Trang chủDestinationsThanh HóaBảo tồn, phát huy giá trị dân ca Thanh Hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca Thanh Hóa


Xứ Thanh là hình ảnh của đất nước Việt Nam thu nhỏ, có đầy đủ các vùng địa lý, tự nhiên gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Xứ Thanh cũng là một trong những trung tâm của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Chính điều kiện tự nhiên, địa lý nhân văn và lịch sử đã tạo dựng cho miền đất này nhiều dấu ấn văn hóa sâu đậm, mà dân ca là một trong những loại hình đặc sắc, góp phần làm nên bức tranh dân ca rực rỡ của nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca Thanh HóaĐồng bào Thổ huyện Như Xuân hát dân ca.

Với địa bàn sinh sống, phương thức sản xuất gắn với cộng đồng dân cư, có thể phân định Thanh Hóa có 3 vùng dân ca rõ nét, đó là: Vùng dân ca của đồng bào thiểu số miền núi, rẻo cao gắn với canh tác nương rẫy và ngôn ngữ tiếng dân tộc. Trên địa bàn 11 huyện miền núi với các dân tộc thiểu số từ bao đời họ đã sáng tạo nên các loại hình dân ca đặc sắc. Đồng bào Thái (hát khặp), Mường (hát xường, đang, bọ mẹng…), Mông (hát gầu), Dao (hát phả dung), hát Tơm – dân ca Khơ Mú, hát Chậm đò ho – dân tộc Thổ. Trong số dân ca của 6 tộc người nêu trên thì dân ca của người Mường và Thái là tiêu biểu hơn cả. Vùng dân ca của người Kinh – cư dân lúa nước, bao gồm các huyện đồng bằng và đồng bằng ven biển. Dân ca tiêu biểu: Hát nghi lễ, hát đối đáp, hò sông nước, hát ca trù, hát tuồng, chèo, trống quân… Vùng dân ca đồng bằng Thanh Hóa còn có các tiểu vùng: dân ca Đông Anh, hò sông Mã, Chèo chải, hát khúc Tĩnh Gia… Vùng dân ca miền duyên hải bao gồm 6 huyện thị, thành phố ven biển, cửa sông: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn với các loại hình dân ca tiêu biểu như hát giao duyên nam nữ, hò biển, hát kể nhật trình đường sông, đường biển, hát trống vả…

Dân ca là tấm gương phản ánh tâm hồn, tình cảm của con người và miền đất xứ Thanh, thể hiện sự ứng xử của cá nhân và cộng đồng đối với môi trường tự nhiên, xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển của cuộc sống. Dân ca Thanh Hóa là tiếng ca yêu đời, yêu người, trọng đạo lý, giàu nghĩa nhân văn… thể hiện nếp sống, quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội, hướng về cội nguồn dân tộc. Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca Thanh Hóa nhằm phát huy những gì tốt đẹp, cái hay, cái tiến bộ… làm nên giá trị, tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và sắc thái văn hóa tỉnh Thanh.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ người dân trên đất xứ Thanh đã sáng tạo nên nhiều loại hình dân ca đặc sắc. Đặc biệt, dân ca Thanh Hóa đã kết tụ nên các giá trị về lịch sử, cố kết cộng đồng, đạo đức thẩm mỹ, văn hóa – nghệ thuật và giá trị ứng xử với tự nhiên.

Dân ca Thanh Hóa là sự kết tinh của những giá trị lịch sử. Văn hóa phản ánh hiện thực của cuộc sống qua từng thời kỳ lịch sử. Thanh Hóa là miền đất mở, luôn giao lưu và tiếp biến văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới. Mặc dù ảnh hưởng, giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, song dân ca xứ Thanh vẫn bảo lưu được những giá trị truyền thống, sắc thái bản địa, đồng thời tiếp nhận, lựa chọn được những cái mới tiến bộ để làm phong phú thêm những gì đã có, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt xứ Thanh. Qua dân ca giúp cho quần chúng Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu về là nguồn gốc dân tộc Việt và những con người xứ Thanh từ thuở bình minh mở nước và trải dài suốt nhiều nghìn năm dựng nước và bảo vệ đất nước.

Xứ Thanh là mảnh đất in dấu mạch nguồn văn hóa dân tộc, dân ca theo dòng chảy văn hóa từ vùng đất Tổ trung châu và lưu lại ở vùng non xanh, nước biếc tỉnh Thanh. Dân ca chính là tấm gương phản chiếu lịch sử hình thành vùng đất, tộc người, phương thức sống và đấu tranh, vật lộn với tự nhiên và xã hội khắc nghiệt để trụ vững và tồn tại của những cư dân Thanh Hóa trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và bảo vệ đất nước.

