Trang chủNewsThời sựBạo lực với phụ nữ và trẻ em gái nhức nhối đại dịch...

Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái nhức nhối đại dịch trong bóng tối

(NB&CL) “Đại dịch trong bóng tối” là cách mà Liên Hợp Quốc gọi tên vấn nạn bạo lực bùng lên khủng khiếp đối với phụ nữ hồi tháng 11/2021 bởi sự giãn cách và cách ly xã hội trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang hồi ác liệt. Nhưng đến nay, sau 3 năm, trong khi đại dịch Covid-19 đã hạ nhiệt thì vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không những không thuyên giảm mà có phần còn diễn tiến ngày càng đáng quan ngại, nhức nhối.

8 phụ nữ sẽ có 1 người, từng bị cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục trước tuổi 18….

Con số thống kê kinh hoàng ấy vừa được báo Anh Guardian dẫn báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố hôm 10/10/2024 vừa qua. Theo đó, UNICEF từ các cuộc khảo sát được tiến hành suốt từ năm 2010-2022 tại 120 quốc gia và khu vực, thống kê cho thấy hơn 370 triệu phụ nữ và trẻ em gái trên toàn cầu, tức là cứ trong tám người sẽ có một người, từng bị cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục trước tuổi 18.

Thậm chí, theo UNICEF, nếu tính cả những hành vi bạo lực tình dục “gián tiếp”, như những bình luận hoặc trò đùa tình dục không mong muốn, bị ép tiếp xúc với ấn phẩm khiêu dâm, con số nạn nhân sẽ lên tới 650 triệu phụ nữ và trẻ em, tức cứ trong năm người sẽ có một người từng là nạn nhân. Điều đáng nói, vấn nạn này không chỉ tập trung riêng ở một khu vực nào mà xảy ra ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tỉ lệ nạn nhân cao nhất được ghi nhận ở Châu Đại Dương, nơi 34% phụ nữ, tương đương 6 triệu người, từng bị xâm hại hoặc cưỡng hiếp. Hơn 79 triệu trẻ em gái và phụ nữ ở khu vực phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi cũng đã bị cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục trước khi bước sang tuổi 18.

Ngày 25 tháng 11 hàng năm được Liên hợp quốc lấy là “Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”. Đây được coi là ngày lễ kỷ niệm mang tính quốc tế; là dịp để các các nhân, tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ tại khắp năm châu, không phân biệt ngôn ngữ, màu da, dân tộc phát động những chiến dịch thắp sáng ngọn lửa đấu tranh xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.

Thực trạng và những con số đau lòng này lại được tái khẳng định tại một sự kiện khác vừa diễn ra: Hội nghị Bộ trưởng toàn cầu đầu tiên về chấm dứt bạo lực đối với trẻ em được tổ chức tại Bogota, Colombia với sự tham gia của 130 quốc gia, hơn 80 Bộ trưởng cùng với các nhà lãnh đạo trẻ, các trẻ em, thanh thiếu niên – nạn nhân của tình trạng bạo lực. Theo số liệu của WHO được đưa ra tại Hội nghị, hơn một nửa số trẻ em trên toàn cầu, tức khoảng 1 tỷ em đang phải chịu nhiều hình thức bạo lực khác nhau (bạo lực học đường, bạo lực tình dục, bạo lực trên mạng…) dẫn đến những rủi ro đáng kể về sức khỏe và vi phạm quyền con người, trong đó đến 40.000 trẻ em bị giết hại mỗi năm.

Một thống kê đau lòng khác được đưa ra bởi người đứng đầu Liên hợp quốc, Tổng thư ký Antonio Guterres trong thông điệp được đưa ra nhân Ngày thế giới phòng chống mua, bán người năm nay (30/7/2024), rằng có tới… 1/3 số nạn nhân của nạn mua bán người trên thế giới là trẻ em.

bao luc voiphu nu va tre em gai nhuc nhoi dai dich trong bong toi hinh 1

Biểu tình phản đối bạo lực giới ở Manchester, Anh, ngày 29/11/2023. Ảnh: Reuters

Ngày 22/7, truyền thông nước ngoài dẫn số liệu thống kê từ người đứng đầu Liên hợp quốc cho thấy, trẻ em chiếm 1/3 số nạn nhân của nạn mua bán người, bao gồm phải đối mặt với tình trạng lạm dụng kinh hoàng, ép buộc lao động, bị bán làm cô dâu, phải đi lính hay buộc phải tham gia các hoạt động phạm pháp.

