Trang chủChính trịNgoại giaoBảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân...

Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm


Chiều 23/4, tại Hà Nội, Diễn đàn Tương lai ASEAN tiếp tục Phiên toàn thể thứ hai với chủ đề “Bảo đảm an ninh toàn diện về Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm”.

Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm
Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 với chủ đề “Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm”. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Phiên toàn thể thứ hai thảo luận về cách tiếp cận toàn diện của ASEAN trong bảo đảm an ninh khu vực, thông qua xem xét tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội, và môi trường, trao đổi, đề xuất những hướng đi giúp ASEAN đóng góp hiệu quả hơn vào việc giải quyết các thách thức toàn cầu, khẳng định vai trò và đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh khu vực và toàn cầu do Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Trưởng SOM ASEAN Việt Nam chủ trì với các diễn giả chính là: Nghị sĩ Sue Lines, Chủ tịch Thượng viện Australia (thông điệp ghi hình), Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ TS Subrahmanyam Jaishankar (thông điệp ghi hình).

Các đại biểu tham gia tham luận là: ông Kung Phoak, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia; Học giả George Yeo, nguyên Bộ trưởn Ngoại giao Singapore; Học giả Kavi Chongkittavorn, Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu an ninh và quốc tế của Đại học Chulalongkorn; GS. Dương Khiết Miễn, Chủ tịch Hội đồng Học thuật Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải (SIIS); Thông điệp ghi hình của nguyên Thủ tướng Anh Tony Blair; TS. Damian Hickey, Giám đốc Khu vực Đông Nam Á, Viện Tony Blair vì sự phát triển toàn cầu.

Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi phát biểu tại Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Phát biểu tham luận tại Phiên thảo luận, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định an ninh luôn là vấn đề quan trọng với ASEAN. Với ASEAN, an ninh bao gồm rất nhiều lĩnh vực như chính trị, quốc phòng, kinh tế, xã hội, môi trường… Mỗi lĩnh vực đều quan trọng như nhau và việc bảo đảm an ninh đều phải toàn diện nhất có thể.

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia chỉ ra cấu trúc an ninh khu vực và thế giới tiếp tục có những biến chuyển khó lường với xung đột, chiến tranh, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, tội phạm xuyên quốc gia… đòi hỏi ASEAN phải có các biện pháp thích ứng và sáng tạo hiệu quả.

Chia sẻ về những đường hướng mà ASEAN có thể sử dụng để vượt qua các thách thức, bà Retno Marsudi cho rằng ASEAN cần tiếp tục đóng vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy những biến chuyển trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và hợp tác trong khu vực. Điều cần thiết hiện nay là xây dựng một Cộng đồng ASEAN mạnh mẽ, hùng cường và tiếp tục duy trì vai trò trung tâm để ứng phó với các thách thức. Đồng thời, ASEAN cần đoàn kết hơn để khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tiếp tục duy trì hòa bình, hợp tác, và phát triển, trong đó đối thoại đàm phán, đôi bên cùng thắng được thúc đẩy.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Retno Marsudi cũng đề cao sự cần thiết của việc tuân thủ luật pháp quốc tế và thực hiện luật pháp quốc tế một cách nhất quán. Người đứng đầu ngành giao Indonesia nhấn mạnh, ASEAN cần lưu tâm tới quản trị số và nâng cao kỹ năng số cho người dân trong thời đại mới.

Bà Retno Marsudi khẳng định: “Chúng ta cần tiếp tục lắng nghe tiếng nói của người dân, tiếp tục nỗ lực đảm bảo các tiến trình đều phải lấy người dân làm trung tâm. Tôi tin rằng rời khỏi Diễn đàn này, chúng ta có thể tự tin nói rằng chúng ta đã đóng góp vào các tiến trình của ASEAN lấy người dân làm trung tâm trong tương lai”.

Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm
Các đại biểu thảo luận tại Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trong thông điệp ghi hình, Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines ghi nhận sáng kiến của Việt Nam trong việc tạo ra Diễn đàn mới này để tạo sân chơi thảo luận về các vấn đề quan trọng định hình tương lai của ASEAN.

Theo bà Sue Lines, năm 2024 đánh dấu 50 năm kể từ khi Australia trở thành đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN. Ngày nay, mối quan hệ của Australia và ASEAN không chỉ dựa trên cơ sở địa lý gần gũi mà còn dựa trên 50 năm hợp tác, tôn trọng, đối tác và tin cậy và được củng cố bởi quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai bên. “Hơn 1 triệu người Australia sinh ra hoặc có tổ tiên ở Đông Nam Á. Người dân của chúng ta gắn bó với nhau và tương lai của chúng ta cũng như vậy”, bà nói.

