Trang chủDi sảnBảo tồn, phát huy nghệ thuật Xòe Thái

Bảo tồn, phát huy nghệ thuật Xòe Thái


Xòe Thái” với ý nghĩa là “múa Thái” được các cộng đồng người Thái gọi theo nhiều cách khác nhau: Xe, Xé, Xék, Xòe, Múa Xòe, Múa Then, Mố… Chủ thể thực hành Xòe Thái gồm cả người Thái Đen và Thái Trắng, tập trung đông nhất ở các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La. Một số địa danh được coi là trung tâm của Xòe Thái là Mường Lò (Yên Bái), Mường So, Phong Thổ (Lai Châu), Mường Lay, Mường Thanh (Điện Biên), Thuận Châu (Sơn La). Xòe Thái cũng có rải rác ở các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, tuy nhiên không phải là hiện tượng phổ biến.

Khi truy tìm về nguồn gốc của Xòe Thái, nhiều người Thái hiện nay cũng không biết các điệu Xòe cổ có từ bao giờ. Họ chỉ biết rằng từ đời ông bà, tổ tiên đã có Xòe và Xòe cứ thế trao truyền một cách tự nhiên qua các thế hệ. Xòe được thực hành trong nhiều không gian và thời gian khác nhau, trong các lễ hội của cộng đồng như: Xên mường, Xên bản (lễ cúng mường, cúng bản), Xên Lẩu Nó (lễ cúng rượu măng), Hết Chá (lễ tạ ơn), Kin Pang Then (lễ cúng của các thầy Then), các lễ hội cầu mưa, xuống đồng, các nghi lễ trong phạm vi gia đình như lễ cúng tổ tiên, lễ tang ma, nghi thức cúng vía “tám khuôn”, lễ cúng ruộng “tám tế na”, cúng vía trâu “tám khuôn quai” hay trong những tiệc vui như đám cưới, lễ mừng nhà mới, mừng sinh nhật… Hiện nay, Xòe Thái rất phát triển trong các cuộc vui, liên hoan văn nghệ của cộng đồng, trong các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, các lễ hội mới như lễ hội Hoa ban, các Tuần văn hóa, Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Bắc. Nổi tiếng nhất phải nhắc đến là Hội Xòe Phong Thổ (Lai Châu), Hội Xòe Mường Lò (Yên Bái). Xòe đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng của người Thái vùng Tây Bắc Việt Nam.

Nhiều người dân cho rằng có tới 36 điệu Xòe, trong đó có sáu điệu Xòe cổ là: Nâng khăn mời rượu, Bổ bốn, Bước tiến lùi, Tung khăn, Vòng tròn vỗ tay, Nắm tay vòng tròn. Các nhà nghiên cứu thì quy về ba hình thức chính: Xòe tín ngưỡng, Xòe biểu diễn, Xòe giải trí (hay Xòe vòng, Xòe tập thể). Xòe nghi lễ thường diễn ra trong các lễ hội bản, mường, gắn với những nghi thức cúng lễ do các thầy cúng (thầy Tào, Mo, Phựt, Then) thực hiện và những phụ lễ tham gia là những người “có căn số” do thầy cúng lựa chọn “xòe” theo những bài bản nghi thức đã định như: múa dâng lễ, múa cầu vong, múa tạ ơn, múa chào mời hồn vía, múa cảm ơn thiên binh cứu mệnh… Các động tác Xòe là sự mô phỏng các hành động mang tính cách điệu, hỗ trợ cho sự giao tiếp của thầy cúng với thần linh. Xòe biểu diễn đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của người dân, thường do một nhóm nhỏ biểu diễn, còn số đông là khán giả đứng xem, mang tính chất “chuyên môn hóa”, tính trình diễn sân khấu cao. Xòe biểu diễn thường kết hợp với các đạo cụ và được gọi theo tên đạo cụ như: Xòe khăn, Xòe nón, Xòe quạt, Xòe sạp, Xòe nhạc, Xòe gậy, Xòe chai… Xòe giải trí (Xòe vòng) là loại Xòe tập thể không có người biểu diễn và người xem, mà tất cả đều tham gia không phân biệt nam nữ, trẻ già, trên dưới. Các vòng tròn có thể mở rộng, nối dài, liêt kết nhiều vòng Xòe một cách linh hoạt. Những cuộc Xòe như vậy thường được tổ chức trong phần kết thúc các cuộc vui, sự kiện, lễ hội hay các hình thức sinh hoạt thường nhật như ngày lễ, sinh nhật, tân gia, cưới xin…

