Trang chủNewsNhân quyềnBạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng và quyền con người


Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Bạo lực mạng (cyberbullying – hay “bắt nạt mạng”, “bạo lực trực tuyến”, “bạo lực trên Internet”…) là những hành vi gây hại cho danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người được thực hiện trên không gian Internet. Đây là một hình thức bạo lực xã hội mới, nguy hiểm, khó ngăn chặn và xử lý hơn so với các hình thức bạo lực truyền thống.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và mạng Internent, bạo lực mạng có xu hướng ngày càng lan rộng, ở tất cả quốc gia, trong đó có Việt Nam, gây tổn hại nghiêm trọng các quyền con người cơ bản, đặc biệt là quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm và quyền về đời tư, đồng thời phá hoại các giá trị văn hoá tốt đẹp và tác động tiêu cực đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội.

Báo Thế giới & Việt Nam giới thiệu chùm 3 bài viết, với góc nhìn toàn cảnh về bạo lực mạng và quyền con người, đề xuất những giải pháp phòng, chống nạn bạo lực mạng, một vấn đề an ninh mới nổi hiện nay.

Ảnh minh họa. (Ngồn: shutterstock)
Ảnh minh họa. (Ngồn: shutterstock)

Bài 1: Một hình thức vi phạm quyền con người nghiêm trọng

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản, đặc biệt là quyền bất khả xâm phạm về đời tư, danh dự, nhân phẩm đã được pháp luật quốc tế, Hiến pháp và pháp luật của các quốc gia ghi nhận, bảo vệ.

Là một biểu hiện của bạo lực xã hội, song bạo lực mạng có những đặc thù riêng, khiến cho nó trở nên nguy hiểm hơn và khó ngăn ngừa, xử lý hơn rất nhiều so với các hình thức bạo lực xã hội thông thường.

Tác động tiêu cực của bạo lực mạng đến quyền con người

Trong trang Stopbullying của Chính phủ Hoa Kỳ[1], “bạo lực mạng” là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả các hành vi có hại cho danh dự, nhân phẩm của người khác, được thực hiện qua các nền tảng kỹ thuật số, sử dụng các thiết bị số như điện thoại di động, máy tính và máy tính bảng và thể hiện qua tin nhắn SMS, ứng dụng, mạng xã hội, diễn đàn và môi trường trò chơi trực tuyến[2]… Thông thường các hành vi bạo lực/bắt nạt mạng được cộng đồng mạng xem và chia sẻ nội dung, dẫn đến những tác động tiêu cực rất rộng lớn và nghiêm trọng cho nạn nhân.

Theo Baidu Baike, một trong những từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến hàng đầu của Trung Quốc, bạo lực mạng thực chất là sự mở rộng của bạo lực xã hội trên nền tảng trực tuyến, phá vỡ hoàn toàn các nguyên tắc đạo đức cơ bản trong xã hội, nên có khả năng gây hại rất khủng khiếp, gây ra những tổn thương tinh thần rất nghiêm trọng và lâu dài cho nạn nhân, mà trong một số trường hợp đã khiến nạn nhân tự sát.

Mặc dù là một sự mở rộng của bạo lực xã hội, các hình thức bạo lực mạng có những khía cạnh khác biệt so với bạo lực thông thường, trong đó đặc biệt là tính chất đa dạng, mức độ tác động nhanh chóng, rộng rãi của nó.

Về khía cạnh này, Điều 1 Đạo luật số 71 năm 2017 của Nghị viện Cộng hòa Italy định nghĩa, bạo lực mạng bao gồm “bất kỳ hình thức áp lực tâm lý, gây hấn, quấy rối, tống tiền, gây thương tích, xúc phạm, bôi nhọ, phỉ báng, đánh cắp danh tính, thay đổi, thu thập bất hợp pháp, thao túng, xử lý bất hợp pháp dữ liệu cá nhân hoặc phổ biến thông qua các phương tiện điện tử, bao gồm cả việc phân phối nội dung trực tuyến nhằm tấn công ác ý hoặc chế giễu có tổ chức và rộng rãi”[3].

