Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPBảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP

Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh nhiều hoạt động nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo hiệu ứng tích cực cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được bảo vệ, duy trì và phát triển, tiếp cận ngày càng gần hơn với người tiêu dùng.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP
Cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình tư vấn hướng dẫn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm Mật ong sú vẹt huyện Kim Sơn Ảnh TTXVN phát

Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tận dụng nhiều tiềm năng, lợi thế sản xuất giống hàu như điều kiện tự nhiên thuận lợi, các chỉ số môi trường rất phù hợp để phát triển giống hàu, từ khoảng năm 2016, nghề nuôi hàu giống bắt đầu xuất hiện ở huyện Kim Sơn. Mặc dù chỉ mới phát triển mạnh những năm gần đây, nhưng Kim Sơn lại là vùng nuôi hàu giống có tốc độ tăng trưởng đáng kể, mang lại nguồn thu ổn định cho nông dân, đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Từ hiệu quả bước đầu, nhiều người đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất và mở rộng trại nuôi. Hiện tại, toàn vùng có hơn 350 cơ sở, với diện tích hơn 354 ha, sản xuất ngao giống, hàu giống. Năm 2023, doanh thu từ nghề nuôi hàu giống trên địa bàn huyện đạt khoảng 240 tỷ đồng, có nhiều trang trại thu nhập 1,5 đến 2 tỷ đồng/ha/năm. Điều này cho thấy, nghề nuôi hàu giống ở huyện Kim Sơn đang phát triển rất tốt và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ.

Ông Vũ Văn Tấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn cho biết, hàu giống Kim Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu năm 2023. Từ đây, sản phẩm hàu giống Kim Sơn đã có thêm một công cụ quan trọng và hữu hiệu – công cụ sở hữu trí tuệ dưới hình thức bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận góp phần giữ gìn, phát huy danh tiếng, chất lượng sản phẩm, bảo vệ thương hiệu sản phẩm.

Cùng với đó, hệ thống các công cụ, phương tiện quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Hàu giống Kim Sơn” cũng đã được xây dựng và ban hành, làm cơ sở để UBND huyện Kim Sơn thực thi quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận như: Cấp quyền sử dụng cho các chủ thể đáp ứng điều kiện sử dụng theo quy định; kiểm soát việc sử dụng và có cơ sở xử lý, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận “Hàu giống Kim Sơn”.

Đối với nghề gốm Gia Thủy, tại huyện Nho Quan, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, những người thợ nơi đây đã liên tục cải tiến mẫu mã, kích thước, màu sắc, làm ra nhiều sản phẩm có tính thẩm mỹ cao như: Chậu cảnh, bình cắm hoa, ấm trà…

Hiện nay, sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu gốm Gia Thủy giúp nhận diện dễ dàng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, qua đó tăng thu nhập, ổn định sinh kế cho những người thợ nơi đây; đồng thời góp phần ngăn ngừa và kịp thời xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận, chống lại các hành vi gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh.

Ông Trịnh Văn Dũng, Giám đốc Hợp tác xã Gốm Gia Thủy, huyện Nho Quan nhấn mạnh, nhãn hiệu được bảo hộ là cơ sở, nền tảng để tổ chức, cá nhân tham gia vào các hệ thống chứng nhận như OCOP. Mặt khác, việc sản phẩm, dịch vụ được gắn tem chứng nhận OCOP sẽ tạo điều kiện để giá trị nhãn hiệu được nâng cao hơn, tạo niềm tin hơn cho người tiêu dùng. Sản phẩm gốm Gia Thủy mang nhãn hiệu chứng nhận đã góp phần giới thiệu, quảng bá sản phẩm của địa phương đến khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP
Sản phẩm Mật ong sú vẹt huyện Kim Sơn đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Ảnh TTXVN phát

Thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Ninh Bình là địa phương có khối lượng tài sản trí tuệ lớn và đa dạng, để khai thác và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 25/1/2022 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết 123/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh khóa XV về hỗ trợ đăng ký bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ, triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2025.

Sở tham mưu UBND tỉnh về mục tiêu xây dựng, bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu thông thường các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề mang địa danh. Sở cũng trình UBND phê duyệt đặt hàng danh mục dự án sở hữu trí tuệ và xây dựng thành công nhãn hiệu cho các sản phẩm: dê núi Ninh Bình, dứa Đồng Giao, cơm cháy Ninh Bình, cói mỹ nghệ Kim Sơn, mắm tép Gia Viễn, thêu ren Văn Lâm – Ninh Hải, nem chua Yên Mạc…; xây dựng các nhãn hiệu thông thường cho các chủ thể sản xuất như: gốm, rượu, bánh đa, lộc bình, các sản phẩm dược liệu, thực phẩm chế biến… Việc bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Ninh Bình đã góp phần nâng cao vị thế cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản và sản phẩm làng nghề trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế.