Bảo tồn, phát huy nghệ thuật Xòe Thái -0
Xòe Thái trong ngày hội ở Sơn La. Ảnh: baodantoc.vn

Xòe Thái có nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và tâm linh đặc sắc. Trước hết, Xòe Thái thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa của tộc người Thái, từ những điệu múa, âm nhạc, lời hát đến trang phục, nhạc cụ và các biểu đạt văn hóa đi kèm. Các điệu Xòe tôn lên chiếc áo cóm lấp lánh hàng khuy bạc, bộ váy nhung thướt tha bó sát đường cong mềm mại của các cô gái Thái. Nhạc cụ đệm cho Xòe khá phong phú bao gồm: Trống lớn, trống nhỏ, cồng, chiêng, đàn tính, quả nhạc, kèn loa, khèn bè, chũm chọe, thanh la, mõ (tằng bẳng),… Đặc biệt, người Thái có các loại nhạc cụ dân tộc độc đáo là khèn bè và 7 loại pí (sáo) như “pí tót” là sáo chỉ có một lỗ, “pí pặp” là sáo của tình yêu dùng để gọi nhau tâm tình, “pí rạ” dùng ống rạ để thổi… Một số nhạc cụ như trống, cồng chiêng, tính tẩu, quả nhạc tuy cũng có ở các dân tộc khác, nhưng khi kết hợp với các nhạc cụ Thái và lời ca Thái chúng toát lên một âm điệu đặc trưng riêng của âm nhạc Xòe. Những điệu múa mềm mại, uyển chuyển cộng hưởng với âm nhạc rộn ràng, trang phục nhiều mầu sắc, không gian mang đậm bản sắc của các bản người Thái khiến sinh hoạt Xòe trở thành một hiện tượng chỉnh thể nguyên hợp rất sinh động, hấp dẫn. Trong sinh hoạt Xòe cũng thể hiện rõ những ứng xử văn hóa, lòng hiếu khách, cởi mở của người dân Thái.

Xòe Thái còn góp phần đáp ứng các nhu cầu tâm linh của người dân trong việc chữa bệnh, cầu an, thể hiện lòng tri ân đối với các đấng thần linh ban cho cuộc sống no đủ, bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh bệnh tật, tai ách, cân bằng tâm lý trong cuộc sống.

Trong đời sống đương đại, Xòe Thái có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí của người dân sau những ngày lao động vất vả, giúp nâng cao đời sống tinh thần của họ.

Hiện nay, sinh hoạt Xòe Thái trở thành nhịp cầu gắn kết, củng cố tình đoàn kết cộng đồng. Mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa vị xã hội, thành phần dân tộc hay niềm tin tôn giáo đều có thể tham gia Xòe. Quần chúng nhân dân Xòe với cán bộ lãnh đạo, người miền xuôi Xòe với người miền ngược, người dân tộc Thái Xòe cùng các dân tộc khác. Tất cả hòa chung niềm vui trong những vòng Xòe “nối vòng tay lớn”. Trong bầu không khí vui vẻ, cộng cảm, mọi người trở nên gần gũi, thân thiện với nhau hơn. Xòe Thái còn là nơi khởi nguồn cho tình yêu đôi lứa. Nhiều đôi trai gái có cơ hội làm quen, giao lưu, kết bạn và tiến tới hôn nhân sau các cuộc Xòe. Có thể thấy, Xòe Thái đóng vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng, như nội dung câu hát: “Không Xòe không tốt lúa/ Không Xòe thóc cạn bồ/ Không Xòe hoa sẽ tàn héo/ Không Xòe trai gái không thành đôi”.

