Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBáo động giáo viên bị bạo lực tinh thần

Báo động giáo viên bị bạo lực tinh thần

TP – “Vinh quang lắm mà tủi cực cũng nhiều” là lời tâm sự của nhiều giáo viên trong bối cảnh nghề giáo bị ảnh hưởng quá nhiều bởi môi trường xã hội. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra với học sinh mà với giáo viên, còn nghiêm trọng hơn.

TP – “Vinh quang lắm mà tủi cực cũng nhiều” là lời tâm sự của nhiều giáo viên trong bối cảnh nghề giáo bị ảnh hưởng quá nhiều bởi môi trường xã hội. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra với học sinh mà với giáo viên, còn nghiêm trọng hơn.

Bạo lực trắng

Cả sân trường đang yên tĩnh với tiếng hô khẩu lệnh của thầy giáo thể dục, bỗng có tiếng hét “đi thôi” cùng với tiếng đồ dùng học tập loảng xoảng rơi. Trên tầng 2, một học sinh lao ra khỏi lớp, chạy dọc hành lang vừa hò vừa hét rồi xuống sân trường. Đội hình, đội ngũ thầy Ngọc Minh bỗng náo loạn, thầy cũng đứng tim. Tuy đã quen với hình ảnh này, nhưng thầy Minh vẫn không khỏi bàng hoàng mỗi khi cô học sinh này xuất hiện.

Báo động giáo viên bị bạo lực tinh thần ảnh 1

Giáo viên mong muốn mỗi ngày đến trường cũng là ngày hạnh phúc. Ảnh: Như Ý

Năm học nào, trường của thầy Ngọc Minh (một trường Tiểu học tại Hà Nội) cũng có vài học sinh thuộc diện tăng động giảm chú ý. Mỗi em một biểu hiện và giáo viên phải tập quen dần. Có em đột ngột phản ứng, em khác lại có xu hướng dễ nổi nóng, bạo lực với bạn. Cô Thu Hiền, giáo viên chủ nhiệm lớp 5 của trường cho biết, những em có xu hướng bạo lực thường rất khó kiểm soát. Trong giờ học, học sinh đứng phắt dậy, tát bốp vào mặt bạn ngồi đằng sau mặc dù bạn đang nghiêm túc học bài. Bạn bị đánh bất ngờ, không biết lí do và mếu máo khóc. Lớp học đang tập trung lại nháo nhác và cô Hiền phải làm quan tòa phân xử.

Hiệu trưởng một trường THCS tại quận Hoàn Kiếm kể, trong trường có phụ huynh cho con học từ lớp 6 đến năm nay lớp 9 nhưng chưa đóng một đồng học phí nào, dù chỉ 155.000 đồng/tháng. “Họ có lương, có thu nhập nhưng không nộp học phí vì cho rằng nhà nước phải lo học phí cho con em họ đi học.

Những tình huống dở khóc dở cười của giáo viên đối với những học sinh bị bệnh tâm lí gần như trường học nào trên địa bàn Hà Nội cũng có từ tiểu học đến THCS. Nhưng đáng nói là, giáo viên bị cô đơn trong việc giảng dạy, hỗ trợ những học sinh này. Theo cô Hiền, trường học bình thường có nhiệm vụ giáo dục hòa nhập, tức là có học sinh khuyết tật học cùng, nhưng chỉ là những khuyết tật thể nhẹ. Thời gian gần đây, số lượng học sinh bị mắc các bệnh về tâm lí như tự kỉ, tăng động giảm chú ý,… ngày càng tăng.

Nhiều phụ huynh vì lí do nào đó không chấp nhận thực trạng bệnh tật của con nên không đưa con đi khám, đánh giá. Vì vậy, họ coi việc dạy học cho trẻ là nhiệm vụ của giáo viên, họ đòi hỏi rất nhiều. Ví dụ, khi phản ánh con bạo lực với bạn, họ nói đó là trách nhiệm của cô giáo phải quản lớp. Con gây mất trật tự trong lớp, họ nói do giáo viên không biết quản học sinh… “Chúng tôi, những giáo viên dạy trường bình thường có được tập huấn dạy hòa nhập nhưng không phải giáo viên chuyên biệt. Những học sinh mắc bệnh tâm lí nặng cần phải có sự hỗ trợ, can thiệp của giáo viên, các trường chuyên biệt. Nhưng nói thế nào phụ huynh cũng không đưa con đi khám và vì không có kết luận của bệnh viện, nhà trường bắt buộc vẫn phải nhận học sinh vì là nhiệm vụ của trường công”, cô Hiền tâm sự.