Điều đáng quan ngại hơn nữa là vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em không chỉ xảy đến tại các nước nghèo, kém phát triển mà còn xảy đến ngay tại những quốc gia phát triển, những nơi có nền văn hoá văn minh lâu đời. Nước Anh là ví dụ. Báo cáo của lực lượng hành pháp Anh công bố ngày 23/7/2024 cho thấy tình trạng bạo lực phụ nữ và trẻ em gái tại nước này đang ở mức báo động quốc gia với gần 3.000 ca mỗi ngày.

Cụ thể, cứ 12 phụ nữ ở Anh lại có một người là nạn nhân của bạo lực và con số chính xác có thể cao hơn nhiều. Con số này được cho là còn thấp hơn con số trên thực tế bởi nhiều vụ không được trình báo. So với thời kỳ 2018 – 2019, nạn bạo lực với phụ nữ và bé gái đã tăng tới 37%. Tội phạm lạm dụng tình dục và bóc lột trẻ em cũng tăng 435% từ năm 2013 tới 2022, từ hơn 20.000 ca lên gần 107.000 ca. Trong năm 2022 – 2023, cảnh sát Anh ghi nhận 3.000 vụ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái mỗi ngày – chiếm 20% tổng số các vụ vi phạm pháp luật được báo cáo. Nhưng con số thực tế có thể gấp đôi vì nhiều phụ nữ không trình báo với cảnh sát.

Tình trạng xung đột, chiến tranh các khiến vấn nạn bạo lực với phụ nữ và trẻ em diễn ra tồi tệ hơn nữa trên phạm vi toàn cầu. Những con số được Liên hợp quốc đưa ra trong bản cáo báo cuối tháng 10 vừa qua minh chứng rõ cho điều đó. Cụ thể, hiện có khoảng 612 triệu phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, tăng 50% so với thập kỷ trước đó. Tỷ lệ phụ nữ thiệt mạng trong các cuộc xung đột vũ trang đã tăng gấp đôi vào năm 2023 so với một năm trước đó. Trong số đó, đau lòng nhất là những phụ nữ đang mang thai.

Theo ước tính mới đây của tổ chức quốc tế CARE, 40% trường hợp mang thai tại Gaza phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao bởi bệnh tật lây lan, nạn đói rình rập, mức độ thiếu máu cao đến mức nguy cơ băng huyết sau sinh, dịch vụ chăm sóc trước khi sinh gần như không tồn tại, ngày càng có nhiều phụ nữ sinh con bên ngoài các cơ sở y tế – trong các trại tị nạn, thậm chí trên đường phố – hơn là trong các bệnh viện.

Các trường hợp bạo lực tình dục liên quan đến xung đột cao hơn 50% và số trẻ em gái bị ảnh hưởng bởi các vi phạm nghiêm trọng trong các cuộc xung đột đã tăng 35%; cứ hai phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh xung đột thì có một người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực từ trung bình đến nghiêm trọng, 61% tổng số ca tử vong ở bà mẹ tập trung tại 35 quốc gia bị xung đột.

Còn theo UN Women, mỗi ngày có 500 phụ nữ và trẻ em gái ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột đã tử vong do các biến chứng liên quan đến thai kỳ và sinh nở. Tại Sudan, hầu hết các nạn nhân của bạo lực tình dục đều không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế trong 72 giờ đầu tiên sau khi bị cưỡng hiếp, bao gồm cả biện pháp tránh thai khẩn cấp.

Cần thêm nhiều nỗ lực để gột rửa những vết nhơ

“Bạo lực tình dục đối với trẻ em là một vết nhơ trong lương tâm đạo đức của chúng ta… Hành vi này gây ra chấn thương sâu sắc và lâu dài, thường là bởi người mà đứa trẻ quen biết và tin tưởng, ở những nơi mà chúng đáng lẽ phải cảm thấy an toàn” – Tổng Giám đốc UNICEF Catherine Russell nhấn mạnh trước thực trạng báo động tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em gái và phụ nữ.