Di sản Xòe còn góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế cho người dân địa phương trong khai thác du lịch (du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch lễ hội).

Xòe Thái một mặt làm đa dạng hóa các điệu múa Thái, làm giàu cho nghệ thuật múa dân gian Thái, mặt khác làm cho múa Thái khác với các tộc người khác. Xòe Thái cũng góp phần khơi dậy niềm tự hào trong các chủ thể di sản, khuyến khích các cộng đồng người Thái tiếp tục có ý thức hơn trong việc bảo vệ di sản cũng như duy trì những biểu đạt về bản sắc tộc người. Xòe Thái chính là nguồn tư liệu sinh động giúp cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán của cộng đồng người Thái vùng Tây Bắc. Đến nay, Xòe Thái đã trở thành một biểu tượng của văn hóa Thái, đi vào văn chương, thi ca, nhạc họa, phim ảnh…, trở thành niềm tự hào về truyền thống văn hóa của người dân địa phương.

Tuy nhiên, dù đã có những kết quả khả quan trong hoạt động bảo tồn và phát huy nghệ thuật Xòe Thái, di sản này vẫn đang đứng trước một số khó khăn, thách thức. Trước hết, đó là phần lớn địa phương còn hạn chế trong công tác nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, văn bản, các khía cạnh văn hóa, tín ngưỡng liên quan, trong khi các nhà nghiên cứu, thầy cúng biết chữ Thái, nhất là chữ Thái cổ đang ngày càng hiếm dần. Môi trường diễn xướng của Xòe Thái cũng đang có sự thay đổi lớn về không gian diễn xướng, thời gian sinh hoạt cũng như trong đạo cụ, trang phục, nhạc cụ, các động tác múa… Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người nhiều khi biến thành sự “tạo dựng bản sắc”, “sáng tạo truyền thống”. Bên cạnh đó, vùng núi Tây Bắc còn nhiều khó khăn về kinh tế, giao thông, hạ tầng cơ sở, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa. Các nghệ nhân am hiểu và tâm huyết với di sản chưa được quan tâm đúng mức cả về vật chất lẫn tinh thần. Việc chuyển giao, trao truyền di sản, nhất là Xòe nghi lễ, Xòe cổ vì thế mà bị ảnh hưởng. Công tác tuyên truyền, quảng bá, giáo dục về di sản còn nhiều hạn chế. Sinh hoạt Xòe Thái chủ yếu phát triển tập trung ở các khu đô thị, thị tứ gắn với khai thác du lịch, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, chưa tạo thành phong trào sâu rộng trong cộng đồng, chưa được chú ý giáo dục trong các nhà trường.

Nghệ thuật Xòe Thái cũng đang đối diện với nguy cơ lai tạp, biến dạng, bóp méo bản chất. Xu hướng “hoành tráng hóa”, “sân khấu hóa”, lai tạp hóa di sản ngày càng thấy rõ. Nếu theo dõi Xòe Thái qua các năm gần đây, có thể thấy, ở một số địa phương, càng về sau số người tham gia các “vòng đại Xòe” càng “ấn tượng”, từ 1.500 người lên đến 3.000-5.000 người với mục đích xác lập các kỷ lục Guiness. Đây là những xu hướng mà UNESCO không hề khuyến khích bởi nó không hề đúng với chức năng, ý nghĩa ban đầu của di sản.

Do vậy, để bảo tồn và phát huy đúng cách giá trị của di sản, chúng ta cần nghiêm túc thực hiện những cam kết với UNESCO khi đệ trình hồ sơ ghi danh và cần xây dựng Chương trình hành động phù hợp, kịp thời nhằm bảo vệ di sản hậu vinh danh.