Bạo lực mạng thường gây ra tác động tiêu cực nhanh chóng, rộng rãi hơn các hình thức bạo lực thông thường trong xã hội, bởi các chủ thể thực hiện bạo lực mạng thường giấu danh tính và đồng thời thực hiện hành vi qua nhiều phương tiện và nền tảng trực tuyến, từ đó làm tăng khả năng và tần suất của các hành vi bạo lực. Không chỉ vậy, các hành vi bạo lực mạng thường được cộng đồng mạng, vô ý hoặc cố ý, chia sẻ, phát tán, khiến cho tác động tiêu cực của nó lại càng thêm trầm trọng.

Như đã đề cập, bạo lực mạng trước hết là dạng vi phạm quyền con người. Các hành vi bạo lực mạng xâm phạm nhiều quyền con người cơ bản đã được bảo vệ bởi luật quốc tế và pháp luật quốc gia.

Thứ nhất, bạo lực mạng xâm phạm đến quyền riêng tư khi thông tin của một cá nhân được phát tán trên không gian mạng với mục đích xấu mà không có sự đồng ý của cá nhân đó. Những thông tin về đời tư, đặc biệt là những thông tin nhạy cảm, bị phát tán trên không gian mạng có thể khiến nạn nhân bị cộng đồng mạng đàm tiếu, bôi nhọ hay hạ nhục – điều mà thường để lại vết thương tinh thần khắc sâu và lâu dài với tất cả mọi người.

Thứ hai, bạo lực mạng xâm phạm đến quyền được bảo vệ danh dự, uy tín của con người, như những lời nói lăng mạ, hạ nhục, bôi nhọ, vu khống hay tung tin sai lệch về một người có thể khiến nạn nhân bị tổn hại rất nghiêm trọng về danh dự và uy tín, đặc biệt khi nạn nhân thường không hoặc có rất ít cách thức phản ứng lại. Trong hầu hết trường hợp, các nạn nhân không chỉ bị tổn thương danh tiếng mà còn có thể bị thiệt hại nặng nề và lâu dài về mặt xã hội và nghề nghiệp.

Thứ ba, bạo lực mạng thường liên quan đến việc truy cập trái phép vào thông tin cá nhân: hack vào email, điện thoại, và các tài khoản trực tuyến, cũng như việc sử dụng phần mềm gián điệp để theo dõi hoạt động trực tuyến của nạn nhân. Hành vi này trực tiếp xâm phạm quyền được bảo vệ thông tin cá nhân của mỗi người.

Ngoài ra, nhìn ở góc độ rộng hơn, bạo lực mạng còn xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người. Hành vi bạo lực mạng thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của nạn nhân, khiến nạn nhân rơi vào tình trạng khủng hoảng, lo âu, áp lực, thậm chí trầm cảm. Trong các trường hợp cực đoan, nó có thể dẫn đến việc nạn nhân thực hiện hành vi tự sát.

Thực trạng vi phạm quyền con người từ bạo lực mạng

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tình hình bạo lực mạng đang diễn ra rất phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Theo thống kê của trang web BroadbandSearch, có 36.5% người trên thế giới được khảo sát cho biết, họ nhận thấy bản thân đã từng bị bắt nạt trực tuyến trong đời, 60% trẻ vị thành niên từng trải qua việc bị bắt nạt trực tuyến và 87% người trẻ từng chứng kiến hành vi bắt nạt trực tuyến.

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. (Nguồn: unicef)
Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. (Nguồn: unicef)

Theo kết quả một cuộc khảo sát của UNICEF vào tháng 04/2019, 1/3 thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết họ đã từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng, 1/5 trong số đó cho biết đã từng bỏ học vì bị bắt nạt trên mạng.

