Trang chủPolitical ActivitiesBao nhiêu công trình đã thành “ký ức đô thị”?

Bao nhiêu công trình đã thành “ký ức đô thị”?



Sau ngày đất nước thống nhất, TP.HCM có khoảng 70 rạp hát, trong đó có khoảng 30 rạp hát vừa phục vụ chiếu phim vừa biểu diễn nghệ thuật. Từ khi bước vào công cuộc đổi mới và “hiện đại hóa”, các rạp hát giảm dần, thậm chí “biến mất”. Những thiết chế văn hóa như rạp hát, rạp phim… đã trở thành “ký ức đô thị”.

Thiết chế văn hóa ở TP.HCM: Bao nhiêu công trình đã thành “ký ức đô thị”? - Ảnh 1.

Nhà hát Bến Thành.

TS Nguyễn Thị Hậu, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM đã tâm tư như trên khi nói về các thiết chế văn hóa, nghệ thuật tại TP.HCM hiện nay, nhất là khi địa phương này đang thực hiện xây dựng nền công nghiệp văn hóa, thành phố sáng tạo.

Sự “hiện diện” khiêm tốn

Theo nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, thực tế cho thấy, đến nay, số lượng rạp hát đúng nghĩa tại TP.HCM chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Từ hàng chục đoàn nghệ thuật biểu diễn với thế mạnh là sân khấu cải lương, kịch nói, hàng trăm phòng trà và tụ điểm ca nhạc… nay chỉ có khoảng 10 sân khấu kịch và 20 địa điểm có thể sử dụng biểu diễn nghệ thuật.

Trong số này có năm nhà hát đáp ứng đạt yêu cầu của hoạt động biểu diễn: Nhà hát Hòa Bình, nhà hát Bến Thành, nhà hát Thành phố, nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, nhà hát Quân đội. Còn lại, một số trụ sở nhà hát chỉ là nơi làm việc, không phù hợp để biểu diễn, không có lợi thế về vị trí của một thiết chế văn hóa, gây thu hút đối với khán giả. Ra đời từ thời Pháp thuộc và trải qua hơn một trăm năm tồn tại, những thiết chế đáp ứng nhu cầu của nhiều tầng lớp thị dân, trong đó đặc biệt rạp hát gắn liền với sự phát triển của một loại hình nghệ thuật đặc thù là cải lương. Thế nhưng, từ thập kỷ cuối của thế kỷ XX đến nay, những thiết chế văn hóa này đã bị cư dân đô thị “quên lãng”, mặc dù bảo tàng, thư viện đã có sự thay đổi nhất định nhưng vẫn chưa theo kịp sự phát triển các loại hình giải trí, truyền thông cũng như tri thức khoa học kỹ thuật. Còn mấy chục rạp hát và rạp phim đã lần lượt “biến mất”, nhường chỗ cho trung tâm thương mại, nhà hàng và tổ chức tiệc cưới…

“TP.HCM không còn rạp cải lương sáng đèn hằng đêm, đó là sự mất mát quá lớn đối với một di sản văn hóa tiêu biểu của Sài Gòn, của Nam Bộ”, TS Nguyễn Thị Hậu tâm tư. Nhà nghiên cứu này cũng cho rằng, văn hóa, nghệ thuật đang “hiện diện” khiêm tốn trong kinh tế du lịch, văn hóa nói riêng và đời sống của TP.HCM nói chung. Các sản phẩm nghệ thuật vẫn còn khá xa lạ và không được khách du lịch chú ý do thiếu tính độc đáo, thiếu chuyên nghiệp trong quảng bá; thiếu các chương trình biểu diễn có phiên dịch tiếng Anh. TP.HCM thiếu sản phẩm “bom tấn” về văn hóa địa phương như loại hình “sân khấu thực cảnh” hay các chương trình biểu diễn nghệ thuật tổng hợp trên những sân khấu hoành tráng hiện đại…

Đặc biệt tại thành phố chưa có những sự kiện văn hóa nghệ thuật định kỳ mang tầm quốc tế, khu vực như triển lãm mỹ thuật, liên hoan phim, hội chợ sách, hoặc lễ hội được nâng cấp trở thành lễ hội của khu vực… Mỗi đô thị có quá trình hình thành và phát triển theo quy luật chung nhưng cũng có những đặc thù riêng, về cộng đồng dân cư, về tích tụ văn hóa, về truyền thống lịch sử… tạo thành vị thế riêng của nó trong hệ thống đô thị một vùng miền hay của quốc gia. Do đó các đô thị có nhu cầu khác nhau và thiết chế văn hóa phải thể hiện nhu cầu đó. Nói cách khác, thiết chế văn hóa cũng là “của dân, do dân, vì dân” chứ không phải là sản phẩm mà chính quyền, nhà quản lý mang lại cho dân “hưởng thụ”. Vì vậy, nhu cầu và mức độ tham gia sinh hoạt các thiết chế văn hóa là sự phản ánh những nhu cầu tinh thần và trình độ văn hóa của một đô thị.