Chủ tịch Thượng viện Australia thông tin, tại Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN – Australia tháng 3/2024 tại TP. Melbourne, các nhà lãnh đạo hai bên đã cùng nhau nhìn lại 50 năm quan hệ đối tác và hướng tới tương lai. Tuyên bố Melbourne được thông qua tại Hội nghị đã tái khẳng định cam kết chung của hai bên đối với một khu vực cởi mở, toàn diện và minh bạch.

Đây là một khu vực mà vai trò trung tâm của ASEAN hết sức quan trọng trong việc duy trì các nguyên tắc đã được thiết lập và hình thành các chuẩn mực khu vực, nơi mà các quốc gia có quyền tự do quyết định tương lai của chính mình. Đây cũng là khu vực có các thị trường mở, tạo điều kiện thuận lợi cho luân chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và ý tưởng.

Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm
Trong Phiên thảo luận thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, các đại biểu đã cùng trao đổi những nội dung trọng tâm về bảo đảm an ninh toàn diện về Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

“Thành công của ASEAN ngày nay nằm ở việc tập trung thúc đẩy hợp tác ở mọi cấp độ trong xã hội cũng như giữa các chính phủ. Tầm nhìn ASEAN với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một ví dụ liên quan mật thiết đến điều này và được Australia ủng hộ mạnh mẽ”, bà Sue Lines nhấn mạnh.

Là một trong những đối tác quan trọng của ASEAN, trong thông điệp ghi hình gửi tới Diễn đàn, Tiến sĩ S. Jaishankar, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ nêu rõ, quan hệ ASEAN-Ấn Độ đã được vun đắp trở thành quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện dựa trên những giá trị, quan điểm tương đồng.

Tiến sĩ S. Jaishankar khẳng định, ASEAN giữ vị trí trung tâm trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ và là một trụ cột quan trọng trong tổng thể chính sách của New Delhi đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ấn Độ ủng hộ một ASEAN đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN và Tầm nhìn của ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đồng thời tin tưởng một ASEAN đoàn kết và vững mạnh sẽ đóng vai trò kiến tạo cho một cấu trúc khu vực mới đang nổi lên tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Nhấn mạnh quyết tâm với ASEAN trong việc duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng khu vực, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đề cao vai trò của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 cho các hoạt động trên các vùng biển và đại dương.

Cùng với đó, Tiến sĩ S. Jaishankar cho rằng, Ấn Độ và ASEAN cần hướng đến một chuỗi cung ứng đa dạng, an toàn, minh bạch và tự cường trong tương lai. “Chúng tôi tin rằng các nước ở phía Nam bán cầu cần đảm nhiệm vai trò quốc tế lớn hơn…Vai trò của ASEAN và Ấn Độ đang ngày càng quan trọng để đương đầu với các biến số của một trật tự thế giới đang nổi lên, chúng ta cần hợp tác và phối hợp trong khuôn khổ hợp tác ASEAN-Ấn Độ”, Tiến sĩ S. Jaishankar bày tỏ tin tưởng.

Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kung Phoak (bên phải) cho rằng ASEAN cần một cách tiếp cận thống nhất khi đối phó với những thách thức an ninh truyền thông và phi truyền thống. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tham gia Phiên thảo luận, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kung Phoak đánh giá, ASEAN đã làm được rất tốt trong việc thúc đẩy ổn định, hòa bình trong khu vực, dựa trên việc cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế, những nguyên tắc được nêu trong Hiến chương ASEAN cùng nhiều văn bản khác.

Theo ông Kung Phoak, thế giới và khu vực đang đứng trước những biến đổi khó lường, vì vậy ASEAN cũng cần phải tự thân thay đổi. Trong vấn đề an ninh, việc ASEAN chỉ ứng phó với những thách thức là chưa đủ mà cần phải thu hút sự tham gia của nhiều bên khác nhau, đặc biệt là các kênh hợp tác chuyên ngành thuộc 3 trụ cột hợp tác của khối.

Trong tương lai, ông Kung Phoak cho rằng, đối với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, ASEAN cần có một cách tiếp cận thống nhất, tiếp cận mang tính ASEAN, mang tính chất Hiệp hội nhiều hơn.

