Trang chủDi sảnBảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn. 

Hồng Long đường biểu diễn tại lễ hội đền Cửa Ông mùa thu năm 2022.
Lễ hội đền Cửa Ông là di sản lễ hội thu hút đông đảo du khách hàng năm.

Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ Long, văn hóa Cái Bèo, văn hóa Soi Nhụ), đến nay vẫn có sức sống riêng, bền bỉ, tiếp biến, thích ứng với những điều kiện phát triển mới. Vị trí địa lý, lịch sử và quá trình sinh sống của các thế hệ người dân Quảng Ninh đã hình thành nên một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú và đa dạng, mang lại nét đặc trưng văn hóa rất riêng.

Quảng Ninh có nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo, trong đó có kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, có Yên Tử – nơi Thượng hoàng Trần Nhân Tông tu hành và hóa Phật, là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm, cùng với hệ thống hàng trăm đền, chùa, am, tháp ở Hải DươngBắc Giang nằm trong quần thể di sản Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc đang được đề cử di sản thế giới. Tổng cộng Quảng Ninh có 635 di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có 8 khu di tích quốc gia đặc biệt; 13 bảo vật quốc gia, 362 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê, 15 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt được, Quảng Ninh phải đối diện với không ít thách thức, như: Tình trạng khai thác “thô” một cách liên tục các giá trị di sản thiên nhiên, việc chuyển đổi phương thức sinh kế truyền thống còn thiếu sự chọn lọc, bảo tồn, phát huy hợp lý. Nhiều di sản công nghiệp của ngành Than thời kỳ Pháp thuộc không còn nữa. Một số nghề thủ công truyền thống đã bị mai một. Một số địa điểm du lịch tâm linh tuy có sức hút lớn nhưng vẫn còn những biểu hiện “biến tướng” hoặc “lệch chuẩn” văn hóa. Nếp sống, phong tục, tập quán cổ truyền cũng biến đổi nhiều do tốc độ đô thị hóa nhanh. Cùng với đó, Quảng Ninh đang thiếu những cơ chế, chính sách hấp dẫn thúc đẩy, thu hút đầu tư mạnh mẽ và nâng cao được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cộng đồng đối với các tài nguyên di sản. 

Tại Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới – góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh” do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức ngày 21/12/2024 ở Vân Đồn, nhiều đại biểu đã tham gia những giải pháp, kiến nghị để Quảng Ninh nói riêng, cả nước nói chung tiếp tục phát triển hiệu quả kinh tế di sản trên cơ sở bảo tồn vốn di sản văn hoá quý báu của cha ông. Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Chi, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cho rằng, để có thể duy trì “sức sống” cho di sản văn hóa, không chỉ phải bảo tồn như nó vốn có, phải để cho các di sản văn hóa được “sống”, được tôn vinh ngay trong chính đời sống của cộng đồng, mà trước hết, cần phải tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục sự hiểu biết các tri thức văn hóa nói chung và di sản văn hóa dân tộc nói riêng, từ đó khơi dậy và nhân lên niềm đam mê, ý thức bảo vệ di sản trong mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ.

Đồng thời, gắn kết hài hòa giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển kinh tế – xã hội. Quảng Ninh cũng cần chú trọng hơn nữa yếu tố bảo tồn di sản văn hóa trong công tác quy hoạch của địa phương, tiếp cận vấn đề một cách tổng thể, liên ngành để đề xuất các giải pháp thích hợp, tạo dựng cảnh quan phù hợp cho khu vực di sản văn hóa, góp phần làm tăng giá trị của di sản văn hóa. Để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, bên cạnh các chính sách của Nhà nước, tỉnh cần tiếp tục quan tâm, có những cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các bảo tàng ngoài công lập, các nhà sưu tập tư nhân, động viên hơn nữa các nghệ nhân trong việc gìn giữ, truyền dạy, phát huy giá trị di sản văn hóa…

Nguồn lực xã hội sẽ tham gia tài trợ cho các dự án tu bổ, tôn tạo cảnh quan môi trường khu di sản; định hướng phát triển không gian khu vực di sản, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất cần thiết phục vụ du lịch nhằm kết nối các khu, điểm du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, có dấu ấn trong tiến trình lịch sử dân tộc. Đơn cử, như kinh nghiệm thu hút đầu tư vào Khu di tích và danh thắng Yên Tử gắn với dấu ấn văn hóa kiến trúc Phật giáo thời Trần, trong đó nổi bật như dự án Legacy Yên Tử.

