Trang chủNewsNhân quyềnBảo đảm tiếp cận vaccine từ góc độ quyền con người về...

Bảo đảm tiếp cận vaccine từ góc độ quyền con người về bảo vệ sức khỏe


Quyền đối với sức khỏe được hiểu một cách khái quát nhất là quyền được thụ hưởng những cơ sở vật chất, hàng hóa, dịch vụ và điều kiện cần thiết để đạt được tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thể.

Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân là yếu tố hàng đầu của công tác an sinh xã hội, trực tiếp bảo vệ giống nòi, bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhận thức được vai trò của việc bảo vệ sức khỏe cũng là một phần nội dung không thể tách rời của việc bảo vệ quyền con người, đặc biệt trong bối cảnh tình hình mới của thế giới, những dịch bệnh mới nguy hiểm phát sinh và diễn biến khó lường, việc bảo đảm cho người dân quyền tiếp cận dược phẩm vaccine phòng bệnh đặt Việt Nam trước những khó khăn thách thức mới cần phải có những giải pháp thích hợp và kịp thời.

Bảo đảm tiếp cận vaccine từ góc độ quyền con người về bảo vệ sức khỏe
Là một đối tượng có tầm quan trọng đối với việc phòng ngừa dịch bệnh, cải thiện và chăm sóc sức khoẻ của con người, vaccine từ lâu đã được loài người quan tâm. (Nguồn: VGP)

Pháp luật quốc tế trong việc tiếp cận dược phẩm vaccine phòng bệnh

Quyền đối với sức khỏe với tư cách là quyền con người được ghi nhận đầu tiên trong Hiến pháp của WHO năm 1946 với nội dung rằng: “Việc thụ hưởng những tiêu chuẩn có thể đạt được ở mức độ cao nhất đối với sức khỏe là một trong những quyền cơ bản của quyền con người mà không có sự phân biệt đối xử do chủng tộc, tôn giáo, niềm tin chính trị, các điều kiện kinh tế hay xã hội” (Điều 1).

Tiếp đó, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 cũng đề cập những nội dung về quyền đối với sức khỏe: “Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để bảo đảm sức khoẻ và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyền được bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tàn phế, góa bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hoàn cảnh khách quan vượt quá khả năng đối phó của họ” (Điều 25).

Quyền đối với sức khỏe được hiểu một cách khái quát nhất là quyền được thụ hưởng những cơ sở vật chất, hàng hóa, dịch vụ và điều kiện cần thiết để đạt được tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thể. Tiếp cận dược phẩm, trong đó bao gồm cả vaccine phòng ngừa bệnh cũng là một quyền để đạt được tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thể như quy định tại Điều 12 Công ước về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội (ICSCR), “Mọi người có quyền được hưởng một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được. Các quốc gia thành viên Công ước cần thi hành các biện pháp để thực hiện đầy đủ quyền này”.

Các biện pháp để thi hành công ước bao gồm cả các biện pháp về ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp và các bệnh khác; tạo điều kiện để bảo đảm mọi dịch vụ và sự chăm sóc y tế khi đau yếu. Nói cách khác, quyền tiếp cận dược phẩm cũng là một nội dung của quyền đối với sức khỏe dưới góc độ quyền con người.

Là một đối tượng có tầm quan trọng đối với việc phòng ngừa dịch bệnh, cải thiện và chăm sóc sức khoẻ của con người, vaccine từ lâu đã được loài người quan tâm. Xuyên suốt thế kỷ XX, các loại vaccine khác giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng thường gây tử vong như: ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, sởi, rubella và một số bệnh truyền nhiễm khác đã được phát triển. Vaccine giúp con người chủ động đối phó với bệnh tật vì thế giảm được gánh nặng lớn cho nền y tế cộng đồng của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Những lợi ích cuả vaccine và hệ thống tiêm chủng đã được chứng minh bởi rất nhiều nghiên cứu y học.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO thì “vaccine là cách thức cơ thể con người chống lại các bệnh trước khi tiếp xúc với chúng. Nó huấn luyện hệ thống miễn dịch của bạn để tạo ra kháng thể, giống như khi nó tiếp xúc với một căn bệnh. Tuy nhiên, vì vaccine chỉ chứa các dạng vi trùng bị tiêu diệt hoặc làm suy yếu như vi-rút hoặc vi khuẩn, chúng không gây ra bệnh hoặc khiến bạn có nguy cơ bị các biến chứng của bệnh”.

Như vậy có thể thấy rằng vaccine chính là một trong các sản phẩm dược phẩm, là một dạng thức thuốc có chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch được dùng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh.

Dưới góc độ y học thì tiêm phòng vaccine là cách thức đơn giản an toàn và hiệu quả để bảo vệ cơ thể con người chống lại các bệnh có hại trước khi trực tiếp tiếp xúc với chúng. Nó sử dụng hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể để xây dựng khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng cụ thể và làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể mạnh hơn.

