Trang chủNewsThời sựBảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các dự án...

Bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các dự án phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và đặc biệt là lãnh đạo các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trên cơ sở đánh giá toàn diện các dự án của Chương trình đã triển khai ở giai đoạn I cần tiếp tục rà soát hành lang pháp lý, đề xuất, xác định các dự án cho giai đoạn II, trong đó tập trung vào các dự án có tác động thúc đẩy và nên có thứ tự ưu tiên đối với các dự án, bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, “ra tấm ra món”.

Bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các dự án phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi- Ảnh 1.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Chúng ta đã ban hành một chương trình rất đúng và trúng, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng.

Sáng nay (9/11), tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021-2025) khu vực miền Trung – Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II (từ năm 2026 đến năm 2030).

Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm; lãnh đạo, đại diện một số bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo của 16 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai gần 4 năm trên địa bàn 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có 16 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Đây là chương trình MTQG được xây dựng mới hoàn toàn trên cơ sở tích hợp 118 chính sách dân tộc và triển khai trên phạm vi toàn quốc nhằm đạt được 9 nhóm mục tiêu cụ thể và 24 chỉ tiêu chủ yếu, tập trung hướng tới các “lõi nghèo”, các địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn và giải quyết những vấn đề cấp bách nhất, bức xúc nhất của đồng bào.

Góp phần quan trọng vào thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH của các địa phương

Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr cho biết, theo kế hoạch, cả giai đoạn 2021-2025, nguồn lực thực hiện Chương trình các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên dự kiến là 22.564,237 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương đầu tư hỗ trợ là 20.529,413 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 1.707,723 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác 327,102 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện giải ngân vốn ngân sách Trung ương của Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi: Nguồn vốn được giao giai đoạn 2021-2024 đến thời điểm 30/9/2024 của 16 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên cao hơn so với tỉ lệ bình quân chung của cả nước. Riêng tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư của Chương trình hiện nay đạt 74,3%, cao hơn gần 1,3 lần so với tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư chung của cả nước là 57,7%. Cụ thể, số vốn giải ngân của 16 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên là 12.933,999 tỷ đồng, tương đương 60,6%, trong đó vốn đầu tư phát triển là 8.560,613 tỷ đồng, tương đương 74,3%, vốn sự nghiệp là 4.373,386 tỷ đồng, tương đương 44,5%.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr khẳng định, Chương trình MTQG vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH của các địa phương thực hiện Chương trình nói chung, đặc biệt các tỉnh thuộc địa bàn miền Trung và Tây Nguyên.

Các nguồn lực, chính sách của Chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh, tập trung vào địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các dự án phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi- Ảnh 2.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng.

Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương, đến nay, cấp Trung ương đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện về Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi. Cụ thể, đã ban hành 74 văn bản liên quan đến Chương trình, gồm: 3 nghị quyết của Quốc hội; 4 nghị định của Chính phủ; 27 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 40 thông tư và văn bản hướng dẫn. Hệ thống văn bản hướng dẫn đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, bảo đảm cho các địa phương có đầy đủ cơ sở pháp lý, thuận lợi trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

Các địa phương cũng đã đặt quyết tâm chính trị cao nhất, nỗ lực lớn nhất để hoàn thiện khung pháp lý theo thẩm quyền, kiện toàn bộ máy quản lý, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình và tích cực giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn đời sống của bà con nhân dân.

Bằng sự nỗ lực và tính chủ động của nhiều địa phương trên địa bàn trong tổ chức triển khai thực hiện và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh, một số chỉ tiêu ước đến 31/12/2024 đã hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch được giao như: Tỉ lệ giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số của 16 tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên, trong đó một số địa phương đã vượt mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao ở mức cao như: Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Nông… Việc hoàn thành sớm một số chỉ tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho người dân, đồng thời giúp địa phương dành nguồn lực cho các mục tiêu khác khó khăn hơn, đòi hỏi mức độ tập trung và thời gian thực hiện dài hơn.

