Trang chủNewsThế giớiBáo Đức nói về hậu quả tốn kém từ cuộc xung đột...

Báo Đức nói về hậu quả tốn kém từ cuộc xung đột Nga-Ukraine


Chính phủ các nước phương Tây phải đối mặt với việc vay nợ, thuế và cắt giảm chi tiêu công ngày càng tăng để tài trợ cho ngân sách quân sự đang tăng vọt của họ. Các thành viên NATO ở châu Âu dự kiến sẽ chi kỷ lục 380 tỷ USD cho quốc phòng trong năm nay – một điều khó thuyết phục được cử tri.

Thông tin trên được trang tiếng Anh của Đài Deutsche Welle (DW) của Đức đưa hôm 18/5 trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine ở Đông Âu đang diễn ra gay gắt. Theo báo Đức, xem mức chi tiêu quốc phòng của các chính phủ là một cách để thấy những mối đe dọa an ninh mà thế giới ngày nay phải đối mặt.

Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) về chi tiêu quân sự toàn cầu trong năm qua, ngân sách quân sự toàn cầu đạt 2.440 tỷ USD (2.250 tỷ Euro) vào năm 2023, cao hơn gần 7% so với năm 2022. Đây là mức tăng mạnh nhất theo năm kể từ năm 2009. Năm 2023 cũng là năm thứ 2 Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine.

Chi tiêu quân sự trung bình tính theo tỉ lệ chi tiêu chính phủ tăng 0,4 điểm phần trăm lên 6,9% vào năm 2023, và chi tiêu quân sự bình quân đầu người trên thế giới là cao nhất kể từ năm 1990, ở mức 306 USD (281 Euro). “Đối với mọi đàn ông, phụ nữ và trẻ em, chi tiêu quân sự thế giới hiện đang ở mức cao nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh – ở mức 306 USD/người”, DW nhận xét.

Thế giới - Báo Đức nói về hậu quả tốn kém từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

Binh sĩ Ukraine chuẩn bị máy bay không người lái cho chuyến bay chiến đấu ở khu vực Kharkiv, cách biên giới với Nga 8 km. Ảnh: Getty Images

Với việc Kiev không đủ nguồn lực để đương đầu một cuộc xung đột quy mô lớn như vậy, các nước phương Tây đã tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, trong khi những căng thẳng leo thang khác với Nga, cũng như những điểm nóng ở Trung Đông và châu Á, cũng khiến các chính phủ châu Âu phải tăng cường phòng thủ với mức độ “chưa từng có tiền lệ” kể từ Thế chiến II.

“Sự gia tăng chưa từng có trong chi tiêu quân sự là phản ứng trực tiếp trước sự suy thoái toàn cầu về hòa bình và an ninh”, ông Nan Tian, ​​nhà nghiên cứu cao cấp của chương trình sản xuất vũ khí và chi tiêu quân sự của SIPRI, cho biết. “Các quốc gia đang ưu tiên sức mạnh quân sự nhưng họ có nguy cơ rơi vào vòng xoáy hành động-phản ứng trong bối cảnh an ninh và địa chính trị ngày càng biến động”.

Chưa hết trăn trở với mức chi tiêu quốc phòng 2%…

Năm 2024, Mỹ đã phân bổ 886 tỷ USD cho quốc phòng, tăng hơn 8% trong 2 năm qua. Lần đầu tiên, các đối tác châu Âu của NATO dự kiến sẽ đạt được mục tiêu do liên minh quân sự đặt ra là chi tiêu 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng.

Mức mục tiêu 2% này là một vấn đề mà cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump coi trọng, và nỗi trăn trở của nhiều nước vẫn chưa đạt được. Hồi tháng 2, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết chỉ riêng trong năm nay, họ đã chi tổng cộng 380 tỷ USD cho quốc phòng.

