Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiBáo cáo Đề xuất chủ trương đầu tư CTMTQG về phát triển...

Báo cáo Đề xuất chủ trương đầu tư CTMTQG về phát triển văn hóa


Báo cáo Đề xuất chủ trương đầu tư CTMTQG về phát triển văn hóa đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét - Ảnh 1.

Hình minh họa

Đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn

Theo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 (sau đây gọi tắt là Chương trình) được xây dựng bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa trong giai đoạn 2025-2035 trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài với Việt Nam, đã đáp ứng được tiêu chí xác định chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 9, Điều 4 Luật Đầu tư công.

Ủy ban cho rằng, việc xây dựng Chương trình ở thời điểm hiện nay là cần thiết, có đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn.

“Việc đầu tư Chương trình sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về phát triển văn hóa đề ra trong các nghị quyết của Đảng, kết luận của Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và Hội thảo Văn hóa năm 2022 về “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” – Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhấn mạnh.

Cũng theo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, việc thực hiện Chương trình sẽ tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước; góp phần đáp ứng yêu cầu chấn hưng và phát triển văn hóa trong giai đoạn hiện nay; xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng cơ bản tán thành với đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của Chương trình. Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị đánh giá sâu sắc hơn với những tính toán lượng hóa cụ thể về tác động của văn hóa là sức mạnh nội sinh, là động lực cho phát triển; bổ sung đánh giá trên khía cạnh ngoại giao, nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong thúc đẩy giao lưu và hợp tác quốc tế.

Ủy ban cũng cho rằng, để nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình, bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi, dễ quản lý, dễ thực hiện, tránh trùng lặp, Chính phủ cần tính toán kỹ lưỡng việc phân công đầu mối hướng dẫn, triển khai thực hiện, bảo đảm gọn và rõ ràng, hợp lý, không chồng chéo và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đề nghị cân nhắc việc thu hẹp các đầu mối quản lý, hướng dẫn, triển khai thực hiện chương trình.

Về thời gian, tiến độ thực hiện Chương trình, đa số ý kiến Ủy ban nhất trí với việc xác định thời gian thực hiện Chương trình như Tờ trình của Chính phủ là 11 năm, từ năm 2025-2035, chia thành 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là năm 2025; giai đoạn 2 từ 2026-2030; giai đoạn 3 từ 2031-2035.

“Cách phân chia như vậy là hợp lý, có thời gian để chuẩn bị thực hiện Chương trình và phù hợp với các thời kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; bảo đảm việc bố trí ngân sách trong giai đoạn thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn” – Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho hay.

Đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Qua xem xét các nhiệm vụ cụ thể đặt ra trong từng nội dung thành phần của Chương trình, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị cần bảo đảm tính kế thừa các nội dung, nhiệm vụ của chương trình, dự án giai đoạn trước trên cơ sở đánh giá cụ thể, định lượng về kết quả đạt được, mức độ đáp ứng yêu cầu thực tế, mức độ bao phủ, các phương thức, cách thức triển khai của từng chương trình, dự án đã thực hiện giai đoạn trước.

Các nội dung thành phần cần xác định nhiệm vụ cụ thể, cần chọn lọc để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, rõ nhiệm vụ ưu tiên, hướng tới thực hiện được các mục tiêu và tính toán được nguồn lực thực hiện, chủ thể thực hiện, đối tượng thụ hưởng.

Cùng với đó, cần cấu trúc phân nhóm nhiệm vụ, phân cấp quản lý rõ ràng đối với các cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã, các cơ quan trong bộ máy nhà nước, tránh trùng lắp, chồng chéo, xung đột, bảo đảm gọn, rõ thẩm quyền, không có quá nhiều đầu mối; phù hợp với các văn bản phát luật mới ban hành về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, các cấp chính quyền.

Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ cần bổ sung đánh giá tác động về giới để làm rõ sự cần thiết thúc đẩy lồng ghép giới vào các nội dung, hoạt động, dự án của Chương trình, bảo đảm nguyên tắc lồng ghép giới trong mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu, dự án và có định lượng kết quả đầu ra.

Về cơ chế, giải pháp thực hiện Chương trình, Ủy ban nhất trí với 6 nhóm giải pháp thực hiện Chương trình mà Chính phủ đã đề xuất. Bên cạnh đó, đề nghị cụ thể hóa về nhiệm vụ, lộ trình, tiến độ thực hiện dối với giải pháp về hoàn thiện thể chế; xác định rõ hơn nữa các giải pháp huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực của địa phương, có sự phân định một số nhóm địa phương khác nhau; cụ thể hóa các giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa, nghiên cứu xác định rõ một số nội dung, nhiệm vụ tập trung ưu tiên kêu gọi cá nguồn lực xã hội đầu tư.

