Trang chủNewsKinh tếBao giờ dứt điểm dự án chống ngập 10.000 tỉ?

Bao giờ dứt điểm dự án chống ngập 10.000 tỉ?


Có nghị quyết riêng, có tổ công tác gỡ vướng, vẫn chưa đủ?

Trong báo cáo về tiến độ và các khó khăn, vướng mắc của Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 (dự án chống ngập 10.000 tỉ) vừa gửi UBND TP.HCM, Sở Xây dựng cho biết công trình đã thi công hoàn thành đạt 93,33% tổng khối lượng. Hiện nay, dự án còn vướng lập phương án thanh toán cho nhà đầu tư và phương án huy động nguồn vốn cho nhà đầu tư vay để tiếp tục thi công hoàn thành. UBND TP đã có thông báo giao Sở Tài chính, Sở KH-ĐT, các thành viên tổ công tác của UBND TP rà soát cơ sở pháp lý, đánh giá quá trình thực hiện Nghị quyết 40 để đề xuất tham mưu UBND TP trình Chính phủ nghị quyết thay thế, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc của dự án. “Tuy nhiên, để giải quyết các khó khăn, vướng mắc của dự án thì phải trình Chính phủ thay thế Nghị quyết 40 nên khó có thể triển khai thi công theo tiến độ”, báo cáo của Sở Xây dựng TP nêu.

Công trình đã hoàn thành hơn 93% nhưng vướng mắc về thủ tục, chưa thể về đích

Công trình đã hoàn thành hơn 93% nhưng vướng mắc về thủ tục, chưa thể về đích

Thông tin TP.HCM phải chờ nghị quyết mới gỡ vướng của Chính phủ khiến không ít người bất ngờ, bởi sau khi dự án tiếp tục phải dừng thi công lần thứ 2 vì thiếu vốn vào năm 2020, ngày 1.4.2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 40 về việc tiếp tục triển khai Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM, giai đoạn 1. Trên cơ sở đó, UBND TP cho gia hạn hoàn thành dự án đến năm 2023, đồng thời làm việc với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng BIDV để tháo gỡ việc tái cấp vốn và giải ngân cho dự án. Dù vậy, cũng phải kéo tới tháng 1.2023, phụ lục hợp đồng mới được ký kết và hai tháng sau, công trình mới được tái khởi động. Tuy nhiên, dự án lại tiếp tục vướng với thủ tục giải ngân theo yêu cầu từ ngân hàng.

TP.HCM loay hoay mãi không có lối ra, tháng 9.2023, Chính phủ quyết định thành lập Tổ công tác do Phó thủ tướng Trần Lưu Quang làm tổ trưởng, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi làm tổ phó, từ đó gỡ vướng cho dự án thông qua Nghị quyết số 98 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM và Nghị quyết số 40 của Chính phủ. Thời gian qua, Phó thủ tướng nhiều lần thúc giục, UBND TP.HCM cũng liên tục có văn bản chỉ đạo, tổ chức họp với các sở, ban, ngành, song theo báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng thì dự án vẫn chưa thể về đích như đã hẹn và UBND TP đang chờ Chính phủ có nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 40.

DN ‘oằn lưng’ gánh nợ, người dân khốn khổ vì ngập

Trong văn bản gửi Phó thủ tướng Trần Lưu Quang ngày 26.2, Công ty CP đầu tư xây dựng Trung Nam nêu nhà đầu tư vẫn đang phải chịu lãi quá hạn và lãi phát sinh theo từng ngày. Tính đến cuối tháng 5.2023, tổng lãi vay phát sinh là hơn 1.519 tỉ đồng. Cứ mỗi ngày thủ tục kéo dài sẽ phát sinh thêm khoảng 1,46 tỉ đồng tiền lãi. Chưa kể đến thiệt hại về hiệu quả kinh doanh, tài chính, uy tín, nguồn nhân lực và trang thiết bị của nhà đầu tư khi dự án kéo dài đến nay đã 7 năm tính từ thời điểm khởi công. “Số tiền lãi này đang rất cao và chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa nếu như dự án vẫn còn tiếp tục kéo dài. Khi đó, nguy cơ tổng mức đầu tư vượt trên 10.000 tỉ đồng là không thể kiểm soát được”, phía Trung Nam lo ngại.