Trong khi Đức vẫn đang cố gắng bắt kịp các thành viên NATO khác – được hỗ trợ bởi quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ Euro (109 tỷ USD) của Thủ tướng Olaf Scholz để nâng cấp các lực lượng vũ trang (Bundeswehr), thì Ba Lan sẽ chi 4,2% GDP cho quốc phòng trong năm nay, mức cao nhất trong liên minh quân sự.

Những nước khác ở sườn phía Đông của NATO cũng vượt xa hoặc sẽ sớm vượt mục tiêu 2%, do nhận thấy mối đe dọa an ninh ngày càng tăng ở biên giới của họ. Kết quả là, các chính phủ đang phải đối mặt với sự lựa chọn ngày càng khó khăn về cách chi trả cho các cam kết quốc phòng mới đó, cũng như nhiều nền kinh tế suy yếu do ảnh hưởng của căng thẳng địa chính trị toàn cầu đang diễn ra và lạm phát kéo dài. Nhiều quốc gia đã bị căng thẳng về mặt tài chính.

Thế giới - Báo Đức nói về hậu quả tốn kém từ cuộc xung đột Nga-Ukraine (Hình 2).

Tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva tháng 7/2023, các nhà lãnh đạo NATO đã nhất trí rằng mục tiêu chi tiêu quốc phòng thường có thể vượt quá 2%. Ảnh: NATO website

“Các cam kết ngắn hạn về thiết bị quân sự cho Ukraine nên được tài trợ bằng nợ bổ sung. Đó là cách mà các cuộc chiến tranh trong lịch sử được tài trợ”, ông Gunther Wolff, một thành viên cấp cao tại tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels, nói với DW.

“Nhưng để tăng chi tiêu quốc phòng trong dài hạn, hoặc là thuế cần phải tăng, hoặc các khoản chi tiêu khác phải bị cắt giảm. Nó có gây đau đớn về mặt chính trị không? Chắc chắn là có rồi! Nhưng nếu các vị cắt giảm chi tiêu trên các cơ quan chính phủ khác nhau, nó sẽ bớt đau đớn hơn”, vị chuyên gia chỉ ra.

Đức là nước đang áp dụng hình thức cắt giảm chi tiêu như vậy. Nền kinh tế số 1 châu Âu, vốn đang đối mặt với nguy cơ doanh thu thuế thấp hơn do tăng trưởng yếu hơn, đã cắt giảm chi tiêu ở hầu hết các cơ quan chính phủ, và riêng phân khúc viện trợ phát triển quốc tế sẽ bị cắt giảm gần 2 tỷ Euro trong năm nay.

“Đức có một số sự đánh đổi rất quan trọng cần thực hiện”, ông Jeffrey Rathke, Chủ tịch Viện Mỹ-Đức tại Đại học Johns Hopkins ở Washington D.C., nói với DW. “Chúng cần được quản lý về mặt chính trị để không làm xói mòn sự ủng hộ của công chúng đối với việc tăng cường an ninh và quốc phòng”.

Theo DW, các đảng chính trị cánh tả ở một số quốc gia đã dẫn đầu kêu gọi hòa bình giữa Nga và Ukraine, và làm dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu có tốt hơn khi các khoản chi tiêu quân sự mới có thể được chi tiêu cho các chương trình chăm sóc sức khỏe hoặc xã hội hay không.

Ông Rathke lưu ý rằng biện pháp “phanh nợ” (debt brake) của Đức, vốn hạn chế khả năng vay tiền của chính phủ để bù đắp những khoảng trống trong ngân sách, có nghĩa là liên minh cầm quyền của Thủ tướng Olaf Scholz có ít lựa chọn hơn, nếu so sánh với các nước khác, ví dụ như Pháp.

…Đã phải nghĩ đến mục tiêu cao hơn

Trong khi tình hình tài chính của Ba Lan đang ở trạng thái tốt hơn nhiều so với nhiều nước Tây Âu, Thủ tướng Donald Tusk, người đã đánh bại chính phủ dân túy cánh hữu trong cuộc bầu cử tháng 10 năm ngoái, đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các lời hứa bầu cử, bao gồm cả việc tăng giới hạn trước khi đánh thuế thu nhập, do ngân sách quốc phòng cao hơn nhiều.