Còn nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore George Yeo nhận định năm 2025 sẽ đánh dấu 30 năm Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN – một hành trình có nhiều đóng góp năng động và tích cực. Sau khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam đã tập trung vào phát triển đất nước, bắt kịp nhiều nước thành viên trong khu vực.

“Việc Việt Nam xây dựng Sáng kiến Diễn đàn Tương lai ASEAN là minh chứng cho vai trò của Việt Nam trong ASEAN, dẫn đắt ASEAN hướng tới tương lai”, ông George Yeo chỉ rõ.

Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm
Học giả Kavi Chongkittavorn, Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc tế của Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) đánh giá cao ý nghĩa của Diễn đàn. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Đánh giá cao ý nghĩa của Diễn đàn, học giả Kavi Chongkittavorn, Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc tế của Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), cho rằng xác định được ASEAN cần gì trong tương lai rất quan trọng.

Theo ông Kavi Chongkittavorn, Việt Nam đã mang đến những bước ngoặt cho Hiệp hội như câu chuyện hợp tác Tiểu vùng sông Mekong là một ví dụ. “Việt Nam đang đóng vai trò trong các nỗ lực đưa các bên ngồi lại với nhau và định hình cho tương lai của ASEAN. Đã đến lúc ASEAN cần làm điều này”, ông Kavi Chongkittavorn khẳng định.

Trong thông điệp ghi hình, nguyên Thủ tướng Anh Tony Blair nhấn mạnh, ASEAN đóng vai trò quan trọng đối với các vấn đề mà các quốc gia trong khu vực không thể tự giải quyết. Các nước ASEAN cần hội tụ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng xanh.

Ông Tony Blair cho rằng, ASEAN đang nỗ lực làm thế nào để có thể tận dụng những cơ hội, giảm thiểu rủi ro và khẳng định Anh mong muốn tiếp tục mở rộng mối quan hệ với ASEAN. Vấn đề quan trọng và khó khăn nhất đối với các nước ASEAN hiện nay là xác định tốc độ phát triển và sự thay đổi của thế giới và Anh có thể hỗ trợ các chính phủ xác định tốc độ đó để có thể tận dụng những cơ hội đến từ tiến trình này.

Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm
Các đại biểu tham dự Phiên thảo luận đặt câu hỏi cho các diễn giả tại Diễn đàn. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

“Tôi muốn cảm ơn Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Thủ tướng Phạm Minh Chính vì đã khởi xướng Diễn đàn lần này để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân ASEAN”, nguyên Thủ tướng Anh Tony Blair bày tỏ.

Trong Phiên thảo luận thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, các đại biểu đã cùng trao đổi những nội dung trọng tâm: Phương cách thúc đẩy khuôn khổ an ninh khu vực toàn diện, nâng cao năng lực thích ứng trước các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, đi đôi với tăng trưởng kinh tế; Các biện pháp xây dựng một hệ sinh thái kỹ thuật số an toàn, đáng tin cậy và tăng cường khả năng ứng phó trước các mối đe dọa an ninh mới nổi.

Chiến lược của ASEAN nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực trong giải quyết các thách thức xuyên quốc gia, đi đôi với tôn trọng chủ quyền và lợi ích đa dạng của các quốc gia; Khả năng tận dụng những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ sinh học và phân tích dữ liệu lớn để phát triển các giải pháp sáng tạo nhằm đảm bảo an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

* Phát biểu tại Phiên bế mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, những cuộc thảo luận và hiểu biết sâu sắc được chia sẻ tại Diễn đàn đã cung cấp những thông tin quý giá để cùng suy ngẫm và tái khẳng định tầm quan trọng của những nỗ lực chung trong việc định hình một tương lai tươi sáng hơn cho Cộng đồng ASEAN.

Dẫn lại 3 xu hướng chiến lược sẽ định hình tương lai của ASEAN trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn của Thủ tướng Phạm Minh Chính đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự chia rẽ giữa các cường quốc, sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ đột phá mới và tính cấp thiết trong phát triển bền vững và toàn diện, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, những xu hướng chiến lược này sẽ mang đến cả những cơ hội cũng như những thách thức lớn chưa từng thấy đối với ASEAN.

Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu bế mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Từ đó, Bộ trưởng đặt vấn đề: Làm thế nào ASEAN có thể tận dụng tốt nhất các xu hướng chiến lược này để thúc đẩy phát triển nhanh chóng, bền vững trong khi vẫn đảm bảo an ninh toàn diện cho người dân?