Chuyển biến nhưng còn lắm quy trình…

Thực hiện cơ chế đặc thù tại Nghị quyết 98/2023/QH15, TP.HCM đang triển khai thí điểm áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể thao và văn hóa (PPP). Thông tin về tiến độ thực hiện Nghị quyết 98, Sở VHTT TP.HCM cho biết, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, đơn vị đã phối hợp với các Sở, ngành, quận huyện đề xuất mức tối thiểu cho dự án, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Sau Nghị quyết 98 ra đời, ngày 19.9.2023, HĐND thành phố ban hành Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND về Quy định quy mô đầu tư tối thiểu của dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, thể thao và văn hóa. Trong đó có quy định, đối với các thiết chế văn hóa, thể thao do thành phố quản lý phải có quy mô từ 45 tỉ đồng trở lên; đối với thiết chế văn hóa, thể thao do quận, huyện và thành phố Thủ Đức quản lý phải có quy mô từ 10 tỉ đồng trở lên.

Ngày 8.12.2023, HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về danh mục dự án để kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP, ngành văn hóa và thể thao có 23 dự án để thực hiện kêu gọi đầu tư. Sở VHTT đã đăng tải thông tin danh mục 23 dự án dự kiến thực hiện lên trang thông tin điện tử của Sở. Đồng thời cung cấp danh mục dự án cho Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC) để giới thiệu, mời gọi dự án đầu tư. Ngày 31.5.2024, ITPC đã có văn bản gửi 24 Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước; các hội, hiệp hội ngành nghề thành phố; các Hội doanh nghiệp quận huyện; các doanh nghiệp trong và ngoài nước về thông tin các dự án mời gọi đầu tư năm 2024.

Ngày 25.6.2024, Sở VHTT phối hợp với Sở KH&ĐT và ITPC tiếp xúc, gặp gỡ các nhà đầu tư quan tâm để giới thiệu, cung cấp thông tin các dự án văn hóa và thể thao của ngành; qua đó lựa chọn và đề xuất các nhà đầu tư tiềm năng để triển khai các bước quy trình thực hiện dự án theo quy định và làm cơ sở để chuẩn bị cho Hội nghị Xúc tiến đầu tư. Ngày 9.7.2024, UBND thành phố ban hành Kế hoạch về tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các dự án thuộc ngành văn hóa thể thao thành phố năm 2024. Theo đánh giá, các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa và thể thao nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; việc tổ chức hội nghị không chỉ để xúc tiến đầu tư các dự án của ngành văn hóa và thể thao mà còn là dịp để tuyên truyền, quảng bá cho Đề án Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa TP.HCM đến năm 2030.

“Các dự án trong danh mục do Sở VHTT đề xuất đều là các dự án quan trọng, có tầm chiến lược cho ngành văn hóa, thể thao thành phố, không những phục vụ các lễ hội, các chương trình nghệ thuật, các giải đấu cấp thành phố, quốc gia; nhu cầu vui chơi, giải trí, học tập. Hơn thế nữa, đây là những dự án tiêu biểu có kiến trúc hiện đại của thành phố, tạo sự đột phá và có tác động lan tỏa trong khu vực và quốc tế”, Sở VHTT TP.HCM khẳng định, đồng thời cho biết việc thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư mất nhiều thời gian, quy trình, thủ tục, cần có sự phối hợp của các Sở, ngành liên quan, nhất là trong việc thực hiện các bước quy trình, thủ tục đầu tư dự án theo đúng quy định.

Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở TP.HCM

UBND TP.HCM vừa có báo cáo kết quả triển khai thực hiện 6 tháng đầu năm 2024 và phương hướng thực hiện 6 tháng cuối năm 2024 về “Đề án Chiến lược phát triển ngành văn hóa TP.HCM giai đoạn 2020-2035”. Theo đó, về phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, UBND TP giao Sở VHTT phối hợp Sở KH&CN hoàn thiện hồ sơ “Đề án Phát triển tổng thể hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn TP đến năm 2035”; triển khai khảo sát, thống kê, đánh giá thực trạng, nhận định phương hướng, đề xuất cho hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở theo đề cương Đề án đã được phê duyệt.