Bên cạnh nhóm các chỉ tiêu đã hoàn thành sớm, còn có nhóm các chỉ tiêu đã đạt tỉ lệ hoàn thành cao, dự báo sẽ sớm về đích mục tiêu theo kế hoạch như: Tỉ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; tỉ lệ trường, lớp học, trạm y tế được xây dựng kiên cố; tỉ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác…

Tại Hội nghị, các đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025, nhất là những kết quả đạt được và hạn chế, tốn tại trong thực hiện từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần; chỉ rõ các nội dung còn chậm hoặc vướng mắc cần tập trung tháo gỡ; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trong giai đoạn I cũng như đề xuất những nội dung cụ thể Chương trình giai đoạn II, đặc biệt là việc xác định mục tiêu tổng quát và các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình; đề xuất cơ cấu, nội dung các dự án thành phần và nguồn vốn của Chương trình; các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện Chương trình cho giai đoạn II;…

Khẳng định nỗ lực lớn, quyết tâm mạnh mẽ của các địa phương

Phát biểu kết Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ghi nhận và đánh giá cao tinh thần quyết tâm, nỗ lực, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và sự đồng hành ủng hộ của nhân dân 16 tỉnh trong thực hiện Chương trình; khẳng định, nhờ vào những chính sách hỗ trợ thiết thực và hiệu quả, đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia vào các chương trình phát triển KT-XH, các hoạt động cộng đồng, góp phần vào việc duy trì an ninh trật tự tại địa phương.

Bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các dự án phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi- Ảnh 3.
Tại Hội nghị, các đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 – Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, chúng ta đã ban hành một chương trình rất đúng và trúng, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình đã được triển khai thực hiện và thành công bước đầu.

Qua thực hiện Chương trình, đời sống đồng bào được nâng lên đáng kể, hộ nghèo giảm, hạ tầng phát triển, diện mạo vùng dân tộc, miền núi thay đổi nhiều; nhiều chính sách nhân văn đến với người dân. Nhiều địa phương đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ sinh kế, giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. Thu nhập bình quân tăng đáng kể, đạt trung bình 34,5 triệu đồng/người/năm, cao hơn 2,5 lần so với năm 2019.

Các lễ hội truyền thống được phục hồi và tổ chức thường xuyên, giúp bảo tồn bản sắc văn hóa, đồng thời thúc đẩy tinh thần tự hào dân tộc. Nhiều địa phương đã tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể thao, tạo sân chơi lành mạnh và gắn kết cộng đồng, qua đó khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ năm 2021 đến nay, ngân sách Trung ương đã giao 16 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên hơn 21.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình, chiếm khoảng 31,09% tổng vốn của cả nước.

Đến nay, các địa phương đã giải ngân được hơn 60% nguồn vốn này, cao hơn mức trung bình của cả nước (57,6%); trong đó có một số địa phương đạt kết quả giải ngân tốt như Ninh Thuận (76,5%), Khánh Hòa (76,3%), Bình Định (69,5%). Đây là nỗ lực lớn của các địa phương, cho thấy sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao, sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, quyết tâm mạnh mẽ và tinh thần trách nhiệm cao của các địa phương, các cấp, các cơ quan trong việc triển khai, thực hiện Chương trình.

“Thay mặt Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG tôi ghi nhận và đánh giá cao những quyết tâm, nỗ lực, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và sự đồng hành ủng hộ của nhân dân 16 tỉnh trong thực hiện Chương trình”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu.

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực cũng nhấn mạnh, vẫn còn một số nhóm chỉ tiêu và chỉ tiêu cụ thể chưa đạt. Đồng thời, quá trình thực hiện Chương trình cho thấy còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục được khắc phục để nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình trong năm 2025 cũng như trong giai đoạn tiếp theo.

Trong đó, nổi lên là một số các cơ chế, chính sách vẫn còn bất cập, thiếu hợp lý, chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp. Công tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan và địa phương có lúc, có nơi còn chưa đồng bộ, chặt chẽ. Triển khai các dự án hạ tầng còn khó khăn, ngoài nguyên nhân khách quan do địa hình của khu vực còn có một phần nguyên nhân do tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thờ ơ vô cảm, sợ sai của một bộ phận cán bộ, làm việc chưa đến nơi đến chốn. Chất lượng nguồn nhân lực địa phương còn hạn chế…

Tập trung vào các dự án có tác động thúc đẩy

Để kịp thời báo cáo, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thực hiện Chương trình giai đoạn II từ năm 2026 đến năm 2030, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành Trung ương và đặc biệt là lãnh đạo các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trên cơ sở đánh giá toàn diện, tổng thể các dự án của Chương trình đã triển khai ở giai đoạn I cần tiếp tục rà soát hành lang pháp lý, đề xuất, xác định các dự án thiết thực cho giai đoạn II, trong đó tập trung vào các dự án có tác động thúc đẩy và nên có thứ tự ưu tiên đối với các dự án, bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, “ra tấm ra món”.

Cùng với đó là cần đặc biệt quan tâm tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong việc quản lý, giám sát, triển khai dự án, chủ động quyết định các chính sách cụ thể đáp ứng được yêu cầu thực tiễn triển khai, bảo đảm phù hợp mục tiêu chung của Chương trình và điều kiện thực tiễn.