Đáng nói, dự án ì ạch quá lâu khiến mục tiêu ngăn triều bị vô hiệu hóa. Trái lại, hàng rào chắn từ những phần cống đã hoàn thiện lại vô tình chặn dòng chảy, gây ùn rác, đọng chất thải tại nhiều khu vực dòng kênh. Những ngày mùa khô cạn nước, dọc tuyến kênh Tàu Hủ – Bến Nghé đoạn cặp bên đại lộ Võ Văn Kiệt và đường Bến Vân Đồn (Q.1, Q.4), nước thải quyện cùng bèo, rác nổi lềnh bềnh trên dòng kênh bốc mùi hôi thối. Tương tự, một số vị trí cống ngăn triều thuộc dự án này tại khu vực Q.7, Q.8 cũng không ít lần bị phản ánh tình trạng công trường, lô cốt án ngữ quá lâu ảnh hưởng tới giao thông và đời sống của người dân xung quanh; chưa kể mỗi khi triều lên thì ngập vẫn hoàn ngập.

Không ai có thể tưởng tượng đó chính là một trong những dự án trọng điểm, luôn đứng đầu danh sách công trình cấp bách, đã từng được kỳ vọng sẽ đưa TP.HCM thoát cảnh ngập lụt mỗi khi vào mùa mưa.

Quy rõ trách nhiệm, đúng sai ở đâu cũng phải dứt điểm

Thực tế, từ cuối năm ngoái, TP.HCM đã đề xuất 3 phương án gỡ vướng về vốn cho dự án ngăn triều. Thứ nhất là TP thực hiện thanh toán cho nhà đầu tư khối lượng đã hoàn thành song song cả bằng cách trả đất và tiền, phù hợp với lịch thanh toán đã thỏa thuận. Phương án hai là Quỹ đầu tư phát triển TP (HFIC) cho vay từ nguồn vốn hoạt động. Phương án này có thuận lợi khi HFIC có thể chủ động cho vay để nhà đầu tư thi công hoàn thành công trình. Phương án ba là HFIC sẽ nhận ủy thác cho vay công trình dự án từ ngân sách TP theo quy định của Nghị định số 147/2020 của Chính phủ. Cụ thể là TP sẽ ủy thác ngân sách (khoảng 1.800 tỉ đồng) cho HFIC để HFIC cho nhà đầu tư vay hoàn thành công trình. Sau khi công trình được nghiệm thu, TP sẽ thanh toán cho nhà đầu tư theo đúng hợp đồng BT, các phụ lục hợp đồng BT đã ký. Từ đó nhà đầu tư sẽ thanh toán nợ với HFIC để HFIC hoàn trả lại ngân sách TP đối với khoản vốn đã nhận ủy thác.

Qua phân tích 3 phương án, TP.HCM nhận thấy phương án 3 là khả thi nhất, có cơ sở thực hiện. Tuy nhiên, đến đầu năm nay, Sở Tài chính TP lại cho rằng nội dung đề xuất của UBND TP về phương án ủy thác không phù hợp theo quy định như ý kiến của Bộ Tài chính. Vì vậy, Sở không có cơ sở tham mưu đối với phương án ủy thác và đề nghị HFIC làm rõ đơn vị nào sẽ tham mưu UBND TP ban hành quyết định ủy thác.

Theo dõi sát sao từng “cửa ải” của công trình chống ngập 10.000 tỉ từ năm 2018 đến nay, luật sư Nguyễn Văn Hậu (Chủ nhiệm Cơ quan truyền thông Liên đoàn Luật sư VN) cho rằng cần quyết liệt chỉ rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc công trình bị chậm trễ. “Như với phương án ủy thác mà TP đã đưa ra, cơ sở pháp lý đầy đủ là theo quy định của Nghị định số 147/2020; hiện TP cũng có chủ trương gỡ khó từ Nghị quyết 40; có các cơ chế đặc thù từ Nghị quyết 98…Vậy tại sao vẫn không làm được? Sở Tài chính nói không phù hợp thì phải chỉ rõ ra không phù hợp chỗ nào? Những cái vướng đó có giải quyết được không? Giải quyết thế nào? rồi tham mưu cho UBND TP”, ông Hậu đặt câu hỏi.

