Trang chủPolitical ActivitiesBảo đảm thực thi đầy đủ các mục tiêu đề ra trong...

Bảo đảm thực thi đầy đủ các mục tiêu đề ra trong sắp xếp đơn vị hành chính

Để có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về thực trạng của quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cả nước tính đến nay, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long.

 

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long. (Ảnh: Nguyễn Thuỷ)



Đã quyết liệt triển khai, tiến hành sắp xếp số lượng lớn các đơn vị hành chính

* Xin Thứ trưởng cho biết tình hình sắp xếp đơn vị hành chính đến thời điểm hiện nay?

– Thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023- 2030, trong thời gian qua với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã chủ động, tích cực quán triệt và triển khai xây dựng Kế hoạch, Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã; chủ động làm tốt công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân và hệ thống chính trị ở địa phương. Đến nay, các địa phương có thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 đã hoàn thành hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.

Với vai trò là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 -2025, Bộ Nội vụ đã khẩn trương tiến hành các quy trình thủ tục, thẩm định và trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của các địa phương. Đến thời điểm hiện nay, Bộ Nội vụ đã cơ bản hoàn thành thành việc trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội các hồ sơ Đề án sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã của các địa phương.

Kết quả cụ thể: Một là, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của 38 tỉnh, thành phố gồm: Nam Định, Sóc Trăng, Tuyên Quang, Cần Thơ, Phú Yên, Ninh Thuận, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai, Lào Cai, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Đắk Lắk, Gia Lai, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Long An, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Yên BáiKiên Giang. Theo đó, thực hiện sắp xếp và thành lập đối với 30 ĐVHC cấp huyện và 781 ĐVHC cấp xã, sau sắp xếp giảm 07 ĐVHC cấp huyện và 383 ĐVHC cấp xã.

Hai là, đối với 13 địa phương còn lại, trong đó có 12 địa phương vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua ngày 14/11/2024 và hồ sơ Đề án của tỉnh Ninh Bình đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trong thời gian sớm nhất Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét thông qua.

Tính toàn bộ 51 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp thì trong giai đoạn 2023- 2025, cả nước thực hiện sắp xếp đối với 38 ĐVHC cấp huyện và 1.176 ĐVHC cấp xã; sau sắp xếp giảm 9 ĐVHC cấp huyện và 562 ĐVHC cấp xã

Việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 đã được triển khai tích cực, bảo đảm tiến độ để các địa phương có thời gian triển khai các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp ĐVHC và chuẩn bị tốt công tác tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031. Quá trình triển khai, các địa phương đã rà soát, nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu nhất để thực hiện ngay sắp xếp ĐVHC thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025. Một số địa phương đã quyết liệt trong triển khai thực hiện, tiến hành sắp xếp số lượng lớn các ĐVHC thuộc diện sắp xếp và sắp xếp thêm đối với các ĐVHC thuộc diện khuyến khích, trong đó: tỉnh Nam Định thực hiện sắp xếp 02 ĐVHC cấp huyện, 79 ĐVHC cấp xã, sau sắp xếp giảm 01 ĐVHC cấp huyện và 51 ĐVHC cấp xã; tỉnh Nghệ An thực hiện sắp xếp 3 ĐVHC cấp huyện và 96 ĐVHC cấp xã, sau sắp xếp giảm 1 ĐVHC cấp huyện và 48 ĐVHC cấp xã; thành phố Hải Phòng thực hiện sắp xếp đối với 4 ĐVHC cấp huyện, 101 ĐVHC cấp xã, sau sắp xếp giảm 50 ĐVHC cấp xã; tỉnh Lâm Đồng thực hiện sắp xếp 3 ĐVHC cấp huyện và 10 ĐVHC cấp xã, sau sắp xếp giảm 2 ĐVHC cấp huyện và 5 ĐVHC cấp xã…

Tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân

* Những khó khăn vướng mắc từ thực tế sắp xếp ĐVHC là gì, thưa Thứ trưởng?