Tiếp tục tổ chức các hội nghị tổng kết Chương trình cấp vùng và toàn quốc theo hình thức, quy mô phù hợp, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Rút kinh nghiệm quá trình thiết kế, xây dựng Chương trình giai đoạn I để đề xuất Chương trình giai đoạn II bảo đảm tiến độ, chất lượng, bám sát thực tiễn và thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tâm từ nay đến cuối năm 2024, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, đẩy mạnh triển khai và giải ngân vốn thực hiện Chương trình; chủ động rà soát, phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để có giải pháp tháo gỡ hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn, xử lý kịp thời theo quy định hiện hành và phù hợp tình hình thực tiễn.

Chú trọng kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực thi, đặc biệt là đội ngũ thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc tại cấp cơ sở; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp cơ sở gắn với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai thực hiện và giám sát Chương trình.

“Hết sức chú trọng công tác kiện toàn nhân sự; tham gia thực hiện Chương trình phải thực sự lựa chọn được những người có kinh nghiệm, kiến thức, tâm huyết, trách nhiệm và thiết tha với đồng bào, với vùng dân tộc”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình lưu ý.

Bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các dự án phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi- Ảnh 4.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến dâng hoa, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ðại đoàn kết – Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng.

* Trước đó, sáng 9/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã tới dâng hoa, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ðại đoàn kết, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Địa bàn khu vực miền Trung và Tây Nguyên bao gồm 445 xã khu vực I, 66 xã khu vực II và 476 xã khu vực III và 3.243 thôn đặc biệt khó khăn (chiếm 24,53% thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của cả nước).

Dân số của cả khu vực khoảng 21.255.536 người, trong đó có 3.605.006 người thuộc 53 dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 17% dân số). Phần lớn người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng Tây Nguyên, vùng miền núi phía tây của các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Tỉ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số đến năm 2024 ước giảm bình quân 5,2%/năm.



Nguồn: https://daidoanket.vn/bao-dam-dau-tu-co-trong-tam-trong-diem-cac-du-an-phat-trien-kt-xh-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-10294137.html

Cùng chủ đề

Tăng cường thanh kiểm tra, giám sát thị trường chứng khoán để hạn chế rủi ro

Kinhtedothi - Giải trình những vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, sẽ tăng cường thanh kiểm tra thị trường chứng khoán để hạn chế rủi ro… Ngày 7/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế...

Đại hội dân tộc thiểu số Hà Nội lần IV và kỳ vọng của đại biểu

Kinhtedothi - Sáng nay (5/11), Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV năm 2024 chính thức khai mạc. Tham dự Đại hội có 250 đại biểu chính thức, là người dân tộc thiểu số, đại diện cho cộng đồng 53 dân tộc thiểu số trên địa bàn Thủ đô. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 sẽ là dịp để TP Hà Nội đánh giá...

Không chủ quan với mưa lũ sau bão số 6

Lũ lên trên các sông miền Trung Thông tin tại cuộc họp ứng phó bão số 6 vào sáng 27/10, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, hồi 4 giờ, vị trí tâm bão cách Đà Nẵng khoảng 125km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 - 10, giật cấp 12. Trong những giờ tới, bão số 6 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, mỗi...

Đại hội dân tộc thiểu số Hà Nội năm 2024 diễn ra ngày 4

Đại hội đại biểu các DTTS TP Hà Nội lần thứ IV là đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô. Đại hội tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc, đại đoàn kết dân tộc; khơi dậy lòng yêu nước, xây dựng, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận của đồng bào...

Đề xuất chưa xem xét tăng lương hưu, lương khu vực công trong năm 2025

Ngày 22/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2025-2027. Bố trí đủ chi trả lương cho khu vực công, lương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

6 tháng nữa, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, Việt Đức cơ sở 2 sẽ hoạt động

Hiện Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 khối lượng hoàn thành đã trên 90%, còn Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đã hoàn thành khoảng 60%. Chiều 9/11, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10,...

Chậm giải ngân trong khắc phục thiên tai

Cách đây gần 1 năm, tỉnh Nghệ An được nhận 200 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở. Tuy nhiên, đến nay địa phương này vẫn chưa thể triển khai, nguyên nhân do đâu? ...

Từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống

Đất ở, đất sản xuất là một trong những điều kiện tiên quyết giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Vì vậy, trong những năm qua tỉnh Hòa Bình đã đẩy nhanh các hoạt động, từng bước đưa chính sách dân tộc gần hơn với cuộc sống của bà con. ...