“Chúng ta đã nghe thấy nhiều từ khóa được lặp lại và thậm chí còn có nhiều ý tưởng thú vị được thảo luận ngày hôm nay. Chúng ta cũng được biết công nghệ, đặc biệt là công nghệ kỹ thuật số, dữ liệu lớn và AI sẽ định hình tương lai theo những cách quan trọng. Thông điệp này được thể hiện rõ ràng không chỉ tại Phiên họp toàn thể thứ nhất mà còn được nhắc lại tại Hội nghị bàn tròn doanh nghiệp do Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì.

Cả chính phủ và khu vực doanh nghiệp đang hợp tác chặt chẽ tìm ra cách tối ưu nhất để tận dụng công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng, bền vững. Bởi vì những công nghệ này hứa hẹn sẽ thay đổi cách chúng ta sống và làm việc hàng ngày, đồng thời đòi hỏi những chuyển đổi về kinh tế, cơ sở hạ tầng và thể chế. Những chuyển đổi này cũng yêu cầu chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để đầu tư vào nguồn nhân lực và đặc biệt là cung cấp kỹ năng số cho các thanh thiếu niên trong khu vực”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chỉ rõ.

Theo Bộ trưởng, vai trò trung tâm của ASEAN không phải ngẫu nhiên mà có mà là nỗ lực của các thế hệ lãnh đạo và ngoại giao ASEAN đã phải vất vả mới đạt được. “Khi chúng ta suy ngẫm về những nội dung quan trọng rút ra từ Diễn đàn lần này, rõ ràng là ASEAN đang đứng trước một ngã rẽ rất quan trọng. Chỉ có thông qua những nỗ lực chung thì chúng ta mới có thể đưa ‘con thuyền ASEAN’ vượt qua thách thức và chông gai”, Bộ trưởng nói.

Phiên toàn thể thứ hai Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng lấy người dân làm trung tâm
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tuy nhiên, theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam, bằng cách chủ động và sáng tạo trong việc vạch ra lộ trình của riêng mình, ASEAN có thể quản lý những vấn đề phức tạp về mặt chiến lược và góp phần xây dựng một cộng đồng toàn cầu nơi tất cả các quốc gia, bất kể quy mô, đều được tôn trọng, hợp tác bình đẳng và cùng nhau giải quyết những thách thức chung. Sự hội tụ các quan điểm xung quanh những ưu tiên chính này mang lại nền tảng vững chắc để ASEAN biến Tầm nhìn chung thành hành động cụ thể.

“Tôi hy vọng rằng những hiểu biết sâu sắc và khuyến nghị rút ra từ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ đóng vai trò là lời kêu gọi hành động rõ ràng. Khi chúng ta tiến về phía trước, điều bắt buộc là chúng ta phải tăng gấp đôi nỗ lực của mình để xây dựng một môi trường toàn diện và bền vững hơn cho tất cả các dân tộc của chúng ta.

Điều này sẽ đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ, tư duy đổi mới và cam kết kiên định về sự hợp tác giữa tất cả các bên liên quan – từ chính phủ, doanh nghiệp đến cộng đồng quốc tế. Khi kết thúc cuộc họp này, chúng ta hãy tái khẳng định tầm nhìn chung về một Cộng đồng ASEAN lấy con người làm trung tâm – một cộng đồng kiên cường, toàn diện, bền vững và an toàn cho tất cả mọi người.

Chúng ta hãy đoàn kết với quyết tâm biến tầm nhìn này thành hiện thực, chung tay xây dựng một ngày mai tốt đẹp hơn cho người dân của chúng ta và cho các thế hệ mai sau. Con đường phía trước có thể còn nhiều thách thức nhưng với sức mạnh và trí tuệ tập thể của Cộng đồng ASEAN, không có trở ngại nào mà chúng ta không thể vượt qua”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 với chủ đề “Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm” là một sáng kiến quan trọng do Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần 43 vào tháng 9/2023.

Đây là ý tưởng mới của Việt Nam với mong muốn tạo diễn đàn chung cho các nước thành viên ASEAN cũng như các bạn bè đối tác của ASEAN, người dân ASEAN cùng đóng góp vào việc thúc đẩy, định hình con đường phát triển cho tương lai của ASEAN.

Điểm khác biệt lớn nhất của Diễn đàn Tương lai ASEAN so với các diễn đàn khác, đây là diễn đàn dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân của ASEAN.

Bên cạnh Phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN đã diễn ra Phiên toàn thể thứ nhất với chủ đề “ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững”.

