Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngBảo đảm quyền lợi cho người có đất bị thu hồi

Bảo đảm quyền lợi cho người có đất bị thu hồi


Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2024 chính thức có hiệu lực, TP cũng nhanh chóng ban hành quyết định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, nhằm bảo đảm và hài hòa quyền, lợi ích của các bên liên quan.

Chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân xã Văn Khê, huyện Mê Linh. 
Chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân xã Văn Khê, huyện Mê Linh. 

Nhiều vướng mắc phát sinh

Bồi thường, GPMB là nhiệm vụ quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tại mỗi địa phương và cả nước nói chung. Trong đó cơ quan quản lý Nhà nước được phân cấp, phân quyền và giao nhiệm vụ cụ thể thông qua các biện pháp hành chính để triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất và chế độ chính sách cho người sử dụng đất bị thu hồi theo những quy định của pháp luật.

Thủ đô Hà Nội là một trong hai địa bàn kinh tế chủ lực của đất nước, cùng với TP Hồ Chí Minh. Những năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hóa việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của chính quyền TP; song song với quá trình này là công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư cho người dân trong vùng quy hoạch dự án có đất bị thu hồi. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt trong thời gian qua, công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB phục vụ đầu tư công trên địa bàn TP có nhiều vướng mắc phát sinh.

Nếu nhìn vào con số trên 80.000 tỷ đồng đầu tư công trong năm 2024, có thể thấy được một khối lượng công việc đồ sộ mà chính quyền và Nhân dân Thủ đô phải làm trong năm nay. Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo từ Sở KH&ĐT Hà Nội, tính đến hết tháng 6/2024 giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP mới đạt trên 21% kế hoạch mà HĐND TP và T.Ư giao, con số quá thấp so với kỳ vọng tăng trưởng của một “đầu tàu” kinh tế.

Theo lý giải của đại diện lãnh đạo Sở KH&ĐT Hà Nội, việc giải ngân vốn đầu tư công chậm là do vướng mắc trong công tác bồi thường, GPMB của nhiều dự án. Đơn cử như dự án đường Vành đai 4 (đoạn tuyến qua các huyện Mê Linh, Đan Phượng); dự án xây dựng đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục); dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội (Tuyến số 3) đoạn Nhổn – Ga Hà Nội; hay dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ với đường Vành đai 3… đều đang trong tình trạng chậm tiến độ GPMB.

“Công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB, thu hồi đất là khâu quan trọng nhất trong quá trình triển khai các dự án hạ tầng phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, do những vướng mắc về pháp lý liên quan đến mức giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nên không nhận được sự đồng thuận từ người dân có đất bị thu hồi, dẫn đến chậm trễ trong GPMB kéo theo chậm tiến độ về giải ngân vốn đầu tư và triển khai thực hiện dự án” – đại diện lãnh đạo Sở KH&ĐT Hà Nội cho hay.

Gỡ “nút thắt” cho công tác bồi thường

Theo báo cáo từ Đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong công tác GPMB đó là khiếu kiện của người dân, liên quan đến những vấn đề như: nguồn gốc đất của các tổ chức, hộ dân chưa rõ ràng; giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất còn thấp, chưa sát với giá thị trường.

Bên cạnh đó, trình tự, thủ tục bồi thường khi thu hồi đất vẫn còn tình trạng thiếu công khai, minh bạch. Nhiều trường hợp do bức xúc, người dân có những hành vi cản trở quá trình thu hồi đất, không chịu bàn giao mặt bằng khi đã có quyết định thu hồi, thậm chí cản trở tiến độ thi công công trình, không nhận tiền bồi thường, di dời đến nơi ở mới…

Trước những vướng mắc nêu trên, ngày 6/9 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 56/2024/QĐ-UBND quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20/9/2024, thay thế các quy định trước đó, gồm: Quyết định 10/2017/QĐ-UBND và Quyết định 27/2024/QĐ-UBND.

