Trang chủNewsNhân quyềnBảo đảm quyền công dân cho người gốc Việt không quốc tịch

Bảo đảm quyền công dân cho người gốc Việt không quốc tịch


Quốc tịch có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân, là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của công dân với Nhà nước và Nhà nước đối với công dân. Không có quốc tịch đồng nghĩa cá nhân sẽ bị hạn chế rất nhiều về quyền con người, quyền công dân.

Chính vì vậy, ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước, trong đó, quy định về việc cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch nhằm bảo đảm quyền công dân, quyền con người đồng thời mở ra cách cửa mới cho nhóm người này.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, ngày 27/11/2023, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước. (Nguồn: TTXVN)
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, ngày 27/11/2023, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước. (Nguồn: TTXVN)

Người gốc Việt không quốc tịch tại Việt Nam

Người gốc Việt sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là vấn đề mang yếu tố lịch sử, tồn tại đã lâu do những nguyên nhân khác nhau, trong đó có yếu tố di cư, chiến tranh, mất giấy tờ tùy thân. Phần đông là những người yếu thế, cuộc sống rất khó khăn, không nghề nghiệp, không nhà cửa, trình độ dân trí thấp, không có bất cứ giấy tờ gì để làm căn cứ xác định nhân thân, quốc tịch.

Theo thống kê của Bộ Công an, hiện nước ta có khoảng 31.117 người gốc Việt không xác định được quốc tịch. Trong đó, con lai giữa công dân Việt Nam với nước ngoài chưa xác định được quốc tịch tập trung tại các tỉnh Gia Lai, Bạc người Liêu, Vĩnh Long… có 775 trường hợp; người không xác định được quốc tịch, chưa được đăng ký cư trú tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Bình Dương, Đồng Nai… với 10.650 trường hợp; người không có giấy tờ tùy thân tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Dương… 16.161 trường hợp.

Việc không có quốc tịch khiến cho người gốc Việt sinh sống ở Việt Nam gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống, khi làm thủ tục hành chính, thực hiện giao dịch dân sự; đặc biệt khi thực hiện các quyền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Do không có giấy tờ chứng minh nhân thân, cơ hội có việc làm của họ thấp, thường làm các ngành nghề tự do, không được bảo hộ về lao động, thậm chí làm những việc mà pháp luật không cho phép; không được thực hiện các quyền công dân như: bầu cử, tham gia giám sát, phản biện xã hội, xây dựng các cơ quan Đảng, Nhà nước; cơ hội được học tập của bản thân họ và con cháu rất thấp; khó tiếp cận các dịch vụ y tế, chính sách BHYT để chăm sóc sức khỏe; không được hỗ trợ tín dụng ưu đãi dành cho đối tượng yếu thế; thậm chí dễ trở thành nạn nhân của các loại tội phạm trong đó tội phạm mua bán người…

Người gốc Việt không rõ quốc tịch không có chỗ ở hợp pháp, phải ở nhờ; sống dưới ghe, thuyền hoặc nhà tạm; số ít có tiền mua đất nhưng không làm được thủ tục sang tên, chỉ sử dụng giấy viết tay, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở.

Do vậy, họ không ổn định về nơi ở, thường di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong quản lý dân cư. Không những vậy, khi lập gia đình, sinh sống như vợ chồng nhưng không được pháp luật thừa nhận về hôn nhân; trẻ em được sinh ra cũng vì thế mà không có giấy khai sinh, không có quốc tịch. Điều đáng lo ngại là họ dễ bị cô lập, khó hòa nhập cộng đồng.

Tại tỉnh Long An hiện nay có hơn 1.800 trường hợp người gốc Việt di cư tự do từ Campuchia về sinh sống; không có giấy tờ chứng minh nhân thân, điều chứng minh duy nhất họ là người gốc Việt Nam thông qua giọng nói, tập tục sinh hoạt; người lớn không xin được việc làm tại các công ty, trẻ em không có giấy khai sinh, thậm chí sinh ra nhưng không có bất cứ loại giấy tờ nào, không đủ điều đến trường học.

Việc cấp giấy tờ chứng nhận nhân thân cho Người gốc Việt chưa xác định được quốc tịch vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu không, vòng lặp không quốc tịch sẽ tiếp tục “di truyền” từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Việc không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào khiến cho việc quản lý xã hội nhiều khó khăn do họ không phải là công dân Việt Nam nên việc áp dụng các quy định pháp luật sẽ hạn chế. Họ không được thu thập thông tin, dữ liệu và quản lý, dẫn đến các cơ quan Nhà nước sẽ không có cơ sở để tra cứu, xác minh, đặc biệt thông tin sinh trắc học về vân tay, ảnh chân dung khi có các hoạt động trái pháp luật vì thế công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ nhóm người này trước các hành vi xâm phạm.

Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam (Luật Căn cước công dân năm 2014, Luật Quốc tịch, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam…) đều không điều chỉnh, quy định về nhóm người này, dẫn đến sự tồn tại khoảng trống trong quản lý nhà nước về dân cư cũng như việc thực hiện chính sách an sinh, xã hội, bảo đảm quyền bị hạn chế, ảnh hướng đến công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Người gốc Việt Nam cũng là một bộ phận không tách rời của dân tộc và cần được Nhà nước, xã hội thừa nhận. Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 Điều, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 là bước tiến quan trọng trong bảo vệ quyền con người; có ý nghĩa nhân văn sâu sắc; tạo hành lang pháp lý quan trọng để không để ai bị bỏ lại phía sau, bảo đảm người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có điều kiện phát triển toàn diện, được hưởng thụ những giá trị nhân quyền.

Thứ nhất, người gốc Việt không có quốc tịch và giấy tờ chứng minh pháp lý của họ lần đầu được pháp luật quy định. Khoản 17, Điều 3 định nghĩa: “Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là người đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc có ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha đẻ, mẹ đẻ là công dân Việt Nam hoặc đã từng có quốc tịch Việt Nam, nhưng chưa xác định được quốc tịch”. “Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này”.

Như vậy, Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Qua đó, xác lập địa vị, tạo điều kiện để người gốc Việt không quốc tịch sinh sống tại Việt Nam tham gia vào xã hội và phát triển toàn diện.

Bảo đảm quyền công dân cho người gốc Việt không quốc tịch
Bộ Ngoại giao và Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đồng tổ chức “Tọa đàm quan chức cấp cao Đông Nam Á về đăng ký hộ tịch, giấy tờ nhân thân và ngăn ngừa tình trạng không quốc tịch”, ngày 25/10/2023 tại Hà Nội. (Ảnh: Quang Hòa)

Thứ hai, Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp Giấy chứng nhận căn cước. Lần đầu tiên, người Việt không quốc tịch được pháp luật xác nhận về quyền công dân. Qua đây, họ được thực hiện quyền công dân trên những khía cạnh nhất định mà trước đó chưa có tiền lệ.

Luật Căn cước được ban hành và có hiệu lực tiếp tục khẳng định bản chất tốt đẹp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, không ai bị bỏ lại phía sau. quy định pháp luật này phù hợp với Hiến pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, qua đó thể hiện những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong thực hiện các cam kết quốc tế về nhân quyền.

Thứ ba, bảo đảm quyền công dân, quyền con người. Người gốc Việt không quốc tịch được sử dụng Giấy chứng nhận căn cước thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp như những công dân của đất nước trong các hoạt động giao dịch, dịch vụ công, các dịch vụ an sinh xã hội, tìm kiếm việc làm, hưởng trợ cấp, trợ giúp xã hội, bảo đảm quyền y tế, quyền giáo dục, quyền kinh tế…, an ninh, an toàn và tham gia vào các chính sách của nhà nước. Có Giấy chứng nhận căn cước, họ có thể làm các thủ tục hành chính khác.

Thứ tư, bảo đảm các quyền đối với thông tin cá nhân. Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật; yêu cầu cơ quan quản lý căn cước cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước hoặc Giấy chứng nhận căn cước chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật; được cấp số định danh dành cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; được cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận căn cước theo quy định của Luật này; khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.

Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, cho biết qua khảo sát tại năm tỉnh miền Tây, có khoảng 25.000 người thuộc diện này đang chưa xác định được lai lịch và cũng chưa có giấy tờ tùy thân; “Đoàn khảo sát đã đến tận nơi sinh sống của họ thì nhận ra cuộc sống họ chỉ là số không tròn trĩnh. Tất cả không có nhà, không có đất đai, không có giấy tờ, không có nghề nghiệp và không được tham gia vào các lợi ích tối thiểu nhất của xã hội”

Thứ năm, tạo cơ sở giải quyết tận gốc vấn đề không quốc tịch do liên quan đến yếu tố lịch sử, chiến tranh, di cư vốn tồn tại dai dẳng bấy lâu nay; là căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý, giải quyết bất cập trong công tác quản lý nhà nước về dân cư ngày càng chặt chẽ, hiệu quả; là cơ sở cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, củng cố quốc phòng.