Trong đó nổi bật có các thiết chế: Dự án Rạp xiếc và Biểu diễn đa năng Phú Thọ đã khởi công, đang thực hiện đúng tiến độ; dự án xây dựng Cung Thiếu nhi thành phố đã được HĐND TP thông qua; dự án xây dựng mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã hoàn thành công tác thi công hạ tầng, nội thất, đang lựa chọn nhà thầu về thiết bị trưng bày; dự án Bảo tàng TP.HCM và dự án Cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh TP.HCM đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư; dự án Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM đã được HĐND TP thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư, hiện đang xem xét phương án kiến trúc…

Riêng hai dự án xây dựng mới Trung tâm Nghệ thuật Truyền thống và Trung tâm Văn hóa Thành phố, đã được Sở VHTT đề xuất trong danh mục các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công – tư trong lĩnh vực văn hóa và thể thao, hiện đang chờ Sở KH&ĐT thẩm định theo quy định.



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/thiet-che-van-hoa-o-tphcm-bao-nhieu-cong-trinh-da-thanh-ky-uc-do-thi-20240814142344639.htm

Cùng chủ đề

Mưa kéo dài, nhiều dự án phải lùi thời gian thông xe

TPO - Do mưa kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ thi công nên dự án cầu Nam Lý (TP Thủ Đức) và hầm chui HC2 - thuộc dự án hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) phải lùi thời gian thông xe đến cuối tháng 9. Ngày 10/9, đại diện Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (Ban Giao thông, chủ...

Nghị quyết 136 rộng mở cánh cửa đầu tư cho Đà Nẵng

Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội mở “đường băng” cho Đà Nẵng “cất cánh” trên hành trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong thu hút đầu tư, nhờ được áp dụng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Việc triển khai hiệu quả Nghị quyết số 136/2024/QH15 là cơ...

Aqua City được Ngân hàng MB rót 1.100 tỷ đồng để thi công hoàn thiện

Aqua City được Ngân hàng MB "rót" 1.100 tỷ đồng để thi công hoàn thiệnNgân hàng MB cam kết giải ngân gói tài chính lên đến 1.100 tỷ đồng cho Công ty TNHH Thành phố Aqua và các nhà thầu trực tiếp thi công, đảm bảo triển khai đồng bộ dự án. Ngày 10/9/2024, Novaland cùng Ngân hàng Quân Đội (MB) và các đối tác nhà thầu...

KCN Hàm Kiệm 1 đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trên lĩnh vực chế biến thủy hải sản

KCN Hàm Kiệm 1 đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trên lĩnh vực chế biến thủy hải sảnKhu Công Nghiệp (KCN) Hàm Kiệm 1 đang đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, tận dụng tiềm năng lớn của ngành tại tỉnh Bình Thuận. KCN Hàm Kiệm 1 đặc biệt hỗ trợ nhà đầu tư bằng các chính sách...

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài làm việc tại NSMO, kiểm tra công tác ứng phó bão Yagi

Báo cáo tại cuộc họp, ông Vũ Xuân Khu - Trưởng ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của NSMO cho biết, bão số 3 Yagi sẽ đổ bộ vào nước ta được nhận định là cơn bão rất mạnh, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống điện.Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, NSMO đã xây dựng các phương án cụ thể, có tính toán đến những nguy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ứng dụng công nghệ số cho ngành Du lịch

Cuối tuần qua, tại TP Nha Trang, Hiệp hội Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa phối hợp cùng công ty EduX Global Institute và Tập đoàn công nghệ TMA tổ chức Hội thảo “AI và các giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho ngành Du lịch Khánh Hòa”. ...

Để du lịch cộng đồng phát triển xứng tầm

Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, tuy nhiên đa phần các mô hình du lịch cộng đồng xây dựng gần đây chưa mang lại hiệu quả, các tiềm năng chưa được khai thác và phát huy xứng tầm. ...

Công nghệ làm “sống lại” giá trị văn hóa, lịch sử

Nhằm số hóa các hiện vật, Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi đang nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động trưng bày, giới thiệu hiện vật, di tích để đa dạng hình thức phục vụ công chúng. Với việc áp dụng các nền tảng công nghệ trong trưng bày đã đem đến nhiều trải nghiệm mới mẻ, ấn tượng,...

Trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Hải Phòng gửi tới trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Hải Phòng do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 499/BDN ngày 14/6/2024, nội dung kiến nghị như sau: ...

Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình về xây dựng mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 499/BDN ngày 14/6/2024, nội dung kiến nghị như sau: ...

Bài đọc nhiều

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng

(MPI) - Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 07/9/2024, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 8 và 8 tháng năm 2024; tình hình phân bổ giải ngân vốn đầu tư công; tình hình thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG); tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2024,...

Khẩn trương khôi phục hệ thống điện bị sự cố, bảo đảm đủ xăng dầu và hàng hoá …

Đảm bảo an toàn trong bão, giảm thiểu thiệt hại và khắc phục hậu quảBáo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất đúng, trúng, kịp thời, quyết liệt; cùng với sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo tổ chức phòng chống tốt cơn...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc chủ trì Họp báo công bố 5 năm thành lập NIC và Ngày hội Đổi mới sáng tạo...

