Trang chủNewsThời sựBảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới...

Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5%







Ảnh minh họa 

Thông báo nêu: Công tác quản lý, điều hành giá trong những tháng đầu năm 2024 tiếp tục chịu nhiều thách thức. Kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm, triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn và trung hạn còn nhiều thách thức; lãi suất ngân hàng của nhiều nước còn ở mức cao. Xung đột quân sự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường, gia tăng chi phí vận tải và các rủi ro về an ninh năng lượng, lương thực; hoạt động sản xuất tại Trung Quốc chưa phục hồi mạnh mẽ. Giá xăng dầu, vàng, các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất có biến động khó lường.

Trong nước, giá cả thị trường những tháng đầu năm biến động theo quy luật hàng năm; tăng vào 2 tháng đầu năm do trùng với thời điểm tháng Tết, giảm trong tháng 3 theo quy luật sau Tết. Trong tháng 4 và tháng 5 năm 2024, giá các mặt hàng cơ bản ổn định, nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu của người dân không cao nên mặt bằng giá nhìn chung ít biến động. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, CPI tháng 5 năm 2024 tăng 1,24% so với tháng 12/2023, và tăng 4,44% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 2,78%; cơ bản nằm trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội và kịch bản đề ra.

Để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra và thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và mặt hàng do Nhà nước quản lý, từ đầu năm đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá như đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, điện, tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản; tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp lễ Tết; chuẩn bị sớm phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân… qua đó góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong thời gian tới, dự báo một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong nước như: giá các vật tư chiến lược dự báo vẫn biến động phức tạp do chịu ảnh hưởng từ tình hình thế giới; áp lực từ việc thực hiện lộ trình thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý đã bị lùi thực hiện trong thời gian qua; tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ tăng cao làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu; chi phí vận tải đường biển tăng; việc thực hiện cải cách chế độ tiền lương… đặt ra những thách thức trong công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm, đòi hỏi các bộ, ngành theo chức năng quản lý nhà nước cần tích cực đánh giá, nắm bắt tình hình, chuẩn bị các phương án, kịch bản dự báo để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.

 Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5%

Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong các tháng còn lại của năm 2024, các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 36/TB-VPCP ngày 31 tháng 01 năm 2024, Thông báo số 193/TB-VPCP ngày 03 tháng 5 năm 2023. 

Trong đó, các Bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình thế giới, khu vực, chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước, kịp thời thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống, phấn đấu khoảng 4%.

Đồng thời, bảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột, căng thẳng địa chính trị.

 Không tăng giá đột ngột hoặc tăng giá dồn vào cùng một thời điểm

Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường, chủ động đánh giá kỹ tác động đến lạm phát, tính toán, chuẩn bị sẵn sàng các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá để xem xét, quyết định khi cần thiết với mức độ, thời điểm phù hợp, tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả, không tăng giá đột ngột hoặc tăng giá dồn vào cùng một thời điểm, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát. Các Bộ: Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương rà soát, báo cáo, đề xuất cụ thể lộ trình gắn với mức độ và dự kiến thời điểm thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý (dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; điện; dịch vụ giáo dục…), phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan để đánh giá kỹ tác động đến CPI và mục tiêu kiểm soát lạm phát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả theo mục tiêu đề ra, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá theo quy định pháp luật. Các bộ, ngành, địa phương thường xuyên theo dõi sát thông tin, nắm bắt diễn biến giá cả một số mặt hàng có tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng và tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định.

Các Bộ, ngành, địa phương chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để triển khai, hướng dẫn Luật Giá năm 2023 đảm bảo thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong triển khai thực hiện nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác quản lý, điều hành giá.

Thực hiện hiệu quả, kịp thời công tác truyền thông, thông tin rộng rãi tới công chúng trước khi điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý để tránh các thông tin không chính xác, gây hoang mang dư luận. Công khai minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá, các bộ, ngành, địa phương để ổn định tâm lý người dân, doanh nghiệp, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

 Không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu

Đối với các mặt hàng cụ thể, các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, trong đó:

– Xăng dầu: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống và điều hành giá xăng dầu theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu…

– Đối với các mặt hàng điện, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các mặt hàng xem xét điều chỉnh giá: các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao rà soát kỹ các yếu tố hình thành giá, phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế – xã hội, mặt bằng giá để chủ động có phương án điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét phương án điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt hàng giá thị trường theo đúng quy định với mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế.