Thứ sáu, đề cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với Giấy chứng nhận căn cước. Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng số định danh cá nhân trên Giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Khi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch xuất trình Giấy chứng nhận căn cước thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu họ xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được chứng nhận trong Giấy chứng nhận căn cước; trừ trường hợp thông tin đã được thay đổi, cải chính và thông tin trong Giấy chứng nhận căn cước không thống nhất với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Điều này phát huy vai trò, tăng trách nhiệm của cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; không để xảy ra tình trạng trục lợi, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân.

Khoản 2, Điều 5 quy định: Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có quyền sau đây:

a) Được bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật;

b) Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật;

c) Được cấp số định danh dành cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; được cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước theo quy định của Luật này;

d) Sử dụng giấy chứng nhận căn cước của mình trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp;

đ) Khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước;

e) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.





Nguồn

Cùng chủ đề

Quyền con người trong kỷ nguyên mới

Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước.

Làm căn cước cho con có tên nước ngoài được không?

Theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước 2023 thì người được cấp thẻ căn cước tại Việt Nam bao gồm Người đó phải là công dân Việt Nam.Điều 19 cũng quy định công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước và công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.Cạnh đó, tại Điều 26 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy...

Bảo vệ người dân trước thiên tai, thảm họa

Với địa lý vị trí và khí hậu đặc thù, Việt Nam thường xuyên bị tác động, ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt, sạt lở… Do đó, công tác bảo đảm quyền của người dân khi những sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra luôn được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ tốt nhất tính mạng, tài sản của người dân, khắc phục tối đa hậu quả do thiên tai gây ra.

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Lao động trẻ em là một vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể, tuy nhiên vẫn là vấn đề tồn tại cần giải quyết.

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lần đầu đón khinh hạm 3.600 tấn, chi hàng tỷ USD cho phi đội chiến đấu cơ

Ngày 18/12, Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) Hàn Quốc thông báo, Hải quân nước này đã tiếp nhận khinh hạm 3.600 tấn đầu tiên với khả năng chống ngầm và phòng không được tăng cường.

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

Bao giờ thi học kỳ I năm học 2024-2025?

Theo hướng dẫn về Khung thời gian năm học 2024-2025 của Bộ GD&ĐT, các trường trên cả nước sẽ kết thúc học kỳ I trước ngày 18/1/2025.

Tổng thống Argentina yêu cầu Venezuela trả tự do cho binh sĩ bị bắt giữ

Tổng thống Argentina Javier Milei ngày 17/12 đã yêu cầu chính quyền Venezuela trả tự do ngay lập tức cho một binh sĩ Argentina bị bắt hồi đầu tháng.

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Mexico và EU tổ chức Đối thoại cấp cao lần thứ 12 về nhân quyền

Mexico và EU xem xét những diễn biến gần đây về tình hình nhân quyền, đồng thời trao đổi thông tin về các sáng kiến, chính sách trong lĩnh vực này.

Mới nhất

Anh Nguyễn Tường Lâm được chọn cử làm chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam

Anh Nguyễn Tường Lâm - phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa VIII - đã được chọn cử làm chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2024-2029. ...

Khai mạc Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai

(Bqp.vn) - Sáng 18/12, Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai, năm 2024, chính thức khai mạc tại Hà Nội. Trung tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì lễ khai mạc.Các đại biểu tham dự lễ khai mạc.Dự lễ khai mạc có Trung...

Hàng nghìn lượt khách tham dự “Ngày Việt Nam tại Ả-rập Xê-út 2024”

(ĐCSVN) - Chương trình "Ngày Việt Nam tại Ả-rập Xê-út 2024" góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út. Chuỗi sự kiện này không chỉ giới thiệu những giá trị văn hóa truyền thống mà còn thể hiện khát vọng hội nhập và phát triển của Việt Nam...

Tận tâm vì nước, vì dân

(ĐCSVN) - Một trong những đặc trưng nổi bật của phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” chính là tinh thần tận tâm vì nước, vì dân; sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì “độc lập tự do cho Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”; sẵn sàng vượt qua thử thách, chủ động...

Green i-Park tìm “công thức” hiện thực hóa nhà ở xã hội trong khu công nghiệp

Ngày 17/12, tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green i-P1), Công ty cổ phần Green i-Park tổ chức Tọa đàm “Phát triển nhà ở xã hội dành cho người lao động trong khu công nghiệp: Từ chính sách đến thực tiễn”. Green i-Park tìm “công thức” hiện thực hóa nhà ở xã hội trong khu công nghiệpNgày...

Mới nhất