“Không có vướng mắc nào là không gỡ được, vấn đề chỉ là con người có dám quyết, muốn làm hay không. Chính phủ đã mở đường chính về mặt chủ trương rồi, TP phải tự mở các đường phụ để đi tiếp chứ đâu thể cứ trông chờ, đùn đẩy mãi được”, LS Nguyễn Văn Hậu nhấn mạnh.

Công trình 10.000 tỉ nằm phơi nắng ngay trước vạch đích không chỉ lãng phí tiền của mà còn tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thu hút đầu tư của TP trong tương lai.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu



Source link

Cùng chủ đề

Nhiều dự án nhà đất được gỡ vướng pháp lý

Nhiều chủ đầu tư đã được gỡ vướng hoặc hoàn tất pháp lý dự án và chuẩn bị tung sản phẩm ra thị trường ...

Một tập đoàn giáo dục cam kết mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng dạy, học

(NLĐO)- Tập đoàn giáo dục quốc tế Nam Việt cam kết thúc đẩy hợp tác toàn diện với Trường ĐH Mở TP HCM nhằm xây dựng và triển khai mô hình hợp tác đào tạo hệ ĐH ...

Nhiều dự án bất động sản ‘bung hàng’, tung khuyến mãi hút khách giai đoạn cuối năm

Bước vào giai đoạn cuối năm, thị trường địa ốc phía Nam đang có những bước chuyển động tích cực khi nhiều doanh nghiệp đồng loạt tung ra các dự án mới, mở bán những sản phẩm còn lại với kỳ vọng thu hút khách hàng trước Tết. ...

Chủ đầu tư đặt mốc tiến độ dự án Vành đai 3 qua Long An

Ngày 4/11, ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở GTVT Long An cho biết, dự án Vành đai 3 qua Long An đạt tiến độ hơn 51%, cơ bản hoàn thành các mốc theo yêu cầu của Chính phủ. ...

Bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội ngày càng “tăng nhiệt”

Biệt thự, liền kề phía Tây Hà Nội đang là phân khúc nóng tại thị trường bất động sản Thủ đô, liên tục thiết lập mặt bằng giá mới lên tới 300 triệu/m2. Đâu là lực đẩy khiến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cựu ‘phó tướng’ phản đối lựa chọn của ông Trump cho vị trí bộ trưởng y tế

Cựu Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đang thúc giục các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa không thông qua việc Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử ông Robert F. Kennedy Jr. làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm 14.11 đã công bố đề cử ông Kennedy Jr. làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS). Ông Kennedy Jr. là con trai của...

Cải cách thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng vấn đề then chốt nhất để đất nước bước vào kỷ nguyên mới chính là cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức bộ máy cả hệ thống chính trị; đồng thời phải làm từ trên xuống dưới, với sự quyết liệt thì mới thành công. LÀM SÁNG TỎ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ KỶ NGUYÊN MỚI Sáng 15.11, Hội đồng khoa học các cơ quan T.Ư và Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội...

Những loại ung thư nào dễ mắc khi thiếu vitamin?

Thiếu vitamin không chỉ gây khô da, tóc, móng dễ bong tróc, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi mà còn tăng nguy cơ mắc ung thư. ...

Bùng nổ sắc màu cho mùa thời trang mới

Những bộ trang phục đa sắc màu có thể được phối theo phong cách thời trang cá tính...

Bài đọc nhiều

IPPG và China Duty Free Group đẩy nhanh mở cửa hàng miễn thuế tại Việt Nam

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn miễn thuế Trung Quốc (CDFG) về thương mại du lịch. IPPG và China Duty Free Group đẩy nhanh mở cửa hàng miễn thuế tại Việt NamTập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn miễn thuế Trung Quốc (CDFG) về thương mại du lịch. ...

Giá nông sản ngày 13/11/2024: Cà phê tăng mạnh, hồ tiêu giảm sâu

DNVN - Ngày 13/11/2024, giá cà phê nội địa tăng mạnh thêm 2.700 đồng/kg, dao động trong khoảng 109.300-109.900 đồng/kg. Trong khi đó, hồ tiêu giảm sâu 2.000 - 2.200 đồng/kg tại hầu hết các khu vực trọng điểm, ghi nhận mức giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg. ...

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025. Có sự chuyển dịch về thị trường và chủng loại hồ tiêu xuất khẩu, Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 18.493 tấn hồ tiêu các loại...

