Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBảo hiểm trả tiền thuốc trực tiếp: Đẩy khó cho người bệnh?

Bảo hiểm trả tiền thuốc trực tiếp: Đẩy khó cho người bệnh?

Bộ Y tế vừa có thông tư quy định về chi trả trực tiếp bảo hiểm y tế (BHYT) nếu người dân tự mua thuốc, vật tư khi khám chữa bệnh bắt đầu từ năm 2025.

Bảo hiểm trả tiền thuốc trực tiếp: Đẩy khó cho người bệnh? - Ảnh 1.

Người dân mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện – Ảnh: NAM TRẦN

Để được thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT), người mua cần xuất trình với cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) đơn thuốc, vật tư y tế được bác sĩ chỉ định và hợp lệ làm căn cứ.

Những tưởng là lợi cho người bệnh, nhưng thực tế nhiều điều kiện chi trả, quy định hồ sơ khiến người dân băn khoăn liệu có thể thực hiện?

Có BHYT nhưng vẫn bỏ tiền túi ra mua

Do thiếu thuốc, vật tư tại cơ sở y tế và Bộ Y tế đã nhiều lần khẳng định “bệnh viện phải có trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư phục vụ khám chữa bệnh cho người dân”, nhưng đến nay chưa có bệnh viện nào nhận trách nhiệm về vấn đề này. Người dân có BHYT nhưng quyền lợi khi khám chữa bệnh thì chưa đảm bảo.

Cách đây không lâu, bà Hoàn (60 tuổi, tỉnh Phú Thọ) phát hiện mắc u trung thất và được chỉ định mổ tại một bệnh viện ở Hà Nội.

Trước khi vào ca mổ, gia đình bà Hoàn được bác sĩ chia sẻ những khó khăn mà bệnh viện đang gặp phải trong mua sắm thuốc, vật tư và hướng dẫn gia đình mua ngoài một số loại thuốc, vật tư sử dụng trong ca mổ.

“Là người bệnh mong được điều trị sớm, khi bác sĩ đề nghị mua thì gia đình phải mua theo chứ đâu dám thắc mắc. Nếu không mua sẽ không được mổ, người bệnh không có sự lựa chọn. Chi phí mua thuốc, vật tư ngoài cho cuộc mổ cũng tốn 6-7 triệu đồng”, bà Hoàn bộc bạch.

Còn ông N.V.G. (65 tuổi, tỉnh Tây Ninh) gặp biến chứng đái tháo đường đến tim, hằng tháng ông phải đón xe lên TP.HCM để tái khám và mua thuốc. Gần đây, khi thăm khám bác sĩ chẩn đoán có dấu hiệu bị suy thận, phải uống thuốc theo toa và phải mua ngoài.

Suốt nhiều tháng qua, mỗi tháng ông G. phải trả thêm 1-2 triệu đồng tiền thuốc. “Do lớn tuổi, phải chi trả thêm tiền viện phí mỗi tháng sẽ rất áp lực lên đời sống kinh tế gia đình”, ông G. nói. Tiền thuốc, vật tư đáng ra người dân được hưởng từ việc tham gia BHYT thì lại phải tự bỏ tiền túi, lại mất thêm công sức đi mua.

Bảo hiểm trả nhưng làm sao ít phiền hà?

Mới đây Bộ Y tế ban hành thông tư 22 quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh. Thông tư được cho là một trong những giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT khi bệnh viện thiếu thuốc.

Thông tư này cũng quy định rõ thuốc, vật tư được chi trả chỉ thuộc danh mục thuốc hiếm và thiết bị y tế loại C hoặc D… Nghĩa là không phải bệnh viện thiếu thuốc gì thì người bệnh được chi trả trực tiếp thuốc đó, không phải thuốc hiếm và vẫn thuộc danh mục BHYT chi trả, người bệnh vẫn phải tự mua.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về quy định này, bà Vũ Nữ Anh, phó vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), cho hay hiện nay danh mục thuốc hiếm bao gồm 442 hoạt chất, vắc xin/tổng số hơn 1.200 hoạt chất trong danh mục thuốc, sinh phẩm BHYT chi trả.

Bà Anh khẳng định việc người bệnh mua thuốc xong phải tự đến BHXH làm thủ tục nhận tiền không phải là chính sách ưu tiên trong tiếp cận thuốc và vật tư y tế. Đây chỉ là một giải pháp tình thế trong trường hợp thiếu thuốc do khách quan.