Buổi trưa, các đại biểu dự hai phiên ăn trưa làm việc với hoạt động Tọa đàm với Doanh nghiệp ASEAN và đối tác “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số” và chủ đề “Tái xác định vai trò trung tâm của ASEAN”.

Buổi chiều tiếp tục với Phiên toàn thể thứ hai chủ đề “Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm” và Phiên bế mạc Diễn đàn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bản sắc văn hoá thúc đẩy hiểu biết chung trong khu vực

(Tổ Quốc) - Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng phụ trách văn hoá và nghệ thuật ASEAN lần thứ 11 (AMCA-11) và các hội nghị liên quan, Malaysia với tư cách chủ trì đã tổ chức Liên hoan Nghệ thuật ASEAN 2024 tại Melaka – sự kiện khép lại chuỗi...

Diễn đàn giao lưu văn hóa nghệ thuật “Thanh niên với sắc màu văn hóa ASEAN”

Diễn đàn được tổ chức nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa thống nhất trong đa dạng của các nước ASEAN cũng như giới thiệu về hình ảnh, đất nước con người Việt Nam tới các bạn trẻ ASEAN và quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước,...

Quy mô nền kinh tế số ASEAN sẽ đạt khoảng là 2.000 tỷ USD vào năm 2030

Dự báo, quy mô nền kinh tế ASEAN sẽ đứng thứ 4 trên thế giới vào 2030. Ở thời điểm đó, quy mô nền kinh tế số ASEAN sẽ đạt khoảng 2.000 tỷ USD. Chiều 17-10, tại Hà Nội, Bộ TT-TT đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN. Hội nghị nhằm thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các...

Bảo tồn các môn thể thao và trò chơi truyền thống trong cộng đồng ASEAN

(Chinhphu.vn) - Tại phiên họp Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về Thể thao với Trung Quốc lần thứ 3 (SOMS + China-3), các đại biểu đã tập trung thảo luận về việc Trung Quốc hỗ trợ triển khai Dự án Phục hồi các môn thể thao và trò chơi truyền thống ASEAN - Trung Quốc như Di sản văn hóa phi vật thể.   Các đại biểu chung tay bảo tồn các môn thể thao và trò chơi truyền...

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận các vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan đang diễn ra tại Lào còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh nghiệp, người tiêu dùng ngần ngại “xuống tiền”, có lý do để tạm gác âu lo

Theo các khảo sát và bình luận từ các giám đốc điều hành doanh nghiệp, trong nhiều tháng qua, người tiêu dùng và doanh nghiệp đã trì hoãn việc mua sắm, đầu tư. Nguyên nhân một phần bởi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.

Sau iPhone 16, Indonesia tiếp tục cấm bán điện thoại Google Pixel

Không chỉ có iPhone 16, điện thoại Pixel của Google cũng đã bị cấm bán tại Indonesia vì không đáp ứng yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa.

Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến “giờ G”, ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Chưa đầy 48 giờ nữa, toàn thế giới sẽ biết ai trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Tuy nhiên, cho đến giờ phút ấy, không ai có thể nói chắc chắn được điều gì, ngay cả các kết quả thăm dò trước bầu cử.

Kể chuyện nghề cổ bằng tranh lưu giữ nét đẹp truyền thống

Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách "Vang danh nghề cổ' - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công - truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.

Apple ra mắt MacBook Pro M4, giá khởi điểm từ 39,99 triệu đồng

Sau khi trình làng iMac và Mac Mini M4, Apple tiếp tục ra mắt mẫu MacBook Pro thế hệ mới với ba tùy chọn chip M4, M4 Pro và M4 Max.

Bài đọc nhiều

‘Cổ tích’ về các quỹ đầu tư Trung Đông

Các khoản đầu tư tỷ USD trong các ngành định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu đang dần thay thế dầu mỏ tạo dựng “quyền lực mới” cho các nền kinh tế Trung Đông.

Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Báo cáo niên vụ 2023 – 2024 cho thấy, xuất khẩu cà phê niên vụ này đã đóng góp hơn 5,4 tỉ USD vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đây là mức kim ngạch cao nhất trong lịch sử xuất khẩu ngành cà phê từ trước tới nay, theo Vicofa.

Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Theo tờ Economist, nhân vật Hello Kitty, do công ty Nhật Bản Sanrio sở hữu, đã trở thành một biểu tượng văn hóa toàn cầu, mang lại doanh thu gần 4 tỷ USD mỗi năm. Kể từ khi ra đời cách đây 50 năm, Hello Kitty đã tạo ra tổng doanh thu ước tính lên tới 80 tỷ USD cho công ty.