Từ vai trò to lớn của vaccine đối với sức khỏe con người, trong pháp luật hầu hết các quốc gia đều ghi nhận vaccine là một đối tượng được sử dụng hiệu quả và tích cực trong phòng ngừa bệnh tật, cung cấp dược phẩm trong hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ cho người dân nói chung và Việt Nam cũng có những văn bản trong lĩnh vực y dược qui định về đối tượng này.

Việt Nam bảo đảm quyền tiếp cận dược phẩm vaccine

Tiếp nối tinh thần của Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân được Quốc hội Khoá VIII ban hành, ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW “về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới” (Nghị quyết số 20-NQ/TW). Nghị quyết số 20-NQ/TW đã nêu những quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các văn bản liên quan đến việc triển khai bảo đảm việc khám chữa bệnh, bảo đảm tiếp cận thuốc như: Luật Khám chữa bệnh, Luật Dược số 105/2016/QH13… liên tục được ban hành, sửa đổi nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của Nhân dân trong tình hình mới.

Liên quan đến quyền tiếp cận dược phẩm, những nghĩa vụ của quốc gia với tư cách là một trong những nghĩa vụ bảo đảm quyền đối với sức khỏe theo Bình luận chung số 14 của Uỷ ban ICSCR bao gồm nghĩa vụ bảo vệ yêu cầu các quốc gia phải ban hành luật hoặc thực hiện các biện pháp khác để bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và liên quan đến sức khoẻ do bên thứ ba cung cấp; nghĩa vụ thực hiện yêu cầu các quốc gia công nhận đầy đủ quyền được chăm sóc sức khoẻ trong hệ thống pháp luật và chính trị quốc gia, thích hợp nhất là thông qua hình thức thực hiện lập pháp, và ban hành một chính sách y tế quốc gia với kế hoạch chi tiết để thực hiện quyền đối với sức khoẻ.

Các quốc gia phải bảo đảm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, bao gồm cả các chương trình tiêm chủng chống các bệnh truyền nhiễm cơ bản, và bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng những yếu tố quyết định cơ bản đến sức khoẻ cho tất cả mọi người…

Bảo đảm tiếp cận vaccine từ góc độ quyền con người về bảo vệ sức khỏe
Tiêm vaccine phòng bệnh là cách thức đơn giản an toàn và hiệu quả để bảo vệ cơ thể con người chống lại các bệnh có hại trước khi trực tiếp tiếp xúc với chúng. (Nguồn: VGP)

Từ những tìm hiểu tổng quan về pháp luật quốc tế, để thực hiện tốt việc bảo đảm quyền con người trong việc tiếp cận dược phẩm vaccine để bảo vệ sức khỏe, Việt Nam nên cân nhắc những giải pháp như:

Thứ nhất, cần tiếp tục chủ động đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế theo hướng “vaccine vì mục đích cộng đồng”.

Là một quốc gia đang phát triển với những đặc thù về điều kiện kinh tế xã hội, Việt Nam luôn giữ quan điểm nhất quán trong việc tạo điều kiện bình đẳng cho mọi người dân tiếp cận vaccine. Nguồn vaccine chúng ta có được là kết quả từ nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cũng như nhiều tổ chức, cá nhân khác trong xã hội.

Dù là vaccine loại nào, do đâu sản xuất khi nhập về Việt Nam đều được thẩm định kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm phục vụ kịp thời cho mục tiêu tiêm chủng trên toàn quốc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Việc triển khai tiêm vaccine đến từng cá nhân là phụ thuộc vào lô vaccine nhập về ở thời điểm tiêm, phân bổ theo nhóm đối tượng có nguy cơ cao và theo địa phương, khu vực có nguy cơ giảm dần, chứ không có sự phân biệt đối xử dựa vào địa vị, tầng lớp xã hội.

Với quan điểm tinh thần nhất quán, Việt Nam luôn đồng thuận với các quốc gia về việc tạo ra các ngoại lệ và linh hoạt đối với việc cung cấp quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế dược phẩm. Chúng ta cần chủ động tích cực hơn nữa để ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế dược phẩm theo hướng giới hạn tối đa sự độc quyền của chủ sở hữu và hướng tới những mục đích chung của cộng đồng.

Thứ hai, cần chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực để thực hiện các hợp đồng chuyển giao sáng chế, hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế có đối tượng là vaccine, sản xuất vaccine tại Việt Nam.

Các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu tri tuệ (Hiệp định TRIPS), các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xây dựng và thực hiện các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế dù là tự nguyện hay bắt buộc.

Pháp luật Việt Nam trên cơ sở thi hành các cam kết quốc tế cũng đã đưa ra những qui định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây chính là làm sao bảo đảm được nguồn lực sản xuất. Chúng ta thường mua vaccine từ bên ngoài hoặc nếu có nghiên cứu thành công thì sẽ chuyển giao công nghệ và hợp tác sản xuất từ các quốc gia khác sau đó đưa về Việt Nam để sử dụng.