Nguồn: https://nhandan.vn/bao-ton-phat-huy-nghe-thuat-xoe-thai-post679779.html

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp cà phê chủ động đáp ứng Quy định chống phá rừng của EU

Dự kiến, Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) sẽ thực thi vào tháng 1/2025. Hiện doanh nghiệp cà phê Việt Nam đã có sự chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng các quy định. Dự kiến, Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) sẽ bắt đầu thực thi vào tháng 1/2025 đối với các doanh nghiệp lớn. Phạm vi hàng hóa sản xuất chịu sự điều chỉnh của quy định này gồm: Gia súc,...

“Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu

Chương trình năm 2024 là chuyến hành trình đầy tự hào, xúc động với các chương trình “giao lưu điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở 3 khu vực. Tại Chương trình, Tổng Bí thư Tô Lâm và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã trao tặng Giấy chứng nhận và Biểu trưng tôn vinh 25 điển...

Đà Nẵng: Điểm sáng trong triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Ngày 15/11, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các DTTS TP. Đà Nẵng lần II năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là dịp để Thành phố biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong vùng đồng bào DTTS;...

Thanh niên TP.HCM giao lưu cùng hai người treo cờ Việt Nam trên nhà thờ Đức Bà Paris

Buổi gặp gỡ không chỉ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mà còn thắp lên trong lòng thế hệ thanh niên TP niềm tự hào dân tộc và luôn nhớ về một thời chiến đấu đầy oai hùng, vinh quang. Buổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giải pháp phát triển hạ tầng giao thông xanh

NDO - Ngày 15/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị Tân Phát Sài Gòn (Tân Phát Etek) tổ chức Hội thảo “Giải pháp công nghệ thiết bị, dụng cụ chuyên nghiệp cho bảo dưỡng, sửa chữa và sạc ô-tô điện”. Tham dự của các chuyên gia, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề khu vực miền nam cùng hơn 150 doanh nghiệp đang hoạt động...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

NDO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương, có địa phương đã công bố dịch...

Nhân viên y tế thôn bản được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

NDO - Sáng 15/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Dự thảo Luật đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, với 137 lượt ý kiến phát biểu tại tổ, 27 lượt phát biểu ý kiến...

[Ảnh] Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah

Trong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, chiều 14/11/2024 (giờ địa phương, sáng 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Trong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, chiều 14/11/2024 (giờ địa phương, sáng 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. ...

Việt Nam-Cộng hòa Séc hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với Séc, đối tác hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông Âu. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà lưu niệm cho Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Séc - Morava Petr Simunek. (Ảnh: Ngọc Biên/TTXVN) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 13-16/11 theo lời mời của Thủ...

Bài đọc nhiều

Những Bước Tiến Trong Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc Pháp Tại Việt Nam Thông Qua Hợp Tác Quốc Tế

Việt Nam sở hữu nhiều công trình kiến trúc Pháp mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa, từ các khu phố cổ, biệt thự đến những công trình công cộng xây dựng từ thời Pháp thuộc. Những công trình này không chỉ gắn liền với ký ức của đô thị mà còn là phần quan trọng trong diện mạo kiến trúc của các thành phố lớn. Dưới sự ảnh hưởng của đô thị hóa và biến động...

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng đồng Công giáo mà còn của cả vùng đất Kon Tum, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách...

Dự Án Trùng Tu Di Tích Mỹ Sơn Với Sự Hỗ Trợ Từ Ấn Độ

Quần thể di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một trong những kỳ quan kiến trúc của nền văn hóa Chămpa, đã được đón nhận một luồng sinh khí mới nhờ vào dự án bảo tồn và trùng tu do chính phủ Việt Nam và Ấn Độ hợp tác thực hiện. Thông qua chương trình hợp tác này, các khu tháp A, H, K tại Mỹ Sơn đã được bảo tồn, trùng tu trong hơn sáu năm dưới...