Trước tệ nạn mua bán người, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cũng nhấn mạnh: “Chúng ta phải tăng cường các phản ứng bảo vệ – bao gồm các cơ chế tư pháp với trẻ em, nâng cao nhận thức, hỗ trợ trẻ em không có người đi cùng khi thực hiện các hoạt động di chuyển, chăm sóc cho những nạn nhân sống sót và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của việc bóc lột bằng cách hỗ trợ những gia đình dễ bị tổn thương”. “Chúng ta hãy đổi mới cam kết của mình vì một tương lai mọi trẻ em đều được an toàn và tự do” – ông Guterres nhấn mạnh.

bao luc voiphu nu va tre em gai nhuc nhoi dai dich trong bong toi hinh 2

Những phụ nữ có con nhỏ chờ để được chăm sóc y tế bên ngoài Bệnh viện Nhi khoa Ý ở Port Sudan vào ngày 8/10/2024. Ảnh: AFP

Tổng thư ký Liên hợp quốc cũng từng tuyên bố: “Mỗi mất mát càng cho thấy sự cần thiết phải ngăn chặn bạo lực, bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và nỗ lực hết mình chấm dứt các cuộc xung đột”. Phát biểu tại phiên khai mạc Khóa họp lần thứ 68 Ủy ban Địa vị phụ nữ (CSW68) – diễn đàn quan trọng nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới hồi tháng 3, người đứng đầu Liên hợp quốc nhấn mạnh tác động không cân xứng của chiến tranh đối với phụ nữ và theo đánh giá của người đứng đầu Liên hợp quốc, tại các khu vực xung đột trên toàn cầu, phụ nữ và trẻ em gái đang phải chịu đựng nhiều nhất do các cuộc chiến tranh do nam giới gây ra.

Còn bà Sima Bahous, Giám đốc điều hành UN Women, trước thực trạng nhức nhối và quá đau lòng của phụ nữ, trẻ em trong các cuộc xung đột, chiến tranh hiện nay đã cảnh báo: “Nếu chúng ta không đứng lên và đòi hỏi thay đổi, hậu quả sẽ còn kéo dài”.

Nhưng từ lời nói đến hành động luôn là hành trình không hề ngắn. Đơn cử như lời kêu gọi của ông Guterres về ngừng bắn ngay lập tức và viện trợ nhân đạo cho người dân tại các khu vực xung đột. Thế cuộc tại các khu vực đang xung đột cho thấy lời kêu gọi này ngày càng trở nên bất khả thi. Và một khi tiếng súng còn nổ ra, những nỗi sợ hãi của hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái ở Afghanistan bị tước đoạt quyền được giáo dục và tương lai; nỗi khổ sở của những người phụ nữ ở Gaza; thảm kịch nạn nhân bạo lực tình dục của những phụ nữ ở Sudan và những nơi khác… sẽ còn tiếp tục không được được lắng nghe, quan tâm, cảm thấu.

Hà Anh



Nguồn: https://www.congluan.vn/bao-luc-voiphu-nu-va-tre-em-gai-nhuc-nhoi-dai-dich-trong-bong-toi-post321266.html

Cùng chủ đề

“Địa chỉ tin cậy cộng đồng” – Điểm tựa của phụ nữ và trẻ em vùng biên giới Đức Cơ

Mô hình “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã kịp thời giúp đỡ chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng biên giới; hòa giải các mâu thuẫn trong hôn nhân, tuyên truyền pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.Theo...

Chính quyền lâm thời Syria thông báo mở lại các lớp học

(CLO) Chính quyền lâm thời Syria thông báo rằng tất cả cơ sở giáo dục công và tư sẽ mở cửa trở lại vào ngày 15/12, sau một thời gian gián đoạn do các biến động chính trị gần đây trong nước. ...

Bi kịch những đứa trẻ sắp sinh con nhưng cha mẹ không biết

(Dân trí) - Nhiều vụ việc bé gái bị người thân quen xâm hại nhiều lần đến mang thai, sắp sinh con nhưng cha mẹ vẫn không hay biết. Cô bé lớp 6 mang thai mà không ai biếtNhận thông tin nạn nhân mới được Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em TPHCM tiếp nhận hỗ trợ, bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới Sở Lao...

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì ở tỉnh Điện Biên

Người Hà Nhì tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/net-dep-van-hoa-trong-trang-phuc-cua-phu-nu-ha-nhi-o-tinh-dien-bien-post999929.vnp

Phụ kiện ‘bảo bối’ của quý cô hiện đại gọi tên giày cao gót

Giày cao gót không chỉ giúp tôn dáng mà còn mang lại sự quyến rũ và thanh lịch....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vĩnh Phúc trao giải cuộc thi viết về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

(CLO) Chiều 18/12/2024, Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức trao giải Cuộc thi báo chí với chủ đề “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” tỉnh Vĩnh Phúc. ...

