tích Cố đô Huế đã vượt qua được giai đoạn nguy cấp, hiện tại là thời điểm thích hợp để đánh giá lại.

Ông có thể chia sẻ về vấn đề huy động các nguồn lực xã hội hóa trong việc phát huy giá trị di sản Quần thể di tích Cố đô Huế trong giai đoạn tới?

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có nhiều đề xuất với các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ các “rào cản” để có hướng điều chỉnh các quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn, trên tinh thần bảo tồn nhưng phải phát huy được di sản nhằm đem lại hiệu quả kinh tế. Trung tâm đã trùng tu nhiều công trình nhưng hiện cần có cơ chế pháp lý rõ ràng, thuận lợi nhằm kêu gọi xã hội hóa đầu tư những hoạt động, sản phẩm du lịch dịch vụ để “thổi hồn” các điểm đến, tăng sức hấp dẫn thu hút du khách, tạo nguồn lực để tái đầu tư.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hiện được đánh giá là đơn vị làm tốt công tác bảo tồn di sản trong cả nước. Tuy nhiên, việc phát huy giá trị của di sản vẫn còn những hạn chế. Hiện nay, Trung tâm có một đơn vị quản lý mảng dịch vụ nhưng quy mô, sản phẩm đồ lưu niệm bán tại các điểm di tích nhìn chung chưa tương xứng, chưa khai thác hết được tiềm năng, lợi thể, vắng bóng những sản phẩm gắn với di sản đem lại giá trị gia tăng cao. Thời gian tới, Trung tâm hy vọng sẽ tìm được những đối tác có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm để khai thác những giá trị nổi bật của Quần thể di tích Cố đô Huế, góp phần nâng cao nguồn thu từ mảng dịch vụ bên cạnh nguồn thu từ vé tham quan.

Xin ông cho biết công tác số hóa các di sản vật thể và phi vật thể, phục vụ công tác quản lý và giới thiệu đến công chúng?

Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu có vai trò quan trọng bởi vì có dữ liệu đầu vào mới có thể ứng dụng công nghệ. Đơn cử như Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hiện đang sử dụng Điện Long An làm không gian trưng bày chính nhưng lại có diện tích hạn chế; vào một thời điểm chỉ có thể trưng bày được khoảng 300 hiện vật trong tổng số 11.000 hiện vật đang được lưu giữ. Trước tình hình này, trong chuyến công tác nước ngoài tại Pháp vào cuối tháng 8, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ đặt vấn đề với các cơ quan lưu trữ, bảo tàng ở Pháp để sưu tầm hồ sơ, tư liệu và thiết lập các kênh trao đổi thông tin nhằm đảm bảo các nguồn tư liệu phục vụ cho các dự án trùng tu giai đoạn tới. Vì vậy, nhu cầu số hóa để quảng bá rộng rãi các hiện vật này trên không gian mạng là rất cần thiết, tạo sức hấp dẫn đối với du khách. Hiện nay, Trung tâm đang triển khai Đề án chuyển đổi số của đơn vị. Thời gian tới, đơn vị sẽ đưa vào ứng dụng vé điện tử, mã hóa các cổ vật để từng bước xây dựng bảo tàng trực tuyến trên không gian mạng.

Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: https://baotintuc.vn/van-hoa/bao-ton-phat-huy-quan-the-di-tich-co-do-hue-bai-2-xac-dinh-tam-nhin-phat-trien-moi-20220826091709024.htm

Cùng chủ đề

Thừa Thiên-Huế: Nỗ lực bảo tồn Quần thể di tích Cố đô Huế

Tồn tại 143 năm, triều Nguyễn để lại trên mảnh đất Huế một khối lượng di sản khổng lồ gồm hệ thống thành quách, lăng tẩm, đền đài với nhiều loại hình kiến trúc gỗ độc đáo về giá trị lịch sử, văn hóa. Hoàng Thành (Đại Nội Huế) luôn là điểm tham quan chính của du khách mỗi khi đặt chân tới mảnh đất cố đô. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN) Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đạt được những thành...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu thăm Lào

(Chinhphu.vn) - Sáng 9/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane, bắt đầu thăm Lào và đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, từ ngày 9 đến ngày 10/1 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.   Thủ tướng Phạm Minh Chính tới sân bay quốc tế...