Theo cô Hiền, năm nào chủ nhiệm lớp có học sinh bị tăng động giảm chú ý hoặc tự kỉ, giáo viên đến bạc tóc vì vất vả, lo lắng. Sĩ số lớp đông, lo dạy đã mệt, lại còn lo chăm sóc, hỗ trợ học sinh bị bệnh tâm lí nặng. Nhiều khi những em này đi vệ sinh tự nhiên ngay trong lớp mà không có ý thức, giáo viên là người phải xử lí. “Điều buồn nhất là giáo viên không nhận được sự hỗ trợ từ phụ huynh”, cô Hiền nói. Hôm nào học sinh “quậy” là cô Hiền trở về nhà trong trạng thái căng thẳng.

Xã hội phát triển, phụ huynh có thêm một vũ khí là mạng xã hội nên thầy cô giáo ngày càng áp lực. Cô Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương, Hoàn Kiếm chia sẻ, nhiều hôm phải ở lại trường tới 22-23h để phân xử chuyện học sinh xích mích. Điều vô lí ở chỗ, phụ huynh yêu cầu nhà trường phải bắt các bạn khác chơi với con họ. Học sinh đánh nhau ngoài trường với học sinh trường khác, phụ huynh cũng vào trường bắt đền. Áp lực hơn là nhiều phụ huynh không cần biết phải trái, đúng sai, thấy con bị bắt nạt hoặc cô lập ở lớp là đến ngay trường mặt đối mặt lời qua tiếng lại với giáo viên chủ nhiệm.

Bạo lực học đường xảy ra với giáo viên không chỉ là câu chuyện bạo lực nóng do bị phụ huynh, thậm chí cả chính học sinh của mình tác động vật lí mà còn là những câu chuyện không biết tỏ cùng ai. Theo ghi nhận của phóng viên, ở nhiều trường tại Hà Nội có một số phụ huynh không chịu trách nhiệm đóng góp các khoản thu hợp pháp cho con em.

Hiệu trưởng một trường THCS tại quận Hoàn Kiếm kể, trong trường có phụ huynh cho con học từ lớp 6 đến năm nay lớp 9 nhưng chưa đóng một đồng học phí nào, dù chỉ 155.000 đồng/tháng. “Họ có lương, có thu nhập nhưng không nộp học phí vì cho rằng nhà nước phải lo học phí cho con em họ đi học. Chuyện này xảy ra từ trường tiểu học rồi”, vị hiệu trưởng này kể. Ức chế, bức xúc và giáo viên phải bỏ tiền lương để đóng học phí, tiền ăn bán trú, tiền bảo hiểm y tế cho học sinh là có thật đối với những gia đình không khó khăn nhưng vô trách nhiệm với con em.

Áp lực từ phụ huynh

ĐH Quốc gia TPHCM vừa công bố đề tài khoa học công nghệ “Nghiên cứu đời sống giáo viên tại tỉnh Bình Thuận, Tây NinhHậu Giang”. Kết quả khảo sát cho thấy, một điều khá bất ngờ rằng, giáo viên bị áp lực lớn nhất từ phụ huynh học sinh. Theo đó, trên 70% giáo viên cho rằng, họ đang bị áp lực hoặc rất áp lực từ phụ huynh. Gần 41% giáo viên từng có ý định chuyển nghề do bạo lực tinh thần từ phụ huynh.

Nhiều nhà quản lí và giáo viên các cấp đều có chung nhận định, hiện nay áp lực từ phía phụ huynh đối với giáo viên đang là vấn đề đáng báo động. Nhiều phụ huynh đặt kì vọng quá cao, thường xuyên can thiệp sâu vào công việc giảng dạy, thậm chí gây áp lực về điểm số. Họ liên tục theo dõi, đặt câu hỏi và yêu cầu báo cáo chi tiết về tình hình học tập của con qua các nhóm Zalo hay Facebook…

Đáng lo ngại hơn, một số giáo viên còn phản ánh rằng, một số phụ huynh có những hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến thầy, cô như: trực tiếp đến trường gây gổ, chửi bới, thậm chí hành hung giáo viên khi con em họ bị phê bình, nhắc nhở hoặc không đạt điểm cao. Nhiều giáo viên phải đối mặt với tình trạng bị đe dọa hay bị bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội… Điều này không chỉ khiến đội ngũ giáo viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, mất tự chủ và cảm hứng trong công việc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục, đồng thời tạo nên hình ảnh xấu trong mắt học sinh về mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình.

Nhiều giáo viên phải đối mặt với tình trạng bị đe dọa hay bị bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội… Điều này không chỉ khiến đội ngũ giáo viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, mất tự chủ và cảm hứng trong công việc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục, đồng thời tạo nên hình ảnh xấu trong mắt học sinh về mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình.

