Trang chủDi sảnBảo tồn di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu...

Bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã tiến hành kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào DTTS Chăm, Khmer. Từ đó, khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

An Giang có đông đồng bào DTTS cùng sinh sống, ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số, toàn tỉnh có 28 DTTS. Trong đó, người Khmer chiếm 3,98%, người Chăm chiếm 0,59%, người Hoa chiếm 0,27%, còn lại là đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái… sống nhiều nơi trên địa bàn. Toàn tỉnh hiện có 90 di tích được xếp hạng. Trong đó, có 2 di tích là chùa Xvay-ton của dân tộc Khmer (huyện Tri Tôn) và Thánh đường Hồi giáo Mubarak của dân tộc Chăm (TX. Tân Châu) được xếp hạng cấp quốc gia; 2 di tích cấp tỉnh là chùa Snay Don Kum và chùa Svay Ta Nấp của dân tộc Khmer (huyện Tri Tôn). Song song đó, An Giang hiện có 8 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trong đó, có 6 di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS Khmer, Chăm. Sở VH,TT&DL đã trình UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt 2 đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Hội Đua bò Bảy Núi và Tri thức, kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người DTTS Khmer.

Các di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh

“Thời gian qua, các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng đều được quản lý, trùng tu, tôn tạo để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định Luật Di sản văn hóa. Để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa, khuyến khích cộng đồng tích cực tham gia bảo tồn, giữ gìn bản sắc, kiến trúc nghệ thuật, nét văn hóa truyền thống của cộng đồng DTTS cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh, Sở VH,TT&DL đã tiến hành kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản hóa truyền thống tiêu biểu của đồng bào DTTS Chăm, Khmer trên địa bàn 16 xã thuộc 5 địa phương: Huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, An Phú, TX. Tịnh Biên và TX. Tân Châu” – Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang Hồ Thị Hồng Chi cho biết.

Qua kiểm kê di sản văn hóa vật thể tại 16 cơ sở thuộc loại hình tôn giáo của đồng bào dân tộc Chăm (chưa bao gồm 1 thánh đường đã xếp hạng di tích) và 52 cơ sở thuộc loại hình tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer (chưa bao gồm 3 chùa đã xếp hạng di tích), kết quả cho thấy, các di tích chùa của đồng bào Khmer và thánh đường, tiểu thánh đường của đồng bào Chăm không chỉ là công trình phục vụ nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng, mà còn là biểu trưng văn hóa của cộng đồng, gắn liền với sinh hoạt đời sống, các lễ nghi, phong tục của đồng bào DTTS và là nơi dạy chữ viết cho đồng bào dân tộc. Hiện nay, các công trình đều được bảo tồn khá tốt, hạng mục công trình chính tương đối bền vững, việc tu sửa chống xuống cấp được thực hiện thường xuyên, đảm bảo giữ được yếu tố gốc là kiểu kiến trúc công trình theo mô-típ truyền thống đặc trưng, các hoa văn, họa tiết trang trí ảnh hưởng sâu sắc yếu tố tôn giáo và bản sắc văn hóa dân tộc. Việc quản lý các di tích chủ yếu do ban đại diện của chùa, thánh đường quản lý theo trật tự của mỗi tôn giáo, dưới sự định hướng của chính quyền địa phương, nhằm đảm bảo tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Nhân dân, hoạt động theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”.

Riêng đối với các di sản văn hóa phi vật thể, qua công tác kiểm kê, lấy thông tin đối với các loại hình, như: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian liên quan đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc Chăm, Khmer, cho thấy hầu hết các loại hình di sản vẫn còn đang tồn tại nhưng ở các mức độ khác nhau. Trong đó, tiếng nói, chữ viết được gìn giữ, sử dụng trong đời sống hàng ngày, kể cả trong sinh hoạt tôn giáo và truyền dạy thông qua việc mở lớp ở chùa, thánh đường; các phong tục, lễ nghi liên quan đến đời sống, sản xuất, tôn giáo, tín ngưỡng vẫn còn thực hành trong Nhân dân; lễ hội truyền thống tồn tại khá phong phú; tập quán xã hội có một số lễ thức được giản lược, mang tính tượng trưng.

Đối với ngữ văn dân gian, hiện nay chỉ số ít người cao tuổi còn nhớ, nguy cơ mai một khá cao; nghệ thuật trình diễn dân gian còn tồn tại, nhưng ít người biết thực hành; nghề thủ công truyền thống của đồng bào DTTS Chăm, Khmer vẫn chưa thu hút giới trẻ theo học do thu nhập không cao, đầu ra của sản phẩm chưa ổn định. Về tri thức dân gian là các bài thuốc gia truyền hầu như không còn, tuy nhiên, tri thức và kỹ thuật viết chữ trên kinh lá buông của đồng bào Khmer và bí quyết tạo nên ẩm thực đặc trưng của đồng bào DTTS, cùng các trang phục truyền thống vẫn còn giữ gìn khá tốt.