“Thông tư này chỉ hướng dẫn tập trung cho thuốc hiếm. Bộ Y tế đã xây dựng chính sách chi trả trực tiếp chặt chẽ và đề cao trách nhiệm mua sắm của bệnh viện là đảm bảo thuốc, vật tư điều trị”, bà nói.

Bà Anh giải thích đối với thuốc, hoạt chất thông thường các bệnh viện có thể sử dụng hoạt chất thay thế. Quan trọng nhất là đảm bảo điều trị theo phác đồ, không đẩy người bệnh ra ngoài mua thuốc, vật tư. Riêng với thuốc hiếm, đây là những thuốc ít có khả năng cung ứng trên thị trường, ít có khả năng thay thế.

Trong trường hợp khách quan, bệnh viện không mua sắm được do nguồn cung, do đấu thầu phải chỉ định người bệnh ra ngoài mua thì bệnh nhân sẽ được chi trả trực tiếp. “Chính sách này không tạo điều kiện để cơ sở khám chữa bệnh kê đơn rộng rãi cho người bệnh ra ngoài mua” – bà nói.

Lãnh đạo Vụ BHYT nói khi người bệnh đến cơ sở chữa bệnh, bệnh viện phải đảm bảo thuốc điều trị, người bệnh không phải tự mua sắm là thuận lợi nhất. Bởi thực tế việc người bệnh phải tự đi mua thuốc, tự nộp hồ sơ chi trả sẽ gây phiền hà và khó khăn.

Nhiều bất cập, không khả thi

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một đại diện cơ quan BHXH địa phương cho biết thông tư 22 của Bộ Y tế quy định thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh BHYT vừa ban hành là đảm bảo quyền lợi cho người bệnh có BHYT.

Đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế liên tục xảy ra tại nhiều bệnh viện trên cả nước do vướng khâu đấu thầu.

Nhưng vị này cũng bình luận yêu cầu để được thanh toán chưa hợp lý, còn nhiều bất cập gây phiền hà cho người dân, không khả thi. “Người dân bỏ tiền ra để mua thuốc, vật tư y tế nhưng phải đến cơ quan BHXH để làm thủ tục thanh toán rất mất thời gian và công sức. BHXH phải thẩm định mới chi trả” – vị này nói.

Chưa kể điều kiện nếu bệnh viện có hoạt chất đó mà cho ra mua ngoài thì bệnh nhân không được chi trả. Hoặc có hoạt chất cùng loại nhưng tên khác mà bệnh viện cho mua ngoài thì bệnh nhân cũng không được chi trả. Người bệnh có mua giá đắt hơn thì cũng chỉ được trả theo giá thầu…

“Đâu phải bệnh nhân nào cũng có tiền, đâu phải người dân nào cũng có người thân để yêu cầu ra ngoài mua thuốc, rất nhiều bệnh nhân đơn thân. Chưa kể có thể phát sinh tiêu cực trục lợi quỹ BHYT”, vị này cho hay.

Cũng theo vị này, nhân lực BHXH hiện nay còn hạn chế, khi thẩm định tổ chức chi trả cho người dân dẫn đến phình bộ máy vì phải giám định từng hồ sơ. Điển hình như lượng bệnh nhân các tỉnh đổ về TP.HCM, BHXH TP.HCM phải giám định hồ sơ bảo hiểm cho toàn quốc.

Bệnh viện không mua được phải trả tiền cho người bệnh?

Bảo hiểm trả tiền thuốc trực tiếp: Đẩy khó cho người bệnh? - Ảnh 2.

Người dân phải tự mua thuốc, vật tư bên ngoài khi bệnh viện thiếu thuốc, vật tư – Ảnh minh họa: DƯƠNG LIỄU

Bà Vũ Nữ Anh cho hay thời gian qua chính sách liên quan đến đấu thầu, mua sắm thuốc đã có rất nhiều văn bản gỡ vướng để bệnh viện mua sắm đúng quy định, đảm bảo thuốc và vật tư điều trị cho người bệnh.

“Việc thiếu thuốc do nguồn cung, do khách quan là rất hiếm, chỉ với một số rất ít loại thuốc, nguyên nhân thiếu phần lớn do chủ quan, bệnh viện dự trù đủ hoặc tổ chức đấu thầu chưa hợp lý. Thậm chí có những bệnh viện đáng lẽ phải dự thầu từ tháng 6 nhưng tháng 8 mới làm dẫn đến gián đoạn nguồn cung”, bà Anh nói.