Chùa Ngọa Vân.
Chùa Ngọa Vân được trùng tu khang trang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn.

Cũng theo TS. Mai Chi, cần phải nhận diện, kiểm đếm và đầu tư để bảo tồn, trong đó cố gắng phát hiện nét riêng, đặc sắc, nếu không các di sản không chỉ có nguy cơ bị mai một còn có thể bị biến mất mãi mãi. Vì vậy, tỉnh cần xây dựng và ban hành Đề án quy hoạch hệ thống di tích định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Mặt khác, quy hoạch các tuyến du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm văn hóa, lịch sử kết hợp du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp cao theo hướng tăng cường tính liên kết vùng, lồng ghép đưa vào quy hoạch phát triển, gắn với phát huy giá trị các di sản văn hóa trung đại theo trục Vân Đồn – Hạ Long – Quảng Yên – Uông Bí – Đông Triều. 

Nguồn: https://baoquangninh.vn/bao-ton-de-phat-trien-kinh-te-di-san-3338840.html

Cùng chủ đề

Hà Nội không nên xóa bỏ tất cả ngôi nhà lâu đời

Không ít hội thảo, tọa đàm được tổ chức để thảo luận về việc phát triển di sản văn hóa, đặc biệt là phát triển di sản văn hóa gắn với du lịch. Lấy chủ đề "Du lịch di sản vươn mình", các chuyên gia văn hóa, di sản, du lịch nhấn mạnh phải cân bằng được bảo tồn và phát triển di sản, đồng thời giữ đúng bản chất và giá trị của di sản. Du lịch di sản...

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam. Tại lễ công bố Quyết định công nhận cây Di sản Việt Nam diễn ra vào ngày 10/1, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Thuận...

Những dấu ấn miền di sản đất Cảng

  Màn pháo hoa mãn nhãn trong đêm hội Hoa Phượng đỏ 2024. (Ảnh: PV)   (PLVN) - Hải Phòng xưa nay được biết đến là thành phố công nghiệp. Thế nhưng, những năm gần đây, thành phố Cảng đã để lại những dấu ấn dẫn đầu cả nước về văn hóa, di sản. Đó là những sân khấu sáng đèn, những lễ hội lớn, những miền di sản được “đánh thức”… Thành phố vươn mình rực rỡ Bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc phát huy giá trị điểm đến du lịch VHL. - Ông cho biết VHL có vai trò như thế nào đối...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới và các vùng núi phía Bắc. Trong hướng đi chung đó, di sản văn hoá sẽ là nền tảng vững...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

“Di sản lễ hội tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn”

Quảng Ninh có 76 lễ hội dân gian truyền thống, tập trung chủ yếu vào mùa xuân, tạo thành sản phẩm du lịch lễ hội hấp dẫn du khách. Bên lề hội thảo “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản của thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” tổ chức ngày 26/12/2024, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Đỗ...

Bài đọc nhiều

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Trải nghiệm ngủ đêm, đón bình minh trên du thuyền ở vịnh Hạ Long

Trên du thuyền cao cấp khám phá vịnh Hạ Long đẹp kỳ vĩ với nhiều trải nghiệm thú vị chẳng kém ở nước ngoài, mỗi du khách chỉ tốn khoản chi phí từ 2,8 -3 triệu đồng cho hải trình 2 ngày 1 đêm. Từng đọc đánh giá trên trang du lịch trực tuyến về tour du thuyền tại vịnh Hạ Long (Việt Nam), chị Karen (đến từ Singapore) vẫn nhớ bình luận của một số du khách đã đến đây trải...

Sức hút của điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á – Phố cổ Hội An

Bước chân vào phố cổ Hội An, du khách có thể cảm nhận sâu sắc sự pha trộn đa dạng, đầy nghệ thuật bởi những công trình kiến trúc đặc trưng của các nền văn hóa Nhật Bản, Trung Hoa, Việt Nam và Pháp.Du khách bắt đầu chương trình tham quan phố cổ Hội An. (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN) Là một trong hai điểm đến được tỉnh Quảng Nam chọn thí điểm đón khách du lịch quốc tế, sau gần...