Học ngoại ngữ, tăng lợi thế cạnh tranh

Thống kê từ Trường Đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân cho thấy trong năm 2024, 70% sinh viên đỗ vào trường có IELTS từ 5.5 trở lên trong khi chuẩn đầu ra theo quy định của nhà trường hiện nay là 5.5 đối với sinh viên học chương trình chính quy bằng tiếng Việt và 6.0 - 6.5 đối với chương trình tiên tiến, chất lượng cao, chương trình học bằng tiếng Anh và khoa Ngôn ngữ Anh. ...

Thu hút người có trình độ cao tham gia tuyển dụng làm nhà giáo

Nhà nước có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Cùng chuyên mục

"Tuyệt đối không để lợi ích nhóm trong thiết kế văn bản quy phạm pháp luật"

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực. Cũng theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp, trước mắt Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt để sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, với những...

Canada dừng cho phép người Việt du học không cần chứng minh tài chính

Chính phủ Canada quyết định dừng chương trình du học diện miễn chứng minh tài chính đã triển khai trong 6 năm qua, nối tiếp loạt quy định thắt chặt liên tiếp được ban hành. Đại diện trường Canada tư vấn du học cho phụ huynh, học sinh Việt Nam trong một triển lãm tổ chức hồi tháng 10 ẢNH: NGỌC LONG Xét duyệt sẽ chậm và khó hơn? Du học diện miễn chứng minh tài chính (SDS) là chương trình visa ưu tiên...

Khởi tố vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC

Theo thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), đồng thời khởi tố 6 người để điều tra về hai tội danh. Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên thông tin về vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) - Ảnh: GIANG LONG Thông tin về vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)...

Gần 3.000 thanh niên dự Ngày hội Thanh niên Quốc tế năm 2024

(ĐCSVN) - Ngày hội Thanh niên Quốc tế năm 2024 (International Youth Festival) là sân chơi văn hóa, nghệ thuật, thể thao bổ ích góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho các bạn trẻ Thủ đô Hà Nội và quốc tế. Ngày 9/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội Thanh niên quốc tế lần thứ III - năm 2024 với chủ đề Vì một thế giới hòa bình, với sự tham dự của đại...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 40% trong 10 tháng qua

NDO - Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê mới công bố, trong 10 tháng đầu năm 2024, có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước. Con số này đã giúp ngành du lịch tiến gần hơn tới mục tiêu đến hết năm, nước ta có thể đón được 17-18 triệu lượt khách.   Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10 đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần...

Mới nhất

Khách lái thử xe máy điện VinFast, quà tặng và niềm vui không giới hạn

Gian hàng VinFast nổi bật giữa sự kiện với 6 mẫu xe máy điện, khách tham dự từ người trẻ đến trung niên nhộn nhịp đăng ký, háo hức chờ lái thử. Chuỗi hoạt động VinFast khiến khách thích mê trong tiếng cười, quà tặng ngập tràn. ...

Lầu Năm Góc thảo luận về ‘kế hoạch đại tu’ của ông Trump

Các quan chức Lầu Năm Góc đang thảo luận không chính thức về phản ứng trước những thay đổi có khả năng xảy ra, khi ông Trump chính thức tiếp quản Nhà Trắng. Nhiều quan chức tin rằng ông Trump sẽ tránh lặp lại mối quan hệ căng thẳng với quân đội như ở nhiệm kỳ trước - Ảnh: GETTY Quan...

Phải làm sao để Luật Nhà giáo ra đời khiến giáo viên thấy phấn khởi

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, các thầy cô giáo đang chờ đợi rất nhiều ở dự...

Vì sao các cuộc thăm dò đánh giá sai ông Trump 3 kỳ bầu cử liên tiếp?

(Dân trí) - Kết quả bầu cử vừa diễn ra cho thấy lần thứ 3 liên tiếp các thăm dò dư luận đánh giá sai về Tổng thống đắc cử Donald Trump. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (Ảnh: AFP). Trước cuộc bầu cử ngày 5/11, các cuộc thăm dò dư luận đều dự đoán một cuộc đua sít sao...

Canada dừng cho phép người Việt du học không cần chứng minh tài chính

Chính phủ Canada quyết định dừng chương trình du học diện miễn chứng minh tài chính đã triển khai trong 6 năm qua, nối tiếp loạt quy định thắt chặt liên tiếp được ban hành. Đại diện trường Canada tư vấn du học cho phụ huynh, học sinh Việt Nam trong một triển lãm tổ chức hồi tháng 10 ẢNH: NGỌC...

Mới nhất