Dân ca Thanh Hóa có ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc và sự cố kết cộng đồng bền chặt. Mối dây liên kết bền chặt đó được thể hiện trong công việc thường ngày, từ việc đẩy thuyền cho thuyền rời bến, giã gạo, ru con, đối đáp nam nữ… trong quan hệ giữa chủ thuyền với “trai bạn thuyền”, giữa chủ đò và các trai đò. Trong hành trình đò dọc trên dòng sông Mã, mỗi khi đò mắc cạn thì tiếng hò là hiệu lệnh để mọi người hợp sức đưa thuyền bè vượt qua đá ngầm, vực xoáy về bến an toàn. Mối dây liên kết ấy còn biểu hiện trong công việc kéo gỗ, dựng nhà, đánh bắt cá… cần phải có sự hợp lực của mọi người, là sự cộng sức của các tay chèo trong các cuộc bơi chải, đua thuyền. Từ câu xướng, lời xô, một người xướng, nhiều người đáp, tất cả hợp thành và bùng lên ngọn lửa, nhân lên sức mạnh đoàn kết muôn người và cả cộng đồng để vượt qua gian khó, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Dân ca Thanh Hóa cũng luôn hướng về cội nguồn dân tộc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân công đức đối với những người đã có công bảo vệ, dựng xây đất nước nói chung, quê hương Thanh Hóa nói riêng, như: “Tùng Sơn nắng quyện mây trời/ Dấu xưa Bà Triệu rạng ngời sử xanh” và “Nhất cao là núi Lam Sơn/ Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra”…

Trong tư tưởng, tình cảm người tỉnh Thanh luôn gửi gắm niềm tin, ước vọng của mình đối với các vị anh hùng dân tộc, các vị thần linh đã có công bảo vệ, dựng xây quê hương, xứ sở. Trong tâm trí của cư dân sông nước xứ Thanh những anh hùng có tên và không tên, các vị thần linh luôn hiện hữu trong lời ca ghi tạc công ơn, trong khúc hát thờ thần, đồng hành cùng với họ trong cuộc mưu sinh, cùng chung vui với niềm vui bình dị của dân và san sẻ những lo toan, vất vả, là chỗ dựa tinh thần, nhân lên sức mạnh và lòng quả cảm cho người dân giúp họ trụ vững trên đường đời nhiều gian lao, vất vả.

Thông qua dân ca được sáng tạo, thể hiện trong cuộc sống, sinh hoạt và các nghi thức biểu đạt mang tính nghệ thuật như lễ hội, diễn xướng, trò chơi… những hình thức tế lễ, hát thờ thần, hát ca trong hội hè, là môi trường thuận lợi để nảy sinh, sáng tạo và trao truyền những giá trị nghệ thuật dân gian đặc sắc tới mỗi làng quê và đến với từng người, giúp họ cảm nhận được cái hay, cái đẹp và giá trị của dân ca.

Hát thờ thần, hát giáo chân sào, hát kết hợp với múa đèn… là hình thức hát nghi lễ thường gặp trong mỗi dịp tế lễ thần linh. Hát nghi lễ là hình thức người dân các làng quê dùng nghệ thuật lời ca, tiếng đàn, nhịp phách để bày tỏ tình cảm, sự biết ơn, lòng tôn kính trong một không gian thiêng của cả cộng đồng đối với thánh thần bảo trợ cho họ trong cuộc sống. Trong lễ hội còn có hát tuồng, hò biển và hò sông nước, hát đối đáp nam nữ; các trò chơi thi tài khéo léo như đua thuyền, lắc thúng, đấu vật, đu tiên, đi cà kheo, câu mực, đánh tủm, đan lưới, chắp quại… diễn ra sôi động, đó là một “sân khấu” có quy mô lớn, không gian rộng mở, mọi người đều tham gia sáng tạo, biểu diễn và hưởng thụ văn hóa bình đẳng, cùng nhân lên niềm vui cộng cảm. Các thể loại dân ca trong sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội ở các làng quê đã khơi nguồn và định hình những giá trị nghệ thuật có chức năng giải trí, giáo dục và thẩm mỹ, xây dựng con người ngày càng hoàn thiện về thể chất và tâm hồn.

Về giá trị ứng xử với tự nhiên, dân ca là một trong những thành tố văn hóa thuộc hình thái ý thức xã hội, chính là phản ánh sự nhận thức, thể hiện thế ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội, qua đó dần hình thành nên những giá trị giúp con người giao tiếp, ứng xử với thế giới xung quanh theo hướng có lợi và nhân văn.