Các quốc gia khác, chẳng hạn như những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu năm 2011, đã phải đối mặt với các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” sâu sắc và bất kỳ sự cắt giảm nào nữa có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công.

Ví dụ, Italy dự kiến sẽ chỉ chi 1,46% GDP cho quốc phòng trong năm nay, và cảnh báo rằng việc đạt được mục tiêu 2% của NATO vào năm 2028 sẽ rất khó khăn. Tỉ lệ nợ trên GDP của quốc gia Nam Âu này được dự báo sẽ đạt 137,8% trong năm nay.

Các quốc gia khác ở tình trạng thắt chặt tài chính tương tự, như Tây Ban Nha, có thể bị hạn chế đối với bất kỳ khoản thâm hụt bổ sung nào cần thiết để tài trợ cho chi tiêu quân sự mới, có thể ở mức 0,5-1,5% GDP. Năm ngoái, Madrid đã tăng ngân sách quốc phòng lên 26%.

Thế giới - Báo Đức nói về hậu quả tốn kém từ cuộc xung đột Nga-Ukraine (Hình 3).

Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của Các lực lượng vũ trang Đức (Bundeswehr). Ảnh: The Telegraph

“Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu buộc Hy Lạp phải điều chỉnh ngân sách từ 5% đến 7%, thậm chí 10%”, chuyên gia Wolff của Brugel nói. “May mắn thay, những sự cắt giảm này sẽ ít đau đớn hơn nhiều so với bất cứ điều gì mà các quốc gia ở Nam Âu phải chịu đựng”.

Thụy Điển, Na Uy, Romania và Hà Lan có gánh nặng nợ thấp hơn. Nhưng ngay cả như vậy, vị chính trị gia cực hữu Geert Wilders, người đứng đầu chính đảng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Hà Lan hồi tháng 11 năm ngoái, cũng lên kế hoạch chi tiêu đáng kể cho nhà ở và nông nghiệp an sinh xã hội để đảm bảo liên minh 4 đảng mới của ông được giữ vững.

“Cũng như năng lực tài chính và các vấn đề nợ nần, cuộc tranh luận về tài nguyên này còn liên quan đến sự khác biệt đang diễn ra trong nhận thức về mối đe dọa trên khắp châu Âu”, ông Rathke của Đại học Johns Hopkins cho biết, vì vậy các quốc gia nằm xa Ukraine có thể ít ưu tiên quốc phòng hơn những quốc gia gần biên giới với nước này.

Chi tiêu quốc phòng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới. Mục tiêu chi tiêu quốc phòng 2% của NATO lần đầu tiên được đặt ra vào năm 2014 sau khi xung đột nổ ra giữa Quân đội Ukraine và phe ly khai được Nga hậu thuẫn ở Donbass, và Moscow sáp nhập bán đảo Crimea.

Năm ngoái, tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania, các nhà lãnh đạo NATO đã nhất trí rằng mục tiêu này thường có thể vượt quá 2%. Đức, quốc gia cho đến nay vẫn phải vật lộn để đạt được mục tiêu ban đầu, hiện đã đưa ra triển vọng về mục tiêu ngân sách 3%, mục tiêu này thậm chí còn có tác động lớn hơn đối với tình hình tài chính của chính phủ ở Berlin.

Minh Đức (Theo DW, Relief Web)





Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/bao-duc-noi-ve-hau-qua-ton-kem-tu-cuoc-xung-dot-nga-ukraine-a664302.html

Cùng chủ đề

Việc Ukraine nên làm trước khi đàm phán với Nga; Đức tuyên bố bất ngờ về Kharkiv

Thông tin chiến sự Nga chuẩn bị chiến dịch quy mô lớn. Tổng thống Volodymyr Zelensky mới đây đưa ra những nhận định về tình hình ở Kharkiv. Nhà lãnh đạo Ukraine dự báo, cuộc tiến công của Nga có thể là sự khởi đầu cho một chiến dịch quy mô lớn. "Tình hình ở Kharkiv đã được kiểm soát, nhưng vẫn chưa hoàn toàn ổn định. Đối phương đã tiến lên được từ 5-10km dọc biên...