Qua kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa các di sản văn hóa của đồng bào DTTS cho thấy, hiện vật di sản văn hóa của đồng bào Khmer, Chăm vẫn còn sử dụng thường xuyên trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Một số hiện vật tuy không còn sử dụng nhưng vẫn được trân trọng, cất giữ, trao truyền lại cho con cháu. Điển hình, tại chùa Sà Lôn (huyện Tri Tôn) hiện còn lưu giữ, trưng bày các hiện vật nông cụ, vật dụng sinh hoạt truyền thống của đồng bào DTTS Khmer, với số lượng phong phú. Để phục vụ công tác nghiên cứu về di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, Sở VH,TT&DL đã hoàn thiện 1.053 mẫu phiếu ghi chép thông tin các loại hình di sản văn hóa. Hiện, các phiếu thông tin được số hóa, lưu trữ, đảm bảo truy xuất thông tin nhanh và chính xác.

Nguồn: https://baoangiang.com.vn/bao-ton-di-san-van-hoa-cua-dong-bao-dan-toc-thieu-so-a412947.html

Cùng chủ đề

Nghị quyết 57 tạo bước ngoặt để Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên số

Theo chuyên gia Đào Trung Thành, Nghị quyết 57 giúp Việt Nam không chỉ bắt kịp, mà còn có thể vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ở khu vực Đông Nam Á, thậm chí xa hơn. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết đặt mục tiêu Việt Nam phải từng bước làm...

Châu Thành: Công bố Quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sáng 09/01, UBND huyện Châu Thành, tỉnh Long An tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam và thành lập Ban Quản lý Cây Di sản “Cây me ấp 2, xã Phước Tân Hưng”. Cây me này được người dân địa phương gọi là "Cây me Bà Giản". Ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Long An trao Quyết định và Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam...

Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều rủi ro, bất ổn, xuất khẩu của Việt Nam năm 2024 vẫn duy trì mức tăng trưởng tích cực, đóng vai trò động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Bước sang năm 2025, tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường, chắc chắn sẽ tác động đến triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi về nội tại, xuất khẩu...

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể của người Dao Thanh Y

Nằm dưới chân núi Yên Tử, thôn Khe Sú 1 và 2, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, là nơi sinh sống bao đời nay của cộng đồng người Dao Thanh Y. Ðặc biệt, người dân nơi đây vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống riêng có; trong đó, Cháy thui sấy (cháy sấy) là nghi lễ cấp sắc, đặt tên, tập quán xã hội đặc sắc được người Dao bảo tồn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quan Đế Miếu – Di sản kiến trúc và điểm đến tâm linh

Quan Đế Miếu, còn gọi chùa Ông, là một trong những công trình kiến trúc và tín ngưỡng quan trọng tại TP. Châu Đốc. Được xây dựng vào năm 1825, ngôi miếu đã trải qua lịch sử gần 2 thế kỷ, trở thành biểu tượng văn hóa và tâm linh, gắn bó chặt chẽ với cộng đồng người Hoa và cư dân địa phương. Theo ông Thái Vĩ Minh, thành viên Hội Tương tế người Hoa TP. Châu Đốc, Quan...

Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể sản xuất từ khâu tuyên truyền, quảng bá, đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mở rộng vùng nguyên liệu... Qua đó, đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao, góp phần đưa...

Long Xuyên họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiều 16/12, Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN TP. Long Xuyên tổ chức họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Viếng và dâng hoa Tượng đài Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Khu di tích cách mạng xã Mỹ Khánh Đại biểu tham dự họp mặt Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tặng hoa chúc mừng Ban Chỉ...

Tổ chức hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 16/12, UBND xã Mỹ Đức (huyện Châu Phú) tổ chức lễ ra quân thực hiện lắp đặt đèn năng lượng mặt trời tại khu Trung tâm thương mại Nam Kênh Đào (ấp Mỹ Chánh, xã Mỹ Đức). Thực hiện lắp đặt 37 đèn năng lượng mặt trời tại khu Trung tâm thương mại Nam Kênh Đào Đây là nội dung nằm trong chuỗi hoạt động Tết quân - dân năm 2025 tại xã Mỹ Đức và chào mừng kỷ niệm...

Khởi động thị trường bánh trung thu

Những ngày này, tại một số tuyến đường trên địa bàn TP. Long Xuyên, các đơn vị kinh doanh bánh Trung thu đã bắt đầu lắp đặt sạp hàng, trưng bày sản phẩm để phục vụ nhu cầu của người dân. Cũng như những năm trước, các gian hàng chủ yếu bày bán sản phẩm từ các thương...