Quần thể danh thắng Tràng An xứng đáng là di sản thế giới

Nếu được UNESCO vinh danh, Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm khu du lịch sinh thái Tràng An, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và khu du lịch Tam Cốc-Bích Động của tỉnh Ninh Bình sẽ là di sản thứ 8... Hiện tại, Việt Nam đã có 7 di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, trong đó Vịnh Hạ...

Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng của lịch sử, văn hóa Thủ đô

Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế...

Cùng chuyên mục

Hà Nội không nên xóa bỏ tất cả ngôi nhà lâu đời

Không ít hội thảo, tọa đàm được tổ chức để thảo luận về việc phát triển di sản văn hóa, đặc biệt là phát triển di sản văn hóa gắn với du lịch. Lấy chủ đề "Du lịch di sản vươn mình", các chuyên gia văn hóa, di sản, du lịch nhấn mạnh phải cân bằng được bảo tồn và phát triển di sản, đồng thời giữ đúng bản chất và giá trị của di sản. Du lịch di sản...

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam. Tại lễ công bố Quyết định công nhận cây Di sản Việt Nam diễn ra vào ngày 10/1, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Thuận...

Những dấu ấn miền di sản đất Cảng

  Màn pháo hoa mãn nhãn trong đêm hội Hoa Phượng đỏ 2024. (Ảnh: PV)   (PLVN) - Hải Phòng xưa nay được biết đến là thành phố công nghiệp. Thế nhưng, những năm gần đây, thành phố Cảng đã để lại những dấu ấn dẫn đầu cả nước về văn hóa, di sản. Đó là những sân khấu sáng đèn, những lễ hội lớn, những miền di sản được “đánh thức”… Thành phố vươn mình rực rỡ Bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám...

Kỳ quan Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà: Ngọc trên biển

Sở hữu khu rừng trên biển lớn nhất, hệ động thực vật rừng - biển đa dạng nhất với 7 hệ sinh thái rừng - biển phong phú, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà không chỉ là nơi có vẻ đẹp, cảnh quan ngoạn mục kỳ thú, mà còn là kho báu thiên nhiên trên biển với những giá trị hết sức to lớn. Ngày 16/9 vừa qua, tại Kỳ họp lần thứ 45 tại Thủ đô Riyadh,...

Cổng Ngọ Môn Huế ‘khoác áo mới’ nhờ công nghệ Đức

Sáng 26/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (HMCC) và Công ty TNHH MTV Karcher Việt Nam (Karcher) thuộc Tập đoàn Karcher (Đức) đã tổ chức lễ bàn giao dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế. Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế sau khi được làm sạch - Ảnh: HMCC Theo HMCC, Di tích Ngọ Môn - Lầu Ngũ Phụng, cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, được xây dựng năm Minh Mạng 14...

Mới nhất

Điều chỉnh Đường tỉnh 582 B từ Cảng Mỹ Thủy đến Quốc lộ 1 thành Quốc lộ 15 D

Đường tỉnh 582B có điểm đầu (Km0+00) giao với QL.1 tại Km781+578, điểm cuối nối vào cảng biển Mỹ Thủy và Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị, tổng chiều dài 13,8 km. Điều chỉnh Đường tỉnh 582 B từ Cảng Mỹ Thủy đến Quốc lộ 1 thành Quốc lộ 15 DĐường tỉnh 582B có điểm đầu (Km0+00) giao...

Thêm động lực để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Theo Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, yếu tố then chốt để không ngừng phát triển và củng cố quan hệ Nga-Việt chính là đối thoại chính trị thường xuyên và có ý nghĩa ở cấp cao nhất. ...

Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Phụng Hiệp

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 168/QĐ-UBND ngày 10/1/2025 về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng, tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Phụng Hiệp. Theo đó, vị trí nghiên cứu quy hoạch thuộc địa giới hành chính các xã Tô Hiệu, Nghiêm Xuyên, Thắng Lợi, Dũng Tiến, huyện Thường...

Mới nhất

Sắc đỏ may mắn