Tại Hàn Quốc, theo thống kê của Cục Cảnh sát quốc gia, số lượng các vụ bạo lực mạng đã tăng 45% trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2020. Vào năm 2017, Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc và Cơ quan xã hội thông tin quốc gia (NIA) của nước này đã công bố kết quả Khảo sát Bạo lực điện tử với 4.500 học sinh, 380 giáo viên, 1.028 phụ huynh của học sinh và 1.500 nam nữ trưởng thành trong độ tuổi từ 20-50, qua đó cho thấy, tỷ lệ lạm dụng và thiệt hại của “bạo lực bằng lời nói trên mạng” đối với cả học sinh và người lớn là từ 14.6% đến 15.3%; tỷ lệ bị tấn công và thiệt hại vì những hành vi như phỉ báng trên mạng, phát tán thông tin cá nhân, theo dõi, bạo lực tình dục, bắt nạt trên mạng… dao động từ 7.3% đến 11.9%.

Tình hình bạo lực mạng ở Hàn Quốc diễn ra rất nghiêm trọng thể hiện qua việc nhiều vụ tự sát đã xảy ra với nguyên nhân là nạn nhân không chịu được áp lực từ các hành vi bắt nạt trực tuyến. Nạn nhân thường là những người nổi tiếng – đối tượng thường xuyên bị soi mói, quấy rối bởi cộng đồng mạng. Nổi tiếng nhất là vụ tự tử của các ngôi sao K-pop Sulli và Goo Hara vào năm 2019 có liên quan đến các bình luận ác ý và lời chế giễu trên mạng.

Tại Mỹ, theo một thống kê vào năm 2023, 64% thanh niên Mỹ tuổi từ 18-29 đã từng bị bắt nạt trên mạng, 41% người trưởng thành ở Mỹ từng trải qua một số hình thức quấy rối trực tuyến và số người Mỹ bị đe dọa thể chất và quấy rối tình dục trực tuyến, tăng gấp đôi kể từ năm 2014. Các nạn nhân bị bắt nạt trên mạng ở độ tuổi trung học có khả năng tự tử cao gần gấp đôi so với những người không phải là nạn nhân.

Tại Trung Quốc, một nghiên cứu vào năm 2022 cho biết, khoảng 40% người dùng mạng Trung Quốc từng là nạn nhân của bạo lực mạng[4]. Nhiều vụ tự tử do là nạn nhân của bạo lực mạng cũng đã xảy ra tại nước này, tiêu biểu như vào tháng 1/2023, một sinh viên tên là Zheng Linghua đã tự sát sau nhiều tháng bị bôi nhọ trên mạng xã hội.

Từ những thông tin ở trên, có thể thấy bạo lực mạng đang ngày càng gia tăng trên khắp thế giới và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, cũng như tính mạng, sức khỏe của nạn nhân – mà chính là những quyền con người cơ bản của họ.

Tại Việt Nam, cũng theo kết quả cuộc khảo sát của UNICEF vào tháng 04/2019, 21% thanh thiếu niên Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng và hầu hết (75%) đều không biết về đường dây nóng hoặc các dịch vụ có thể giúp họ nếu bị bắt nạt hoặc bị bạo lực trên mạng.

Một khảo sát khác của Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS) cho thấy, 78% người dùng mạng tại Việt Nam khẳng định từng là nạn nhân hoặc biết những trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội; 61,7% từng chứng kiến hoặc trở thành nạn nhân của trò nói xấu, phỉ báng, bôi nhọ danh dự và 46,6% từng bị vu khống, bịa đặt thông tin.

Cũng theo khảo sát này, nạn nhân gần như bất lực trong việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, vì cách duy nhất họ có thể làm là yêu cầu gỡ thông tin phỉ báng, bôi nhọ mình trên mạng xã hội, song điều đó thường khó khăn và cũng không ngăn được sự lan tràn của thông tin đó.

Hậu quả với các nạn nhân là rất nghiêm trọng, vào năm 2016, một nữ sinh trường THCS Phạm Ngũ Lão (Khánh Hòa) đã mang xăng đến đốt trường do bị đe dọa, thúc giục bằng các tin nhắn trên mang xã hội, hậu quả là em bị bỏng nặng và tổn thương nặng nề về tâm lý.