– Lương thực, thực phẩm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình sản xuất, biến động giá các yếu tố đầu vào, nhu cầu tiêu dùng của thị trường các mặt hàng nông sản thiết yếu như lúa gạo, thịt lợn, các vật tư nông nghiệp để kịp thời điều hòa cung cầu các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước, giữa các vùng, địa phương và nhu cầu xuất khẩu để ổn định giá cả thị trường.

– Vật liệu xây dựng: Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu chủ yếu, chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp bảo đảm cung cầu, bình ổn giá vật liệu xây dựng.

– Dịch vụ vận tải hàng không: Bộ Giao thông vận tải thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm bảo đảm, ổn định năng lực vận tải hàng không để cung ứng phù hợp, cân đối tải trên các đường bay và thị trường nội địa/quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không của hành khách, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm hè 2024 sắp tới.

– Dịch vụ giáo dục: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ động nắm bắt thông tin về mức điều chỉnh học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập năm học 2024-2025 để có đánh giá tổng thể về mức độ tăng và tình hình triển khai thực hiện.

– Đối với công tác điều hành giá mặt hàng quan trọng, thiết yếu khác, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, kịp thời, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/day-manh-cai-cach-tu-phap-va-hoat-dong-tu-phap/duong-loi-chinh-sach/bao-dam-muc-tieu-kiem-soat-lam-phat-nam-2024-trong-gioi-han-4-4-5-667910.html

Cùng chủ đề

Yên Minh (Hà Giang): Bồi dưỡng kiến thức cho gần 300 Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Tại lớp tập huấn, các đại biểu là Người có uy tín đã được các báo cáo viên Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Sở Tư pháp tỉnh Hà Giang phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chương trình, dự án, chính sách liên quan đến đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Công tác phát huy vai trò của Người có uy tín...

Liên Hà Thái – khu công nghiệp kiểu mẫu xanh, sạch, thông minh

Khu công nghiệp Liên Hà Thái là khu công nghiệp tiên phong, trọng điểm trong Khu kinh tế Thái Bình, là mô hình kiểu mẫu tạo đột phá trong xây dựng khu công nghiệp xanh, giảm thiểu ô nhiễm, ít gây tác động đến môi trường. Trụ sở xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường của Công ty cổ phần Green i -...

Đề xuất ngăn chặn việc tự gắn mác “cao cấp” cho chung cư

Bổ sung quy định phân hạng chung cư; thêm trường hợp cải tạo, xây mới khu trọ, căn hộ cho thuê… đây là hai kiến nghị nổi bật được đưa trong cuộc họp mới đây của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà. Vào ngày 20/6, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp, kết hợp trực tuyến toàn quốc rà soát, hoàn thiện...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Phó Thống đốc Vùng Nizhny Novgorod, Liên bang Nga

(MPI) - Chiều 20/6/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã tiếp ông Dmitry Starostin, Phó Thống đốc Vùng Nizhny Novgorod, Liên bang Nga. Hình ảnh tại buổi tiếp. Ảnh: MPI Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởng Trần Quốc Phương chào mừng Phó Thống...

Bị bệnh trái rạ bao lâu thì khỏi?

Bệnh trái rạ là tên gọi khác của bệnh thủy đậu. Đây là dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân nếu không được chăm sóc đúng cách. Vậy cần lưu ý những gì khi điều trị và mất bao lâu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tốc độ tăng trưởng GRDP đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

 Quang cảnh phiên họp. Ngày 24/6, UBND...

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Đình Thổ Tang

Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang.  ...

Thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp Cộng hòa Séc và TP Hồ Chí Minh

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan và Đại sứ Cộng hòa Séc tại...

Tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 274/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024. ...

Cầu nối thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam

 Một tiết mục văn nghệ biểu diễn tại buổi Lễ. (Ảnh: Thu Hương) ...

Bài đọc nhiều

Ngăn chặn “Hộ pháp Kim Cang” lợi dụng hình ảnh ông Thích Minh Tuệ

Ngày 23-6, Công an huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương thông tin cho biết, cơ quan chức năng của địa phương vừa gặp gỡ, tuyên truyền để ông Đặng Văn Phòng (quê ở xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà) không mặc quần áo giống nhà sư, đi khất thực, gây hiếu kỳ, hiểu lầm, có thể dẫn đến phức tạp tình hình an ninh trật tự ở địa phương. https://www.youtube.com/watch?v=ehYIHvOuAxg Theo đó, ông Đặng Văn Phòng...