Đồng tình với quan điểm của Vụ BHYT, một bác sĩ đang công tác tại bệnh viện ở Hà Nội cũng cho rằng bệnh viện phải cố gắng đủ mọi cách để đủ thuốc, vật tư điều trị cho người bệnh.

“Người bệnh, gia đình họ biết mua ở đâu trong khi bệnh viện đấu thầu nửa năm mới được thuốc. Bên cạnh đó, bệnh nhân phải tạm ứng tiền, tìm nguồn có đủ hồ sơ, hóa đơn sau đó phải về cơ quan BHXH chi trả. Nếu trong trường hợp không được chi trả thì rất mất công, mất tiền. Đặc biệt, chất lượng thuốc cũng không đảm bảo”, bác sĩ này nói.

Đại diện cơ quan BHXH địa phương cũng cho rằng tốt nhất nên để bệnh viện trực tiếp hoàn trả tiền thuốc và vật tư cho người bệnh BHYT, có thể thông qua chuyển nhượng thuốc giữa các bệnh viện chẳng hạn.

Vấn đề còn lại là BHYT và bệnh viện phải giải quyết thiếu thuốc do đấu thầu. “Đây chỉ là phương án giải quyết tạm thời, gốc rễ của vấn đề là bệnh viện phải đấu thầu, mua đủ thuốc và vật tư y tế theo đúng Luật Khám, chữa bệnh”, vị này nói.

Để đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT phải tự mua thuốc và vật tư bên ngoài, bà Anh cho hay Luật BHYT sửa đổi đang đề xuất một giải pháp nữa là thanh toán trực tiếp cho cơ sở khám chữa bệnh.

Với quy định này, người bệnh không phải tự nộp hồ sơ cho BHXH nữa mà chỉ cần gửi hồ sơ mua thuốc và vật tư về bệnh viện, bệnh viện phải chi trả chi phí mà bệnh nhân phải tự mua. Nếu luật được thông qua, Bộ Y tế sẽ tiếp tục sửa đổi thông tư hướng dẫn.



Nguồn: https://tuoitre.vn/bao-hiem-tra-tien-thuoc-truc-tiep-day-kho-cho-nguoi-benh-20241025075905811.htm

Cùng chủ đề

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

Vẫn còn “điểm nghẽn” trong mua sắm thuốc, thiết bị y tế

Đó là nhận định của Bộ Y tế về công tác mua sắm thuốc, thiết bị y tế tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện nay. Đó là nhận định của Bộ Y tế về công tác mua sắm thuốc, thiết bị y tế tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện nay. Hiện nay, việc mua sắm, đấu thầu thuốc, thiết...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Không mua bảo hiểm y tế học sinh bị đình chỉ, mời phụ huynh

TRUNG QUỐC - Một giáo viên chủ nhiệm của Trường Tiểu học thực nghiệm Cao Bình (Trung Quốc), gây xôn xao khi thông báo với phụ huynh không mua bảo hiểm y tế rằng con họ sẽ bị đình chỉ học. Sáng 30/10, cô Lôi, một giáo viên chủ nhiệm của Trường Tiểu học thực nghiệm Cao Bình (Tứ Xuyên, Trung Quốc), đăng lên nhóm lớp nội dung: "Phụ huynh chưa điền đơn mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho...

Cả nước có gần 94 triệu người tham gia bảo hiểm y tế

Cụ thể, số người tham gia BHXH đạt 19,365 triệu người, tăng 11,39%. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt 15,560 triệu người, tăng 9,2%. Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 93,937 triệu người, tăng 3,16%. Số tiền thu BHXH, BHTN, BHYT đến hết tháng 10/2024 tăng 12,81% so với cùng kỳ năm 2023. Giám đốc BHXH Hà Nội Phan Văn Mến cho biết, riêng tại Hà Nội các chỉ tiêu, nhiệm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

2.200 đặc công cùng máy bay sẽ trình diễn tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Theo thông tin từ ban tổ chức, dự kiến lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ có màn trình diễn bay của lực lượng không quân và khoảng 2.200 cán bộ, chiến sĩ đặc công biểu diễn võ thuật. ...

Đơn hàng về đồ gỗ tăng trưởng ấm nóng so với đầu năm

Ngành sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ đang có những tín hiệu tốt, và dự báo cuối năm nay và trong năm 2025 sẽ có thêm những thuận lợi. Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần nắm rõ để tính toán đầu tư, sản xuất phù hợp. ...