Nhiều giải pháp giải “cơn khát” nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, bán dẫn

Hồi âm ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã triển khai một số hoạt động cụ thể để thực hiện mục tiêu đào tạo khoảng 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, điện tử, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực mới.

Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.000 - 142.500 đồng/kg.

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp, người tiêu dùng ngần ngại “xuống tiền”, có lý do để tạm gác âu lo

Theo các khảo sát và bình luận từ các giám đốc điều hành doanh nghiệp, trong nhiều tháng qua, người tiêu dùng và doanh nghiệp đã trì hoãn việc mua sắm, đầu tư. Nguyên nhân một phần bởi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.

Chưa có sự biến động, “nín thở” chờ diễn biến mới

Giá xăng dầu hôm nay 4/11, tuần trước, giá dầu đã tăng 3 phiên và giảm 2 phiên. Tuy nhiên, sự bật tăng đã không thể giúp giá dầu “khôi phục” được hoàn toàn những “mất mát” từ cú giảm sốc ngay ở phiên giao dịch đầu tiên của tuần (giảm tới hơn 6%).

Tăng nhẹ ở phía Bắc; Giá heo hơi dịp Tết 2024 chịu nhiều tác động

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay tiếp tục tăng nhẹ tại một số địa phương. Hiện tại, khu vực này đang mua bán chênh lệch trong khoảng 61.000 - 64.000 đồng/kg.Trong bối cảnh các yếu tố cung-cầu và bị ảnh hưởng bởi thiên tai, giá heo hơi tại Việt Nam dịp Tết 2024 được dự báo sẽ chịu tác động lớn.

Trung Quốc “cậy nhờ” Czech liên quan đến xe điện; Praha cùng Italy kêu gọi EU một vấn đề mà Đức cũng đồng lòng

Ngày 3/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang hối thúc Cộng hòa Czech đóng vai trò tích cực trong quá trình góp phần giải quyết tranh chấp thương mại với Liên minh châu Âu (EU) liên quan xe điện.

Giá cà phê về đáy, nhu cầu nội địa tăng mạnh, vai trò quan trọng của thị trường châu Á

Trong giai đoạn 2024 - 2025 tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đạt 270.000 - 300.000 tấn/năm. Tiêu thụ cà phê nội địa trong giai đoạn 2025 - 2030 dự báo tiếp tục tăng và đạt tốc độ bình quân khoảng 6,6%/năm. Việc nhu cầu nội địa tăng nhưng sản lượng sản xuất thấp sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu xuất khẩu.

Mới nhất

EVN đề xuất giá điện hai thành phần, có thể thực hiện từ đầu năm 2025

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có đề án báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất về cơ chế triển khai thí điểm giá điện hai thành phần.Giá điện hai thành phần được hiểu là cơ cấu giá phải trả cho công suất đăng ký sử dụng và phần trả cho điện năng tiêu dùng. Đây...

Thủ tướng mang nhiều thông điệp của Việt Nam đến các hội nghị ở Trung Quốc

(Dân trí) - Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Trung Quốc được kỳ vọng chuyển tải nhiều thông điệp ý nghĩa tới tiểu vùng, khu vực và cộng đồng quốc tế, theo Thứ trưởng Phạm Thanh Bình. Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng...

Ưu đãi độc quyền dành riêng khách hàng Xuất nhập khẩu

Đồng hành cùng các khách hàng Xuất nhập khẩu hiện hữu đang giao dịch tại MSB tại thời điểm cuối năm, MSB tri ân gửi đến Quý khách hàng các ưu đãi độc quyền như sau:  •    Ưu đãi tỷ giá lên đến 150 điểm: Tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp •    Miễn phí chuyển tiền quốc tế...

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam bắt đầu chuyến thăm và giao lưu tại Hàn Quốc

VOV.VN - Trải qua 9 ngày hành trình liên tục trong điều kiện thời tiết phức tạp với quãng đường 2.400 hải lý, sáng 4/11, tàu CSB 8004 do Đại tá Lê Thanh Hải, Phó Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 chỉ huy chở đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam đã cập cảng thành phố Yeosu,...

Nghệ nhân đưa ‘hồn cốt’ lụa Vạn Phúc hồi sinh

Với bàn tay cần mẫn, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm đã hồi sinh lụa Vân, "hồn cốt” của làng nghề truyền thống Vạn Phúc. VTC.vn

Mới nhất