– Sắp xếp ĐVHC là một nhiệm vụ chính trị lớn, hệ trọng và tác động sâu rộng đến hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân tại các địa bàn thực hiện sắp xếp. Do vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, các địa phương phản ánh một số khó khăn, vướng mắc như sau:

Một là, thực tế việc sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2019-2021 vẫn còn tồn đọng một số nội dung chưa giải quyết dứt điểm như: số lượng cán bộ, công chức dôi dư lớn gây khó khăn cho các địa phương trong việc bố trí, sắp xếp và giải quyết chế độ, chính sách; việc xử lý trụ sở dôi dư còn kéo dài do phải tiến hành quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thủ tục định giá tài sản, thanh lý, đấu giá tài sản, chất lượng đô thị ở một số ĐVHC đô thị hình thành sau sắp xếp với ĐVHC nông thôn chưa được bảo đảm… Do vậy cũng phần nào gây khó khăn cho các địa phương khi tiếp tục triển khai sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023-2025, đặc biệt là đối với các địa phương có số lượng lớn ĐVHC thuộc diện sắp xếp và phải giải quyết số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư, trụ sở công dôi dư lớn trong giai đoạn 2023-2025.

Hai là, trong quá trình triển khai thực hiện còn một số địa phương chậm tiến độ so với yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của việc thực hiện sắp xếp, do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như: Một số địa phương còn chưa quyết liệt trong chỉ đạo, chưa nỗ lực, quyết tâm trong triển khai chủ trương sắp xếp ĐVHC tại địa phương; Trong quá trình triển khai thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện cấp xã các địa phương đồng thời thực hiện mở rộng không gian đô thị, thành lập ĐVHC đô thị để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội nên phải thực hiện việc rà soát điều chỉnh quy hoạch và phân loại đô thị, đánh giá chất lượng đô thị, dẫn đến quá trình thực hiện kéo dài.

Ba là, một số địa phương đã xây dựng phương án thực hiện sắp xếp, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp phải một số khó khăn nên phải đề nghị chưa thực hiện sắp xếp hoặc phải để lại một số ĐVHC chưa thể sắp xếp như: tỉnh Lai Châu đã xây dựng phương án tổng thể sắp xếp với 03 ĐVHC cấp huyện và 02 ĐVHC cấp xã nhưng sau đó tỉnh đề nghị chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn này; tỉnh Phú Thọ đã xây dựng phương án tổng thể thực hiện sắp xếp với 80 ĐVHC cấp xã nhưng đến khi triển khai thực hiện, tỉnh chỉ xây dựng hồ sơ Đề án sắp xếp với 30/77 ĐVHC cấp xã, đề nghị không thực hiện sắp xếp với 07 đơn vị do có yếu tố đặc thù và chưa thực hiện sắp xếp đối với 40 ĐVHC đơn vị; tỉnh Quảng Bình để lại 06 ĐVHC cấp xã chưa sắp xếp do chưa nhận được sự đồng thuận của cử tri trên địa bàn…

Bốn là, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 50/2024/UBTVQH15 ngày 22/8/2024 quy định một số nội dung liên quan đến việc bảo đảm yêu cầu phân loại đô thị và tiêu chuẩn của ĐVHC để thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Nghị quyết này đã tháo gỡ một số vướng mắc liên quan đến rà soát, đánh giá, phân loại đô thị để bảo đảm tiến độ thực hiện sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023-2025. Tuy nhiên đến nay, một số địa phương vẫn chưa thể hoàn thành các thủ tục liên quan đến quy hoạch đô thị, phân loại đô thị và đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị nên phải đưa ra khỏi phương án sắp xếp đối với một số ĐVHC đô thị như ở các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên…; có địa phương như tỉnh Điện Biên, Bình Phước đã xây dựng phương án sắp xếp nhưng chưa đảm bảo quy định về quy hoạch và phân loại đô thị nên đến nay chưa thể thực hiện phương án sắp xếp trong năm 2024.

* Từ góc độ của ngành Nội vụ, theo Thứ trưởng, cần giải pháp gì để bảo đảm thực thi các mục tiêu mà Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH đề ra?

