Trang chủKinh tếNông nghiệpBao giờ Việt Nam hình thành thị trường tín chỉ carbon, đánh...

Bao giờ Việt Nam hình thành thị trường tín chỉ carbon, đánh thức “kho báu” dưới những tán rừng?

Theo ông Trần Quang Bảo (ảnh) – Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), từ nay đến giai đoạn thị trường carbon Việt Nam chính thức hình thành (dự kiến năm 2028), các hoạt động mua bán, trao đổi lượng giảm phát thải carbon rừng đều phải thực hiện dưới hình thức thí điểm và phải xin ý kiến Chính phủ để có cơ chế thí điểm riêng.

Việt Nam bao giờ hình thành thị trường tín chỉ carbon? - Ảnh 1.

Ông Trần Quang Bảo – Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT).

Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng hình thành thị trường tín chỉ carbon nói chung, thị trường tín chỉ carbon lâm nghiệp nói riêng ở Việt Nam?

– Việt Nam là thành viên của Công ước Khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Thỏa thuận Paris, đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính.

Đặc biệt, tại COP26 năm 2021, Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Cam kết này mở ra những cơ hội mới cho ngành lâm nghiệp trong việc thiết lập và vận hành cơ chế tài chính nhằm huy động nguồn lực quốc tế và trong nước, thông qua việc phát triển thị trường và thúc đẩy trao đổi tín chỉ carbon rừng. 

Ngành lâm nghiệp hiện là lĩnh vực duy nhất có khả năng phát thải ròng âm, nhờ vào quá trình bảo vệ và phát triển rừng của cả hệ thống chính trị và sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế.

Tuy nhiên, thị trường carbon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức. Việt Nam hiện đang triển khai duy nhất một chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải tín chỉ carbon rừng thông qua thỏa thuận chi trả giảm phát thải cho 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với Ngân hàng Thế giới. Kết quả là đã chuyển nhượng thành công 10,3 triệu tấn CO2 và tiếp nhận 51,5 triệu USD trong giai đoạn 2018 – 2019.

Hiện nay, Bộ NNPTNT đang hoàn thiện hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét đàm phán, ký kết thỏa thuận mua bán giảm phát thải cho 11 tỉnh vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ với Tổ chức Tăng cường Tài chính Lâm nghiệp (Emergent).

Thị trường carbon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho ngành lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, các nguồn lực tài chính cho hoạt động lâm nghiệp hiện vẫn còn nhiều khó khăn và thiếu ổn định, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thực tế của ngành.

Tôi hy vọng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ của các ngành chức năng, thị trường tín chỉ carbon nói chung, thị trường tín chỉ carbon lâm nghiệp sớm hình thành để chúng ta có thêm nguồn lực tài chính cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Việt Nam bao giờ hình thành thị trường tín chỉ carbon? - Ảnh 2.

Trồng cây bản địa – cây trẩu, để phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt tại xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển.

Bên cạnh những thuận lợi, theo ông, việc thực hiện các giao dịch tín chỉ carbon lâm nghiệp đang gặp những khó khăn, thách thức gì?

– Ngoài khó khăn chung về cơ chế chính sách, rào cản về nguồn lực tài chính thì ngành lâm nghiệp đang có những khó khăn nhất định trong việc xác định lượng phát thải và cấp tín chỉ carbon do diện tích rừng của Việt Nam tương đối lớn, trải dài ở các vùng sinh thái nên cần chi phí lớn trong việc xác định lượng phát thải để được cấp tín chỉ.

Bên cạnh đó, để được cấp tín chỉ, cần phải xác nhận đăng ký, để làm được việc này, quá trình nâng cao năng lực nhận thức là rất quan trọng. Trong khi đó, hiện nay năng lực của địa phương, của các chủ rừng vẫn chưa đủ để làm việc này, cần có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua đầu mối là Bộ NNPTNT, để đo đếm xác nhận và sau đó sẽ tìm thị trường tiềm năng để có thể giao dịch.

Vì vậy chúng tôi tiếp tục kiến nghị Chính phủ tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách để thực hiện thí điểm. Thứ hai là xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện đo đếm và cấp tín chỉ cho từng vùng cụ thể.