Trải nghiệm Quần thể danh thắng Tràng An bằng máy bay trực thăng

Ngày 26.8, tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình), Công ty trực thăng miền Bắc và Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường tổ chức Tour bay trải nghiệm ngắm cảnh Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An bằng máy bay trực thăng Bell 505 - loại máy bay hiện đại chuyên phục vụ bay ngắm cảnh. Tour bay trải nghiệm sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 26-28.6) với dự kiến...

Đô thị di sản’ Huế khoác áo mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của cả nước. Với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, Huế đã sẵn sàng vươn mình trở thành một đô thị xanh, hiện đại, đáng sống, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát...

Đưa Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn

Ngày 10.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình. Theo phê duyệt, quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động thuộc phạm vi của Di sản...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đô thị di sản’ Huế khoác áo mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của cả nước. Với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, Huế đã sẵn sàng vươn mình trở thành một đô thị xanh, hiện đại, đáng sống, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát...

Bưởi đỏ ‘tiến vua’ Tráng Việt hút khách dịp Tết Ất Tỵ

Thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội là nơi đang lưu giữ giống bưởi đỏ quý hiếm. Giống bưởi đỏ là thức quả tiến vua độc đáo bởi màu đỏ từ trong ra ngoài, múi nào múi nấy căng mọng, vị chua dịu không đắng. Hình ảnh bưởi đỏ 'tiến vua' Tráng Việt hút khách  chơi Tết Ất Tỵ:  Lê Phú/Báo Tin Tức Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/buoi-do-tien-vua-trang-viet-hut-khach-dip-tet-at-ty-20250107152142676.htm

Đưa quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn Việt Nam và quốc tế

Ngày 10/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình.   Quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, thuộc phạm vi của Di sản Văn hóa...

Du khách hào hứng đến các Sun World mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam

Ngay sau chiến thắng đầy cảm xúc của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam tại ASEAN Cup 2024, cờ Tổ quốc đỏ rực trên mọi ngả đường, ngõ phố khắp cả nước. Một loạt các điểm đến Sun World cũng chìm trong sắc đỏ cờ Việt Nam cùng không khí ăn mừng chiến thắng tưng bừng. Đỉnh Fansipan, nơi lá cờ đỏ sao vàng cắm ở cột mốc cao nhất của ba nước Đông Dương là điểm đến đại...

Sản phẩm OCOP vào cao điểm vụ Tết

Bước vào tháng cuối năm âm lịch, hàng loạt các sản phẩm OCOP tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lại rộn ràng vào mùa sản xuất để bán phục vụ thị trường Tết. Vào vụ Tết, các sản phẩm đặc trưng của địa phương có sức tiêu thụ tăng so với ngày thường. Để đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường, các đơn vị, chủ thể có sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng đang tích cực sản...

Bài đọc nhiều

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Quần thể danh thắng Tràng An xứng đáng là di sản thế giới

Nếu được UNESCO vinh danh, Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm khu du lịch sinh thái Tràng An, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và khu du lịch Tam Cốc-Bích Động của tỉnh Ninh Bình sẽ là di sản thứ 8... Hiện tại, Việt Nam đã có 7 di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, trong đó Vịnh Hạ...

Hội An đề xuất mở rộng lượng khách được miễn phí tham quan phố cổ

Thành phố Hội An đề xuất miễn phí tham quan khu phố cổ đối với đại biểu đến từ các địa phương trong nước và nước ngoài có ký kết hoặc có mối quan hệ hợp tác, giao lưu với thành phố và tỉnh.   Du khách tham quan phố cổ Hội An - Ảnh: LÊ TRUNG UBND TP Hội An vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Quảng Nam xin mở rộng đối tượng miễn phí tham quan khu phố cổ. Theo đó...