Năm 2021, NT.N, cô bé 13 tuổi đến từ Long An, chỉ vì áp lực học đường, bị bạn bè tẩy chay, cô lập trên mạng xã hội nên nghĩ quẩn mà uống thuốc trừ sâu tự tử… Đó chỉ là 2 trong số nhiều vụ việc bi thảm xảy ra với những nạn nhân của bạo lực mạng ở Việt Nam.

Những thông tin nêu trên cho thấy tình hình bạo lực mạng và hậu quả của nó với quyền con người ở Việt Nam là tương tự ở nhiều nước khác trên thế giới, kể cả xu hướng ngày càng gia tăng với hậu quả ngày càng nặng nề hơn.

Tại Việt Nam, theo pháp luật, hành vi bạo lực mạng xâm phạm đến quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm và tính mạng sức khỏe của con người mà đã được Hiến pháp 2013 và nhiều luật chuyên ngành bảo vệ.

Dù vậy, do tính chất mới mẻ và phức tạp của không gian mạng cũng giống như ở nhiều nước khác, hiện nước ta chưa có những biện pháp kịp thời và hiệu quả để ngăn chặn và buộc những kẻ bạo lực mạng phải chịu trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức vì những hành vi hèn hạ và phi pháp của chúng.

Bạo lực mạng đang có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, trở thành một vấn nạn chung của cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Những hành vi bạo lực mạng đã trở thành một mối đe doạ lớn các quyền con người của hàng tỷ người trên trái đất, và là một tác nhân huỷ hoại những giá trị văn hoá cơ bản của các xã hội. Thực trạng đó đòi hỏi các quốc gia phải chung tay nghiên cứu và phối hợp thực hiện các giải pháp để ngăn ngừa, xoá bỏ vấn nạn bạo lực mạng một cách kịp thời, hiệu quả và triệt để.

Bài 2. Phương hướng, giải pháp phòng, chống bạo lực mạng, bảo vệ quyền con người trên thế giới

Bài 3. Phương hướng, giải pháp phòng, chống bạo lực mạng, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam


[1] Theo What Is Cyberbullying, https://www.stopbullying.gov/cyberbullying/what-is-it#:~:text=Cyberbullying%20is%20bullying%20that%20takes,participate%20in%2C%20or%20share%20content

[2] Vì vậy, bạo lực mạng đôi khi còn được gọi là “bạo lực Internet” hay “bạo lực trực tuyến”.

[3] Theo https://www.coe.int/en/web/cyberviolence/italy

[4] Theo https://thechinaproject.com/2023/03/29/cyberbullying-in-china-finds-victims-in-all-corners/





Nguồn

Cùng chủ đề

Quyền con người trong kỷ nguyên mới

Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước.

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Với địa lý vị trí và khí hậu đặc thù, Việt Nam thường xuyên bị tác động, ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt, sạt lở… Do đó, công tác bảo đảm quyền của người dân khi những sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra luôn được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ tốt nhất tính mạng, tài sản của người dân, khắc phục tối đa hậu quả do thiên tai gây ra.

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Lao động trẻ em là một vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể, tuy nhiên vẫn là vấn đề tồn tại cần giải quyết.

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Hiện nay, một bộ phận nhỏ người dân Việt Nam, chủ yếu là ở vùng núi, dân tộc thiểu số chưa biết chữ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thụ hưởng quyền con người.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

NASA giải mã bí ẩn về vệ tinh Io của sao Mộc

Theo nghiên cứu mới, các nhà khoa học NASA đã phát hiện những núi lửa tại vệ tinh Io của sao Mộc là những núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời. Bề mặt vệ tinh Io của sao Mộc với rất nhiều núi lửa đang hoạt động. (Nguồn: NASA) Theo NASA, vệ tinh Io chỉ lớn hơn...

Đánh số trang trong Google Docs cực đơn giản không phải ai cũng biết

Đánh số trang trong Google Docs giúp tài liệu của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đánh số trang trong Google Docs siêu đơn giản, ai cũng có thể làm được. Đánh số trang trong Google Docs giúp người đọc tài liệu dễ dàng hình dung được số...