Phía sau ‘ứng cử viên lý tưởng’ của vị trí Tổng thư ký Hội đồng châu Âu là gì?

Ngoại trưởng Thụy Sỹ Ignazio Cassis ngày 18/5 cho rằng ông Alain Berset - người từng giữ nhiều cương vị cao trong Hội đồng Liên bang - là “ứng cử viên lý tưởng” cho vị trí Tổng thư ký của Hội đồng châu Âu.

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Ngày 13/5, Tổng thống Joe Biden đã ký luật cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ trợ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Rosatom hay không?

Mỹ không thúc ép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga; Kiev bác đề xuất ngừng bắn dịp Olympic

Thông tin chiến sự Ukraine dự báo tình hình Kharkiv. Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi đã cảnh báo về "những trận chiến khốc liệt" sắp xảy ra tại Kharkiv, mặt trận mới của cuộc chiến đã kéo dài hơn 2 năm giữa Ukraine và Nga. Ông Syrskyi cho biết, chiến dịch tấn công trên bộ của Nga tại Kharkiv đã mở rộng khu vực chiến đấu thêm khoảng 70 km và Nga đã tiến...

Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga

Thông tin chiến sự Nga nói phá hủy 600 máy bay chiến đấu của Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng nước này đã phá hủy 600 máy bay chiến đấu và 1.300 bệ phóng tên lửa đa nòng của Ukraine kể từ khi phát động chiến dịch tấn công đặc biệt. "Tổng cộng, chúng tôi đã tiêu diệt các mục tiêu sau: 600 tiêm kích, 274 trực thăng, 24.111 máy bay không người lái,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phân vùng đô thị Tp.HCM sẽ có 5 khu

Ngày 19/5, tại kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND thành phố Hồ Chí Minh, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh đã trình bày các nội dung liên quan đến Đề án quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm...

Đổi thay trên quê hương Bác

Tháng 5 về, khi cái nắng vàng bắt đầu oi ả, khi gió Lào phả từng cơn bỏng rát đến cháy da, thì trên mọi con đường đổ về Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An lại đông đúc hơn thường lệ. Thế nhưng, chỉ cần bước chân vào cổng Làng Sen, được phủ mát bởi những hàng cây cổ thụ xanh mát, dường như bao nhiêu sự mệt mỏi...

Phát huy thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

 Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng; UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; lãnh đạo các Thành uỷ, Tỉnh uỷ, UBND các tỉnh trong vùng.  Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên...

Rà soát công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Ngày 19/5 tại Nhà Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan nhằm rà soát công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV. Báo cáo tại cuộc làm việc, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần cho biết, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ...

Chủ đầu tư Khu đô thị QNK I phải làm gì khi được gia hạn tiến độ?

Dấu hiệu tích cực từ chủ trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Thông tin với Người Đưa Tin, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, UBND tỉnh Quảng Nam đã đồng thuận điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị QNK I tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn. Dự án này phía Đông giáp sông...

Bài đọc nhiều

Tham vọng trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn, Iran tìm cách nâng cao năng suất chế tạo các sản phẩm quốc phòng

Iran đang tìm cách nâng cao năng suất chế tạo các sản phẩm quốc phòng phục vụ xuất khẩu thêm 50% theo niên lịch hiện nay để trở thành một nhà xuất khẩu vũ khí lớn. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Iran Reza Talaei-Nik. (Nguồn: Press TV) Hãng thông tấn IRAN dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Iran Reza Talaei-Nik ngày 18/5 xác nhận Tehran đang tìm cách nâng cao năng suất chế tạo các sản phẩm quốc...