Giá nông sản ngày 15/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu giảm giá

DNVN - Ngày 15/11/2024, thị trường cà phê tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng giá, với mức tăng khoảng 700 đồng/kg. Trái lại, hồ tiêu giảm từ 500-1.000 đồng/kg, hiện dao động ở mức 137.500 - 138.500 đồng/kg. ...

Cùng chuyên mục

TP.HCM trữ hàng Tết Ất Tỵ 2025

Từ đầu tháng 11, các doanh nghiệp bán lẻ, phân phối lớn tại TP.HCM bắt tay chuẩn bị hàng hóa cho cao điểm mua sắm cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Ông Lâm Quốc Thanh, Tổng Giám đốc SATRA, đơn vị cung ứng nguồn hàng thực phẩm, tiêu dùng lớn trên địa bàn thành phố, cho biết giá trị hàng thiết yếu hệ thống bán lẻ Satra dự trữ cho 2 tháng trước, trong và sau...

Khu vực Hà Nội và Phú Thọ cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 16/11/2024, ghi nhận cả nước có giá dao động từ 60.000 - 64.000 đồng/kg, trong đó khu vực Hà Nội và Phú Thọ cao nhất cả nước Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (16/11/2024) tại miền Bắc hôm nay giữ giá đi ngang trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg. Trong đó, Lào Cai và Ninh Bình có giá thấp nhất khu vực,...

Xuất hiện những dự án lớn góp phần đổi thay diện mạo đô thị Yên Bái

Những dự án lớn hai bên bờ sông đang dần hình thành, hứa hẹn tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới cho cả khu vực thành phố Yên Bái mở ra triển vọng về một thành phố Yên Bái đổi mới và đầy sức sống. Xuất hiện những dự án lớn góp phần đổi thay diện mạo đô thị Yên BáiNhững dự án lớn hai bên bờ sông đang dần hình thành, hứa hẹn tạo nên một diện mạo...

Việt Nam SuperPort khám phá dư địa mới trong logistics xanh

Việt Nam SuperPort, liên doanh giữa Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn YCH của Singapore, đang tăng cường nỗ lực phát triển bền vững để đạt mục tiêu trở thành cảng logistics đa phương thức đầu tiên tại Đông Nam Á phát thải ròng bằng “0” vào năm 2040. TS. Yap Kwong Weng, CEO Việt Nam SuperPort chia sẻ về cách cảng này thúc đẩy xu hướng logistics xanh. Việt Nam SuperPort, liên doanh giữa Tập đoàn T&T Group...

‘Đặc sản’ Hà Nội tăng giá gấp đôi, khách vẫn chịu chơi lùng mua

Cúc họa mi Nhật Tân đắt gấp đôi năm ngoái do mất mùa vì bão lũ.Minh Đức Nguồn: https://vtcnews.vn/dac-san-ha-noi-tang-gia-gap-doi-khach-van-chiu-choi-lung-mua-ar907434.html

Mới nhất

Sản phụ đẻ rơi giữa sân bay quốc tế

Một sản phụ vỡ ối và đẻ con ngay giữa phòng chờ sân bay quốc tế Miami. ...

Triển lãm ảnh hưởng ứng Ngày thế giới vì trẻ sinh non 17/11

NDO - Hưởng ứng Ngày thế giới vì trẻ sinh non 17/11, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tổ chức triển lãm ảnh trưng bày hình ảnh các hoạt động và kết quả đã đạt được trong công tác chăm sóc và điều trị trẻ sinh non của khoa Sơ sinh. Mỗi em bé sinh non...

Tầm soát sớm để phát hiện nhồi máu cơ tim kịp thời

Duy trì lối sống lành mạnh nhiều năm, người đàn ông 56 tuổi bất ngờ với chẩn đoán nhồi máu cơ tim do mạch máu tim gần tắc hoàn toàn. Duy trì lối sống lành mạnh nhiều năm, người đàn ông 56 tuổi bất ngờ với chẩn đoán nhồi máu cơ tim do mạch máu tim gần tắc hoàn toàn. ...

Quy định rõ mức mua và bồi thường bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

Sáng 15/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Bảo đảm thực hiện thống nhất Báo cáo về vấn đề xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh...

Nhân viên y tế thôn bản được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

NDO - Sáng 15/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội dung phiên họp. (Ảnh:...

Mới nhất