Cư dân các làng, bản tự bao đời dấn thân trong môi trường núi, sông nước, họ coi “biển khơi là mẹ, cánh buồm là cha”, “sống nhờ rừng, chết cũng nhờ rừng”… Họ nhận thức được nguồn lợi lớn lao về nguồn lâm thủy sản do núi rừng, ruộng đồng, sông biển mang lại cho cuộc sống của mỗi con người. Qua trải nghiệm họ dần tích lũy được những kinh nghiệm quý giá trong cuộc mưu sinh và hành trình đầy thử thách cam go trong môi trường sống. Họ quan sát: “Trông trời, trông đất, trông mây/ trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm” để rồi tìm ra quy luật của tự nhiên, biển trời, sông nước gắng công “Ăn cơm bằng đèn, đi cấy sáng trăng”, để rồi mong ước công lao sẽ được đền đáp trong mùa gặp ấm no, hạnh phúc tràn đầy: “Bao giờ lúa chín bông vàng/ Để anh đi gặt cho nàng mang cơm”…

Trải qua thời gian, dân ca Thanh Hóa đã kết tinh thành giá trị, thể hiện nhân cách, tâm hồn, tình cảm của mỗi con người nơi đây. Dân ca Thanh Hóa đã và đang được bảo tồn, phát huy trong cuộc sống, góp phần tỏa hương sắc vào vườn hoa dân ca của dân tộc; là hành trang, động lực giúp người dân xứ Thanh vươn tới, xây dựng cuộc sống ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Bài và ảnh: Hoàng Minh Tường



Nguồn

Cùng chủ đề

Hà Nội: 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới

Tại Hà Nội, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sống cùng người Kinh ở 30/30 quận, huyện, thị xã với trên 107.847 người, chiếm 1,3% dân số thành phố. Nhờ sự quan tâm của chính quyền Thành phố, cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS không ngừng được nâng cao. Đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện Tại buổi gặp mặt,...

Sáng tạo vì cộng đồng

Với Lê Ngọc Kỳ Duyên (23 tuổi, ngụ TP HCM), hạnh phúc của người trẻ là được học hỏi, dám ước mơ và dám hành động ...

Công bố điểm du lịch cộng đồng xóm Khuôn Tát huyện Định Hóa, Thái Nguyên

Chiều 30/10, huyện Định Hóa tổ chức công bố Quyết định của UBND tỉnh công nhận Điểm du lịch cộng đồng xóm Khuôn Tát, xã Phú Đình. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề với Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa...

NDO - Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa...

Thái Nguyên tham dự Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc

Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và đơn vị chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thưởng thức gì trong đêm pháo hoa thứ hai của DIFF 2024 vào 15/6 này?

Với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”, đêm thi đấu thứ hai của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024 hứa hẹn một trận đấu ánh sáng nghẹt thở giữa tân binh Mỹ và cựu vương Ý vào 20h tối 15/6. DIFF 2024 thắp sáng màn trời Đà Nẵng bằng đêm khai mạc đầy cảm xúc. Màn đối đầu giữa cựu vương và tân binh Sau đêm khai mạc vỡ òa cảm xúc, hàng...
10:45:23

Pù luông, Bá Thước – Điểm đến yêu thích của du khách quốc tế

Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130 km, khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông, huyện Bá Thước đang trở thành điểm đến yêu thích của khách quốc tế. Nguyên nhân không chỉ bởi nơi đây có khí hậu trong lành, thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn sở hữu những điểm khác biệt không phải nơi nào cũng có được. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=1tgQtDszr-w

 David Beckham đã mở đường cho các “viện dưỡng lão” bóng đá như thế nào?

Lionel Messi cùng hàng loạt các ngôi sao khác đã, đang và sẽ chuyển đến các giải đấu như MLS, giải VĐQG Ả Rập Saudi hay thậm chí là Australia. Vậy, có bao giờ chúng ta tự hỏi tự bao giờ và làm thế nào các giải đấu này trở thành các "viện dưỡng lão" của bóng đá Châu Âu? Liệu đây có phải là những phương án duy nhất để "dưỡng già" với các cầu thủ ở...

“Chất thép” người chiến sĩ cảnh sát cơ động

Dũng cảm, kiên cường, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ) luôn là mũi nhọn trong giải quyết có hiệu quả các điểm nóng về an ninh - trật tự, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhân 78 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam (19/8/1945- 19/8/2023), Báo Thanh Hóa xin giới thiệu chùm ảnh chiến sỹ CSCĐ hăng say...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Uống nước nhớ nguồn”

Hướng tới kỷ niệm 78 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19-8-1945 - 19-8-2023) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2023), tối 16-8, Đoàn Nghệ thuật 19-5 thuộc Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam phối hợp với Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”.Chương trình được bắt đầu với ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”.Đông đảo...