“Ủy ban cho rằng, Báo cáo Đề xuất chủ trương đầu tư CTMTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 được chuẩn bị bảo đảm điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV” – Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhấn mạnh.

Ủy ban đề nghị Chính phủ chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình, bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình và sớm chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình./.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy cho biết, dự thảo Chương trình đề ra các mục tiêu cụ thể như đến năm 2030 đạt 9 nhóm mục tiêu cụ thể gồm: Hoàn thành 100% việc xây dựng và ban hành các bộ quy tắc ứng xử, phù hợp với đặc điểm địa phương và nguyên tắc bình đẳng giới về môi trường văn hóa; 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa, 80% các đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm Văn hóa-Thể thao đạt chuẩn.

100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia hiệu quả, thường xuyên các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa; Ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo.

Hàng năm có từ 10-15 công trình nghiên cứu lý luận phê bình văn hóa, nghệ thuật chất lượng được công bố; Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước; Phấn đấu tin học hóa 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa.

Đến năm 2035 đạt 9 nhóm mục tiêu cụ thể sau: Phấn đấu 90% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, bình đẳng giới, hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã.

100% thư viện trong mạng lưới thư viện đáp ứng điều kiện thành lập và bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Thư viện; 85% cơ sở giáo dục trên toàn quốc có đủ hệ thống phòng học cho các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Nghệ thuật; 100% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 80% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo.

Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% vào GDP của cả nước; có mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7%; Hoàn thiện Thư viện số quốc gia, xây dựng thư viện thông minh, mở rộng kết nối, tích hợp dữ liệu với các thư viện trong mạng lưới thư viện Việt Nam và quốc tế.

Chương trình được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết./.



Nguồn: https://toquoc.vn/bao-cao-de-xuat-chu-truong-dau-tu-ctmtqg-ve-phat-trien-van-hoa-du-dieu-kien-trinh-quoc-hoi-xem-xet-2024050610281951.htm

Cùng chủ đề

Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn với 2 nhóm lĩnh vực

Phiên chất vấn kéo dài đến hết buổi sáng 22/8 tại phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết nối truyền hình trực tuyến với 62 Đoàn đại biểu các tỉnh, TP với 2 nhóm lĩnh vực: Nhóm lĩnh vực thứ nhất: việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023 đối với các lĩnh...

Đồng Nai: Nhiều cán bộ bị đề nghị kiểm điểm trách nhiệm

Ngày 3-4, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai cho biết vừa thông qua báo cáo kết quả xem xét đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Phan Duy Nghĩa, nguyên Trưởng Phòng Quản lý đô thị huyện Trảng Bom. Trước đó, tháng 6-2023, ông Nghĩa bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nghĩa để điều tra về tội lợi...

Lãnh đạo Hyosung làm Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Kinh tế Hàn Quốc – Việt Nam

Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc ngày 12/3 thông báo đã bổ nhiệm Phó Chủ tịch tập đoàn Hyosung Cho Hyun-sang làm Chủ tịch mới của Ủy ban Hợp tác Kinh tế Hàn Quốc - Việt Nam. Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Ủy ban Hợp tác kinh tế Hàn Quốc - Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp thành lập nhằm thúc...

Hợp tác thương mại Việt Nam-UAE nhiều khởi sắc

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định thương mại giữa Việt Nam và UAE đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực và ngày càng được củng cố, phát triển.

Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam làm việc với tỉnh Trà Vinh

Ngày 8/9, Luật gia Trần Đức Long - Ủy viên Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cùng đoàn công tác, gồm: Luật gia Lương Minh Sao - Ủy viên Đảng đoàn, Phụ trách Văn phòng Đảng đoàn, Trưởng ban tổ chức cán bộ Hội Luật gia Việt Nam; Luật gia Nguyễn Hồng Tuyến - Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Hội, Chủ tịch Hội Luật gia Tp.Hà Nội;...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vườn cúc họa mi hiếm hoi còn sót lại tại Nhật Tân sau bão Yagi

(Tổ Quốc) - Mùa cúc họa mi năm nay ở Hà Nội chịu thiệt hại nặng nề do siêu bão Yagi hồi tháng 9/2024. Phần lớn diện tích hoa bị ngập úng và hỏng, tuy nhiên số lượng ít ỏi hoa cúc họa mi còn lại đủ mang đến cho người trồng hoa tiếng cười rộn ràng. ...