Điện Kremlin chuẩn bị cho chuyến thăm Triều Tiên của Tổng thống Putin, Moscow nói về ‘tính quyết định’ của quan hệ Nga-Trung

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 18/5 xác nhận các công tác chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Triều Tiên đang được triển khai “với tiến độ khác nhau”.

Gã khổng lồ hàng không châu Âu trình làng mẫu “máy bay lai trực thăng”

Trong bối cảnh cuộc đua định hình loại phương tiện bay có cánh quạt của tương lai, Airbus Helicopters đã chính thức trình làng một mẫu “máy bay lai trực thăng” thử nghiệm vào ngày 15/5 với tên gọi Racer (tay đua). Chiếc máy bay lai trực thăng Racer, trị giá 200 triệu Euro (217 triệu USD) là mẫu phương tiện kết hợp cánh cứng cố định như máy bay thông thường với cánh quạt trực thăng, mang...

Cùng chuyên mục

Xác định được vị trí rơi trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi

Trang tin IFP News của Iran dẫn lời Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tỉnh Đông Azerbaijan, Chuẩn tướng Abbasgholi Zadeh, cho biết địa điểm rơi chính xác của chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã được xác định. Chuẩn tướng Zadeh cho hay, tại địa điểm máy bay rơi, các đội cứu hộ đã nhận được tín hiệu từ trực thăng và điện thoại di động...

Tổng thống Ukraine nói phương Tây tạo cho Nga ‘lợi thế lớn nhất”, Ngoại trưởng Mỹ chơi nhạc tại quán bar ở Kiev

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc, Ukraine nói về ‘lợi thế lớn nhất’ Moscow có được từ những quy định của phương Tây, Ngoại trưởng Mỹ chơi nhạc rock, chiến sự Israel-Hamas, Triều Tiên phóng tên lửa… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Mới nhất

FPT Software lọt Top 13 nhà cung cấp dịch vụ đám mây tiêu biểu của Gartner

Mới đây, FPT Software được Gartner công nhận Top 13 nhà cung cấp dịch vụ và quản lý đám mây công cộng (Public Cloud) tiêu biểu nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương về chất lượng dịch vụ. Đây là lần thứ 3 liên tiếp FPT Software xuất hiện trong danh sách này. Gartner 3 lần liên tiếp...

Trực thăng chở Tổng thống Raisi đã phải ‘hạ cánh cứng’

“Tổng thống đáng kính và phái đoàn đang trên đường trở về trên một số máy bay trực thăng và một trong những chiếc trực thăng đã buộc phải hạ...

Xạ thủ Lê Thị Mộng Tuyền không có huy chương cá nhân ở giải các đội mạnh quốc gia

Xạ thủ đã có suất Olympic Paris (Pháp) 2024 Lê Thị Mộng Tuyền thi đấu ở giải vô địch các đội mạnh quốc gia 2024 nhưng không giành được huy chương. > Tuyển thủ Olympic Lê Thị Mộng Tuyền thi đấu giải vô địch các đội mạnh bắn súng quốc gia...

Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc giữa tuần hửng nắng rồi lại mưa liên tiếp

Theo các chuyên gia của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (20/5), khu vực Bắc Bộ mưa giông còn xảy ra ở phía Tây Bắc Bộ, có nơi mưa rất to với lượng mưa 20-50mm, có nơi trên 80mm. Khu vực phía Đông Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa...

Tổng thống Ukraine nói phương Tây tạo cho Nga ‘lợi thế lớn nhất”, Ngoại trưởng Mỹ chơi nhạc tại quán bar ở Kiev

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc, Ukraine nói về ‘lợi thế lớn nhất’ Moscow có được từ những quy định của phương Tây, Ngoại trưởng Mỹ chơi nhạc rock, chiến sự Israel-Hamas, Triều Tiên phóng tên lửa… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Mới nhất