(MPI) - Ngày 09/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đã chủ trì Họp báo công bố 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 nhằm công bố và chia sẻ những nội dung liên quan đến sự kiện mang tầm quốc gia, đánh dấu bước tiến rất lớn của Việt Nam trong quyết tâm và...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đi kiểm tra, xem xét, lắng nghe những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp Việt Nam tại...

(MPI) - Trong hai ngày 07 - 08/9/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào, đã dẫn đầu đoàn công tác tới thăm, động viên, lắng nghe những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào. Chuyến đi nhằm tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ truyền thống đoàn kết, gắn bó, thủy chung Việt Nam - Lào,...

Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh tại Ninh Bình

Toàn cảnh Lễ khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh tai Ninh Bình Trang trại chăn nuôi thông minh thuộc dự án "Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình, Việt Nam" do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại với mức kinh phí hơn 3 triệu USD. Dự án được triển khai trong thời gian từ 2022 - 2025 do Trung tâm Chuyển đổi số và...

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài làm việc tại NSMO, kiểm tra công tác ứng phó bão Yagi

Báo cáo tại cuộc họp, ông Vũ Xuân Khu - Trưởng ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của NSMO cho biết, bão số 3 Yagi sẽ đổ bộ vào nước ta được nhận định là cơn bão rất mạnh, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống điện.Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, NSMO đã xây dựng các phương án cụ thể, có tính toán đến những nguy...

Ứng dụng công nghệ số cho ngành Du lịch

Cuối tuần qua, tại TP Nha Trang, Hiệp hội Du lịch Nha Trang – Khánh Hòa phối hợp cùng công ty EduX Global Institute và Tập đoàn công nghệ TMA tổ chức Hội thảo “AI và các giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho ngành Du lịch Khánh Hòa”. ...

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tiếp Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 9/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik. Quang cảnh buổi tiếp.Tại buổi tiếp, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến khẳng định, Bộ Quốc phòng và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ....

Bộ Tổng Tham mưu tổng kết năm học 2023

(Bqp.vn) - Sáng 9/9, tại Hà Nội, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2024 - 2025. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị.Cùng dự có...

Hàng hoá chuẩn bị chống bão số 3 đảm bảo đáp ứng nhu cầu, người dân không cần tích trữ quá nhiều!

Chiều 6/9, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trước khi siêu bão số 3 đổ bộ.Tham gia đoàn công tác có ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương; bà Nguyễn Kiều Oanh - Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội. Đoàn công...

Mới nhất

Du lịch Móng Cái “trỗi dậy” với sự trở lại của dòng khách khổng lồ

Du lịch Móng Cái “trỗi dậy” với sự trở lại của dòng khách khổng lồNhờ vị trí đắc địa giáp biên giới Việt - Trung, hạ tầng giao thông hiện đại và loạt chính sách kích cầu của Quảng Ninh, TP. Móng Cái đang “trỗi dậy” trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất khu vực...

Số lượng doanh nghiệp gia tăng, nhưng khó khăn vẫn còn

Số doanh nghiệp gia nhập thị trường trong 8 tháng đầu năm nay nhiều hơn số rút lui, nhưng từ đầu năm đến nay có tới 135.300 doanh nghiệp “dừng cuộc chơi”. “Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều...

Cảnh báo cú pháp giả mạo khôi phục mạng khi mất wifi

Thông tin lan truyền: Hiện nay trên mạng đang lan truyền thông tin “Bà con mất điện không có wifi có thể nhập tất cả các cú pháp sau để có mạng nhé: 3ST4G gửi 191, 4G gửi 191, ZP gửi 191, 5GKM gửi 191, ST15_4G gửi 191, ST15N_4G gửi 191. Tất cả đều free của Viettel...

Nhìn gần nước lũ sông Hồng lên tới mố cầu Long Biên, Chương Dương

TPO - Từ 8h30 sáng nay(10/9), Hà Nội cấm thêm nhiều loại phương tiện qua cầu Chương Dương. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cũng đã thông báo không chạy tàu qua cầu Long Biên. Theo đó, các đoàn tàu khách tuyến Hà Nội-Hải Phòng sẽ thay đổi...

Nữ sinh người Thái đỗ Đại học Y Hà Nội được hỗ trợ chi phí ăn học

TPO - Sau khi hoàn cảnh nữ sinh Vi Thị Thảo được đăng tải trên báo Tiền Phong, những ngày qua nhiều tấm lòng đã đến để chia sẻ, hỗ trợ tiền để nữ sinh này có kinh phí lên đường nhập học. Ngày 9/9, ông Lữ Văn Cương - Chủ tịch UBND xã Tri Lễ, huyện Quế...

Mới nhất