Ngắm kiến trúc tuyệt đẹp của trường đại học trăm tuổi giữa lòng Thủ đô

(Tổ Quốc) - Đại học Tổng hợp trước đây là trụ sở của Đại học Đông Dương. Tuy quen thuộc với người dân Thủ đô nhưng đây lại là ngôi trường bí ẩn nhất vì có những khu vực chưa từng xuất hiện, nay lần đầu tiên mở cửa đón công chúng và du khách tham quan. ...

Trải nghiệm ý nghĩa của học sinh đồng bào dân tộc Bru

(Tổ Quốc) - Đối với các em học sinh người dân tộc Bru – Vân Kiều hiện đang theo học tại Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) Hướng Hoá tỉnh Quảng Trị, việc được tham gia vào những hoạt động giới thiệu nét truyền thống của dân tộc mình và tìm hiểu những nét văn hoá truyền thống của dân tộc...

Tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế

(Tổ Quốc) - Chính phủ Nhật Bản hiện tiếp tục tăng cường lan toả quốc tế với loại hình nghệ thuật này và nuôi dưỡng loại hình nghệ thuật này trở thành ngành công nghiệp chủ chốt. ...

Điểm đến hấp dẫn bốn mùa qua cuốn sách du lịch “Quảng Bình Đông Xuân”

(Tổ Quốc) - Ngày 10/11, tại Tp. Hà Nội, câu lạc bộ du lịch Quảng Bình cùng nhóm tác giả đã tổ chức lễ ra mắt cuốn sách du lịch ảnh mang tên "Quảng Bình Đông Xuân". Đây là cuốn Travel Lookbook ra đời từ tình yêu và nguồn cảm hứng...

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

TPHCM có 2-3 đợt không khí lạnh tăng cường

TPO - Trong thời gian giữa tháng 11, dự báo không khí lạnh tăng cường và khuếch tán về phía nam ngày một mạnh dần. Khả năng sẽ có 2-3 đợt tăng cường của không khí lạnh, có những đợt kéo dài 4-5 ngày. TPO - Trong thời gian giữa tháng 11, dự báo không khí lạnh tăng cường và khuếch tán về phía nam ngày một mạnh dần. Khả năng sẽ có 2-3 đợt tăng cường...

Cùng chuyên mục

Mặc váy hoa ‘kín cổng cao tường’ vẫn bị sếp yêu cầu ‘che chắn’ thêm

Chia sẻ của cô gái nhanh chóng lan truyền, gây ra cuộc tranh luận gay gắt về chuẩn mực trang phục văn phòng và ảnh hưởng của chuyện giới tính. ...

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Chiều 11/11, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề "Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc".

Mang tiếng ở nhà nội trợ chăm con nhưng hở ra là thấy vợ nằm xem ti vi để nhà cửa nhếch nhác

GĐXH - Đi làm về mệt nhọc, anh lại hì hục dọn nhà, rửa bát, giặt quần áo, phơi quần áo, lau nhà... ...

Trưng bày chuyên đề tái hiện hoạt động cách mạng của Bác Hồ ở Trung Quốc

Những món quà của lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc gửi tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một số đồ dùng giản dị được Người sử dụng trong thời gian ở Trung Quốc đang được giới thiệu trong trưng bày. Đây không chỉ là những di tích lưu niệm quan trọng về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Bạn mà còn là di sản tinh thần vô giá, gắn kết...

Mới nhất

Mua trả chậm – giá trị mới nhất Thế Giới Di Động mang đến khách hàng

Ngay từ khi thành lập, Thế Giới Di Động luôn lấy khách hàng làm trung tâm và không ngừng đưa ra các chương trình mới mẻ, thiết thực. Điển hình như khi thị trường Việt còn chưa phổ biến thói quen mua phần mềm chính hãng, hệ thống đã tiên phong hợp tác cùng Microsoft để cài đặt...

Hơn 1.100 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư cao tốc Biên Hòa

UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt xây dựng hạ tầng khu tái định cư rộng hơn 49ha tại phường Phước Tân (Biên Hòa) để đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người dân nhường đất làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. ...

Đấu giá 32 lô đất huyện Hoài Đức: Mức giá trúng cao nhất 109 triệu đồng/m2

(Dân trí) - Sau gần 10 tiếng với 12 vòng đấu, phiên đấu giá 32 lô đất tại huyện Hoài Đức có mức giá trúng cao nhất 109,3 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 16,2 tỷ đồng/lô. Phiên đấu giá 32 lô đất tại huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) kết thúc lúc 17h40 với 12 vòng đấu. Chia sẻ với phóng...

Xóm Đồng Cây Dâu: Hộ tịch, hộ khẩu một nơi – người và tài sản ở một nẻo

Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài...

Quảng Nam: Dấu ấn sau hơn 3 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, diện mạo vùng DTTS và miền núi ở tỉnh Quảng Nam đã từng bước đổi thay,...

Mới nhất