Ví dụ, để thực hiện thí điểm thỏa thuận chi trả giảm phát thải cho 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với Ngân hàng Thế giới, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107; sắp tới khi thực hiện giao dịch cho vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng phải có một văn bản pháp luật để có căn cứ thực hiện trong giai đoạn chờ đợi thị trường giao dịch tín chỉ carbon chính thức hình thành.

Đặc biệt là việc huy động nguồn lực tài chính, trong đó nguồn lực hỗ trợ tài chính quốc tế rất quan trọng. Hiện nay, tại các diễn đàn biến đổi khí hậu quốc tế, tại các kỳ họp của COP, các nước phát triển có những cam kết thành lập các quỹ giảm biến đổi khí hậu như Quỹ Đối tác carbon lâm nghiệp, Liên minh giảm phát thải, tuyên bố về giảm phát thải sử dụng đất, các nghiệp đoàn, doanh nghiệp lớn thực hiện trách nhiệm xã hội cũng có đóng góp vào những quỹ này. 

Chúng tôi đang tích cực kết nối các quỹ này nhằm huy động nguồn lực hỗ trợ tài chính để thực hiện việc đo đếm, cấp tín chỉ và kết nối để giao dịch bán, việc giao dịch này phải bảo đảm quyền lợi của quốc gia, quyền lợi của chủ rừng nhưng cũng có thể huy động những nguồn lực để bảo vệ phát triển rừng. 

Như ông đã trao đổi, việc nâng cao năng lực cho các bên về giao dịch tín chỉ carbon là rất quan trọng. Thời gian qua, Cục Lâm nghiệp thực hiện nhiệm vụ này như thế nào, thưa ông?

– Trên cơ sở nguồn lực tài chính hiện nay, chúng tôi cũng nhận được hỗ trợ rất lớn từ phía đại sứ quán Hàn Quốc, Anh và các tổ chức quốc tế và sẵn sàng xây dựng tài liệu để phổ biến. Đơn cử, hiện nay đã có dự thảo Ttài liệu hỏi đáp về carbon lâm nghiệp, trong đó có bức tranh tổng quan và tất cả các câu hỏi của chủ rừng, các cấp chính quyền địa phương đang băn khoăn để làm thế nào tham gia thị trường carbon, trên cơ sở này chúng tôi tổ chức hội thảo và tập huấn. Đó là một hình thức để nâng cao nhận thức. Sau đó chúng tôi sẽ ban hành tài liệu, xây dựng cách đo đếm phát thải và đặc biệt là xây dựng các dự án chuyển nhượng carbon rừng. Ngành lâm nghiệp đang làm cầu nối để huy động nguồn lực tài chính về carbon rừng.

Xin cảm ơn ông!

Nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon lâm nghiệp

Để góp phần sớm hình thành thị trường tín chỉ carbon, Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy phát triển thị trường và triển khai thương mại tín chỉ carbon rừng trong thời gian tới, bao gồm:

Rà soát, cập nhật đóng góp do quốc gia tự quyết định lĩnh vực lâm nghiệp; nghiên cứu tiềm năng và phân bổ hạn ngạch giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng cho các địa phương; hoàn thiện thể chế chính sách về chuyển nhượng và quản lý tài chính nguồn thu từ tín chỉ carbon rừng.

Xây dựng tiêu chuẩn carbon rừng Việt Nam, phương pháp luận tính toán kết quả giảm phát thải và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng giảm phát thải/tăng hấp thụ carbon của rừng; hướng dẫn xây dựng và triển khai thí điểm một số dự án tiềm năng. Tuyên truyền, tăng cường năng lực cho các bên liên quan về carbon rừng; tăng cường hợp tác, huy động nguồn lực quốc tế và khối tư nhân.





Nguồn: https://danviet.vn/bao-gio-viet-nam-hinh-thanh-thi-truong-tin-chi-carbon-danh-thuc-kho-bau-duoi-nhung-tan-rung-20241104171205654.htm

Cùng chủ đề

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với "bài toán" thiếu bền vững. Xuất khẩu thu về hàng chục tỷ USD Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tháng 10 năm 2024 ước đạt 5,91 tỷ USD. Như vậy,...

Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp: Giúp giảm phát thải từ 3-5 tấn CO2/ha lúa

DNVN - Theo ông Nguyễn Tuấn Quang - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), áp dụng giải pháp chuyển đổi sản xuất trong nông nghiệp thông qua “Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp” sẽ giúp giảm phát thải từ 3-5...

Trồng lúa giảm phát thải lãi tăng 18 triệu/ha, chờ bán tín chỉ carbon

Theo tính toán, trồng lúa giảm phát thải nông dân có thể lãi thêm 18 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống. Ngoài ra, còn chờ thu tiền từ bán tín chỉ carbon. Tại Hội thảo liên kết chuỗi giá trị lúa gạo góp phần thực hiện Đề án “Phát triển 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” ngày 25/10, Phó Cục...

Chưa được bán tín chỉ carbon ra nước ngoài, Bộ Nông nghiệp nói gì?

Liên quan đến việc chưa được bán tín chỉ carbon ra nước ngoài trong dự thảo đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon Việt Nam, Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Tài chính chỉnh sửa do các thoả thuận chuyển nhượng đang đem lại nguồn tài chính lớn. Trong công văn phúc đáp Bộ Tài chính về việc hoàn thiện Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, Bộ NN-PTNT đề nghị chỉnh...

Trồng lúa lãi gần 5 tỷ đồng/năm, nông dân muốn làm lúa bán tín chỉ carbon

Là nông dân xuất sắc tỉnh An Giang, ông Lê Thanh Long có tổng diện tích 80ha sản xuất nông nghiệp. Mỗi năm, doanh thu đạt 8,91 tỷ đồng, lợi nhuận lên tới gần 5 tỷ đồng.  Khi đề cập đến đề án sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia năm 2024 mới đây, ông Long cho rằng đề án giúp nông dân trồng lúa có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phố cà phê đường tàu ở Hà Nội đông nghịt người, du khách tạo dáng đủ tư thế trên đường ray

Bất chấp lệnh cấm, các quán cà phê đường tàu ở Hà Nội vẫn đón khách, du khách thì tụ tập, tạo dáng trên đường ray và ngay sát đoàn tàu chạy gây mất trật tự, mất an toàn giao thông và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. ...

Mong ngóng phương án tuyển sinh đại học 2025

Song song với học tập theo kế hoạch của các nhà trường, học sinh khối 12 đã bắt đầu tìm hiểu về công tác tuyển sinh đại học năm 2025. ...

Hàng trăm “cây tỷ đô” bật gốc, gãy đổ sau 30 phút mưa lớn tại một huyện của Lâm Đồng

Chỉ sau 30 phút mưa lớn kèm lốc xoáy, hơn 200 cây sầu riêng tại huyện Đạ Tẻh (tỉnh Lâm Đồng) đã bị bật gốc, gãy đổ, gây thiệt hại nặng nề. ...

Thành phố Tam Kỳ, từ hoàn thành xây dựng nông thôn mới tới phấn đấu đô thị loại I

Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2020. Nhờ biết khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có, Tam Kỳ đang chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vai trò, giữ vị trí...

Giáo viên mong đợi sớm áp dụng

Giáo viên xem tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng giáo viên THCS từ 15/12/2024 dưới đây để đảm bảo quyền lợi cho mình. ...

Bài đọc nhiều

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đề xuất 4 giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phòng chống thiên tai

Tại phiên thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám...

Hình ảnh người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi

Sáng 5/11, trên địa bàn TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số nơi đã ngập sâu, cơ quan chức năng đã phải dùng thuyền để di dời dân. Người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố để di chuyển. ...

Nguy cơ mưa kéo dài gây lũ lớn, Thừa Thiên Huế tăng lưu lượng xả hồ thủy điện Bình Điền

Trước dự báo mưa lớn kéo dài gây lũ lớn trên địa bàn tỉnh, Thừa Thiên Huế yêu cầu tăng lưu lượng vận hành điều tiết hồ chứa thủy điện Bình Điền ở thượng nguồn sông Hương. ...

Mong muốn vùng dân tộc thiểu số có làng du lịch nổi tiếng thế giới

Dự buổi gặp mặt có Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền và 50 đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV năm 2024. Thông tin tại buổi gặp mặt, Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân cho biết: được sự đồng ý của Thường trực Thành uỷ, Đại hội đại...