Bài đọc nhiều

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Bên trong thành nhà Hồ ở Thanh Hóa trồng loại hoa sen cổ, mùi thơm ngào ngạt, dân tình tha hồ chụp ảnh

Những ngày đầu tháng 6, bên trong nội thành Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) rực rỡ sắc màu hoa sen, tạo nên khung cảnh yên bình, nên thơ trên vùng đất kinh đô của vương triều nhà Hồ.   Theo sử sách ghi lại, thành nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo được xây dựng vào năm 1397 dưới triều Hồ....

Giữ ‘trái tim’ di sản và du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng

Sáng 30.6, hội thảo quốc tế "Phát huy giá trị di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững" do UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO của VN, Bộ VH-TT-DL tổ chức tại TP.Đồng Hới. Hội thảo có sự tham gia của đại diện UNESCO, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, các tổ chức quốc tế trong lĩnh...

Tìm hiểu về khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn được số hóa bằng công nghệ thực tế ảo

Ngày 20/10, Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Công ty Cổ phần Giải pháp Chuyển đổi số (VR360) là đơn vị thành viên của Bizverse phối hợp xây dựng website thực tế ảo VR360 chi tiết cho Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.   Bizverse là một thế giới Metaverse (thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số) và Digital Twin (bản sao kỹ...

Cùng chuyên mục

Châu Thành: Công bố Quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sáng 09/01, UBND huyện Châu Thành, tỉnh Long An tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam và thành lập Ban Quản lý Cây Di sản “Cây me ấp 2, xã Phước Tân Hưng”. Cây me này được người dân địa phương gọi là "Cây me Bà Giản". Ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Long An trao Quyết định và Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam...

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể của người Dao Thanh Y

Nằm dưới chân núi Yên Tử, thôn Khe Sú 1 và 2, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, là nơi sinh sống bao đời nay của cộng đồng người Dao Thanh Y. Ðặc biệt, người dân nơi đây vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống riêng có; trong đó, Cháy thui sấy (cháy sấy) là nghi lễ cấp sắc, đặt tên, tập quán xã hội đặc sắc được người Dao bảo tồn...

Bí ẩn bảo vật quốc gia: Hành trình di sản Hà Nội

Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội là nơi lưu giữ những di sản vô cùng quý giá. Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024, trong đó, có ba bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long là đầu phượng thời Lý, bình ngự dụng và gốm Trường Lạc thời Lê sơ. Bộ sưu tập bảo vật quốc gia tại Hoàng...

Bình Định đón bằng di sản văn hóa phi vật thể Nghề chằm nón ngựa Phú Gia

Sáng ngày 12 tháng 9 năm 2024, tại xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, sự kiện đón nhận bằng công nhận Nghề chằm nón ngựa Phú Gia là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia diễn ra trong không khí trang trọng và đầy tự hào. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc của một làng nghề thủ công truyền thống đã tồn tại qua hàng thế...

Độc lạ 5 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia ở An Giang

Không chỉ là tài sản quý, 5 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia ở An Giang còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học về con người và vùng đất, tạo ra sự khác biệt để ngành du lịch tỉnh An Giang phát triển. Lễ hội đua bò Bảy Núi Ngày 19.1.2016, Bộ VHTTDL đưa Hội đua bò Bảy Núi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là hoạt động...

Mới nhất

Nhà vườn tất bật dựng sạp, đưa mai ra đường để ‘níu’ chân khách hàng

TPO - Thời điểm này, người trồng mai ở thị xã An Nhơn (Bình Định), nơi được mệnh danh thủ phủ mai vàng miền Trung hối hả đưa loài hoa Tết này ra "đứng đường" để mời chào khách. 10/01/2025 | 06:30 ...

Trí tuệ Việt nào sẽ được vinh danh tại SIU Prize Computer Science Mùa đầu tiên?

Lễ trao giải SIU Prize Computer Science Mùa 1 sẽ được tổ chức vào 18:00 ngày 11.01.2025, tại Nhà hát Diên Hồng, Trường...

Món quà từ đất tặng người Xơ Đăng

Đất núi Măng Bút, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tặng cho người Xơ Đăng ở thung lũng mù sương loại gạo đỏ đặc biệt, chắt chiu từ đất và chứa đựng nhiều mồ hôi nên loại gạo đỏ này đã làm nên những hương vị đặc trưng riêng có của xứ núi này.Khi chúng tôi ngược núi trong...

Xuân ấm trong những ngôi nhà mới

Thực hiện Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), giai đoạn 2021 - 2025, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) đã phê duyệt, xây...

Phát hoảng khi năm đầu về làm dâu, trích hẳn 50 triệu để tiêu Tết mà vẫn thiếu

Tháng 10 năm ngoái, Hải My (sinh năm 1993, quê ở Lạng Sơn, hiện đang sinh sống tại Hà Nội) kết hôn. Tết 2025 cũng chính là cái Tết đầu tiên cô phải tự mình lo lắng chuyện chi...

Mới nhất