Bị Houthi tấn công tên lửa, Israel tuyên bố “hết kiên nhẫn”, Mỹ tiến hành không kích

Hôm 16/12, lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công vào khu vực Tel Aviv của Israel. Phiến quân Houthi tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Israel cũng như các tàu thương mại ở Biển Đỏ. (Nguồn: Reuters) Hãng thông tấn AFP dẫn tuyên bố của Houthi cho hay, "chiến dịch đã đạt được các mục...

Giá cà phê arabica bật tăng mạnh, thời tiết vẫn “khuấy đảo” thị trường, robusta của Việt Nam có thể bị thay thế?

Xu hướng cà phê tăng giá gần đây và những tin đồn liên tục về khả năng sản lượng giảm trong vụ thu hoạch tiếp theo đã tác động tới thị trường, còn ảnh hưởng đến người bán. Sự bi quan ngày càng tăng về quy mô vụ thu hoạch tiếp theo của Brazil là lý do chính để các nhà sản xuất tiếp tục thận trọng, theo nhà tư vấn Gil Barabach của Safras.

Cựu Tổng thống al-Assad lần đầu lên tiếng kể từ khi chính quyền sụp đổ, nỗ lực thanh minh; EU mở kênh ngoại giao...

Cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad bảo vệ thời gian nắm quyền của mình và phủ nhận đã lên kế hoạch bỏ chạy khi các tay súng đối lập tiến vào Damascus đầu tháng này.

Bài đọc nhiều

Tối nay, khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 tại Quảng Trị

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách. Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Quyền con người trong kỷ nguyên...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Hành trình yêu thương bên dòng Sê Pôn

“Khát vọng lớn nhất của con người là được sống. Tôi đem các con về nhà, muốn con được sống, được ăn cơm, có áo mặc, được học hành…”. Đó là chia sẻ của bà Kăn Ling ở bản Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị về hành trình gần 40 năm nhận nuôi những đứa trẻ không nơi nương tựa. Hành trình ấy của người mẹ Pa Kô bên dòng Sê Pôn, đầy ấm...

Cùng chuyên mục

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đăng ký và thống kê hộ tịch bảo đảm quyền công dân để không ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024.

Vinh danh 31 dự án, ý tưởng hành động vì cộng đồng

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề "Cộng đồng kiến tạo" đã tìm kiếm, vinh danh và kết nối những cá nhân, tổ chức đang dấn thân vì cộng đồng trên cả nước.

Mới nhất

Đô thị bị phủ kín bụi bặm, Chủ tịch TP Yên Bái lên tiếng

Trước tình trạng người dân TP Yên Bái phải sống chung với bụi bẩn do hoạt động san gạt, vận chuyển đất sạt lở sau bão số 3, Chủ tịch UBND TP đã thông tin về tiến độ làm sạch đô thị. Sáng 17/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Trúc, Chủ tịch UBND TP Yên Bái (tỉnh...

Chung cư sắp bàn giao thu hút khách hàng “xuống tiền”

Những dự án sắp bàn giao thu hút khách hàng nhờ tiến độ rõ ràng, tạo niềm tin cho người mua để ở cũng như hấp dẫn nhà đầu tư vì tiềm năng tăng giá ngay sau khi bàn giao. Những dự án sắp bàn giao thu hút khách hàng nhờ tiến độ rõ ràng, tạo niềm tin cho người...

Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy không giới hạn cho các kế hoạch đầu tư - kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh năm 2025: Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy...

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù...

Dương Trường Giang hát, đọc rap trong MV mới

Nhạc sÄ© DÆ°Æ¡ng Trường Giang gây bất ngờ khi ngồi đàn piano, hát "Chỉ là thời gian dành cho nhau đã hết" và đọc rap trong MV được quay ngay trước Nhà thờ Lớn Hà Nội. MV "Chỉ là thời gian dành cho nhau đã hết" của Dương Trường Giang.Nhạc sĩ Dương Trường Giang vừa ra mắt MV Chỉ là thời gian...

Mới nhất

Khó khăn thì thích nghi!