Bài đọc nhiều

Hướng dẫn cách cài đặt tần số bộ đàm Motorola chính xác nhất

Máy bộ đàm Motorola là thiết bị được sử dụng rộng rãi hiện nay với nhiều tính năng tuyệt vời. Để vận hành bộ đàm Motorola trong các ứng dụng có yêu cầu truyền thông tin và liên lạc cao, tần số bộ đàm phải được điều chỉnh. Tuy nhiên, không phải thương hiệu bộ đàm nào cũng có thể cài đặt tần số dễ dàng, bởi vì họ phải được trang bị các công cụ và hệ...

7 lưu ý quan trọng khi gửi CV qua email

Hiện nay, hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên gửi CV qua email. Vậy bạn đã biết cách để quá trình này đạt hiệu quả cao nhất? Nếu chưa thì 7 lưu ý quan trọng sau đây sẽ giúp bạn, nếu áp dụng đúng bạn sẽ nâng cao cơ hội trúng tuyển của mình.Tiêu đề email liên quan đến công việc ứng tuyểnĐiều đầu tiên mà bạn cần nhớ chính là phải đảm bảo...

Massage cho nam chuyên nghiệp chỉ có tại Bống Spa

Massage nam đang trở thành xu hướng chăm sóc sức khỏe đem lại hiệu quả vượt trội được phái mạnh rất quan tâm. Bởi lẽ đó mà các anh đang tìm kiếm một địa chỉ massage dành riêng cho nam thật sự chất lượng? Nếu cánh mày râu vẫn chưa biết nhiều thông tin về massage nam thì đừng lo lắng. Ngay thời điểm này, địa điểm massage nổi bật phải kể đến Bống Spa - Địa chỉ...

Phụ nữ uống đông trùng hạ thảo có tốt không? Khi nào không nên dùng?

Trước đây nhiều người nghĩ rằng đông trùng hạ thảo chỉ tốt cho đàn ông, không tốt cho phụ nữ, nhưng sự thật là đông trùng hạ thảo cũng rất tốt cho phụ nữ. Thế nhưng không phải mọi phụ nữ đều dùng được đông trùng hạ thảo. Vậy đông trùng hạ thảo mang lại những tác dụng gì đối với phụ nữ, cách sử dụng thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất, mời...

Cảnh giác với “quái chiêu” lừa đảo kiếm tiền qua TikTok

Mặc dù truyền thông và các cơ quan chức năng đã cảnh báo nhiều, nhưng thời gian gần đây, nhiều người dân vẫn tiếp tục “dính bẫy” lừa đảo qua mạng xã hội. Các “quái chiêu” lừa đảo cũng thay đổi liên tục về phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khiến không ít người bị dễ dàng bị mất số tiền lớn trong thời gian ngắn. Kiếm tiền khi thực hiện nhiệm vụ trên TikTok là...

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Tìm hiểu về cuộc sống ngư dân làng chài ven biển Thanh Hóa

Với 2 km đường bờ biển nằm trong dải bờ biển 12 km của Khu du lịch biển Hải Tiến, xã Hoằng Thanh vốn là nơi sinh sống lâu đời của cư dân vùng biển. Hiện nay, cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng bà con nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét bản sắc độc đáo của cư dân làng biển. Xã Hoằng Thanh có 7 thôn, trong đó có 4 thôn ven bờ biển (gồm...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Ngân hàng mở và trí tuệ nhân tạo – xu hướng của ngành tài chính ngân hàng

Theo Mastercard, ngân hàng mở (Open banking) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình ngành tài chính và trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Sự trỗi dậy của nền kinh tế số tại Việt Nam Việt Nam đang cho thấy những bước tiến rất đáng kể trong hành trình hướng tới một nền kinh tế...

Thúc đẩy các nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin của chuyển đổi số quốc gia

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 469/TB-VPCP ngày 15/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại cuộc làm việc với Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số...

Ngày hội OCOP và nông sản an toàn cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hội LHPN huyện Yên Lập, Phú Thọ, vừa phối hợp tổ chức “Ngày hội giới thiệu, kết nối...

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile sẽ đem đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam-Chile, nhất là trên các lĩnh vực tiềm năng. “Sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam - Chile Hai nước Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao...

Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (7/11) kéo chỉ số MXV-Index tăng 1,69% lên 2.208 điểm. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), cho biết sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua...

Mới nhất