– Để bảo đảm thực thi đầy đủ các mục tiêu Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề ra, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:

Một là, ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp ĐVHC, các địa phương cần khẩn trương ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ quốc hội về sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của địa phương. Trong đó: Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về Nghị quyết sắp xếp ĐVHC để tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân; Thực hiện ngay việc kiện toàn sắp xếp bộ máy, thực hiện phương án bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách; Tiến hành giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư, sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư; Nhanh chóng giải quyết chuyển đổi giấy tờ, cho cơ quan, tổ chức và công dân trên địa bàn… để sớm ổn định tổ chức và hoạt động tại ĐVHC mới hình thành sau sắp xếp.

Hai là, để tiếp tục thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã đối với các ĐVHC cấp huyện, cấp xã chưa thực hiện sắp xếp do chưa hoàn thành các thủ tục liên quan đến quy hoạch đô thị, chưa tổ chức lập đề án phân loại đô thị, rà soát tiêu chí phân loại đô thị và đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo (tại Văn bản số 829/TTg-NC ngày 17/10/2024) về việc tiếp tục thực hiện sắp xếp theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15. Theo đó, các địa phương cần khẩn trương triển khai thực hiện các quy trình thủ tục đảm bảo hoàn thiện hồ sơ Đề án gửi cơ quan thẩm định trước ngày 31/12/2024.

Ba là, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư và giải quyết trụ sở công dôi dư sau sắp xếp ĐVHC của các địa phương, bảo đảm đúng theo lộ trình tại Đề án và bảo đảm đúng quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

Bốn là, tổ chức sơ kết việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đô thị; hoàn thành việc xây dựng các quy định, hướng dẫn để tổ chức thực hiện việc xây dựng Quy hoạch tổng thể ĐVHC các cấp giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 làm căn cứ triển khai thực hiện sắp xếp ĐVHC trong giai đoạn tiếp theo.

* Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!



Nguồn: https://moha.gov.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin-noi-bat.aspx?ItemID=56589

Cùng chủ đề

Những giải pháp cấp bách để việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy đạt được hiệu quả cao nhất

Sáng 19/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. ...

‘Chuẩn bị tinh gọn bộ máy từ trung ương xuống địa phương’

Gặp cộng đồng người Việt tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết Bộ Chính trị đã bàn và chuẩn bị tinh gọn bộ máy từ trung ương xuống địa phương. Chiều 23/11, tại cuộc gặp mặt cán bộ, nhân viên đại sứ quán cùng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia, Chủ tịch Quốc...

Chấp nhận hy sinh như một sự cống hiến để hiện thực cách mạng tinh gọn bộ máy

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho rằng, để thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy, phải chấp nhận hy sinh như một sự cống hiến vì sự nghiệp phát triển đất nước trong thời đại mới, kỷ nguyên mới. Vừa qua, Tổng Bí thư đặt ra yêu cầu khẩn trương thực...

Bộ trưởng Nội vụ nói về chính sách đặc thù để Huế phát triển vượt trội

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định việc xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là sự kiện có tính lịch sử. Quan tâm về nguồn lực để thành phố Huế vươn xa  Thảo luận về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương chiều 21/11, đại biểu Phạm...

ĐBQH đề xuất các giải pháp khi Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Chiều ngày 21/11/2024, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, với nhiều ý kiến đồng tình, góp ý của các ĐBQH. Tiếp thu giải trình ý kiến các ĐBQH về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những giải pháp cấp bách để việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy đạt được hiệu quả cao nhất

Sáng 19/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. ...

‘Chuẩn bị tinh gọn bộ máy từ trung ương xuống địa phương’

Gặp cộng đồng người Việt tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết Bộ Chính trị đã bàn và chuẩn bị tinh gọn bộ máy từ trung ương xuống địa phương. Chiều 23/11, tại cuộc gặp mặt cán bộ, nhân viên đại sứ quán cùng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia, Chủ tịch Quốc...

Chấp nhận hy sinh như một sự cống hiến để hiện thực cách mạng tinh gọn bộ máy

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho rằng, để thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy, phải chấp nhận hy sinh như một sự cống hiến vì sự nghiệp phát triển đất nước trong thời đại mới, kỷ nguyên mới. Vừa qua, Tổng Bí thư đặt ra yêu cầu khẩn trương thực...