Hội An và Luang Prabang hợp tác văn hoá, du lịch

VHO - Hai thành phố thống nhất hợp tác, hỗ trợ, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, trùng tu, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản. Đặc biệt, hai địa phương sẽ hợp tác mạnh mẽ trên lĩnh vực du lịch, tổ chức các tour du lịch kết nối giữa hai di sản văn hoá thế giới. Ngày 17.10, tại Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào đã diễn ra lễ ký...

Lễ hội truyền thống của ngư dân miền biển cầu cho mưa thuận gió hòa

VHO - Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ năm 2024 vừa diễn ra trong ba ngày từ 16-18.9, tại huyện Cần Giờ, TP.HCM với nhiều hoạt động. Tại lễ mừng công ngư dân Cần Giờ - khai mạc Lễ hội, BTC đã kêu gọi hỗ trợ bà con vùng bão lũ phía Bắc. Có thể nói, Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người...

Cùng chuyên mục

Những Bước Tiến Trong Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc Pháp Tại Việt Nam Thông Qua Hợp Tác Quốc Tế

Việt Nam sở hữu nhiều công trình kiến trúc Pháp mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa, từ các khu phố cổ, biệt thự đến những công trình công cộng xây dựng từ thời Pháp thuộc. Những công trình này không chỉ gắn liền với ký ức của đô thị mà còn là phần quan trọng trong diện mạo kiến trúc của các thành phố lớn. Dưới sự ảnh hưởng của đô thị hóa và biến động...

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng đồng Công giáo mà còn của cả vùng đất Kon Tum, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách...

Chuẩn bị thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh

VHO - Sau mấy chục năm nghiên cứu, di tích điện Cần Chánh (Đại Nội Huế) chuẩn bị được triển khai tu bổ, phục hồi với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng. Đây là công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Kinh thành Huế, là nơi các vua Nguyễn thiết triều và tiếp sứ bộ ngoại giao. Dưới triều Nguyễn, điện Cần Chánh là nơi nhà vua thiết triều vào các ngày 5, 10, 20...

Chuyển đổi số để bảo tồn và phát huy giá trị di sản

VHO - Trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số để bảo tồn di tích, di sản là hết sức cần thiết. Đây chính là cầu nối đưa các di tích, di sản đến gần hơn với cộng đồng, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đưa di sản văn hóa trở thành sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế - xã hội và góp phần quảng...

Cần giải pháp bảo tồn phù hợp

 Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã nhấn mạnh như vậy tại buổi kiểm tra hiện trường khai quật và làm việc với đơn vị chủ trì khai quật khảo cổ Vườn Chuối (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức) vào chiều qua 12.11. Cùng dự buổi làm việc còn có nhiều chuyên gia, nhà khoa học về lịch sử, văn hóa; Cục Di sản văn hóa và đơn vị chức năng của Hà Nội.“Vấn...

Mới nhất

Cách hỗ trợ từ gốc cho sản xuất nông nghiệp

Ông Nguyễn Tuấn Hồng - HTX Bắc Hồng Trước đây khi áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2008, phân bón là đối tượng chịu thuế GTGT 5%. Tuy nhiên, Luật số 71 ban hành ngày 26-11-2014 quy định phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng...

Trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” cho bà Jennifer Bahen

Sáng 15/11, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Cục trưởng Cục Hợp tác tác quốc tế Phạm Quang Hưng đã có buổi tiếp và trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo...

Nhiều ngành cần nhân lực, tuyển sinh rất chật vật

Tại hội thảo thảo gắn kết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ chiều 15/11, các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đại học đã trao đổi kinh nghiệm, đề xuất giải pháp cho vấn đề này. Đào tạo chưa bám sát nhu cầu Giám...

Bổ sung 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để xây dựng cầu Phong Châu mới

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ. ...

Quyết liệt đổi mới giáo dục và đào tạo căn bản và toàn diện hơn nữa

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng; giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu; sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn...

Mới nhất