Song song với hoạt động xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP, hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp tổ chức kiểm tra về ghi nhãn hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm. Nhờ đó, các sản phẩm được gắn nhãn sẽ được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Ninh Bình hiện có 314 tổ chức, cá nhân được cấp bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình cho biết, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vừa mang lại cho chủ thể sản xuất cơ hội bán sản phẩm ở mức cao hơn so với sản phẩm cùng loại, vừa giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thông tin, tạo niềm tin với người tiêu dùng, góp phần nâng cao giá trị, thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP
Hiện Ninh Bình có 314 tổ chức cá nhân được cấp bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Ảnh TTXVN phát

Thời gian tới, Sở tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 123/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu logo, bản đồ vùng, quy chế quản lý và sử dụng, bộ tiêu chí sản phẩm cho những sản phẩm đủ tiêu chuẩn. Theo đó, tối thiểu 90% sản phẩm chủ lực của tỉnh sẽ được hỗ trợ đăng ký bảo bộ, 100% sản phẩm OCOP được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp…

Thùy Dung
nguồn: https://baotintuc.vn/dia-phuong/bao-ho-quyen-so-huu-tri-tue-cho-cac-san-pham-ocop-20241223165655550.htm

Cùng chủ đề

Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là một trong những lễ hội xuân đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ được ghi vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Nhằm phát huy và từng bước nâng tầm giá trị di sản văn hóa độc đáo này, những năm qua, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều...

Khó tìm nhà ở vừa túi tiền

Lần đầu tiên nhà ở cao cấp thống trị hoàn toàn thị trường, không còn nguồn cung mới từ nhà ở trung cấp hay bình dân ...

Ảnh hưởng từ bão số 10, thời tiết TP HCM và Nam Bộ những ngày cuối năm ra sao?

(NLĐO) - Bão số 10 xuất hiện cuối năm hợp với quy luật, hoạt động của hoàn lưu khí quyển, không có gì bất thường. ...

Ngũ trò của làng Viên Khê-một làng cổ ở Thanh Hóa là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất và được các thế hệ chắt chiu, chọn lọc và trao truyền cho đến ngày nay. Ngũ trò Viên Khê hay còn gọi là dân ca, dân...

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. Thách thức với sản phẩm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Ngày 23/12, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết, trưng bày, trình diễn mô hình kết nối di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk”. Mô hình được triển khai từ ngày 21/11 - 2/12 tại xã Ea Tu,...

TP Hồ Chí Minh: Mở rộng mô hình bán hàng lưu động bình ổn giá cho người dân

Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, chương trình “Bán hàng lưu động - Bình ổn thị trường" năm nay mang đến hàng chục ngàn sản phẩm ưu đãi có giá 5.000 đồng, gian hàng đồng giá 39.000 - 49.000 đồng, khuyến mại mua 1 tặng 1... cùng nhiều quà tặng hấp dẫn khác. Sáng 6/8, tại công viên Dương Đình Nghệ, Quận 11, TP Hồ Chí Minh, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh phối hợp với công ty MVCPRO, các...

Sắc màu đa dạng của Triển lãm ảnh ‘Việt Nam hạnh phúc’ tại Thái Lan

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, 180 bức ảnh khắc họa 180 câu chuyện thú vị và đầy cảm xúc về con người và đất nước Việt Nam hạnh phúc đã được giới thiệu tại Triển lãm “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”, khai mạc ngày 23/12 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Sự kiện do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tổ chức, mang đến cho người...

30 tỉnh, thành phố tham gia ‘Hội chợ hàng OCOP năm 2024’

Tối 20/12, tại Công viên Cầu Giấy, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội đã khai mạc “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” với quy mô 90 gian hàng, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP đến từ 30 tỉnh, thành phố trong cả nước. Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành...

Tinh gọn bộ máy: Cuộc cách mạng hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Với phương châm: Trung ương làm trước, địa phương làm sau, Trung ương không đợi tỉnh, tỉnh không đợi huyện, huyện không đợi xã, với sự lãnh đạo, chỉ đạo nhất quán, quyết liệt từ Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đã và đang tạo ra "sức nóng" mạnh mẽ, lan tỏa sâu rộng cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương và toàn xã hội.  Tinh gọn...

Bài đọc nhiều

Cao Bằng: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp đang là hướng đi được đánh giá góp phần nâng cao giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khẳng định thương hiệu bằng sản phẩm OCOP Các sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng gồm thuộc các nhóm sản phẩm chủ lực là thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm...