Ra mắt sản phẩm dịch vụ văn hoá Đế đô khảo cổ ký

(CLO) “Đế Đô khảo cổ ký” là dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản, mở ra một mô hình khai thác bản quyền di sản để phát triển công nghiệp văn hóa. ...

Di tích quốc gia giữa lòng Hà Nội

(CLO) Tọa lạc tại số 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Hội quán Quảng Đông, hay còn gọi là Việt Đông hội quán, không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa. ...

Đài Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên “Khúc quân hành vang mãi non sông”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân, Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên “Khúc quân hành vang mãi non sông”...

Giai đoạn mới đáng sợ trong xung đột Ukraine?

(CLO) Theo đánh giá của các chuyên gia, sự việc Trung tướng Igor Kirillov của Nga bị sát hại trong vụ đánh bom ngay trên vỉa hè phủ đầy tuyết của một con phố dân cư tĩnh lặng ở Moscow có thể châm ngòi cho giai đoạn mới đầy nguy hiểm...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Bài học từ “cuộc cách mạng” sắp xếp bộ máy chưa từng có tiền lệ

(Dân trí) - Dù không phải lần đầu tiên sắp xếp bộ máy, song với quy mô và quyết tâm "cách mạng" lần này, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị tin vào sự đồng thuận và hiệu quả của chủ trương tinh gọn. Cùng với việc chỉ ra những bất cập trong bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu yêu cầu hoàn thành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy...

HLV Kim Sang Sik: Tuyển Việt Nam hòa Philippines phút cuối là kỳ tích

Hòa 1-1 trước Philippines, HLV Kim Sang Sik khẳng định tuyển Việt Nam có cơ hội cực lớn vào bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup). Thay 9 vị trí trong đội hình so với trận thắng Indonesia, tuyển Việt Nam gặp nhiều khó khăn trước Philippines, lượt trận thứ 3 bảng B, ASEAN Cup. Không chỉ chơi bế tắc, đoàn quân của HLV Kim Sang Sik còn bị thủng lưới trước. Rất may ở những phút cuối trận, Doãn Ngọc...

Thúc đẩy hợp tác về hàng không, công nghệ cao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

NDO - Chiều tối 18/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh nghiệp ngành hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC), do ông Brian McFeeters, Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Giám đốc Điều hành khu vực của USABC và bà Imelda Martin-Hum, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn I.M. Systems dẫn đầu, sang thăm và làm việc tại Việt Nam...

Ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. ...

Để Việt Nam là mắt xích của chuỗi LNG toàn cầu

Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để khai thác lợi thế trong chuỗi cung ứng khí tự nhiên hóa lỏng toàn cầu ...

Mới nhất

Dàn khí tài hiện đại của Mỹ, Nga và các nước mang đến Triển lãm Quốc phòng

(Dân trí) - Đến với Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ 2 tổ chức tại Việt Nam năm nay, nhiều nước như Nga, Mỹ... đã đem nhiều khí tài hiện đại tới giới thiệu và trưng bày. Quân đội Mỹ đem tới Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 một số khí tài quân sự hiện...

Tin tức sáng 19-12: Việt Nam đối mặt nắng nóng khốc liệt; Ái nữ bầu Đức mua 1 triệu cổ phiếu HAGL

Một số tin tức đáng chú ý: Việt Nam có thể đối mặt nắng nóng khốc liệt trong năm 2025; Ái nữ bầu Đức đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HAGL; Dừng hoạt động 2 tuyến buýt nối TP.HCM và Đồng Nai... ...

Sáng nay, 19/12, diễn ra tọa đàm trực tuyến: Xuất khẩu nông sản năm 2024

Sáng nay, 19/12, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: Xuất khẩu nông...

Ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. ...

Thu về 12.500 tỷ, ‘cá tỷ đô’ của Việt Nam có thêm đối thủ nặng ký ở Trung Quốc

Thu về 12.500 tỷ đồng chỉ trong 11 tháng, Trung Quốc tiếp tục là khách hàng lớn nhất của cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, con “cá tỷ đô” của nước ta có thêm đối thủ nặng ký trên bàn ăn ở quốc gia tỷ dân này. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất...

Mới nhất