Động viên, khích lệ Đà Nẵng chủ động, sáng tạo, phát triển nhanh và đột phá hơn

Thể hiện sự nhất quán của Đảng về vai trò, vị trí của Đà Nẵng đối với vùng và cả nước - Xin ông cho biết ý nghĩa của việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 79-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính...

Nền kinh tế chia sẻ và phát triển bền vững

Đô thị hóa nhanh chóng và những mặt trái của quá trình này khiến chất lượng sống của con người suy giảm. Từ đó dẫn đến những mối quan tâm về phát triển bền vững, về các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) dùng để đánh giá sự phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng.Dự kiến đến cuối thế kỷ này 80% dân số thế giới...

Nắm bắt cơ hội vàng ở thị trường rộng lớn của Liên bang Nga

Trong cuộc họp báo sau hội đàm với Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 20/6/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu: "Quan hệ đối tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp đang phát triển. Nguồn cung nông sản lẫn nhau đang tăng lên và loại sản phẩm ngày càng phong phú hơn. Tập đoàn TH của Việt Nam đang xây dựng các nhà máy chế biến sữa ở một số vùng của Nga,...

Sở Xây dựng Hà Nội kiểm tra thông tin công nhân tưới cây giữa trời mưa tầm tã

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội việc một công nhân đang tưới cây giữa trời mưa tầm tã - Ảnh: MXH Sáng 24-6, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một công nhân đứng phía sau chiếc xe bồn chở nước đang tưới cây trên đường Nguyễn Trãi (đoạn qua quận Thanh Xuân, Hà Nội) dù trời đang mưa lớn. Theo đó, chiếc xe bồn mang biển số 29H-491.xx đang chở một công nhân đội nón, dùng vòi từ bồn...

Cùng chuyên mục

Yên Minh (Hà Giang): Bồi dưỡng kiến thức cho gần 300 Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Tại lớp tập huấn, các đại biểu là Người có uy tín đã được các báo cáo viên Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Sở Tư pháp tỉnh Hà Giang phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chương trình, dự án, chính sách liên quan đến đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Công tác phát huy vai trò của Người có uy tín...

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Đình Thổ Tang

Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang.  ...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc

Báo cáo kết quả công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Ủy ban tuần 25 cho thấy, trong tuần vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm và các Lãnh đạo Uỷ ban đã tập trung chỉ đạo các vụ, đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao năm 2024; tham dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; gặp mặt chúc mừng các cơ quan báo chí, tuyên truyền nhân kỷ niệm 99 năm Ngày...

Tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 274/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024. ...

Khai lý lịch không trung thực, giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai bị kỷ luật

Ngày 24-6, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lào Cai cho biết đã tổ chức hội nghị lần thứ 37 xem xét quyết định một số nội dung về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Hồ Cao Khải, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh, bí thư Đảng...

Mới nhất

Philippines chính thức giảm thuế nhập khẩu gạo xuống còn 15%

Philippines gia hạn giảm thuế nhập khẩu gạo Philippines dự kiến nhập đến 4,1 triệu tấn gạo, giá gạo “nóng” trở lại Ngày 20/6/2024, trên cơ sở thẩm quyền được trao theo quy định của pháp luật và căn cứ đề xuất của các cơ quan liên quan, Tổng thống Philippines Ferdinand...

Giá cà phê quay đầu giảm mạnh?

Dự báo giá cà phê Robusta và Arabica sẽ giảm trong thời gian tới Dự báo giá cà phê ngày 23/6/2024: Giá cà phê có thể tụt dốc? Dự báo giá cà phê ngày 23/6/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm mạnh. Thị trường cà phê trong nước quay đầu...

Cảnh báo các hình thức tấn công giả mạo để vượt xác thực hai yếu tố

Nhiều chuyên gia khuyến nghị nên bảo mật thông tin bằng xác thực 2 yếu tố cho tất cả tài khoản trực tuyến, tuy nhiên biện pháp này đang dần trở nên yếu đi,...

Mới nhất