Deadline ngập đầu nhưng vào chục nhóm chat, đêm ngày ‘nấu xói’ thiên hạ

Các bạn trẻ dù deadline ngập đầu vẫn không cưỡng lại được thói quen chat 'nấu xói '(nói xấu) đồng nghiệp, người quen, 'tố' chuyện này chuyện kia… nhanh như điện xẹt. Anh H. nổi tiếng trong các nhóm bạn vì hay "thảy" tin...

Phản cảm leo lên xe tăng, súng, pháo ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chụp ảnh, cha mẹ còn cổ vũ

Lượng khách đến Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cuối tuần qua đông kỷ lục. Tuy nhiên, nhiều khách tham quan đã leo trèo lên xe tăng, máy bay, các khẩu súng, pháo, xâm phạm hiện vật gây bức xúc. Các hiện...

Vào vườn cùng nông dân thực hành canh tác cà phê theo hướng tái sinh

Bền bỉ hơn chục năm qua, các cán bộ kỹ thuật của Chương trình NESCAFÉ Plan (thuộc Tập đoàn Nestlé Việt Nam) đã đồng hành cùng nông dân làm cà phê theo mô hình nông nghiệp tái sinh trên chính mảnh vườn của họ. ...

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Cách thở đúng cách khi chạy bộ

Khi chạy bộ, cơ bắp và hệ hô hấp phải làm việc nhiều hơn bình thường. Cơ thể tạo ra nhiều khí carbon dioxide (CO2) và cần nhiều oxy hơn khiến người chạy dễ cảm thấy hụt hơi, khó thở, tức ngực nếu hít thở không đúng cách.Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng được khuyến khích khi chạy bộ. Hít vào bằng mũi góp phần phát hiện mùi hôi, chất độc hại trong không khí. Không...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Cùng chuyên mục

Cơ hội mới cho bệnh nhân ung thư tái phát, kháng thuốc

Một trong những lĩnh vực mũi nhọn đang được các cơ sở y tế lớn trong nước nghiên cứu và có kết quả khả quan là ứng dụng công nghệ sinh học, y học cá thể. ...

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm u thực quản ác tính

Nam bệnh nhân, 52 tuổi, không có dấu hiệu bất thường, nội soi tiêu hóa khi khám sức khỏe bất ngờ phát hiện hai khối u ác tính ở thực quản. Tin mới y tế ngày 11/11: Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm u thực quản ác tínhNam bệnh nhân, 52 tuổi, không có dấu hiệu bất thường, nội soi tiêu hóa khi khám sức khỏe bất ngờ phát hiện hai khối u ác tính ở thực quản. ...

Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiều

Thực tế, vẫn còn thời điểm người dân khám xong không mua được thuốc tại nhà thuốc bệnh viện, ảnh hưởng đến việc điều trị, theo phản ánh của đại biểu Quốc hội. Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiềuThực tế, vẫn còn thời điểm người dân khám xong không mua được thuốc tại nhà thuốc bệnh viện, ảnh hưởng đến việc điều trị, theo...

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được...

5 mẹo giúp giảm cân khi trời trở lạnh

Kiểm soát cân nặng rất quan trọng vì tăng cân quá mức sẽ kéo nguy cơ mắc bệnh tăng thêm nhiều lần. Những bệnh này không chỉ là tim mạch, rối loạn giấc ngủ mà còn cả thoái hóa khớp, ung thư. ...

Mới nhất

Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm u thực quản ác tính

Nam bệnh nhân, 52 tuổi, không có dấu hiệu bất thường, nội soi tiêu hóa khi khám sức khỏe bất ngờ phát hiện hai khối u ác tính ở thực quản. Tin mới y tế ngày 11/11: Nội soi tiêu hóa phát hiện sớm u thực quản ác tínhNam bệnh nhân, 52 tuổi, không có dấu hiệu bất thường, nội...

Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Chile

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến thăm Chile đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam sau 15 năm, khẳng định cam kết làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương, tình hữu nghị giữa hai nước. 11. Chile nhấn mạnh mong muốn được gia nhập Hiệp...

Ngắm hồ Thiền Quang lung linh sắc màu về đêm

TPO - Sau khi được thành phố Hà Nội đầu tư gần 90 tỷ đồng để chỉnh trang, cải tạo gần như toàn diện. Hồ Thiền Quang như "lột xác" với một diện mạo mới, đặc biệt khi màn đêm buông xuống với ánh đèn lung linh choáng ngợp cả một khu vực. ...

Mới nhất