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP khoác áo Tết

NDO - Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của thành phố Đà Nẵng năm nay đã khoác thêm những màu áo mới, rực rỡ sắc xuân nhờ sự chủ động đổi mới trong mẫu mã của hợp tác xã, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường Tết. Những mẫu quà Tết của Đô 37 đã có đơn đặt hàng. Từ tháng 11, bao bì các sản phẩm bánh dừa nướng của của Công ty TNHH Mỹ Phương...

Hội An “tiếp sức” chủ thể sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP trên địa bàn TP.Hội An tiếp tục ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực trong năm 2024. Trong đó, nổi bật là chính quyền địa phương nỗ lực hỗ trợ các chủ thể đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Dấu ấn bản địa trong sản phẩm Năm 2024, trên địa bàn Hội An có 7 sản phẩm được công nhận đạt...

Phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội: Lợi thế từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao. Giá trị văn hóa trong từng sản phẩm Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa sen...

Chương Mỹ giải bài toán nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

Chương Mỹ là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Đây là tiềm năng rất lớn để huyện khai thác lợi thế phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Tuy nhiên, vấn đề nguyên liệu sản xuất của một số nhóm ngành như mây, tre đan vẫn còn những khó khăn. Vì thế, việc chủ động nguồn nguyên liệu cho phát triển sản phẩm là một trong những giải pháp trọng tâm đã và...

Cùng chuyên mục

Gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP

Tại Hội thảo khoa học Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP trong tỉnh do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường ĐH Phan Thiết tổ chức mới đây, cách thức gia tăng giá trị cảm xúc cho các sản phẩm OCOP tại Bình Thuận thông qua việc gắn kết sản phẩm với văn hóa bản địa được các chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm. Thách thức với sản phẩm...

Tạo đà phát triển cho doanh nghiệp nông sản qua lễ hội OCOP tại Tp.HCM

Chuỗi sự kiện kết nối sản phẩm OCOP thông qua lễ hội nông sản góp phần quảng bá sản phẩm 63 tỉnh thành Việt Nam góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, quảng bá địa phương. Ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại Tp.HCM” với chủ đề “Lễ hội nông sản”. Đại diện lãnh...

Cao Bằng: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp đang là hướng đi được đánh giá góp phần nâng cao giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khẳng định thương hiệu bằng sản phẩm OCOP Các sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng gồm thuộc các nhóm sản phẩm chủ lực là thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm...

Loài côn trùng tên nghe mắc cười, bay tối ngày, nuôi thành công ở Ninh Thuận, sản phẩm mật ngọt đạt sao OCOP

UBND TP. Phan Rang-Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) vừa tổ chức lễ công bố; trao giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt OCOP 3 và 4 sao năm 2024. Trong số này có sản phẩm mật ong dú của Công ty TNHH Ong dú Jichi. Loài chúa nhưng nhỏ tí ti, mang lại nguồn lợi cao Trong số này có những sản phẩm độc đáo như sản phẩm Ong dú nuôi kiểng nhà phố của Công ty TNHH Ong dú...

Hàng trăm sản phẩm tiêu biểu, OCOP TP.HCM và vùng, miền tụ hội phục vụ mua sắm dịp Tết

Hàng trăm sản phẩm nông nghiệp được nông dân, HTX, doanh nghiệp... đưa đến tham dự Phiên chợ nông sản 2024 để giới thiệu với người tiêu dùng, tăng cường xúc tiến thương mại dịp Tết. Ngày 21/12, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thành phố (thuộc Hội Nông dân TP.HCM) khai mạc Phiên chợ nông sản 2024 tại quận 12, TP.HCM. Phiên chợ lần này ghi nhận có các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP...

Mới nhất

Địa chỉ 35 điểm bắn pháo hoa tại thủ đô Hà Nội dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán

Hà Nội sẽ có 5 điểm bắn pháo hoa dịp Tết dương lịch 2025 và 30 điểm bắn chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Vậy các điểm trên được bố trí ở đâu tại thủ đô Hà Nội? Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm (6 trận địa) ở các quận Hoàn Kiếm, Hà Đông,...

Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước

Giá heo hơi hôm nay 24/12/2024 ghi nhận đà tăng giá ở một số tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, nhiều tỉnh thành miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các...

TP Hồ Chí Minh: Mở rộng mô hình bán hàng lưu động bình ổn giá cho người dân

Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, chương trình “Bán hàng lưu động - Bình ổn thị trường" năm nay mang đến hàng chục ngàn sản phẩm ưu đãi có giá 5.000 đồng, gian hàng đồng giá 39.000 - 49.000 đồng, khuyến mại mua 1 tặng 1... cùng nhiều quà tặng hấp dẫn khác. Sáng 6/8, tại công viên Dương...

Tổng thống Ukraine nêu điều kiện khó chấp nhận, Thủ tướng một nước châu Âu ‘tức tốc’ tới Nga, ngỏ lời mua khí đốt

Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine hoàn toàn chấm dứt và quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất?

Mới nhất