Vịnh Hạ Long và chặng đường 30 năm được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới

Trải qua 30 năm, từ một điểm đến du lịch nổi bật, Vịnh Hạ Long hiện nay đã trở thành một trung tâm du lịch sinh thái và văn hóa quốc tế, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Ngày 17/12/2024 sẽ là cột mốc đáng nhớ khi Vịnh Hạ Long tròn 30 năm được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt ba thập kỷ qua, vẻ đẹp kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long không...

Cùng chuyên mục

Thừa Thiên-Huế: Nỗ lực bảo tồn Quần thể di tích Cố đô Huế

Tồn tại 143 năm, triều Nguyễn để lại trên mảnh đất Huế một khối lượng di sản khổng lồ gồm hệ thống thành quách, lăng tẩm, đền đài với nhiều loại hình kiến trúc gỗ độc đáo về giá trị lịch sử, văn hóa. Hoàng Thành (Đại Nội Huế) luôn là điểm tham quan chính của du khách mỗi khi đặt chân tới mảnh đất cố đô. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN) Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đạt được những thành...

Trải nghiệm Quần thể danh thắng Tràng An bằng máy bay trực thăng

Ngày 26.8, tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình), Công ty trực thăng miền Bắc và Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường tổ chức Tour bay trải nghiệm ngắm cảnh Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An bằng máy bay trực thăng Bell 505 - loại máy bay hiện đại chuyên phục vụ bay ngắm cảnh. Tour bay trải nghiệm sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 26-28.6) với dự kiến...

Đưa Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn

Ngày 10.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình. Theo phê duyệt, quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động thuộc phạm vi của Di sản...

Ninh Bình xây dựng Tràng An là trung tâm “Đô thị di sản thiên niên kỷ”

Được kiến tạo cách đây khoảng 250 triệu năm, Tràng An ( Ninh Bình) là khu vực có lịch sử tiến hóa địa chất nhiều biến động, trải qua nhiều đợt biển tiến, biển thoái. Khối đá vôi Tràng An được các nhà khoa học đánh giá là một trong những khu vực cảnh quan đá vôi dạng nón, tháp cổ điển đẹp nhất thế giới. Hòa giữa những khu rừng nguyên sinh là các thung lũng, hang động,...

Ngắm diện mạo mới của Chùa Cầu (Hội An) sau gần 2 năm trùng tu

Sau gần 2 năm trùng tu, sửa chữa, di tích Chùa Cầu (thành phố Hội An, Quảng Nam) đã khoác lên mình tấm áo mới, thu hút sự quan tâm của du khách khi đến phố cổ Hội An. Chùa Cầu (tên khác là cầu Lai Viễn) là công trình kiến trúc duy nhất của người Nhật còn sót lại trên mảnh đất phố cổ Hội An (Quảng Nam) ngày nay. Đây được xem là biểu tượng gạch nối "giữa...

Mới nhất

VietinBank 2024: Tăng trưởng vượt trội – Tiến bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 6/1/2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (NHCT Việt Nam/VietinBank) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng, hoạt động kinh doanh (HĐKD) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Các báo cáo tại Hội nghị cho thấy, năm 2024 VietinBank đã hoàn thành xuất sắc các mặt công tác...

Trùm tội phạm Nhật thừa nhận buôn lậu vật liệu hạt nhân từ Myanmar

(CLO) Hôm thứ Tư (8/1), trùm tội phạm Takeshi Ebisawa thuộc băng đảng Yakuza của Nhật Bản đã nhận tội trước tòa án liên bang ở New York (Mỹ) về việc...

Ấn Độ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển cấp bách của Afghanistan

Ngày 8/1 tại Dubai, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vikram Misri gặp quyền Ngoại trưởng Mawlawi Amir Khan Muttaqi trong chính quyền Taliban ở Afghanistan.

Bưởi đỏ ‘tiến vua’ Tráng Việt hút khách dịp Tết Ất Tỵ

Thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội là nơi đang lưu giữ giống bưởi đỏ quý hiếm. Giống bưởi đỏ là thức quả tiến vua độc đáo bởi màu đỏ từ trong ra ngoài, múi nào múi nấy căng mọng, vị chua dịu không đắng. Hình ảnh bưởi đỏ 'tiến vua' Tráng Việt hút khách  chơi...

Mới nhất