Bộ trưởng Nội vụ nói về chính sách đặc thù để Huế phát triển vượt trội

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định việc xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là sự kiện có tính lịch sử. Quan tâm về nguồn lực để thành phố Huế vươn xa  Thảo luận về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương chiều 21/11, đại biểu Phạm...

ĐBQH đề xuất các giải pháp khi Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Chiều ngày 21/11/2024, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, với nhiều ý kiến đồng tình, góp ý của các ĐBQH. Tiếp thu giải trình ý kiến các ĐBQH về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà...

Bài đọc nhiều

Hội thảo tham vấn kế hoạch phát triển nông nghiệp thông minh trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt…

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Đan - Phó giám đốc dự án nhấn mạnh tầm quan trọng và tính hiệu quả của việc canh tác cây trồng ứng dụng công nghệ cao, đồng thời đánh giá cao những đóng góp và hỗ trợ to lớn từ Chính phủ Hàn Quốc, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA) cùng các đối tác thực hiện dự án. Mục tiêu của Dự án là...

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ, đã đồng hành và hỗ trợ đoàn trong các hoạt động giao thương và kết nối doanh nghiệp.Khu vực India Pavilion tại triển lãm được thiết kế ấn tượng, trưng bày các sản phẩm và công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp Ấn Độ trong các lĩnh vực máy móc, thiết bị, tự động hóa, và gia công kim loại. Sự kiện thu hút...

Bộ GDĐT tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024

Trong 2 ngày 23-24 /11/2024, Bộ GDĐT phối hợp cùng đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội tổ chức tập huấn và diễn tập phương án PCCC&CNCH tại trụ sở Bộ GDĐT. ...

Cuộc họp cấp cao giữa Thứ trưởng Phan Thị Thắng và Lãnh đạo Tập đoàn Lulu

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đánh giá cao sự tham gia tích cực của Tập đoàn Lulu vào Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2030”, nhằm thúc đẩy mối liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam với các mạng lưới phân phối bán lẻ và nhà nhập khẩu nước...

Cùng chuyên mục

Tiếp tục mở rộng hợp tác giáo dục Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24/11 đến ngày 28/11. Trong khuôn khổ chuyến...

Những giải pháp cấp bách để việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy đạt được hiệu quả cao nhất

Sáng 19/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. ...

‘Chuẩn bị tinh gọn bộ máy từ trung ương xuống địa phương’

Gặp cộng đồng người Việt tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết Bộ Chính trị đã bàn và chuẩn bị tinh gọn bộ máy từ trung ương xuống địa phương. Chiều 23/11, tại cuộc gặp mặt cán bộ, nhân viên đại sứ quán cùng đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia, Chủ tịch Quốc...

Chấp nhận hy sinh như một sự cống hiến để hiện thực cách mạng tinh gọn bộ máy

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho rằng, để thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy, phải chấp nhận hy sinh như một sự cống hiến vì sự nghiệp phát triển đất nước trong thời đại mới, kỷ nguyên mới. Vừa qua, Tổng Bí thư đặt ra yêu cầu khẩn trương thực...

Mới nhất

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lớp bồi dưỡng trao chứng nhận tốt nghiệp.

Dự báo thời tiết 26/11/2024: Không khí lạnh bao trùm, Bắc Bộ mưa rét

Dự báo thời tiết 26/11/2024, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến Bắc Bộ, trời chuyển rét. Các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, sáng sớm ngày 26/11, bộ phận không khí lạnh đã ảnh hưởng...

Đồi hoa cỏ lau hồng đẹp nao lòng ở Đà Lạt, du khách kéo đến vui chơi, chụp ảnh ầm ầm

Một triền đồi cỏ lau hồng đang nở rộ tại xã Xuân Thọ (TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh, check in. ...

Phát hiện sinh vật lạ hóa thành vàng sau 450 triệu năm

Hóa thạch những sinh vật kỷ Ordovic kỳ lạ đã xuất hiện nguyên vẹn với từng tế bào bị thay thế bởi vàng, nhưng là "vàng của kẻ ngốc". ...

Mới nhất