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan “trải lòng” về thời khắc có thể là lịch sử liên quan đến bão Yagi

Câu chuyện của bão Yagi để lại cho chúng tôi bài học là phải cấu trúc lại toàn bộ hệ thống ngành hàng nông nghiệp nhằm thích ứng bền vững. Những chiếc lồng bè ở Vân Đồn, Quảng Ninh cần chắc chắn hơn và những bến cảng cần chống chịu được...

Cùng chuyên mục

Lan toả tinh thần khởi nghiệp trong phụ nữ Ba Na

Từ bao đời nay, cùng với cồng chiêng, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người Ba Na ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Nhằm giữ gìn văn hóa, nghề truyền thống, mô hình Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã tập hợp chị em phụ nữ Ba Na cùng nhau đưa hương rượu cần “bay” xa.Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình MTQG phát triển...

Hàng trăm “cây tỷ đô” bật gốc, gãy đổ sau 30 phút mưa lớn tại một huyện của Lâm Đồng

Chỉ sau 30 phút mưa lớn kèm lốc xoáy, hơn 200 cây sầu riêng tại huyện Đạ Tẻh (tỉnh Lâm Đồng) đã bị bật gốc, gãy đổ, gây thiệt hại nặng nề. ...

Thành phố Tam Kỳ, từ hoàn thành xây dựng nông thôn mới tới phấn đấu đô thị loại I

Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2020. Nhờ biết khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sẵn có, Tam Kỳ đang chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vai trò, giữ vị trí...

Nuôi rắn ri voi, loài động vật dễ nổi giận, ông nông dân Hậu Giang bán 400.000 đồng/kg

Loài rắn ri voi có giá trị kinh tế cao với khả năng thích nghi tốt, dễ nuôi, ít dịch bệnh và mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho người nuôi. Điển hình như mô hình rắn ri voi của của ông Hồ Ngọc Bình, ấp 8 xã Long Trị A,...

Chương trình MTQG 1719 tiếp thêm “sinh lực” cho Du lịch cộng đồng ở Nghệ An phát triển bền vững

Du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Nghệ An ngày càng có nhiều du khách tìm đến bởi sự mới lạ, gần gũi với thiên nhiên. Sức hấp dẫn của loại hình du lịch này, đang được tiếp sinh lực để phát triển bền vững, lan tỏa bởi nguồn kinh phí đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng...

Mới nhất

Nhà đầu tư sống nhờ cổ tức

Với hàng loạt doanh nghiệp công bố trả cổ tức năm bằng tiền mặt, với số tiền chi trả từ vài trăm tỉ đến vài ngàn tỉ đồng, nhiều cổ đông cũng có một nguồn thu nhập đáng kể. ...

Kiểm phiếu 7 bang chiến trường: Trump – Harris đang ngang nhau ở Pennsylvania

Cập nhật đến 9h30 sáng 6-11 (giờ Việt Nam) của tờ New York Times, bang chiến trường Georgia hiện đang nghiêng về phía ông Trump, cả hai ngang nhau ở Pennsylvania. Nhân viên bầu cử làm việc tại Marietta, Georgia hôm 5-11 - Ảnh: REUTERS Trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, mọi lá phiếu đều có giá trị nhưng...

OpenAI chuẩn bị chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp vì lợi nhuận

DNVN - Theo thông tin từ Bloomberg ngày 4/11, OpenAI đang trong giai đoạn đàm phán ban đầu với Văn phòng Tổng Chưởng lý California để thay đổi cấu trúc tổ chức, hướng tới...

Danh sách 359 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2766/QĐ-BTC, ngày 21/10/2024 về việc công nhận danh sách sản phẩm đạt  Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Quyết định này có hiệu lực trong thời gian 02 năm kể từ ngày ký. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và...

Hòa Phát là Thương hiệu quốc gia lần thứ 7 liên tiếp

Ngày 04/11/2024, Tập đoàn Hòa Phát lần thứ 7 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm. Các sản phẩm được công nhận gồm Thép xây dựng, ống thép, tôn mạ màu, tủ đông và máy lọc nước Hòa Phát. Trong đó, tủ đông và máy lọc nước của Tập đoàn là sản phẩm điện lạnh, gia...

Mới nhất