Quyết định áp dụng cho các đơn vị Nhà nước thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu về đất đai; đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và người có đất bị thu hồi cùng chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Đặc biệt, UBND TP đã phân cấp cụ thể cho từng cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc TP, như: Sở Xây dựng có nhiệm vụ ban hành quyết định về giá bán, cho thuê và cho thuê mua nhà tái định cư; UBND cấp huyện quyết định hỗ trợ đối với từng dự án cụ thể như: hỗ trợ diện tích thu hồi còn lại của thửa đất nông nghiệp – phi nông nghiệp, cũng như hỗ trợ ổn định đời sống.

Quyết định 56/2024/QĐ-UBND khẳng định việc bồi thường về đất trên địa bàn TP, chủ yếu được thực hiện bằng tiền trong trường hợp người dân bị thu hồi toàn bộ đất ở hoặc phần diện tích còn lại nhỏ hơn mức tối thiểu được phép tách thửa và không còn chỗ ở nào khác trong địa phương, họ sẽ được giao đất ở, bán nhà tái định cư hoặc nhận bồi thường bằng tiền. Nội dung này đã thay đổi hoàn toàn so với những quy định trước đó.

Đáng chú ý, Quyết định cũng quy định thay đổi mức chi phí bồi thường cho người dân có đất và tài sản gắn liền với đất khi bị thu hồi. Trên cơ sở đó, tài sản của người dân khi bồi thường sẽ được tính theo mức giá trị hiện có (khoản bồi thường này tính tỷ lệ bằng 60% giá trị hiện có của công trình). Ngoài chi phí bồi thường, chính quyền TP sẽ hỗ trợ thêm những chi phí khác, đặc biệt tại Điều 18 của quyết định này đã đề ra các mức thưởng đối với hộ gia đình hoặc cá nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện bồi thường về đất và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

“Tôi cho rằng đây là bước tiến quan trọng của TP Hà Nội trong công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB. Vấn đề quan trọng nhất trong quy định mới này là TP đã bảo đảm được quyền, lợi ích cho người dân có đất bị thu hồi – vấn đề gây bức xúc dư luận bấy lâu nay. Tôi tin rằng, với những quy định mới này thì công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn Thủ đô trong thời gian tới sẽ nhận được nhiều hơn sự đồng thuận của người dân, giúp cho việc triển khai đầu tư trên địa bàn TP được tiến hành nhanh hơn” – Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội Nguyễn Thế Điệp nhìn nhận.

 

Việc TP Hà Nội ban hành quy định như vậy là rất hợp lý, vì Luật Thủ đô cũng cho phép Hà Nội được quyền quyết định cơ chế, chính sách cao hơn bình thường. Nghĩa là TP được quyền quyết định mức đền bù cao hơn so với khung thông thường, để bảo đảm thỏa đáng hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Đặc biệt, đối với những dự án đầu tư hạ tầng, chỉnh trang đô thị quy định như vậy cũng sẽ không gây khiếu kiện từ người dân.

GS.TS Hoàng Văn Cường – Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước

 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/bao-dam-quyen-loi-cho-nguoi-co-dat-bi-thu-hoi.html

Cùng chủ đề

Nợ thuế hơn 98 tỷ đồng, dự án Movenpick Central bị thu hồi đất

(Dân trí) - Tỉnh Quảng Bình đã ra thông báo thu hồi đất đối với dự án Movenpick Central vì nhà đầu tư là Công ty cổ phần Việt Group Central không thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. UBND tỉnh Quảng Bình vừa thông báo thu hồi đất dự án Tổ hợp khách sạn và nhà ở kết hợp kinh doanh - shophouse (dự án Movenpick Central) tại phường Đồng Hải, thành phố Đồng Hới.Nguyên nhân thu...