Vì thế đối với việc phát triển nghiên cứu và sản xuất vaccine, nhà nước cần phải có những chính sách ưu tiên đầu tư cho nguồn lực sản xuất vaccine của các doanh nghiệp trong nước để có thể đáp ứng được yêu cầu; đồng thời cần nỗ lực chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nhân lực để có thể tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển giao quyền sử dụng sáng chế vaccine từ các nước phát triển đã nghiên cứu và chế tạo thành công vaccine.

Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, cùng với việc nỗ lực tìm kiếm, tiếp cận, đàm phán, trao đổi với các nhà sản xuất, đối tác phát triển, sản xuất, cung ứng vaccine phòng bệnh trên thế giới, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu phát triển và sản xuất vaccine trong nước chủ động, tích cực, khẩn trương triển khai các nghiên cứu phát triển, thử nghiệm lâm sàng vaccine “made in Việt Nam”[1].

Thứ ba, tận dụng các nguồn tri thức truyền thống có giá trị và hiệu quả, ứng dụng kiến thức y học cổ truyền trong phòng ngừa và chữa trị bệnh tật.

Không giống như y học hiện đại dựa trên bằng chứng khoa học, y học cổ truyền là y học thực nghiệm được phát triển dựa trên các quan sát lâm sàng tích lũy được qua nhiều thế kỷ. Là một quốc gia có nguồn vốn vô cùng dồi dào và phong phú về y học cổ truyền, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế này của mình để tạo ra các sản phẩm có giá trị và hiệu quả cao trong phòng và chữa bệnh mà không cần phải quá trông chờ phụ thuộc vào nguồn vaccine từ ngoài đưa vào hoặc quá lo lắng về khả năng tạo ra được sản phẩm vaccine mới có thể phòng ngừa bệnh.

Việc sử dụng các nguồn lực từ y học cổ truyền cũng có một ưu điểm rất lớn chính là tiết kiệm được nguồn tài chính vì giá cả của chúng thường thấp hơn rất nhiều so với các thuốc tân dược hay các vaccine được nghiên cứu và chế tạo mới.

(*) Khoa Pháp luật Quốc tế – Trường Đại học Luật Hà Nội


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Bruce Lehman, The Pharmaceutical Industry and the Patent System, 2013, International Intellectual Property Institute US.
  • Herbert F. Schawrtz (2003), Adjunct Professor, Patent Law and Practice, University of Pennsylvania Law School.
  • Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Công an nhân dân, năm 2020.
  • WHO, Public Health, Innovation and LPRs, Report of the Commission on Intellectual Property rights, innovation and public health, 2016.

[1] Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch Covid 19, https://covid19.gov.vn/viet-nam-thuc-day-san-xuat-vaccine-covid-19-trong-nuoc-nghien-cuu-chuyen-giao-cong-nghe-tu-nuoc-ngoai-1717363764.htm, truy cập ngày 22/10/2021.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chỉ 18% trường học đạt tiêu chuẩn tiếng ồn

(NLĐO) - Với 3.355 phòng học và phòng chức năng tại 22 quận, huyện trên địa bàn TP HCM chỉ có 18% trường học đạt tiêu chuẩn tiếng ồn ...

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người

Cùng với những thành tựu trong xây dựng đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người trên các phương diện của đời sống xã hội. Niềm vui của trẻ em vùng cao. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) "Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người." Câu...

Hà Nam: Hơn 200 đại biểu tham gia tập huấn tập công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Chiều 12/12, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người năm 2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu hội trường UBND tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố với sự tham dự của hơn 200 đại biểu. Các đại biểu tham dự tại điểm...

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam

Sáng 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về giáo dục quyền con người

Kinhtedothi - Sáng 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Cùng dự và chủ trì Hội nghị có GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu chính và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giá vàng “chờ” tin Fed, loạt ngân hàng dự kiến “ra tay” với lãi suất, tương lai kim loại quý ra sao?

Giá vàng hôm nay 18/12/2024 ghi nhận thế giới giảm nhẹ chờ tin từ Fed, vàng nhẫn trong nước tăng ấn tượng. Trong dài hạn, hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục đóng vai trò là chất xúc tác tăng giá chính cho thị trường vàng.

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đăng ký và thống kê hộ tịch bảo đảm quyền công dân để không ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024.

Mới nhất

Công ty thu hàng nghìn tỉ từ bán nhựa đường muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận

Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay xuống 65 tỉ đồng, thấp hơn kế hoạch 54%. ...

Thông cáo báo chí-Kiki Auto chính thức đạt 1 triệu lượt cài đặt trên ô tô

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2024 - Sau 4 năm phát triển, trợ lý “make-in-Vietnam” - Kiki Auto đã chính thức cán mốc 1 triệu lượt cài đặt và sử dụng trên ô tô. Ra mắt vào tháng 12/2020, Trợ lý tiếng Việt của Zalo AI ghi nhận trung bình gần 1.100 lượt...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật ‘Vang mãi khúc quân hành’

Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). ...

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính...

Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn...

Chiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của...

Mới nhất