Trang chủPolitical ActivitiesBáo cáo Đề xuất chủ trương đầu tư CTMTQG về phát triển...

Báo cáo Đề xuất chủ trương đầu tư CTMTQG về phát triển văn hóa đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét



Đó là nhận định của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tại Phiên họp toàn thể Ủy ban lần thứ 7 vừa được tổ chức đầu tháng 5/2024.

Báo cáo Đề xuất chủ trương đầu tư CTMTQG về phát triển văn hóa đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét - Ảnh 1.

Hình minh họa

Đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn

Theo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 (sau đây gọi tắt là Chương trình) được xây dựng bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa trong giai đoạn 2025-2035 trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài với Việt Nam, đã đáp ứng được tiêu chí xác định chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 9, Điều 4 Luật Đầu tư công.

Ủy ban cho rằng, việc xây dựng Chương trình ở thời điểm hiện nay là cần thiết, có đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn.

“Việc đầu tư Chương trình sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về phát triển văn hóa đề ra trong các nghị quyết của Đảng, kết luận của Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và Hội thảo Văn hóa năm 2022 về “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” – Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhấn mạnh.

Cũng theo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, việc thực hiện Chương trình sẽ tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước; góp phần đáp ứng yêu cầu chấn hưng và phát triển văn hóa trong giai đoạn hiện nay; xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng cơ bản tán thành với đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của Chương trình. Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị đánh giá sâu sắc hơn với những tính toán lượng hóa cụ thể về tác động của văn hóa là sức mạnh nội sinh, là động lực cho phát triển; bổ sung đánh giá trên khía cạnh ngoại giao, nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong thúc đẩy giao lưu và hợp tác quốc tế.

Ủy ban cũng cho rằng, để nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình, bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi, dễ quản lý, dễ thực hiện, tránh trùng lặp, Chính phủ cần tính toán kỹ lưỡng việc phân công đầu mối hướng dẫn, triển khai thực hiện, bảo đảm gọn và rõ ràng, hợp lý, không chồng chéo và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đề nghị cân nhắc việc thu hẹp các đầu mối quản lý, hướng dẫn, triển khai thực hiện chương trình.

Về thời gian, tiến độ thực hiện Chương trình, đa số ý kiến Ủy ban nhất trí với việc xác định thời gian thực hiện Chương trình như Tờ trình của Chính phủ là 11 năm, từ năm 2025-2035, chia thành 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là năm 2025; giai đoạn 2 từ 2026-2030; giai đoạn 3 từ 2031-2035.

“Cách phân chia như vậy là hợp lý, có thời gian để chuẩn bị thực hiện Chương trình và phù hợp với các thời kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; bảo đảm việc bố trí ngân sách trong giai đoạn thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn” – Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho hay.

Đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Qua xem xét các nhiệm vụ cụ thể đặt ra trong từng nội dung thành phần của Chương trình, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị cần bảo đảm tính kế thừa các nội dung, nhiệm vụ của chương trình, dự án giai đoạn trước trên cơ sở đánh giá cụ thể, định lượng về kết quả đạt được, mức độ đáp ứng yêu cầu thực tế, mức độ bao phủ, các phương thức, cách thức triển khai của từng chương trình, dự án đã thực hiện giai đoạn trước.

Các nội dung thành phần cần xác định nhiệm vụ cụ thể, cần chọn lọc để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, rõ nhiệm vụ ưu tiên, hướng tới thực hiện được các mục tiêu và tính toán được nguồn lực thực hiện, chủ thể thực hiện, đối tượng thụ hưởng.

Cùng với đó, cần cấu trúc phân nhóm nhiệm vụ, phân cấp quản lý rõ ràng đối với các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã, các cơ quan trong bộ máy nhà nước, tránh trùng lắp, chồng chéo, xung đột, bảo đảm gọn, rõ thẩm quyền, không có quá nhiều đầu mối; phù hợp với các văn bản phát luật mới ban hành về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, các cấp chính quyền.

Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ cần bổ sung đánh giá tác động về giới để làm rõ sự cần thiết thúc đẩy lồng ghép giới vào các nội dung, hoạt động, dự án của Chương trình, bảo đảm nguyên tắc lồng ghép giới trong mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu, dự án và có định lượng kết quả đầu ra.

Về cơ chế, giải pháp thực hiện Chương trình, Ủy ban nhất trí với 6 nhóm giải pháp thực hiện Chương trình mà Chính phủ đã đề xuất. Bên cạnh đó, đề nghị cụ thể hóa về nhiệm vụ, lộ trình, tiến độ thực hiện dối với giải pháp về hoàn thiện thể chế; xác định rõ hơn nữa các giải pháp huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực của địa phương, có sự phân định một số nhóm địa phương khác nhau; cụ thể hóa các giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa, nghiên cứu xác định rõ một số nội dung, nhiệm vụ tập trung ưu tiên kêu gọi cá nguồn lực xã hội đầu tư.

“Ủy ban cho rằng, Báo cáo Đề xuất chủ trương đầu tư CTMTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 được chuẩn bị bảo đảm điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV” – Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhấn mạnh.

Ủy ban đề nghị Chính phủ chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình, bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình và sớm chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình./.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy cho biết, dự thảo Chương trình đề ra các mục tiêu cụ thể như đến năm 2030 đạt 9 nhóm mục tiêu cụ thể gồm: Hoàn thành 100% việc xây dựng và ban hành các bộ quy tắc ứng xử, phù hợp với đặc điểm địa phương và nguyên tắc bình đẳng giới về môi trường văn hóa; 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa, 80% các đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm Văn hóa-Thể thao đạt chuẩn.

100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia hiệu quả, thường xuyên các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa; Ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo.

Hàng năm có từ 10-15 công trình nghiên cứu lý luận phê bình văn hóa, nghệ thuật chất lượng được công bố; Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước; Phấn đấu tin học hóa 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa.

Đến năm 2035 đạt 9 nhóm mục tiêu cụ thể sau: Phấn đấu 90% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, bình đẳng giới, hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã.

100% thư viện trong mạng lưới thư viện đáp ứng điều kiện thành lập và bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Thư viện; 85% cơ sở giáo dục trên toàn quốc có đủ hệ thống phòng học cho các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Nghệ thuật; 100% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 80% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo.

Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% vào GDP của cả nước; có mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7%; Hoàn thiện Thư viện số quốc gia, xây dựng thư viện thông minh, mở rộng kết nối, tích hợp dữ liệu với các thư viện trong mạng lưới thư viện Việt Nam và quốc tế.

Chương trình được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết./.





Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/bao-cao-de-xuat-chu-truong-dau-tu-ctmtqg-ve-phat-trien-van-hoa-du-dieu-kien-trinh-quoc-hoi-xem-xet-20240507072611598.htm

Cùng chủ đề

Petrovietnam lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật

Petrovietnam lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật | 08/11/2024 Lượt xem: 61 ...

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư...

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

Để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên Tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 vừa qua, ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên. Nói đúng hơn là mọi chuyện chỉ mới dừng ở khâu lên kế hoạch trên giấy, chứ chưa được...

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư tham...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Du lịch Thủ đô dần khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn

Thủ đô Hà Nội, với bề dày lịch sử hàng nghìn năm văn hiến, cảnh quan tự nhiên và vị trí địa lý chiến lược cũng như hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất hiện đại, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong bối cảnh mới. ...

Sẵn sàng cho Festival Đại Lải năm 2024

Trong 2 ngày (từ 25 - 26/10), tại Mặt nước hồ Đại Lải, đối diện nhà hàng The Night Club - Flamigo Đại Lải, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, chương trình Festival Đại Lải năm 2024 sẽ chính thức diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi nhằm giới thiệu, quảng bá du lịch, tăng sức hút...

Phấn đấu trở thành điểm đến hàng đầu khu vực về du lịch di sản văn hóa vào năm 2030

Theo kế hoạch, giai đoạn 2025 – 2030 tỉnh Quảng Nam sẽ tập trung phát triển 3 nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống, chất lượng và có giá trị tăng cao. ...

Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực VHTTDL

Việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện chủ yếu qua tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật bằng các hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tiễn tại cơ quan, đơn vị, địa phương ...

Triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Văn bản số 192/KH-UBND về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch được xây dựng và...

Bài đọc nhiều

Bão YINXING tiếp tục di chuyển hướng Tây Tây Bắc, sức gió giật trên cấp 17

(Bqp.vn) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão YINXING đang tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, đến 7 giờ ngày 8/11 có khả năng đi vào Biển Đông.Dự báo hướng đi của bão YINXING, cập nhật lúc 08 giờ 01 phút ngày 07/11. (ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)Hồi 7 giờ, ngày 7/11, vị trí tâm bão khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc, 123,1 độ...

Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Hội nghị nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia châu Mỹ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hai bên gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu tiềm năng, sản phẩm và dịch vụ của mình tới thị trường châu Mỹ, từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu và...

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ 10 tháng năm 2024 đạt 647,87 tỷ USD

(MPI) - Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê được công bố ngày 06/11/2024, trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất...

Thượng tướng Phạm Hoài Nam tiếp đoàn cán bộ, sĩ quan Nhật Bản

(Bqp.vn) - Sáng 4/11, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp đoàn cán bộ, sĩ quan Bộ Quốc phòng, Lực lượng Phòng vệ và Quỹ Hòa bình Sasakawa Nhật Bản do Thiếu tướng Aoi Kei, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hệ thống chỉ huy thông tin, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản làm Trưởng đoàn.Quang cảnh buổi tiếp.Tại buổi tiếp, Thượng...

Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam chào xã giao lãnh đạo Học viện Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc

(Bqp.vn) - Chiều 4/11, Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam do Đại tá Lê Thanh Hải, Phó Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 làm Trưởng đoàn đã đến chào xã giao lãnh đạo Học viện Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc tại thành phố Yeosu, tỉnh Yeolla Nam.Quang cảnh buổi chào xã giao.Thay mặt đoàn công tác, Đại tá Lê Thanh Hải cảm ơn sự đón tiếp chu đáo, trọng thị, thắm tình...

Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày …

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá việc thi hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy...

Cơ hội cho doanh nghiệp Hoa Kỳ hợp tác kinh doanh và đầu tư tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực …

Tham dự Hội nghị gồm có hơn 30 doanh nghiệp và các nhà quản lý kinh tế - thương mại - đầu tư, các chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ; phía Việt Nam có đại diễn Lãnh đạo Vụ Dầu khí và Than, Bộ Công Thương, ông Đặng Hải Anh và các chuyên viên; đại diện các Khu công nghiệp Dulong, DeepC, Tập đoàn Thaco Industries, cán bộ Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM và nhiều đối...

Bộ Thương mại và Công nghiệp Phi-líp-pin khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng

Sản phẩm bị điều tra: sản phẩm xi măng có mã HS: 2523.2990 và 2523.9000.Thời kỳ điều tra để xem xét lượng tăng nhập khẩu, thiệt hại: từ 2019 – 2024.          Cáo buộc của Cơ quan điều tra:Cơ quan điều tra cho rằng trong giai đoạn 2019 – 2023, lượng xi măng nhập khẩu đã gia tăng liên tục về mặt tuyệt đối, cụ thể: tổng lượng xi măng nhập khẩu đã tăng 10% trong năm 2020; 17%...

Online Friday 2024 đang đến gần

Với tinh thần tự hào và thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt, sự kiện hứa hẹn sẽ khuấy động mạnh mẽ thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào dịp cuối năm. Đây là dịp không thể bỏ lỡ cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp khi có thể trải nghiệm hàng ngàn ưu đãi từ những nhãn hàng uy tín.Sự kiện biểu tượng về nỗ lực thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử tại Việt...

Rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học

Chiều 8/11, tại Trường Đại học Luật TPHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì tọa đàm. ...

Mới nhất

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương....

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực...

Mới nhất