2.527 dự án thu hồi đất năm 2025 ở Hà Nội

Sáng 10.12, tại kỳ họp thứ 20, các đại biểu HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua danh mục 2.527 dự án thu hồi đất năm 2025. Báo cáo HĐND TP Hà Nội, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Thanh Nam cho biết, trong năm 2024, HĐND TP đã thông qua danh mục 3.311 dự án thu hồi đất năm 2024 với tổng diện tích 14.442,37ha; 104 dự án chuyển mục đích đất trồng lúa với...

Thu hồi hơn 12.000 m2 đất một dự án do chấm dứt đầu tư

UBND tỉnh Bình Thuận vừa quyết định thu hồi 12.389 m2 đất đã cấp cho Công ty CP Xây dựng công trình và Đầu tư địa ốc Hồng Quang do chấm dứt hoạt động dự án đầu tư. Bình Thuận: Thu hồi hơn 12.000 m2 đất một dự án do chấm dứt đầu tưUBND tỉnh Bình Thuận vừa quyết định thu hồi 12.389 m2 đất đã cấp cho Công ty CP Xây dựng công trình và Đầu tư địa ốc...

Kiến nghị thanh tra quản lý, sử dụng đất đai ở huyện Đan Phượng

(CLO) Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy, qua vụ việc khiếu nại của công dân cho thấy việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Đan Phượng (Hà Nội) còn nhiều vấn đề, còn để xảy ra nhiều tồn tại, bất cập, sai phạm....

Hà Nội ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh dân vận trong công tác quy hoạch, thu hồi đất thực hiện dự án

Kinhtedothi - Ngày 28/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Chỉ thị số 36-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh dân vận trong quy hoạch; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội. Nâng cao hiệu quả dân vận trong công tác quy hoạch Ban Thường vụ Thành ủy nhận định, trong những năm qua, công...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng đi sáng tạo cho truyền thông đối ngoại về quyền con người ở Việt Nam

Sáng ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ, phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam, tổ chức Hội thảo với chủ đề “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Với 2...

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng

Chiều 19/12, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và chỉ đạo Hội nghị. Dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính...

Việt Nam sẽ vững tay chèo trong kỷ nguyên mới

Kinhtedothi - Là người gắn bó với Việt Nam, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski có bài viết tâm huyết về Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ tại mảnh đất mà ông “để lại cả trái tim mình”. Lịch sử của các quốc gia hiếm khi đi theo đường thẳng. Cải cách chính sách và cơ cấu ít khi xảy ra, nhưng khi xuất hiện, chúng...

Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí vừa ký Quyết định số 145/QĐ-BCĐ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo này. Nguyên tắc làm việc Quy chế nêu rõ, Trưởng Ban Chỉ đạo, các Phó Trưởng ban và các ủy viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo trên cơ sở trao đổi,...

biểu tượng kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ba lan

Vào năm 2025, Việt Nam và Ba Lan sẽ kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao. Để đánh dấu sự kiện này, một cuộc thi thiết kế logo đã được tổ chức vào tháng 10 và tháng 11 năm 2024, dưới sự hợp tác giữa Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan. Cuộc thi đã thu hút số lượng lớn ứng viên, bao gồm các nhà thiết kế...

Bài đọc nhiều

TP.HCM trình đề án 10 năm làm xong 355 km đường metro thay vì 183 km

So với trước đây, TP.HCM đã tăng quy mô đầu tư 7 tuyến metro đến năm 2035 từ 183 km lên 355 km, và tăng thêm hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư. So với trước đây, TP.HCM đã tăng quy mô đầu tư 7 tuyến metro đến năm 2035 từ 183 km lên 355 km, và tăng thêm hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư. Chiều...

FA”NU MEAL – Thương hiệu dinh dưỡng gia đình uy tín tại Việt Nam

Trong cuộc sống hiện đại, sức khỏe và dinh dưỡng là những yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình. Nắm bắt được xu hướng này, Công ty TNHH FA"NU - Dinh dưỡng gia đình số 1 đã ra đời mang lại những sản phẩm dinh dưỡng vượt trội và đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

Tiết lộ gây ‘sốc’ về việc chậm triển khai dự án nhà ở xã hội 393 Lĩnh Nam, Hà Nội

(CLO) Mặc dù Hà Nội đã chỉ rõ tương đối đầy đủ nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai các dự án nhà ở xã hội, thế nhưng, trong cuộc gặp gỡ báo chí mới đây, ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Công ty TNHH Hòa Bình đã lý do...

Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51

Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng Dự án BOT đầu tư mở rộng Quốc lộ 51. Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51 Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến...

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không nhằm phát triển mạng lưới chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu dùng bền vững. "Với quan hệ hợp tác tốt với các quốc gia trên thế giới, đây là tài sản quý để Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không thế giới"- đây là khẳng định của ông Stephan Castet - Giám đốc Điều...

Cùng chuyên mục

Cơ hội vàng sở hữu BĐS siêu sang trên “đảo tỷ phú” đầu tiên của Việt Nam

(CLO) Cuối năm, không khí tại “đảo tỷ phú” Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) thêm phần sôi động khi các lễ hội Giáng sinh, chào đón năm mới đã sẵn sàng, tiến độ xây dựng và hoàn thiện của các phân khu và tiện ích được đẩy nhanh. Đặc...

Việt Nam SuperPortTM và Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải hợp tác thành lập Phòng thí nghiệm logistics

Ngày 17/12, Việt Nam SuperPortTM, trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) và Học viện Chuỗi cung ứng và Logistics Singapore (SCALA) đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) thành lập Phòng thí nghiệm logistics tiên tiến và triển khai các sáng kiến nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho ngành logistics Việt Nam.

Khu đất vàng 148 Giảng Võ được thêm vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024

(Dân trí) - Tổ hợp hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa tại 148 Giảng Võ, quận Ba Đình (TP Hà Nội) có diện tích hơn 6,8ha và chiều cao tối đa 40 tầng. UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6490 về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình. Theo quyết định, TP Hà Nội bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình...

Chuyển đổi khu công nghiệp xanh cần phù hợp năng lực, có lộ trình

(Dân trí) - Các chuyên gia đánh giá khu công nghiệp xanh là xu thế tất yếu, song cần có lộ trình, cân nhắc việc chuyển đổi thông minh, phù hợp kinh tế địa phương. Tại sự kiện Diễn đàn khu công nghiệp Việt Nam 2024 diễn ra hôm nay (19/12),  ông Nguyễn Chí Toàn - Phó chủ tịch Liên Chi hội Bất động sản Công Nghiệp Việt Nam (VIREA) - nói xu hướng công nghiệp xanh trên thế giới...

Mở bán với mức giá “kịch sàn”, The Opus One tạo sóng cho thị trường căn hộ khu Đông

(CLO) The Opus One - dự án căn hộ hạng sang Top 1 và là dự án cuối cùng ra mắt tại đại đô thị Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức) đang là nhân tố tạo sóng mạnh mẽ cho thị trường BĐS khu Đông TP HCM khi hội tụ nhiều...

Mới nhất

Đề án, dự án quan trọng của Đảng đặt tại khu Tây Hồ Tây và Hồ Tây

(NLĐO) - Ba đề án, dự án quan trọng gồm: Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam; Chuyển đổi số trong cơ quan Đảng; Cải tạo, nâng...

Dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Venezuela

(ĐCSVN) - Tiếp tục chuỗi các hoạt động kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Venezuela, 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 18/12 (theo giờ địa phương), Nhà hữu nghị Venezuela – Việt Nam (CAVV) đã phối hợp...

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. ...

Cử tri đồng loạt kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 15-18 triệu đồng/tháng

Đồng loạt cử tri các tỉnh thành Hà Nội, TP.HCM, Vĩnh Long và Trà Vinh cùng có văn bản kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế cá nhân. Mức cao nhất được đề nghị là 18 triệu đồng/tháng. ...

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành cao tốc Cần Thơ

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 563/TB-VPCP ngày 19/12/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác và làm việc với các bộ, địa phương về tình hình triển khai dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và một số dự án giao...

Mới nhất