NGHIÊM HUÊ





Nguồn: https://tienphong.vn/bao-dong-giao-vien-bi-bao-luc-tinh-than-post1698291.tpo

Cùng chủ đề

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết...

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh mầm non, THPT, học viên hệ giáo dục thường xuyên từ năm học 2025 - 2026. + Nhóm 1: Học sinh học tại các trường ở TP Thủ Đức...

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh bậc THCS

Nội dung trên được nêu trong dự thảo chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh THCS công lập và tư thục, năm học 2024-2025, trình HĐND TP.HCM và sáng 9/12.Cụ thể, học sinh được hỗ trợ 30.000-60.000 đồng/tháng, tùy địa bàn, tương đương 100% học phí công lập. Học sinh tư thục (trừ trường có vốn đầu tư nước ngoài) được nhận mức tương tự. Nhóm 1 là học sinh các trường học ở TP...

Mức học phí mới của các trường tự bảo đảm chi thường xuyên, trường chất lượng cao

NDO - Năm học 2024-2025, Hà Nội áp dụng mức học phí mới với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao. Mức học phí năm học 2024-2025 đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

3,4 triệu lượt xem nhà trai dùng ‘chiếc ô khổng lồ’ che mưa đi hỏi cưới

Dùng nhà bạt di động để che chắn cơn mưa bất chợt, ý tưởng sáng tạo của nhà trai khiến mạng xã hội xôn xao. Dùng nhà bạt di động để che chắn cơn mưa bất chợt, ý tưởng sáng tạo của nhà trai khiến mạng xã hội xôn xao. Vỏn vẹn 34 giây, video nhà trai dùng nhà bạt che mưa để sang nhà gái hỏi cưới thu hút 3,4 triệu lượt xem chỉ sau...

Mặt đường QL14B nát tươm, chằng chịt ổ voi, ổ gà ở Đà Nẵng

TPO - Mặt đường QL14B (đoạn qua địa phận huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) hiện đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn đường đầy rẫy ổ voi, ổ gà khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. 17/12/2024 | 13:36 ...

Tin mới về cầu đi bộ hình lá dừa nước 1000 tỷ đồng bắc qua sông Sài Gòn

TPO - Nhà đầu tư vừa công bố đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ hình lá dừa nước qua sông Sài Gòn. TPO - Nhà đầu tư vừa công bố đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ hình lá dừa nước qua sông Sài Gòn. Chiều 17/12, thông tin với PV Tiền Phong, đại diện Công ty Cổ phần...

TPHCM liên tục lạnh, thời tiết dịp Giáng sinh sẽ ra sao?

TPO - Theo dự báo từ cơ quan khí tượng, do không khí lạnh tăng cường, thời tiết TPHCM từ nay đến dịp lễ Giáng sinh sẽ se lạnh về đêm và sáng sớm. Khả năng có một vài ngày nhiệt độ sẽ xuống 20 độ C ở một số khu vực. TPO - Theo dự báo từ cơ quan khí tượng, do không khí lạnh tăng cường, thời tiết TPHCM từ nay đến dịp lễ Giáng...

Hàng loạt trường đại học top đầu công bố phương án tuyển sinh 2025: Có gì mới?

TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học bạ hoặc giảm chỉ tiêu ở phương thức này. TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Cùng chuyên mục

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Kỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk Lắk

Tối 17/12, bà Hồ Thị Tình, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quốc tế (phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) cho biết, Hội đồng kỷ luật nhà trường vừa tiến hành họp, xem xét kỷ luật cô giáo N.M.T (26 tuổi) do có hành vi đánh một học sinh lớp 3. Nhà trường cũng quyết định cắt toàn bộ thi đua của cô N.M.T trong năm học 2024-2025, không xét nâng lương đợt tới."Cô giáo T. sẽ có...

Mới nhất

Các dự án nông nghiệp thắng đậm tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024

Sau thời gian tuyển chọn kỹ lưỡng, cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024 đã đi đến hồi kết với nhiều thành tích ấn tượng dành cho các dự án trong mảng nông nghiệp. Các dự án nông nghiệp "thắng đậm" tại cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2024Sau thời gian tuyển chọn kỹ lưỡng, cuộc thi Khởi nghiệp Quốc...

Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành

Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành trong năm 2025. Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hànhBà Vũ Thị Chân...

Lộ diện dàn khí tài quân sự của Việt Nam trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế

Hàng loạt khí tài quân sự của Việt Nam - những sản phẩm của nền tự chủ công nghiệp quốc phòng thuộc 77 đơn vị thành viên Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - đã xuất hiện ấn tượng trước thềm Triển lãm...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

Ngày 16/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT với sự tham dự của lãnh đạo, chuyên...

Mới nhất